Các Mô Hình Lý Thuyết Về Năng Lực Cạnh Tranh Du Lịch

2.3. Các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh du lịch

2.3.1. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)

Kim C. và Dwyer L. (2 3) đã xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của 2 điểm đến Australia và Hàn Quốc gồm 6 yếu tố: (1) Nguồn lực thừa hưởng; (2) Nguồn lực tạo ra; (3) Nguồn lực hổ trợ;

(4) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển; (5) Quản lý điểm đến; (6) Điều kiện cầu.

Nhìn chung, mô hình (Hình 2.1) chỉ rõ sự tác động qua lại của các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch (chiều hướng của các m i tên). Các m i tên hai chiều từ “Các yếu tố và nguồn lực hỗ trợ” đến “Nguồn lực kế thừa” và “Nguồn lực tạo ra”, chỉ ra rằng các nguồn tài nguyên s không đủ lực để thu hút du khách thăm viếng một điểm đến nếu không có các yếu tố: Cơ sở hạ tầng du lịch (giao thông, điện, nước); cơ sở vật chất kỹ thuật (khách sạn, nhà hàng, …); các hoạt động trải nghiệm; vui chơi giải trí; mua sắm.

- Hai m i tên chỉ hướng liên kết: “Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố hỗ trợ” đến yếu tố Điều kiện cầu và yếu tố Quản lý điểm đến: Cho biết, mối quan hệ tương tác hai chiều, tức là các chức năng cụ thể của yếu tố “Nguồn lực cốt lõi và các nhân tố hỗ trợ” ảnh hưởng đến yếu tố “Điều kiện cầu”. Bản chất của yếu tố “Điều kiện cầu”, là sở thích đi du lịch và động cơ đi du lịch lại tác động đến sự phát triển các loại sản phẩm và dịch vụ của một điểm đến;

Yếu tố Nguồn lực tạo ra Nguồn lực hỗ trợ ảnh hưởng đến yếu tố Quản lý điểm đến, từ đó nhằm duy trì tính bền vững trong phát triển du lịch, trong khi đó, khu vực du lịch công và tư lại ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch. Điều kiện cầu bao gồm ba yếu tố chính của nhu cầu du lịch: Nhận thức; Cảm nhận và; Sở thích. Nhận thức có thể được tạo ra bằng các hình thức khác nhau bao gồm các hoạt động về tiếp thị điểm đến. Các hình ảnh về điểm đến có thể tác động đến nhận thức và do vậy ảnh hưởng đến việc thăm viếng của du khách tại điểm đến. Việc thăm viếng s phụ thuộc

Quản lý

điểm đến

Các nhân tố & nguồn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

lực hỗ trợ

Điều kiện


cầu

Điều kiện tình huống

Nguồn lực cốt lõi


Nguồn lực kế thừa

Nguồn

lực tạo ra

Năng lực cạnh tranh điểm đến

Sự thịnh vượng của kinh tế-xã hội

vào việc kết hợp giữa sở thích đi du lịch và cảm nhận về những sản phẩm/ dịch vụ của điểm đến.


Hình 2.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Kim và Dwyer (2003)

Nguồn: Kim C. và Dwyer L. (2003), “Destination Competitiveness and Bilateral Tourism Flows Between Australia and Korea”, The Journal of Tourism Studies, tr.58.


Về cơ bản, mô hình giúp so sánh các điểm đến của các quốc gia và các ngành du lịch. Sự liên kết của các yếu tố trong mô hình s giúp cho các nhà nghiên cứu xác định được điểm mạnh, điểm yếu của các điểm đến du lịch khác nhau. Đây là mô hình có thể được sử dụng để đo lường năng lực cạnh tranh của bất cứ điểm đến nào, đồng thời thực hiện việc xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến của từng quốc gia địa phương...

Chi tiết từng nhóm yếu tố như sau.


(1) Các nguồn lực:


Yếu tố nguồn lực gồm có 3 hình thái sau.

- Nguồn lực sẵn có: gồm có 2 bộ phận là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa di sản. Du lịch biển, đảo gắn rất ch t với nguồn lực sẵn có nên nhiều tiêu chí liên quan đến bãi biển, thắng cảnh tự nhiên biển, đảo được bổ sung thêm vào trong mô hình.

- Nguồn lực tạo mới: gồm có 5 bộ phận là cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động vui chơi, mua sắm, giải trí và sự kiện lễ hội đ c biệt.

- Nguồn lực phụ trợ: gồm có cơ sở hạ tầng tổng thể, chất lượng dịch vụ, đi lại, sự thân thiện mến khách và quan hệ thị trường. Tổng cộng có 2 tiêu chí đánh giá nguồn lực phụ trợ.

(2) Quản lý điểm đến du lịch:


Yếu tố này gồm có những hoạt động quản lý sau: Tổ chức quản lý hành chính; Quản lý việc quảng bá; Lập chính sách, kế hoạch và phát triển; Phát triển nguồn nhân lực; Quản lý môi trường.

(3) Các điều kiện hoàn cảnh:


Yếu tố này gồm những điều kiện sau: Môi trường cạnh tranh (vi mô); Vị trí của điểm đến; Môi trường tổng thể (v mô); Cạnh tranh qua giá cả; An toàn/An ninh.

(4) Cầu: Du khách đã có hiểu biết, trải nghiệm về du lịch địa phương; và Du khách có sở thích, ưu tiên lựa chọn địa phương khi đi du lịch.

2.3.2. Mô hình của Crouch G.I. (2007)

Crouch G.I. (2007), đã xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến gồm 5 nhóm yếu tố chính với 36 tiêu chí đánh giá. Để nhận dạng các thuộc tính nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm đến từ 36 thuộc tính đề xuất của mô hình, tác giả đã thu thập và tổng hợp các dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia và bảng hỏi online. 5 nhóm yếu tố chính lần lượt là: Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn; Chính sách, kế hoạch và phát

triển điểm đến; Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện và các yếu tố quyết định.

Kết quả là, nghiên cứu của Crouch (2 7), đã xác định mức độ quan trọng của 5 nhóm yếu tố chính lần lượt được xếp hạng là là: Nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn; Kế hoạch và chính sách phát triển điểm đến; Nguồn lực và các yếu tố hỗ trợ; Quản lý điểm đến; Điều kiện và các yếu tố quyết định. Và c ng đã tìm ra được 10 thuộc tính thành phần cốt lõi trong tổng số 36 thuộc tính cạnh tranh có tác động mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh điểm đến đó là: Địa lý và khí hậu; Lịch sử và văn hóa; Phối hợp các hoạt động du lịch; Cấu trúc thượng tầng du lịch; Nhận thức và hình ảnh điểm đến; Các sự kiện du lịch đ c biệt; Vui chơi Giải trí; Cơ sở hạ tầng du lịch; Khả năng tiếp cận điểm đến; Định vị /Xây dựng thương hiệu.

Các nghiên cứu của Ferrario (1976); Murphy (1985); Hu và Ritchie (1993); Smith (1988); Gunn (1988); Murphy, Pritchard và Smith(2000); Yoon, Formica và Uysal (2 1), đưa ra 4 cách đánh giá tài nguyên du lịch, cụ thể:

Tài nguyên du lịch 3F (Flowre, Fauna, Folklore), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Động vật quý hiếm; Thực vật quý hiếm; Văn hóa dân gian đ c sắc; Tài nguyên du lịch 5H (Hospitality, Honesty, Heritage, History, Heroic), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải có 5 yếu tố thành phần là: Lòng mến khách; Tính trung thực; Di sản; Lịch sử; Anh hùng hào kiệt; Tài nguyên du lịch 3S (Sight seeing, Sport, Shopping), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch phải có 3 yếu tố thành phần là: Giá trị tài nguyên đ c sắc để chiêm ngư ng; Thể thao; Mua sắm; Tài nguyên du lịch 6S (Sanatary, Health, Security, Serenity, Service, Satisfaction), có ngh a là đ c trưng của tài nguyên du lịch nơi đến phải có 6 yếu tố quan trọng là: Vệ sinh; Sức khỏe; An toàn; Thanh thản; Dịch vụ; Thỏa mãn.

Krippendorf (1987) và Jeffries (2 1) đánh giá tài nguyên theo hướng marketing có 5 yếu tố: Các di sản thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên; Các di sản do con người tạo ra; Các yếu tố thuộc về con người; Những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành du lịch; Các chính sách kinh tế, xã hội và tài chính.

Ritchie và Crouch (1993; 2 a;2 b), sắp xếp tài nguyên du lịch trong một nghiên cứu về mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến đã coi tài nguyên du lịch như là nguồn lực cốt lõi và mức độ hấp dẫn, bao gồm 7 yếu tố thành phần: Môi trường vật chất và khí hậu; Văn hóa và lịch sử; Quan hệ thị trường; Kết hợp các hoạt động; Các sự kiện đ c biệt; Vui chơi và giải trí; Cấu trúc thượng tầng; Crouch và Ritchie (1994), tài nguyên du lịch điểm đến, bao gồm 1 yếu tố: Các đ c điểm tự nhiên; Đ c điểm khí hậu; Văn hóa và xã hội; Cơ sở hạ tầng nói chung; Dịch vụ cơ bản trong cơ sở hạ tầng; Kết cấu thượng tầng; Khả năng tiếp cận và giao thông vận tải; Thái độ đối với khách du lịch; Mức chi phí và giá cả; Kinh tế; Các mối quan hệ xã hội; Tính độc đáo.

Buhalis (2 ) liệt kê các thành phần chính của tài nguyên du lịch mà hầu hết các tài liệu du lịch c ng như các nhà nghiên cứu về du lịch thường sử dụng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh ở các cấp độ trong l nh vực du lịch, có hai cách: Tài nguyên du lịch gồm 6 yếu tố thành phần đó là: mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch, khả năng tiếp cận điểm du lịch, nhận thức hình ảnh du lịch, tiện nghi du lịch, dịch vụ hỗ trợ du lịch, hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch gồm 5 yếu tố thành phần đó là: Tính hấp dẫn, tính an toàn, tính bền vững, tính thời vụ, tính liên kết.

Dwyer và Kim (2 3) trong mô hình xác định các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh du lịch điểm đến xác định tài nguyên du lịch được phân bổ riêng như là yếu tố hỗ trợ bao gồm 2 yếu tố: tài nguyên tự có (tự nhiên và di sản); tài nguyên tự tạo (cơ sở hạ tầng du lịch, các sự kiện đ c biệt).

2.3.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của một điểm đến du lịch của Goffi G. (2012)

Mô hình của Goffi (2 12) điều chỉnh từ mô hình năng lực cạnh tranh điểm đến của Richie và Crouch (2 ) để đo lường 61 điểm đến tại Italia. Nghiên cứu phát triển một mô hình về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch và thực nghiệm kiểm tra các yếu tố có khả năng để giải thích năng lực cạnh tranh của một điểm đến ngành du lịch. Mô hình gồm 7 biến độc lập với 64 biến quan sát/ nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến: (1) Nguồn lực cốt lõi và sức hấp dẫn chính (gồm 1 biến quan sát), (2) Dịch vụ du lịch (5 biến quan sát), (3) Cơ sở hạ tầng nói chung (6 biến quan sát), (4) Các nhân tố và điều kiện hỗ trợ (13 biến quan sát), (5) Chính sách du lịch, hoạch định và phát triển (12 biến quan sát), (6) Quản lý điểm đến (11 biến quan sát), và (7) Yếu tố cầu (7 biến quan sát).

Công cụ khảo sát được sử dụng trong mô hình này là công cụ điều tra trực tuyến Limesurvey, dùng để thu thập, xác định, giám sát và phân tích thông tin. Đây là ứng dụng khảo sát trực tuyến trên cổng thông tin điện tử sử dụng mã nguồn mở với cơ sở dữ liệu đã được tích hợp sẵn, được cài đ t trên máy chủ của người sử dụng. Mô hình này có thể góp phần vào việc tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng các điểm tham quan du lịch/ các nguồn lực để đạt được năng lực cạnh tranh điểm đến nhiều hơn. Những kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà hoạch ngành du lịch, các nhà hoạch định chính sách hiểu các yếu tố du lịch trọng điểm. Nghiên cứu này đã tập trung vào một cuộc điều tra của các yếu tố tác động mạnh m đến năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch, như: “cơ sở hạ tầng nói chung”, “cơ sở lưu trú du lịch”, “năng lực quản lý của ngành du lịch địa phương”, “tiếp thị điểm đến”... là những đ c tính quan trọng của một điểm đến du lịch. Nghiên cứu c ng đã phát hiện các khu vực công cộng c ng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch ở điểm đến.

Hình 2 2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững điểm đến du 2


Hình 2.2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững điểm đến du lịch của Goffi (2012)

Nguồn: Goffi G. (2012), Determinants of tourism destination competitiveness: a theoretical model and empirical evidence, tr.46.


Mô hình cho thấy, một chính sách du lịch bền vững và quản lý điểm đến hữu ích cho việc bảo tồn sự cân bằng sinh thái, giảm thiểu tiêu cực tác động đến văn hóa và xã hội, và có một tầm quan trọng to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch. Một phát hiện quan trọng cho các chiến lược cạnh tranh điểm trong nghiên cứu này là vai trò của các tổ chức quản lý điểm đến: để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch trong thời gian dài, vai trò tổ chức quản lý điểm đến cần được nhấn mạnh và thiết lập trong hệ thống. Ngoài ra, mô hình này chỉ ra rằng, tổ chức quản lý điểm đến du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chính quyền địa phương và các cấp quản lý du lịch lập kế hoạch và phát triển du lịch. Việc

thành lập liên kết hiệu quả giữa chính quyền địa phương và các cấp quản lý du lịch có thể cải thiện năng lực cạnh tranh điểm đến trong thời gian dài.

2.3.4. Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan Yoon (2002)

Yoon (2 2) đã thiết lập cấu trúc mô hình cạnh tranh điểm đến du lịch từ các yếu tố nhằm kiểm tra thực nghiệm sự tương tác của các mối quan hệ:

(1) nhận thức tác động phát triển du lịch, (2) thái độ đối với vấn đề môi trường, (3) gắn kết địa điểm tham quan, (4) ưu tiên phát triển các yếu tố phát triển du lịch, 5) hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh điểm đến.

Phạm vi của nghiên cứu này là các điểm đến du lịch và cộng đồng ở Virginia, nơi có nhiều sản phẩm, địa điểm du lịch nhân tạo c ng như văn hóa tự nhiên.

Các nguyên tắc định hướng của nghiên cứu này là NCLT điểm đến có thể được cải thiện bằng sự kết hợp phù hợp giữa các địa điểm, nguồn lực du lịch và các chiến lược nâng cao NLCT của điểm đến.


Hình 2 3 Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan Yoon 2002 3


Hình 2.3: Mô hình cạnh tranh điểm đến từ các bên có liên quan, Yoon (2002)

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí