Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Hòn Đảo Du Lịch Nhỏ Đang Phát Triển Tại Mỹ (Craigwell And More, 2008)

2.3.5. Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2008)

Nghiên cứu NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ của Craigwell and More (2 8) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến này. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 45 hòn đảo nhỏ và đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức du lịch thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi (1) cạnh tranh về giá cả; (2) Nhân lực du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội.

Hình 2 4 Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển 1

Hình 2.4: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ (Craigwell and More, 2008)

Nguồn: Craigwell and More (2008)

2.3.6. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (2013)

Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành TTCI (2013), của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (World Economic Forum), nhằm mục đích để đo lường các yếu tố chính để phát triển ngành du lịch và lữ hành ở các nước khác nhau. Chỉ số đã được phát triển với sự hợp tác ch t ch với một số đối tác như

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) và Hội đồng Du lịch và Lữ hành (WTTC). TTCI được tích hợp thành 3 nhóm chính đó là:

Chỉ mục A: Khung pháp lý Du lịch và Lữ hành (The T & T regulatory framework) có 5 trụ cột, được đo lường bằng 29 thang đo,

Chỉ mục B: Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành (The T & T business environment and infrastructure) gồm 5 trụ cột được đo lường bằng 27 biến.

Chỉ mục C: Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành (The T and T business environment and infrastructure) có 5 trụ cột, tuy nhiên, trụ cột thứ 5 trong mô hình chưa công bố các yếu tố đo lường, do vậy, nội dung Chỉ mục C chỉ nêu lên 4 trụ cột đo lường bằng 23 biến. Thang đo được sử dụng để đo lường các chỉ số là thang đo 7 điểm.

Hình 2 5 Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI 2013 2

Hình 2.5: Mô hình năng lực cạnh tranh trong du lịch và lữ hành của TTCI (2013)

Nguồn: World Economic Forum (2013), The Travel and Tourism Competitiveness Report, tr.8.

Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của TTCI cung cấp một bản phác họa nhanh về năng lực cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành của 14 quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Các chỉ số trong mô hình không chỉ giúp các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách du lịch hiểu rõ hơn về bản chất của cạnh tranh ngành công nghiệp du lịch mà còn giúp họ cải thiện các yếu tố này trong từng quốc gia đối với sự phát triển ngành du lịch đất nước. Qua đó, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng một mô hình khái niệm năng lực cạnh tranh trong du lịch từ các yếu tố trên, giúp cho họ ra các quyết định tăng cường năng lực cạnh tranh và cung cấp các thông tin cần thiết về năng lực cạnh tranh trong du lịch, để từ đó có thể xây dựng các chính sách nhằm ứng phó tốt hơn trong cạnh tranh du lịch toàn cầu, và đưa ra một số giải pháp phù hợp với bối cảnh của từng quốc gia.

Mô hình có quá nhiều chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh (79 biến), do đó khó có thể vận dụng tất cả các chỉ số trong mô hình này riêng cho từng vùng/miền cụ thể. Mô hình chưa đưa ra những khái niệm, hướng dẫn đánh giá cụ thể các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, do đó người vận dụng mô hình này s g p rất nhiều khó khăn khi xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch và lữ hành tại từng địa phương cụ thể. Ngoài ra, mô hình chưa chỉ ra được yếu tố nào tác động mạnh m đến năng lực cạnh tranh, các khái niệm về chỉ số trong mô hình chưa rõ nên khó vận dụng vào một điều kiện cụ thể.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu


Tác giả

Các nhóm yếu tố chính

Yoon (2002)

(1) nhận thức tác động phát triển du lịch,

(2) thái độ đối với vấn đề môi trường,

(3) gắn kết địa điểm tham quan,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

(4) ưu tiên phát triển các yếu tố phát triển du lịch,

(5) hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh điểm đến.

Kim C. và Dwyer L. (2003)

(1) Nguồn lực thừa hưởng;

(2) Nguồn lực tạo ra;

(3) Nguồn lực hỗ trợ;

(4) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển;

(5) Quản lý điểm đến;

(6) Điều kiện cầu.

Crouch G.I. (2007)

(1) Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn;

(2) Chính sách, kế hoạch và phát triển điểm đến;

(3) Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ;

(4) Quản lý điểm đến;

(5) Điều kiện và các yếu tố quyết định.

Craigwell and More (2008)

(1) Cạnh tranh về giá cả;

(2) Nhân lực du lịch;

(3) Cơ sở hạ tầng;

(4) Môi trường;

(5) Công nghệ;

(6) Sự cởi mở;

(7) Các khía cạnh xã hội,

Goffi G. (2012)

(1) Nguồn lực cốt lõi và sức hấp dẫn chính

(2) Dịch vụ du lịch

(3) Cơ sở hạ tầng nói chung

(4) Các nhân tố và điều kiện hỗ trợ

(5) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển

(6) Quản lý điểm đến

(7) Yếu tố cầu

World Economic

(1) Khung pháp lý Du lịch và Lữ hành


(2) Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành

(3) Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành

Forum (2013)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua việc tổng quan các mô hình nghiên cứu, có thể thấy việc đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến ở cấp địa phương cần được khai thác ở nhiều chiều: Đánh giá thông qua các số liệu thứ cấp nhằm xác định xu thế, đánh giá theo số liệu sơ cấp dựa trên quan điểm/cảm nhận của du khách về điểm du lịch.

Dựa trên kết quả phân tích ưu điểm, hạn chế của các mô hình và đối chiếu với yêu cầu nghiên của đề tài luận án, mô hình của Kim C. và Dwyer

L. (2003) và Craigwell and More (2008) được lựa chọn để xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT điểm đến Cát Bà.

2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch trong và ngoài nước

2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Singapore

Năng lực cạnh tranh của du lịch Singapore đã được nâng cao đáng kể nhờ chính sách quản lý du lịch hợp lý và phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo.

Để phát triển du lịch, Chính phủ Singapore đã đề ra nhiều kế hoạch phát triển du lịch vừa mang tính kế thừa vừa phù hợp cho từng giai đoạn. Những kế hoạch gần đây đều tính đến những thay đổi lớn lao của thế giới. Singapore đã xác định đúng vị trí của du lịch trong tổng thể chính sách phát triển kinh tế - xã hội và có nhiều biện pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch. Rõ ràng, một quy trình quản lý du lịch hiệu quả đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố đầu tiên mà bất cứ một quá trình quản lý nhà nước về du lịch nào c ng phải dựa vào chính là tạo ra một môi trường chính sách

ổn định, minh bạch và tôn trọng cạnh tranh. Để làm được việc này, cơ quan quản lý các cấp của Singapore đã ban hành và duy trì một môi trường luật lệ, quy định phù hợp, thông thoáng và nhất quán làm nền tảng hoạt động cho tất cả các hoạt động du lịch. Các chính sách, quy định về phát triển du lịch được đ t trong mối quan hệ hữu cơ và tương thích với các l nh vực phát triển kinh tế - xã hội khác và có tính đến những tác động của ngoại cảnh. Bên cạnh đó là sự thân thiện, hiếu khách và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân nơi đây. Điều này khiến cho Singapore trở thành một điểm đến an toàn, văn minh, lịch sự, làm hài lòng du khách.

Về phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, Singapore là một điển hình thành công của việc tăng sự đa dạng, độc đáo của sản phẩm du lịch thông qua phát triển mạnh m các tài nguyên. Singapore phát triển thương hiệu du lịch với yếu tố hấp dẫn khác biệt: xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp; chú trọng phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường; phân mảng thị trường khách du lịch quốc tế và đưa ra những chương trình phù hợp cho từng thị trường (châu Âu, châu Á, châu Úc, châu Mỹ…), tùy theo nhu cầu và khả năng chi trả của từng du khách. Chẳng hạn, với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa,Tiểu Ấn, Tanjong Tagar, Kampong Glam, sông Singapore. Ho c, với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), Singapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm c quốc tế; tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch… Năm 1996, Singapore triển khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du lịch. Trong chiến lược “Du lịch 2 15” (năm

2 5), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch… Nhờ đó, Singapore đã phát triển du lịch hết sức thành công, hàng năm, Singapore đón trên 10 triệu khách quốc tế, gấp gần 3 lần dân số đất nước.

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thái Lan

Ở Thái Lan, cư dân bản địa cho rằng thắng cảnh văn hóa, con người thân thiện và đồ ăn thức uống là yếu tố quan trọng đối với hình ảnh du lịch. Tuy nhiên, từ phía nhiều du khách quốc tế, cuộc sống về đêm và vui chơi giải trí có một vai trò lớn hơn. Vì thế, Thái Lan đã thực hiện các chương trình quảng bá, phát triển hình ảnh du lịch trong đó kết hợp hài hòa quan điểm của các đối tượng có liên quan dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương. Chẳng hạn, để phát triển khu du lịch với những sản phẩm vui chơi giải trí nhộn nhịp suốt ngày đêm, Thái Lan đã quy hoạch các khu vui chơi giải trí riêng, cách xa khu dân cư để tránh tiếng ồn. Vì thế, các cửa hàng, cửa hiệu có thể mở cửa 24 24, những quán bar, các mà trình diễn tạp k kéo dài đến tận sáng hôm sau, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách.

Một điểm đáng học tập trong cách làm du lịch của Thái Lan là cách thức và công nghệ tuyên truyền, quảng bá. Công tác quảng bá c ng được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất quán dưới nhiều hình thức, tập trung vào sản phẩm chính và không dàn trải. Chẳng hạn, bằng những chiến lược quảng bá dựa trên sự khai thác các giá trị độc đáo, khác biệt của sản phẩm du lịch và nhu cầu, thị hiếu của du khách, hoạt động du lịch ở Phuket, Thái Lan đã biến những sản phẩm và điểm đến du lịch bình thường trở nên hấp dẫn. Đảo JameBond, vịnh Maya - nơi đã từng xuất hiện trong các tác phẩm điện ảnh của Hollywood được biến thành những điểm tham quan du lịch; các nông trại

hạt điều, nuôi ong lấy mật... trở thành các điểm đến hấp dẫn vừa thỏa mãn trí tò mò của du khách, vừa tiêu thụ được các sản phẩm địa phương. Thậm chí chỉ một điểm ngắm m t trời l n c ng thu hút hàng nghìn lượt khách tới tham quan mỗi ngày.

Thái Lan còn rất thành công trong công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, người dân giúp họ nhận thức rất rõ vai trò của du lịch đối với sự phát triển của đất nước c ng như quyền lợi của bản thân nên từng người dân luôn có ý thức hiếu khách, nhiệt tình, niềm nở đối với khách du lịch. Sự thiện cảm của khách du lịch dành cho con người Thái Lan là một trong những nguyên nhân quan trọng thu hút, níu kéo du khách đến với họ.

2.4.2. Kinh nghiệm trong nước

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch của Đà Nẵng

Với việc phấn đấu đến năm 2 2 , du lịch Đà Nẵng cơ bản trở thành ngành kinh tế m i nhọn, nhất là du lịch biển cao cấp, mang tầm quốc gia và quốc tế, Đà Nẵng đã tập trung đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Trước hết, chính quyền Đà Nẵng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất thông qua các thủ tục hành chính, qua việc ban hành các cơ chế chính sách, qua việc tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển như: chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm; chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, phát triển cầu tàu tại các điểm đến và tàu du lịch trong các tuyến du lịch đường thủy nội địa… Kết quả, thành phố đã thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào du lịch với một loạt các dự án lớn góp phần định vị hình ảnh, sản phẩm và thương hiệu cho Đà Nẵng.

Đồng thời, Đà Nẵng đã thực hiện cơ cấu lại ngành du lịch, đảm bảo chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; triển khai hướng dẫn thi hành Luật Du lịch năm 2 17 đến cán bộ công chức, người lao động và doanh nghiệp du lịch; đầu tư

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023