Quan Điểm Phát Triển Bền Vững Khu Du Lịch Cát Bà

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

TẠI KHU DU LỊCH CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG


3.1. Quan điểm phát triển bền vững Khu du lịch Cát Bà

- Phát triển du lịch Cát Bà bền vững vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Phát triển du lịch Cát Bà trở thành ngành kinh tế trung tâm của huyện Cát Hải.

- Đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong tổng GDP. Phát triển du lịch Cát Bà theo hướng chú trọng về chất lượng tăng trưởng. Khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh về tài nguyên du lịch, tạo tính khác biệt về các sản phẩm du lịch để nâng cao tính cạnh tranh của Du lịch Cát Bà với các trung tâm du lịch trong khu vực Bắc Bộ và cả nước.

- Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đồng thời phát triển du lịch đại chúng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của du lịch Cát Bà.

- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn và tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và phát triển văn hóa, nâng cao thu nhập, giải quyết sinh kế cho nhân dân địa phương. Phát triển du lịch phải chú trọng bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên mang tính toàn cầu về sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và bảo tồn phát triển các giá trị về văn hóa, lịch sử của cộng đồng dân cư vùng quần đảo Cát Bà.

- Quan tâm và chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch cho cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để cộng đồng cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương có trách nhiệm bảo vệ và bảo tồn tài nguyên du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

- Phát triển du lịch phải gắn liền với các yêu cầu bảo đảm an ninh biển đảo, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

3.2. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch bền vững tại Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 11

3.2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái rừng - núi - biển - đảo của cả nước và quốc tế. Phát triển đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch xanh đẳng cấp quốc tế, nơi du khách có được những trải nghiêm tốt nhất và các giá trị sinh thái - cảnh quan thiên nhiên mang tính đặc hữu toàn cầu.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Cát Bà đón 1.500.000 lượt khách, trong đó có 500.000 lượt khách quốc tế. Đến năm 2020, du lịch Cát Bà đón khoảng

2.400.000 lượt khách, trong đó có khoảng 900.000 lượt khách quốc tế.

Phấn đấu đến năm 2015, du lịch Cát Bà có 4.700 buồng nghỉ, trong đó có 420 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao; 1050 buồng nghỉ đạt từ 1 đến 3 sao. Đến năm 2030, du lịch Cát Bà có 6.200 buồng nghỉ, trong đó có 750 buồng nghỉ đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao, 2100 buồng nghỉ đạt từ 1 đến 3 sao.

Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Cát Bà thu hút 6.100 lao động, trong đó có 3.200 lao động trực tiếp, 2.900 lao động gián tiếp; đến năm 2030, du lịch Cát Bà thu hút 10.400 lao động, trong đó có 5.000 lao động trực tiếp và 5.400 lao động gián tiếp.

Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.050 tỷ đồng vào năm 2020 và 2.240 tỷ đồng vào năm 2050.

Đến năm 2020, hoàn thiện và đưa vào sử dụng một số dự án đầu tư về du lịch Cát Bà như: hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông cầu, phà, cảng, bến tàu du lịch; nhà máy xử lý rác thải, các hồ chứa nước ngọt, đường điện 110 kv từ nguồn vốn ngân sách. Huy động nguồn xã hội hóa đầu tư hoàn thiện dự án khu đô thị du lịch Cái Giá, Khu nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf Xuân Đám...; xây dựng các tuyến cáp treo du lịch; triển khai dự án đường motoray Cát Bà - Vườn Quốc gia.


3.2.3. Phương hướng phát triển bền vững du lịch Cát Bà

- Phát triển du lịch Cát Bà trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trong những trung tâm du lịch của cả nước và

82

Quốc tế. Quần đảo Cát Bà trở thành khu kinh tế - du lịch, động lực phát triển mạnh của thành phố và khu vực.

- Phát triển du lịch cao cấp kết hợp hài hòa với du lịch đại chúng.

- Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch Cát Bà có bản sắc riêng, tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch với thương hiệu Cát Bà Đảo ngọc thuần khiết với thiên nhiên hoang sơ, nơi hội tụ những giá trị toàn cầu về sinh thái - cảnh quan; là cửa đến không gian di sản thế giới ở vùng Duyên hải Đông Bắc; có sức hấp dẫn mạnh ở Việt Nam và quốc tế.

- Xây dựng Quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch xanh, trung tâm du lịch đẳng cấp thế giới, xứng đáng với vị thế, tiềm năng, giá trị vốn có.

3.3. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng

3.3.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát Bà cần đặt trong mối quan hệ với Quy hoạch du lịch Cát Bà và các quy hoạch ngành liên quan theo mục tiêu bền vững

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải được xây dựng và phê duyệt vào năm 2004. Qua 10 năm thực hiện, do sự tác động của nhiều nguyên nhân nên đến nay một số nội dung quy hoạch không còn phù hợp, đòi hỏi cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch làm căn cứ để hoạch định chiến lược, giải pháp và lựa chọn các mục tiêu ưu tiên cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải cũng sự phát triển du lịch Cát Bà.

Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch Cát Bà bền vững là căn cứ để xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể và giải pháp phát triển du lịch Cát Bà; đồng thời là điều kiện kiên quyết để phát triển du lịch Cát Bà bền vững trong tương lai.

Du lịch là ngành kinh tế liên quan đến tổng thể các lĩnh vực của đời sống xã hội, do đó để phát triển du lịch ngoài việc xây dựng các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch du lịch cần xây dựng quy hoạch ngành liên quan để bảo đảm sự phát triển hài hòa, bền vững của du lịch. Đối với Cát Bà, đó là các

83

quy hoạch về nuôi trồng hải sản, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch kiến trúc không gian đô thị, quy hoạch về địa điểm xử lý rác thải, chất thải...

Về nguyên tắc xây dựng quy hoạch du lịch Quần đảo Cát Bà

- Quy hoạch du lịch Quần đảo Cát Bà phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng; phù hợp với mục tiêu “Xây dựng đảo Cát Bà trở thành trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế” đã được nêu ra trong Nghị quyết 16 của Ban thường vụ Thành ủy về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020.

- Quy hoạch phải bảo đảm kết hợp hài hòa giữa việc vận dụng lý luận, kiến thức khoa học, tầm nhìn của các chuyên gia và điều kiện thực tiễn của địa phương. Quy hoạch phải có tính công khai trong quá trình lập và công bố quy hoạch. Bảo đảm tính khả thi trong thực hiện quy hoạch.

- Quy hoạch du lịch Quần đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế. Quy hoạch phải dựa trên các nguyên tắc về phát triển bền vững là phát triển du lịch gắn kết chặt chẽ với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện sinh kế và nâng cao mức sống của người dân địa phương. Quy hoạch bảo đảm phù hợp với việc bảo tồn, phát triển TNDL và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, lịch sử của địa phương, phát triển sinh kế và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư. Bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch. Phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của các địa phương nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả TNDL.

Nội dung quy hoạch Cát Bà và quy hoạch cụ thể các vùng, khu, tuyến, điểm du lịch

Nội dung của quy hoạch phải xác định rõ vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch Cát Bà trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải và du lịch thành phố Hải Phòng; phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng TNDL, thị trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; xác định các quan điểm mục tiêu, tính chất quy mô phát triển cho từng khu vực quy hoạch; đưa ra được các dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch; xác định các danh mục các khu vực dự án ưu tiên đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch ở từng

84

khu vực; đánh giá được tác động môi trường, tính toán các yếu tố để bảo vệ được TNDL và môi trường; xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để quản lý phát triển du lịch theo quy hoạch.

* Quy hoạch các vùng du lịch:

Quy hoạch thị trấn Cát Bà thành đô thị du lịch văn minh hiện đại. Nơi tập trung các khách sạn, nhà nghỉ, các khu nghỉ dưỡng du lịch, trung tâm thương mại, nhà hàng, cửa hàng bán hàng lưu niệm.

Quy hoạch phát triển các trung du lịch cộng đồng, du lịch xanh và du lịch sinh thái tại các xã Việt Hải, Phù Long, Xuân Đám, Gia Luận, Thôn Liên Minh, xã Trân Châu và Làng chài trên vịnh Bến Bèo, vịnh Lan Hạ.

Quy hoạch Vườn Quốc gia trở thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và chữa bệnh và trung tâm giáo dục bảo vệ môi trường.

* Quy hoạch phát triển các loại hình du lịch:

- Du lịch tham quan: Quần đảo Cát Bà có cảnh quan thiên nhiên đẹp và kỳ vĩ, do đó, mỗi điểm đến, mỗi làng, xã trên đảo Cát Bà đều là điểm đến tham quan ngắm cảnh hấp dẫn, trong đó tập trung quy hoạch tham quan ngắm cảnh vịnh thuộc quần đảo Cát Bà; tham quan các điểm cao như Pháo đài Thần Công, Đỉnh Cao vọng, Rừng Kim Giao; tham quan hệ thống các hang, động như: Động Hoa Cương (Gia Luận), Động Thiên Long (xã Phù Long), Hang Quân y (Trân Châu), Động Trung Trang (Vườn Quốc Gia); Quần đảo Long Châu và Ngọn Hải Đăng, đảo Long Châu.

- Du lịch sinh thái: Phát triển chủ yếu ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà với các điểm đến chính là: Rừng kim giao, đỉnh Ngự Lâm, Mây Bầu, Ao ếch, Làng Việt Hải, Rừng ngập mặt xã Phù Long, khu vực Giỏ Cùng trên vịnh Lan Hạ...

- Du lịch nghỉ dưỡng: Điểm đến là các bãi tắm Cát Cò I, Cát Cò II, Cát Cò 3, Cát Dứa, Cát Ông, Năm Cát...

- Du lịch cộng đồng: Điểm đến là các làng Việt Hải, Phù Long, Gia Luận, Xuân Đám, Thôn Liên Minh xã Trân Châu..

- Du lịch thể thao, mạo hiểm: với các hoạt động chủ yếu là chơi thể thao, Leo núi, lặn biển: Điểm đến là khu nghỉ dưỡng sân golf Xuân Đám, khu vực xã

85

Viêt Hải, Nam Cát, Ba Trái đào, Đảo Long Châu...

- Du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội : Lễ hội Làng Cá 31.3; Lễ hội cầu ngư thị trấn Cát Hải 21 tháng giêng; lễ hội Xa Mã Hoàng châu 10.6; hệ thống các đền, chùa trên đảo: Đền Hiền Hào, Đền Gia Luận, Đền Xuân Đám, Chùa Linh Ứng…

Về quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

Sau khi Quy hoạch du lịch Cát Bà được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải có trách nhiệm công bố, cung cấp thông tin về quy hoạch để các tổ chức cá nhân liên quan triển khai thực hiện và tham gia giám sát việc thực hiện quy hoạch.

Việc thực hiện các dự án phát triển du lịch, dự án có ảnh hưởng đến việc khai thác và phát triển tài nguyên du lịch. Do đó, các dự án đầu tư vào địa bàn Quần đảo Cát Bà phải phù hợp với quy hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt, các dự án thực hiện phải có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương và các Sở, Ngành chức năng của thành phố có liên quan để bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quy hoạch theo cơ chế giữa quản lý theo chuyên ngành và quản lý tại địa phương.

Trong quá trình cấp phép đầu tư các dự án, tuân thủ và thực hiện nghiêm theo quy hoạch. Tuân thủ nghiêm mục đích sử dụng đất dành cho các phân khu chức năng theo quy hoạch, hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch đã được duyệt. Xác định rõ từng khu đất dành cho các công trình kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch trong các khu, tuyến điểm du lịch theo quy hoạch đã được phê duyệt, quyết định và công bố. Không giao, cho thuê đất đối với dự án đầu tư trái quy hoạch, dự án đầu tư có ảnh hưởng tiêu cực đến TNDL và môi trường. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để mọi tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy hoạch phát triển du lịch.

3.3.2. Cần nhấn mạnh tới công tác tuyên truyền, quảng bá, các hoạt động xúc tiến du lịch

Đây là một trong những giải pháp cần được ưu tiên đối với chính sách này vì phát triển du lịch gắn với bền vững còn chưa được nhiều người dân biết tới.

- Tăng cường công tác quảng bá du lịch trên hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng trong nước và quốc tế. Đầu tư nâng cấp trang website của du lịch Cát Bà

86

(www.catba.com.vn) theo nhiều thứ tiếng như: tiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Nhật, Tiếng Trung..). Đăng tải cụ thể, đầy đủ thông tin trên về du lịch Cát Bà trên trang website du lịch Cát Bà để du khách dễ dàng truy cập và tìm hiểu thông tin như:

+ Thông tin về tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên; các tour, tuyến, điểm tham quan du lịch, các cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, các bãi tắm, hang động...

+ Thông tin về giao thông đi và đến: khoảng cách, đường đi, các loại phương tiện, tuyến vận chuyển, ngày giờ hoạt động của tàu, xe ...

+ Thông tin về các tài nguyên du lịch nhân văn (di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa, miếu) và văn hóa bản địa.

+ Thông tin về các trung tâm thông tin, lực lượng hỗ trợ khách du lịch, cứu hộ, cứu nạn, cảnh sát, bệnh viện....

+ Thông tin về giá cả hàng hóa, dịch vụ, hàng lưu niệm, ẩm thực....

3.3.3. Cần tập trung hơn vào các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; lựa chọn những thông điệp ý nghĩa để tuyên truyền trực quan. Tổ chức tốt các hoạt động truyền thông nhân các sự kiện môi trường và các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và tài nguyên du lịch Cát Bà. Nghiên cứu và đưa chương trình giáo dục môi trường và tìm hiểu giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà vào chương trình học tập ngoại khóa của học sinh các trường học phổ thông trên địa bàn huyện. Kinh nghiệm về tuyên truyền bảo vệ môi trường có hiệu quả nhất là tuyên truyền cho trẻ em để tạo lan tỏa trong gia đình và xã hội.

- Triển khai thực hiện nghiêm các quy định về Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Thực hiện nghiêm các cam kết, điều quốc tế về bảo vệ môi trường Quần đảo Cát Bà và quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.

- Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát và bảo vệ rừng; đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các đối tượng săn, bắt động vật, khai thác lâm sản trái phép;

87

đấu tranh, kiểm tra, xử lý các nhà hàng, các tụ điểm mua bán, chế biến thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tổ chức chiến dịch toàn dân bài trừ, tố giác các đối tượng săn bắt, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã và sử dụng thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã trên địa bàn huyện.

- Khuyến khích ứng dụng phát triển và sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, năng lượng sạch, thân thiện với môi trường trong các cơ sở dịch vụ, du lịch. Khuyến khích phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường, nhất là du lịch sinh thái, du lịch xanh.

3.3.4. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật

- Tiếp tục ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ nguồn vốn của Trung ương và thành phố để đầu tư, nâng cấp, mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông như: Đường xuyên đảo, bến tàu du lịch, nâng cấp các tuyến phà Bến Gót - Cái Viềng, Gia Luận - Tuần Châu. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư tham gia đầu tư kinh doanh du lịch tại Cát Bà.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) vào du lịch Cát Bà, nhất là mời gọi các tập đoàn kinh doanh du lịch có uy tín trong khu vực và thế giới để học tập kinh nghiệm quản lý, nghiệm vụ và kết hợp đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ.

- Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Trung ương theo Quyết định 439/QĐ-TTg ngày 03/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư và đưa vào sử dụng các hồ chứa nước ngọt Phù Long, Trân Châu, Xuân Đám và Việt Hải ...phục vụ sinh hoạt của nhân dân và du lịch

- Đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống đường dây tải điện 110 kv Chợ rộc Cát Bà.

- Đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác, lò đốt rác và hệ thống các công trình xử lý nước thải trên đảo Cát Bà.

- Xây dựng hệ thống xe buýt thân thiện với môi trường hoạt động vận tải hành khách trong phạm vi đảo. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường mono rail xuyên đảo Phù Long - Vườn Quốc gia Cát Bà - Trung tâm du lịch Cát Bà. Tiến tới loại bỏ hoàn toàn phương tiện giao thông tư nhân vào đảo Cát Bà. Xây dựng Cát Bà trở

88

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí