Thành phố đã ưu tiên đầu tư và hoàn thiện các công trình hỗ trợ cho tuyến du lịch đường Rừng Sác, tuyến đường vành đai Tân Sơn Nhất, xây dựng cầu Phú Mỹ, đường hầm Thủ Thiêm, xây dựng Công viên Lịch sử Văn hoá các dân tộc... Ngành du lịch đã đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng cường, củng cố và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch đã có; tiếp tục nâng cao chất lượng các điểm tham quan có sức thu hút cao như: Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, hội trường Thống Nhất, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bưu điện thành phố, Nhà thờ Đức Bà, hệ thống các chùa… Đồng thời xây dựng các sản phẩm mới và mang tính đặc thù như: Triển khai đề án khu phố đi bộ ở quận 1 tại đường Đồng Khởi - Nguyễn Huệ; xây dựng tuyến du lịch tham quan khu phố Đông y quận 5 kết hợp với nhà hàng thực dưỡng. Chú trọng các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, với khu vực phụ cận và ra các nước như Campuchia, Thái Lan, Xingapo… Chủ trương phát triển du lịch bền vững đúng hướng của Đảng bộ Thành phố cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành đã mang lại kết quả đáng khích lệ cho sự phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.3. Một số bài học có thể vận dụng đối với phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Từ những mô hình phát triển du lịch bền vững ở một số quốc gia, đã rút ra một số bài học có thể vận dụng đối với Cát Bà như sau:
- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững cho các chủ thể liên quan. Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, việc phát triển du lịch góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, phát triển du lịch bền vững có nghĩa nó sẽ kéo theo sự phát triển chung về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Phát triển du lịch bền vững theo hướng cộng đồng là cách đóng góp vào phát triển du lịch bền vững ở địa phương các hoạt động như: giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Đây là con đường ngắn nhất đưa lý luận vào thực tiễn. Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm của cộng đồng với sự phát triển của du lịch bởi lúc này quyền lợi của họ đã gắn liền với sự phát triển
41
du lịch. Họ sẽ là người có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch, chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bền vững. Hiện nay du lịch bền vững đang đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút cao song không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên và văn hóa bản địa.
- Đào tạo các hướng dẫn viên và diễn giải viên du lịch bền vững là một trong những nguyên tắc có tính chất then chốt đối với sự phát triển bền vững của du lịch. Chú trọng đào tạo hướng dẫn viên, diễn giải viên là người bản địa, vì họ là những người có hiểu biết sâu sắc về lịch sử, phong tục tập quán, văn hóa bản địa và tài nguyên du lịch, có tâm huyết xây dựng quê hương. Họ sẽ là những người chuyển tải một cách rõ ràng nhất về giá trị của tài nguyên thiên nhiên, thông tin du lịch và văn hóa, tập quán bản địa đến với du khách trong quá trình thực hiện hướng dẫn du lịch. Diễn giải viên, hướng dẫn viên du lịch được xem là linh hồn của đoàn khách, sứ giả của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước để đón tiếp và phục vụ khách du lịch, là người chịu trách nhiệm chủ yếu trong công việc giới thiệu cho khách du lịch các di sản văn hóa, các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống. Do đó, đòi hỏi người hướng dẫn chuyên môn cao, kiến thức rộng, có trình độ ngoại ngữ và tâm huyến với nghề, có ý thức cao trong hoạt động bảo vệ môi trường và tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Vị Trí, Vai Trò Của Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế- Xã Hội
- Các Yêu Cầu Đối Với Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Đánh Giá Chung Về Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững Khu Du Lịch Cát Bà, Thành Phố Hải Phòng Thông Qua Phân Tích Swot
- Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Của Huyện Cát Hải Giai Đoạn 2009- 2015 (%)
- Mục Tiêu Phát Triển Du Lịch Gắn Với Phát Triển Bền Vững Đã Được Xây Dựng Nhưng Chưa Được Hiện Thực Hóa Trong Thực Tế
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 1
Như vậy có thể thấy, cùng với xu hướng giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và đặc biệt là của ngành dịch vụ, ở các quốc gia trên thế giới có tiềm năng phát triển du lịch, trong đó có Việt Nam, du lịch đang dần chiếm ưu thế. Để phát huy được thế mạnh đó, chính phủ các nước đã và đang hình thành chính sách phát triển du lịch bền vững với tư cách là một bộ phận của hệ thống chính sách kinh tế- xã hội. Với việc nghiên cứu vai trò, nội dung, các yêu cầu của chính sách phát triển du lịch bền vững cũng như kinh nghiệm của một
số quốc gia và địa phương liên quan tới chính sách này, luận văn đã tổng quan được cơ sở lí thuyết liên quan tới chính sách phát triển du lịch bền vững. Đây là tiền đề để tác giả nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát chung về Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu
- Vị trí địa lý, địa hình:
Khu du lịch Cát Bà bao gồm khu Dự trữ Sinh quyển Cát Bà, Vườn quốc gia Cát Bà và quần đảo Long Châu, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Khu du lịch Cát Bà cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông và cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Đông - Nam. Phía Bắc và phía Đông giáp Vịnh Hạ Long; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây giáp đảo Cát Hải.
- Địa hình:
Khu du lịch Cát Bà có diện tích là 33.670 ha, bao gồm 13.478 ha đất tự nhiên và 20.192 ha mặt biển và được bảo vệ bởi Vùng đệm rộng lớn nằm ở phía Tây Bắc và Tây Nam với diện tích là 13000 ha, bao gồm 3.984 ha đất tự nhiên và 9016 ha mặt nước. Phần lớn diện tích Khu du lịch Cát Bà là đảo đá vôi. Địa hình đặc trưng là các vách dốc đứng lởm chởm tai mèo, các đỉnh, chóp của các khối núi đá vôi hiểm trở với các hang động trong các khối núi đá vôi. Các thung lũng karst hẹp bị bao quanh bởi dãy núi kéo dài chủ yếu theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Các tùng, áng khoét sâu vào bờ đảo. Các bãi triều bùn rộng lớn và khá bằng phẳng, trên bề mặt bãi phát triển rừng ngập mặn tươi tốt. Các bãi cát vỏ vôi sinh vật và mảnh cành san hô.
Khu du lịch Cát Bà có đặc trưng đa dạng sinh học cao với chức năng là Vườn quốc gia và Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà, có nhiều kiểu rừng mưa nhiệt đới xanh quanh năm (Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, rừng ngập nước ngọt, rừng ngập mặn), còn có 1045,2 ha rừng nguyên sinh trên đảo đá vôi lớn nhất của Việt Nam, với nhiều loài quý hiếm, trong đó Voọc Đầu Trắng là đặc hữu và biểu tượng của đảo. Vùng triều và biển xung quanh đảo có khu hệ động thực vật phong phú,
cạnh ngư trường đánh bắt hải sản lớn.
- Khí hậu:
Khu du lịch Cát Bà thuộc ven bờ Hải Phòng có khí hậu vừa mang đặc điểm chung của đồng bằng Bắc Bộ, vừa có những đặc điểm vi khí hậu của một đảo đá vôi ven biển, với đặc điểm cơ bản vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh. Là đảo ven bờ, khu vực còn chịu sự chi phối của biển dưới tác động của gió biển - đất làm điều hoà khí hậu, tạo nên mùa đông ấm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền.
Chất lượng nước biển Cát Bà thuộc loại tốt. Nhiệt độ nước biển thay đổi trong khoảng 15oC đến 31oC, oxy hòa tan từ 5,12mg/l - 7,27 mg/l. pH của nước biển biến đổi trong một khoảng khá hẹp, từ 7,9 đến 8,3. Độ muối dao động từ 19‰ đến 34‰. Hàm lượng kim loại nặng trong nước nằm trong giới hạn cho phép.
2.1.2. Tài nguyên thiên thiên
Khu du lịch Cát Bà có 388 hòn đảo lớn, nhỏ được bao phủ bởi thực vật nhiệt đới. Do còn lưu giữ được vẻ hoang sơ hài hòa giữa cảnh quan rừng xanh và biển xanh như một miền ký ức sống động về lịch sử hình thành và phát triển của trái đất còn lưu giữ được - Khu du lịch Cát Bà được biết đến với tên gọi thân thương là “Cát Bà - Đảo Ngọc”.
Khu du lịch Cát Bà là nơi hệ sinh thái đa dạng nổi bật toàn cầu với nhiều hệ sinh thái (7 hệ sinh thái) như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, hang - động, rừng ngập mặn, bãi triều, hồ nước mặn, động thực vật đáy mềm và các rạn san hô rộng lớn.
Khu du lịch Cát Bà còn là trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới có giá trị toàn cầu được Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp loại. Tiêu biểu là sự có mặt của 3.860 loài thực vật và động vật trên cạn và dưới biển. Có tới 130 loài được xác định là các loài quý hiếm, được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thế giới, trong đó có 76 loài nằm trong dach mục quý hiếm của IUCN, 21 loài đặc hữu. Đặc biệt loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus) là loài đặc hữu, hiện nay chỉ còn một quần thể với 63 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà. Voọc Cát Bà cùng với một số loài thực vật và động vật được IUCN xếp hạng ở cấp cực kỳ nguy cấp.
Khu hệ sinh vật biển của Khu du lịch Cát Bà cũng hết sức phong phú. Cho đến nay, đã phân loại được 177 loài san hô, trong đó có 166 loài san hô cứng (hard coral) và 11 loài còn lại thuộc các nhóm các bộ san hô bò (Stolonifera), san hô mềm (Alcyonaria), san hô sừng (Gorgonacea). Bên cạnh đó, vùng biển Cát Bà còn là nơi sinh sống và phát triển của 196 loài cá biển (marine fish), 102 loài rong biển (alga), 131 loài động vật phù du (zooplankton), 400 loài thực vật phù du (Phytoplankton) và 658 loài động vật đáy (zoobenthos).
Khu du lịch Cát Bà có 388 hòn đảo lớn nhỏ, đã hình thành lên các quần thể vịnh biển đẹp và cảnh quan thơ mộng thu hút hàng trăm nghìn lượt khách du lịch đến thăm quan các năm như: vịnh Cát Bà, Vịnh Lan Hạ, Khu vực đảo Long Châu. Đan giữa các vịnh hình thành lên các bãi tắm tự nhiên. Theo thống kê hiện có 40 bãi tắm (bãi triều cát) lớn nhỏ, trong đó có các bãi tắm đẹp là bãi tắm Cát Cò I, Cát Cò 2, Cát Cò 3, bãi Cát Dứa, bãi Ba Trái Đào...
Hang động ở Cát Bà mà một dạng sinh cảnh tiêu biểu của địa hình karst. Hơn thế nữa, hệ thống hang động ở Cát Bà rất độc đáo do nó chứa đựng cả hang trên cạn và hang dưới biển. Các loài động vật phổ biến ở hang động là dơi, chân bụng và côn trùng. Đặc biệt, các hang động ở Cát Bà còn là nơi có nhiều di chỉ khảo cổ quan trọng. Quần đảo Cát Bà cò nhiều hệ thống hang động đẹp, kỳ thú. Là địa điểm thu hút nhiều du khách đến thăm quan. Hiện nay, có 4 hang, động đang được vào khai thác du lịch đó là: Động Thiên Long, Hang Đá Hoa, Động Trung, Hang Quân Y.
Với những giá trị vô cùng quý báu về đa dạng sinh học như trên, Khu du lịch Cát Bà đã được Chính phủ Việt Nam ra quyết định lập Vườn quốc gia năm 1984; Khu bảo tồn biển quốc gia năm 2010; Danh lam thắng cảnh - di tích quốc gia đặc biệt cấp quốc gia năm 2013 và được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Hiện nay Hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên Thế giới đã được hoàn thiện trình lên Thủ tướng Chính phủ đề xem xét gửi đến UNESCO vào thời điểm thích hợp.
2.2. Khái quát về chính sách phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
2.2.1. Cơ sở pháp lý xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
Chính sách phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng được xây dựng dựa trên các văn bản sau:
- Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
- Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 01/06/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định số 180/2013/NĐ- CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
- Quyết định số 201/2013//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/01/2013 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/11/2006 về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
- Quyết định số 1448/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/09/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 142/2008/QĐ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 17/01/2008 về việc phê duyệt “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020”;
2.2.2. Nội dung chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng
2.2.2.1. Mục tiêu
- Phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà phải trở thành động lực kinh tế cho phát triển kinh tế- xã hội của thành phố Hải Phòng và vùng đồng bằng sông Hồng.
- Khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh về nguồn lực du lịch, tạo ra được sự khác biệt về sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Cát Bà trong mối quan hệ gắn kết phát triển du lịch với Đồ Sơn, Hạ Long, Vân Đồn và các trung tâm du lịch khác ở vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, khu vực và quốc tế.
- Phát triển Cát Bà trở thành đảo “Ngọc bích” nơi du khách sẽ có những trải nghiệm tốt nhất về các giá trị sinh thái- cảnh quan toàn cầu; nơi nỗ lực bảo gồm sẽ được hỗ trợ bởi những công nghệ “xanh” hiện đại và những hoạt động dựa trên nguyên tắc của du lịch bền vững mà nòng cốt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
- Bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên. Phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn các giá trị mang tầm quốc tế về sinh thái, đa dạng sinh học, về cảnh quan môi trường, giá trị địa chất cũng như các giá trị di sản văn hóa, lịch sử cho phát triển du lịch bền vững ở Cát Bà.
2.2.2.2. Các giải pháp
Một là, nâng cao nhận thức về du lịch. Nhận thức đúng về du lịch, đặc biệt là du lịch bền vững đối với phát triển kinh tế, gắn với bảo tồn và phát triển cộng đồng thông qua hoạt động tọa đàm, tập huấn, tham quan học tập, thông tin sẽ tạo ra sự đồng thuận.
Hai là, giải pháp về quản lý. Cần thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại Cát Bà. Trong đó tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:
- Sở Du lịch: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành thành phố và UBND huyện Cát Hải chỉ đạo việc thực hiện chính sách phát triển bền vững khu lịch Cát Bà.