Cơ Sở Vật Chất Và Nguồn Nhân Lực Du Lịch Cát Bà Năm 2017

chế. Đây là yếu tố khiến du lịch Cát Bà bị hạn chế sức hút đối với khách cao cấp, bỏ l các cơ hội tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế, khu vực tầm c . Hơn nữa, số lượng khách sạn từ 3 sao trở lên trong tổng số cơ sở lưu trú còn quá thấp. Tính đến hết năm 2 17 Cát Bà có 63 nhà hàng phục vụ du lịch, 211 cơ sở lưu trú với 3.888 phòng nghỉ, trong đó có 37 cơ sở được thẩm định xếp hạng từ 1-4 sao. Ngoài ra còn có trên 7 hộ dân trong các khu dân cư thị trấn Cát Bà với trên 3 phòng nghỉ cho khách thuê vào những ngày đông khách.

Bảng 3.2. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực du lịch Cát Bà năm 2017


Stt

Các chỉ tiêu

Số cuối kỳ

1

Tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn

211

1.1

Khách sạn 4 sao

01

1.2

Khách sạn 3 sao

03

1.3

Khách sạn 2 sao

13

1.4

Khách sạn 1 sao

22

2

Tổng số phòng nghỉ

3.888

3

Tổng số giường

7.476

4

Tổng số các phương tiện vận chuyển khách du lịch

196

4.1

Xe ô tô

115

4.2

Tàu du lịch thăm vịnh

(trong đó: có 31 tàu có lưu trú )

81

5

Nhà hàng phục vụ du lịch

(trong đó: có 13 nhà hàng nổi phục vụ ăn uống)

63

6

Tổng số lao động trong phục vụ du lịch (người)

4.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Nguồn: UBND huyện Cát Hải, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch Thành phố trên địa bàn huyện Cát Hải năm 2017, tr 5.

* Vui chơi/giải trí và lễ hội

Lễ hội

Các lễ hội của cư dân vùng đảo Cát Bà mang các đ c trưng của văn hóa tâm linh của người dân vùng biển, với nhiều hình thức như: chèo thuyền, đua thuyền, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài ở quần đảo Cát Bà. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống và tinh thần lao động

sáng tạo người dân đã tạo ra những giá trị văn hóa độc đáo. Ngoài các lễ hội mùa xuân diễn ra vào đầu năm gắn với các hoạt động tín ngư ng tâm linh ở các đền, chùa còn có một số lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham tham gia như: Lễ hội làng cá Cát Bà, lễ hội cầu ngư của nhân dân thị trấn Cát Hải, lễ hội Xa Mã ở xã Hoàng Châu…

Lễ hội Làng cá Cát Bà gắn với sự kiện Bác Hồ về thăm làng cá và kỷ niệm ngày truyền thống ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam được tổ chức và ngày 31.3 và ngày 1.4 dương lịch hàng năm. Lễ hội Làng cá được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đ c trưng của người dân vùng biển là đua thuyền rồng, đua thuyền thúng, lễ cầu ngư, rước nước, rước kiệu và nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác.

Lễ hội cầu ngư Cát Bà là lễ hội có truyền thống lâu đời, được tổ chức vào ngày 21 tháng giêng hàng năm. Lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động như: Lễ tế Thủy Thần Long Vương, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa biển bội thu. Vào ngày lễ hội diễn ra, nhân dân ở các xã có tục làm bánh trôi nước để thờ cúng thần linh, tổ tiên và mời bạn bè, du khách ở nơi xa đến chơi và thưởng thức.

Hình 3 2 Lễ hội cầu ngư Cát Bà Lễ hội Xa Mã xã Hoàng Châu diễn ra vào ngày 1


Hình 3.2. Lễ hội cầu ngư Cát Bà

- Lễ hội Xa Mã xã Hoàng Châu diễn ra vào ngày 1 .6 âm lịch là hoạt động lễ hội tâm linh lâu đời của của người dân xã Hoàng Châu – Cát Bà. Hoạt động của lễ hội là trò thi kéo ngựa chiến hay còn gọi là xa mã (rước kiệu) giữa các trai tráng trong làng. Lễ hội là sự kiện văn hóa tâm linh để cúng thành hoàng làng, các thanh niên trai tráng trong làng thể hiện sức mạnh và tinh thần thượng võ của dân tộc trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên và chống ngoại xâm.

Các lễ hội của Cát Bà là một trong những tiềm năng nhân văn có giá trị văn hóa đ c sắc để thu hút khách du lịch.

Sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch của Cát Bà hiện nay tập trung chủ yếu vào các nhóm sau: du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dư ng, du lịch thể thao, mạo hiểm và du lịch lịch sử văn hóa.

Du lịch tham quan

Du khách khi đến du lịch Cát Bà s tham quan cảnh quan rừng trong khu vực Vườn quốc gia (VQG) và tham quan cảnh quan biển đảo chủ yếu ở khu vực vịnh Lan Hạ, vụng Việt Hải, vụng Tùng Gấu, khu cửa Cái và quần đảo Long Châu.

Tham quan các hang động: Trung Trang, hang Quân Y, động Thiên Long, động Hoa Cương, hang Quả Vàng

Tham quan các di tích lịch sử - văn hóa trên đảo (Pháo đài Thần công, di chỉ Cái Bèo, Thành nhà Mạc...) và tham quan một số điểm nuôi trồng thủy sản ở các bè cá khu vực Cái Bèo, vịnh Lan Hạ.

Du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái dành cho du khách s là những trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập nước trên địa hình núi đá vôi ở Ao Ếch, trên hành trình tuyến tracking Vườn Quốc gia Cát Bà - Việt Hải.

Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi đá vôi bằng việc tham quan rừng Kim Giao; Đỉnh Cao Vọng , Đỉnh Mây Bầu và một số tuyến tracking.

Trải nghiệm hệ sinh thái rừng ngập m n Phù Long, quan sát Voọc Cát Bà hiện nay chủ yếu phục vụ phân khúc thị trường rất hẹp là các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn, l n biển ngắm san hô quanh một số đảo nhỏ ở khu vực hòn Tai Kéo, hòn Ba Rang... trong khu bảo tồn biển Cát Bà.

Du lịch cộng đồng

Sản phẩm du lịch cộng đồng hướng đến các nội dung chính sau: Tham quan phương thức nuôi trồng thủy, hải sản, trải nghiệm cuộc sống người dân và thưởng thức ẩm thực địa phương ở Phù Long, tham quan phương thức nuôi thủy sản trên các nhà bè, trải nghiệm ẩm thực hải sản ở khu vực vịnh Cát Bà.

Tham quan cuộc sống cộng đồng và tìm hiểu phương thức lao động, sản xuất (trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật) ở Gia Luận.

Tham quan cuộc sống cộng đồng và tìm hiểu phương thức canh tác nông nghiệp trồng lúa, trồng rau của cộng đồng ở Việt Hải, du khách được trải nhiệm ở tại nhà dân tại Phù Long, Việt Hải.

Du lịch thể thao, mạo hiểm

Đối với du lịch thể thao mạo hiểm du khách s được trải nghiệm hoạt động leo vách núi tại khu vực Việt Hải và trên một số đảo nhỏ ở vịnh Lan Hạ. L n biển ở khu vực hòn Tai Kéo, Ba Rang và chèo thuyền Kayak ở Vịnh Lan Hạ.

Du lịch nghỉ dưỡng

Cát Bà là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dư ng kết hợp chữa bệnh, có thể khai thác các dịch vụ như chèo thuyền Kayak, bóng chuyền bãi biển, câu cá... Cho đến nay, các khu du lịch nghỉ dư ng cao cấp còn chưa nhiều, quy mô hạn chế.

Du lịch lịch sử, văn hóa

Cát Bà hiện có nhiều sự kiện tín ngư ng, văn hóa, lễ hội đã và đang thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương tham gia, đây c ng là lợi thế của du lịch Cát Bà. Đến Cát Bà du khách s được tham gia dự các lễ hội như lễ hội ngày Bác Hồ về thăm Làng cá Cát Bà - Cát Hải, lễ cầu Ngư, lễ hội cầu tài cầu lộc đầu năm Đền Hiền Hào)…

Đối với sản phẩm du lịch thăm quan vẫn còn thiếu những phương tiện vật chất để phục vụ khách hàng như cầu tàu, đường đi bộ, nhà vệ sinh, phương tiện thu gom rác thải, hệ thống bảng chỉ dẫn, cơ sở phục vụ ăn uống.

Du lịch sinh thái ở Cát Bà còn đơn điệu và chưa khai thác được hết những tiềm năng của du lịch sinh thái trong khu vực VQG. Cát Bà chưa tổ chức được các hoạt động vui chơi giải trí gắn với những hoạt động giáo dục môi trường, du lịch chuyên đề, hội thảo hội nghị.

Các hình thức du lịch cộng đồng của Cát Bà còn đơn giản, chưa thu hút được đông khách du lịch đến tham quan, khách du lịch đến Cát Bà chủ yếu là tắm biển chưa có cơ hội trải nghiệm đầy đủ hơn về các giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng của người dân Cát Bà.

Du lịch nghỉ dư ng của Cát Bà còn nghèo nàn, ngoài khu nghỉ dư ng tiêu chuẩn trên đảo Cát Dứa và 2 khu du lịch tiêu chuẩn 4 sao tại thị trấn Cát Bà (khu du lịch đảo Cát Bà và Sunrise) thì các dịch vụ du lịch nghỉ dư ng trên đảo Cát Bà còn đơn giản, chất lượng thấp.

Với du lịch thể thao mạo hiểm các cơ quan du lịch ở địa phương chưa có đủ năng lực tổ chức do thiếu những hiểu biết về chuyên môn.

Du lịch Cát Bà chưa có sự đầu tư trọng điểm và thích đáng, các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao tổng hợp còn nghèo nàn, lạc hậu. Các tuyến du lịch trên đảo Cát Bà và giữa Cát Bà với Hạ Long chưa được đầu tư và khai thác hiệu quả. Điều này đã làm hạn chế tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn của Cát Bà.

3.1.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Cát Bà thông qua tiêu chí các nguồn lực phụ trợ

Tiêu chí này được đánh giá gồm các khía cạnh: Kết cấu cơ sở hạ tầng, và xúc tiến quảng bá du lịch.

- Kết cấu cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng tổng thể là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, bưu chính, viễn thông là những điều kiện tiên quyết trong quá trình khai thác tài nguyên phục vụ du lịch.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, những năm gần đây huyện Cát Hải đã chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, điện, nước để phát triển du lịch.

+ Về giao thông

Giao thông đường bộ:

Huyện Cát Hải có 119,125 km đường bộ, trong đó có 28,04 km đường tỉnh, 48,38 km đường huyện và 29,5 km đường xã. Hệ thống giao thông đường tỉnh, huyện đã được nâng cấp rải nhựa. Toàn bộ hệ thống đường giao thông xã và liên xã đã được bê tông hóa.

Hệ thống đường giao thông cơ bản đã đáp ứng phần nào nhu cầu phục vụ dân sinh và phát triển các dịch vụ du lịch. Các tuyến đường giao thông chính ở Cát Bà gồm:

Đường du lịch ven biển từ thị trấn Cát Bà đến Cái Viềng qua các xã Trân Châu, Xuân Đám, Hiền Hào, Phù Long dài trên 30 km. Đây là tuyến đường du lịch kết hợp dân sinh, là tuyến giao thông chính của huyện Cát Hải.

Tuyến đường xuyên đảo Cát Bà – Gia Luận là tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường giao thông miền núi có chiều dài 2 km.

Tuyến đường Vườn Quốc gia Cát Bà – Cái Viềng có chiều dài 14 km, tuyến đường này góp phần nối tuyến đường du lịch ven biển từ thị trấn Cát Bà đến Cái Viềng tạo thành tuyến giao thông thứ 2 từ Hải Phòng đi đến trung tâm du lịch Cát Bà.

Bên cạnh hệ thống đường bộ trên đảo, một số hạ tầng giao thông quan trọng đối với phát triển du lịch Cát Bà bao gồm:

Cầu Đình V – Cát Hải (khánh thành tháng 9 năm 2 17,) một trong những cầu vượt biển dài nhất Việt Nam với tổng chiều dài 5,44km đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Đường Tân V – Lạch Huyện, thành phố Hải Phòng là một trong hai hợp phần chính của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cảng Lạch Huyện, cảng cửa ngõ quốc tế và tương lai s là cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên của miền Bắc Việt Nam.. Dự án có tổng chiều dài là 15,63km với điểm đầu tại nút giao Tân V giao với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, điểm cuối tiếp giáp với cổng cảng Lạch Huyện, trong đó riêng phần cầu vượt biển dài 5,443km.

Đường Tân V – Lạch Huyện góp phần kết nối và phát triển kinh tế ven biển của thành phố, góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cho những dự án nằm trong chương trình phát triển khu kinh tế Đình V - Cát Hải. Tuyến đường góp phần giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn, rủi ro do vận chuyển bằng phà và sà lan, giảm tai nạn và sự tắc ngh n giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu, qua đó thúc đẩy các hoạt động du lịch tại đảo Cát Bà – khu dự tữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận.

Bên cạnh đường bộ, đường thủy và đường hàng không c ng là sự lựa chọn của nhiều du khách khi đi du lịch Cát Bà.

Giao thông đường thủy: do điều kiện tự nhiên của Cát Bà đ c thù là biển đảo nên giao thông đường thủy là nét đ c sắc của du lịch Cát Bà. Giao thông đường thủy đến với Cát Bà bao gồm các tuyến: Bến Bính – thị trấn Cát Bà; Hải Phòng – Cát Hải – Cát Bà đi qua 2 phà Đình V – Ninh Tiếp và Bến Gót – Cái Viềng; Gia Luận – Tuần Châu; Liên vận kết hợp chạy xe ô tô và tàu thủy ở tuyến Hải Phòng – Cát Bà.

So với trước đây, đội tàu vận tải du lịch đã phát triển theo hướng hiện đại và hoạt động có hiệu quả. Chủ các phương tiện đã tích cực đóng mới, nâng cấp các phương tiện phục vụ đa dạng như cầu dịch vụ của du khách,

nhiều tàu vận tải đã có buồng cho du khách lưu trú qua đêm, thăm quan và thưởng thức ẩm thực trên Vịnh.

Đường hàng không, tại đỉnh cao 177 cách trung tâm thị trấn Cát Bà 1km có một sân bay trực thăng bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật để các máy bay trực thăng hoạt động an toàn, hiện nay sân bay trực thăng này vẫn đang được sử dụng.

Hiện nay trên địa bàn huyện c ng có 196 phương tiện tàu, xe ô tô vận chuyển khách du lịch, trong đó có 31 tàu lưu trú nghỉ đêm trên vịnh. Đ c biệt sau khi có cầu Đình V – Cát Hải, nhiều doanh nghiệp vận tải c ng đã chuyển sang khai thác tuyến mới Cát Bà – Hà Nội, Cát Bà – Lào Cai, Cát Bà – Nam Định… góp phần kết nối du lịch các vùng miền, tạo sự thuận tiện về giao thông cho du khách và dân cư trên đảo.

+ Hệ thống bưu chính viễn thông và cung cấp điện, nước:

Hệ thống bưu chính viễn thông: hiện nay trên địa bàn huyện Cát Hải có 1 các xã có điểm bưu điện – văn hóa xã, hệ thống mạng lưới thông tin liên lạc từ thành phố tới huyện và từ huyện đến xã được đảm bảo thông suốt. Trong đó, mạng di động Vinaphone, Mobile phone và mạng Viettel đã được phủ sóng toàn bộ trên địa bàn đảo của quần đào Cát Bà. Bên cạnh đó, hệ thống đường truyền cáp quang internet tốc độ cao c ng đã được kết nối đến Cát Bà, bảo đảm cung cấp đầy đủ các dịch vụ sử dụng Internet cho người sử dụng. Từ năm 2013, tại trung tâm du lịch Cát Bà WiFi tốc độ cao miễn phí cho người sử dụng đã được lắp đ t. Toàn huyện Cát Hải cho đến thời điểm năm 2 17 có 3.426 máy điện thoại, bình quân 12.5 máy 1 dân. Tuy nhiên các sản phẩm bưu chính viễn thông và chất lượng phục vụ còn hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao.

Hệ thống cung cấp điện và cấp thoát nước: kể từ năm 2008, dự án đường giây tải điện 35 KV đã hoàn thành và đưa điện lưới quốc gia về Cát Bà. Hiện nay dự án đường dây tải điện 110kv Chợ Rộc (Quảng Ninh) - Cát Bà đang được gấp rút hoàn thành, s bảo đảm nguồn cung cấp điện ổn

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí