Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch

Sản phẩm du lịch có thể tồn tại dưới dạng vật thể (hữu hình) ho c phi vật thể (vô hình) và mang đ c điểm của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông thường.

Bên cạnh những đ c điểm chung của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, sản phẩm du lịch có các đ c trưng riêng gồm: Thứ nhất, sản phẩm du lịch có thể không mất đi sau khi đáp ứng nhu cầu của du khách, thậm chí còn tăng thêm giá trị nếu được du khách đánh giá cao và giới thiệu cho nhiều người khác. Thứ hai, sản phẩm du lịch có tính thời điểm, mùa vụ nhất định và quá trình cung ứng, tiêu dùng thường diễn ra đồng thời. Thứ ba, sản phẩm du lịch thường là không thể dịch chuyển được và gắn liền với những địa điểm cụ thể. Đ c trưng này có ngh a là muốn hưởng thụ sản phẩm du lịch, du khách buộc phải di chuyển tới nơi cung ứng. Thứ tư, sản phẩm du lịch thường không đồng nhất về chất lượng c ng như sản lượng. Điều này hàm ý khác với hàng hóa thông thường, s khó khăn hơn nhiều khi so sánh hai sản phẩm du lịch với nhau.

Du lịch có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế, môi trường tự nhiên c ng như xã hội, tới dân cư bản địa c ng như tới chính khách du lịch. Do những tác động đa chiều này, các yếu tố sản xuất sử dụng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng khách du lịch có phạm vi và số lượng rất lớn. Danh sách các đơn vị, cá nhân được thụ hưởng và chịu ảnh hưởng từ du lịch c ng rất dài. Chính vì vậy, cần thiết có cách tiếp cận đa chiều khi phát triển, quản lý và giám sát du lịch.

2.1.3. Điểm đến du lịch

Du lịch bao giờ c ng gắn liền với một địa điểm cụ thể. Thuật ngữ hay được sử dụng để chỉ nơi, địa điểm, vùng hay khu... tham quan du lịch là điểm đến du lịch. Điểm đến du lịch vì thế không chỉ giới hạn ở một nơi chốn cụ thể mà còn có thể là tập hợp của nhiều địa điểm (vùng du lịch, tuyến du lịch). Xét về phạm vi địa lý thì điểm đến du lịch có thể là một khu vực du lịch trên thế giới (ví dụ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á – Thái Bình Dương, Tây

Nam Á...), một quốc gia, một vùng, một địa phương, một địa điểm nhất định, một khu rừng hay một hòn đảo...

Tổ chức Du lịch Thế giới đã đưa ra một định ngh a tương đối đầy đủ và được rộng rãi chấp nhận: “điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”. Chung quy, điểm đến du lịch là một nơi tổng hòa của nhiều yếu tố, bao gồm dịch vụ du lịch, dịch vụ hỗ trợ, người dân địa phương, văn hóa, thiên nhiên…

Theo Vengesavy (2003): “Điểm đến được xác định là những vùng địa lý, được du khách hiểu là những thực thể độc đáo có các yếu tố cung cấp chính như: tính hấp dẫn, khả năng tiếp cận, các hoạt động trọn gói sẵn có và các dịch vụ bổ trợ”.

Ở Việt Nam, Luật Du lịch năm 2 17 đưa ra hai khái niệm về điểm đến du lịch là điểm du lịch và khu du lịch. Khái niệm thứ nhất, khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Khái niệm thứ hai, điểm du lịch, được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư khai thác phục vụ khách du lịch. Như vậy, khu du lịch có phạm vi địa lý rộng hơn điểm du lịch, có thể bao gồm nhiều điểm du lịch. Đồng thời, không phải bất cứ điểm đến nào có tài nguyên du lịch c ng trở thành điểm đến du lịch. Ngay cả những điểm đến có tài nguyên du lịch đ c biệt hấp dẫn nhưng không có cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết phục vụ du khách thì vẫn chưa trở thành điểm đến du lịch.

Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận theo định nghĩa theo Tổ chức du lịch thế giới. Cát Bà là điểm đến qui tụ với các sản phẩm du lịch đặc sắc và phong phú, có các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, tính hấp dẫn và các tài nguyên du lịch với biên giới hành chính. Cát Bà có các giới hạn về vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

2.2. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh du lịch

2.2.1. Năng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch - Nghiên cứu trường hợp Cát Bà - 5

Năng lực cạnh tranh là khái niệm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết nối và tổ hợp hệ thống nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài ở các cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp với tư cách là những thực thể độc lập. Theo định ngh a của Đại từ điển tiếng Việt thì “Năng lực” là (1) những điều kiện đủ ho c vốn có để làm một việc gì; (2) khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc. Do vậy có thể khẳng định, năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi hay lợi thế của chủ thể cạnh tranh (cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp hay quốc gia) trong việc thực hiện cùng mục tiêu nào đó, mục tiêu ấy được khái quát nhất là, hiệu quả cao và phát triển bền vững.

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và có nhiều định ngh a khác nhau, tùy đối tượng và mục tiêu hướng tới. Hiểu một cách cơ bản nhất thì năng lực cạnh tranh là khả năng vượt trội đối thủ, nhờ đó mà đạt được mục tiêu khi tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế hay sản xuất, kinh doanh. M c dù đây là cách hiểu khá phổ biến nhưng c ng có một số quan điểm khác, chẳng hạn Porter (1990) cho rằng năng lực cạnh tranh cần dựa trên năng suất lao động. Năng lực cạnh tranh có thể được dùng cho quốc gia địa phương, doanh nghiệp hay thậm chí sản phẩm.

Ở cấp độ quốc gia hay địa phương, năng lực cạnh tranh thường được dùng để chỉ khả năng của nền kinh tế (quốc gia hay địa phương) đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Những yếu tố thường được đề cập khi đánh

giá năng lực cạnh tranh của quốc gia hay địa phương là mức độ mở cửa, thể chế, vai trò của chính phủ/chính quyền địa phương, kết cấu hạ tầng, năng lực tài chính, lực lượng lao động, trình độ công nghệ và trình độ quản lý doanh nghiệp.

Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh thường chỉ khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó dựa trên năng lực bán hàng từ đó thu lợi so với đối thủ. Ví dụ, theo Aldington Report (1985), “doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ngh a là có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ trong nước và quốc tế”. Bên cạnh đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) theo cách tiếp cận dùng năng suất lao động của Porter (1990) khi cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất tạo ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất, từ đógiúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Ở cấp độ sản phẩm, năng lực cạnh tranh chỉ khả năng của một sản phẩm có thể bán được nhanh chóng với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh tranh sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như chất lượng, giả cả, kênh phân phối, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo, chính sách hậu mãi…

2.2.2. Năng lực cạnh tranh du lịch

Craigwell R. (2007) nhận xét, năng lực cạnh tranh du lịch là một khái niệm tương đối phức tạp, đa chiều khi áp dụng trong nền kinh tế và các điểm đến vì hàng loạt các nhân tố quyết định so sánh về kinh tế, sinh thái, yếu tố xã hội, văn hóa và chính trị quyết định nó; Craigwell R. (2 7) đã định ngh a “năng lực cạnh tranh du lịch được xem là những sự kiện và chính sách đã hình thành nên khả năng của một quốc gia để tạo ra và duy trì một môi trường mà môi trường đó tạo ra nhiều giá trị bền vững hơn cho các doanh nghiệp và sự thịnh vượng hơn cho người dân của quốc gia đó”.

Tác giả Croes R. (2 1 ) nhận định, năng lực cạnh tranh du lịch bao gồm hai khái niệm: du lịch và năng lực cạnh tranh. Du lịch biểu lộ nhiều tính năng đ c thù khác với hàng hóa xuất khẩu khác. Du lịch là một sản phẩm gồm toàn bộ điểm đến. Khách hàng tìm kiếm một sự trải nghiệm và do đó họ phải di chuyển để tiêu thụ sản phẩm, tức là khách hàng phải đi đến nơi bán sản phẩm để tìm mua và sử dụng nó chứ không phải sản phẩm du lịch được giao đến tận tay cho khách hàng. Cạnh tranh du lịch phụ thuộc vào sự lựa chọn các điểm đến của khách du lịch. Do đó, du lịch đã trở thành một hoạt động cạnh tranh giữa các khu vực mà các khu vực đó buộc phải nâng cao hoạt động của mình để thu hút khách du lịch nhiều hơn từ đó gia tăng doanh thu của mình.

Theo Barbosa và các tác giả (2 1 ), năng lực cạnh tranh du lịch là: “Năng lực phát triển để tạo ra kinh doanh trong các hoạt động kinh tế liên quan đến ngành du lịch, theo hướng bền vững, cung cấp cho khách du lịch với một trải nghiệm đích thực”.

Ferreira J. và Estevão C. (2009), nhận xét “Theo Dwyer và Kim (2003), năng lực cạnh tranh du lịch là khái niệm rất phức tạp khi kết hợp một số yếu tố có thể quan sát được ho c không, và cho rằng trong nhiều trường hợp, không dễ dàng để đo lường năng lực cạnh tranh du lịch. Hơn nữa, nó là một khái niệm tương đối mà mức độ đánh giá có thể khác nhau tùy thuộc vào khoảng thời gian mà các quốc gia thực hiện việc xem xét tài liệu tham khảo. Để cạnh tranh trong l nh vực du lịch, một điểm đến không chỉ có lợi thế so sánh mà còn phải có lợi thế cạnh tranh, nói cách khác, yêu cầu không phải chỉ có ít ho c nhiều sản phẩm và tài nguyên du lịch, mà bắt buộc điểm đến c ng phải được quản lý một cách hiệu quả về lâu dài”. Theo Hong (2 8), năng lực cạnh tranh du lịch như khả năng của một điểm đến để tạo ra, tích hợp và cung cấp những trải nghiệm du lịch, bao gồm cả giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ được xem là quan trọng bởi khách du lịch. Những trải nghiệm này duy trì các nguồn lực của một điểm đến, và giúp giữ một vị thế thị trường tốt

so với các điểm đến khác”. Trong nghiên cứu này, tác giả đồng thuận với quan điểm của Hong (2 8) với phạm vi nghiên cứu là điểm đến Cát Bà.

2.2.3 Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch

Nói đến năng lực cạnh tranh trong du lịch là nói đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch cụ thể do sản phẩm du lịch có sự khác biệt rất lớn với các hàng hóa, dịch vụ thông thường. Nhìn chung, sản phẩm du lịch bao giờ c ng gắn với một điểm đến du lịch cụ thể, là đầu ra của việc kết hợp rất nhiều các yếu tố của địa phương, do nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức cùng tham gia (ví dụ như doanh nghiệp du lịch (khách sạn, nhà hàng, hàng không, điều hành tua, v.v…), doanh nghiệp ho c tổ chức hỗ trợ du lịch (nghệ thuật, thể thao, giải trí, nghỉ dư ng…), tổ chức quản lý du lịch (công, tư ho c đối tác công tư), đơn vị thuộc khu vực công (cung ứng hàng hóa công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng) hay cư dân địa phương và công chúng (Crouch, 2 7). Muốn thưởng thức sản phẩm du lịch, khách du lịch phải thăm viếng những điểm đến du lịch cụ thể. Theo Ritchie & Crouch (2003), khách hàng thường căn cứ vào các tiện ích, danh thắng, tiêu chuẩn dịch vụ… của những điểm đến du lịch để ra quyết định đi thăm. Lợi ích thu được từ sản phẩm du lịch chính là trải nghiệm của du khách từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong suốt quá trình nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng… điểm đến du lịch.

Cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch cơ bản là cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch với nhau (Buhalis, 2 ). M c dù lợi ích và mục tiêu cuối cùng của các cá nhân, đơn vị (doanh nghiệp, chính quyền, người dân…) là khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến việc thu hút khách du lịch đến với địa phương mà mình sống và hoạt động.

Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cần phải được nhìn nhận từ nhiều cấp độ. Khái niệm này vừa mang ý ngh a của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, địa phương, nhất là địa phương, vừa mang ý ngh a của năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm.

Năng lực cạnh tranh du lịch là thước đo khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến du lịch, được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều yếu tố. Theo Dwyer & Kim (2 3), năng lực cạnh tranh du lịch nhìn chung được chấp nhận dựa trên 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) nguồn lực về lịch sử, văn hóa, xã hội. Năng lực cạnh tranh du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, v mô (cấp quốc gia) hay vi mô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie & Crouch, 2 3; Dwyer & Kim, 2 3). Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 199 ) m c dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie & Crouch, 2 3). Ritchie & Crouch (2 3) cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các nguồn lực có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực vật, v.v… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những nguồn lực được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực… Nói cách khác, lợi thế so sánh là nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến để khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này.

Có rất nhiều định ngh a thế nào là năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (Porter, 199 ). Như đã nêu trên, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều các yếu tố. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch vì thế có thể dựa vào nhiều tiêu chí, có thể là tiêu chí khách quan (như số du khách, thị phần, chi tiêu của du khách, số lao động sử dụng và giá trị gia tăng của ngành du lịch) hay tiêu chí chủ quan (như sự phong phú văn hóa và di sản, chất lượng sản phẩm, độ hài lòng của du khách…). Cách tiếp cận khác nhau về tiêu chí được sử dụng s cho định ngh a khác nhau về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.

Ritchie & Crouch (1999) định ngh a “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng tạo ra giá trị gia tăng, vì thế tăng thu nhập, của cải,

thông qua quản lý tài sản và các quy trình, sự hấp dẫn, lôi cuốn và những địa điểm lân cận c ng như thông qua tích hợp các mối quan hệ này trong một mô hình kinh tế - xã hội cho phép khai thác, đồng thời gìn giữ nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai”. Định ngh a này rất gần với quan điểm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, theo đó năng lực cạnh tranh được xác định dựa trên lợi ích kinh tế mà cư dân của điểm đến du lịch có được. Cách tiếp cận này c ng rất phù hợp ở cấp quốc tế do cho phép so sánh giữa các quốc gia với nhau về lợi ích kinh tế do du lịch mang lại (Dwyer & Kim, 2003).

Ngoài ra c ng có khá nhiều các định ngh a khác được sử dụng trong thực tế. Theo Hartserre (2 ), “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến trong việc duy trì sức mạnh, thị phần trên thương trường và tăng chúng lên theo thời gian”. Hassan (2 ) thì cho rằng “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, vừa giúp bảo tồn các nguồn lực trong khi vẫn duy trì sức hút thị trường so với các đối thủ cạnh tranh”. Dwyer và cộng sự (2 ) định ngh a “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một khái niệm tổng thể bao gồm khả năng tạo khác biệt về giá, tỷ giá hối đoái, năng suất của các bộ phận trong ngành du lịch c ng như các yếu tố ảnh hưởng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch”. Dwyer & Kim (2 3) lại xác định “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc đưa ra hàng hóa, dịch vụ tốt hơn các điểm đến du lịch khác theo những tiêu chí đánh giá được cho là quan trọng của du khách”.

Tóm lại, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch được hiểu là khả năng tạo ra lợi thế nhằm thu hút khách du lịch; thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch để phát triển bền vững nhằm bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn nguyên nhiên liệu và bảo vệ môi trường xanh tại điểm du lịch”

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023