Tình Hình Cạnh Tranh Trên Thị Trường Viễn Thông


Viettel Mobile, S-Fone và EVN Telecom. Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là một gương mặt mới nhưng đến nay, Viettel đã đạt trên 4.5 triệu thuê bao, chiếm 13,5% thị phần trên thị trường viễn thông Việt Nam. Viettel đang là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đứng thứ hai. Sự tăng nhanh của mật độ điện thoại là nhờ có sự bùng nổ của các mạng di động. Trong 5 năm qua, khi tốc độ phát triển bình quân của thông tin di động thế giới đạt 34-35%/năm; Châu á - Thái Bình Dương – khu vực phát triển kinh tế năng động nhất đạt 39,5%, thì ở Việt Nam, tốc độ phát triển thông tin di động đã cao gấp đôi so với mức trung bình thế giới, đạt 60-65%/năm. Sự ứng dụng nhanh các công nghệ mới, sự tăng trưởng kinh tế và mức sống nhân dân, tiến trình mở cửa cạnh tranh, lộ trình giảm cước… là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ngoạn mục đó tại Việt Nam. Về số lượng, tính đến hết tháng 6/2006, tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đạt trên

11.8 triệu, tăng hơn 4 lần so với cuối năm 2003. Theo thống kê, trong năm nay, Việt Nam sẽ có gần 14 triệu thuê bao di động, và đến cuối năm 2010, con số này sẽ lên từ 36 đến 45 triệu thuê bao.


biÓu ®å møc t¨ng tr•ëng thuª bao ®iÖn tho¹i 1

(§¬n vÞ: triÖu thuª bao )

Møc t¨ng tr•ëng


5

4.5

4

3.5

3

2.5

2

1.5

1

0.5

0


0.1


0.25 0.38


0.8


1.66


2.09


4.6

1 Nguồn: http://www.nhandan.co2m0.0vn0/tin2b0a0i/1?top2=03082&su2b0=0535&a2r0ti0cl4e=722090656

2006 N¨m


Cũng theo nguồn tin từ Hot Telecom – hãng nghiên cứu của Canada cho biết, đến năm 2010, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thị trường di động sẽ đạt tới 1,5 tỷ thuê bao. Và trên tổng số 15 quốc gia khu vực này, Việt Nam được đánh giá cao bởi tiềm năng và tốc độ phát triển vượt bậc, đạt 45 triệu thuê bao di động, vượt qua cả Thái Lan (40 triệu thuê bao); Hàn Quốc (42 triệu thuê bao); Malaysia (32 triệu thuê bao); Úc (21 triệu thuê bao) và Hồng Kông (8 triệu thuê bao)… Điều này cho thấy thị trường viễn thông Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường Viễn thông


Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự mở cửa thị trường của Đảng và Nhà nước thì trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, qua đó tạo ra những thay đổi mang tính đột phá về chính sách giá cước và chi phí tiếp cận dịch vụ.

Xét trên thị trường dịch vụ thoại cố định: Có thể nói hiện nay so với các dịch vụ viễn thông khác thì dịch vụ điện thoại cố định đang là dịch vụ ít cạnh tranh nhất trên thị trường viễn thông. Trên thực tế có thể thấy, mặc dù nhu cầu sử dụng điện thoại cố định hiện vẫn rất lớn, chưa có dấu hiệu bão hoà nhưng nhiều doanh nghiệp không mặn mà cung cấp. Hiện trên thị trường có 4 doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là VNPT, Viettel, SPT và EVN Telecom nhưng trên thực tế chỉ có 3 doanh nghiệp là VNPT, Viettel và SPT triển khai dịch vụ điện thoại cố định, còn EVN Telecom triển khai dịch vụ vô tuyến cố định. Trong số 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định trên thì cũng chỉ có VNPT và Viettel phát triển dịch vụ điện thoại cố định trên phạm vi


toàn quốc, còn SPT mới chỉ cung cấp dịch vụ này trong phạm vi hẹp tại TP. Hồ Chí Minh.

Xét trên thị trường dịch vụ thoại di động đó là cuộc cạnh tranh về giá cước và các dịch vụ giá trị gia tăng mới.

Trước hết là cuộc cạnh tranh về giá cả đã diễn ra ngày càng quyết liệt và đi liền với nó là hàng loạt các chương trình khuyến mãi. Từ đầu năm 2006 đến nay, thị trường thông tin di động Việt Nam luôn sôi động. Các nhà cung cấp dịch vụ liên tục tung ra các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Khởi đầu cho cuộc cạnh tranh về giá cước đó là khi S-Fone giới thiệu dịch vụ Forever với đặc tính ưu việt hơn hẳn các dịch vụ trả trước khác, không giới hạn thời hạn gọi và thời hạn nghe, đã tạo ra nét mới trên thị trường thông tin di động và giúp cho mạng di động CDMA (Code Division Mutiple Access) này gia tăng đáng kể lượng thuê bao. Chỉ cần 100.000 đồng tài khoản và kích hoạt 1 cuộc gọi, khách hàng có thể nhận cuộc gọi không hạn chế thời gian, miễn là tài khoản còn tiền, đồng thời mạng này cũng đưa ra một cách tính cước mới rất hấp dẫn đối với thuê bao trả trước chỉ với 270 đồng/ block 6 giây. Cuộc đua khuyến mại giữa các mạng di động dường như trở nên gấp gáp hơn. Đầu tháng 3, Vinaphone và Mobiphone đã đồng loạt tổ chức các chương trình khuyến mại từ 1/3 đến 31/3, cho phép các thuê bao trả trước mới nhân đôi tài khoản khi hoà mạng. Hơn thế, Vinaphone còn tặng thêm 10% giá trị thẻ nạp cho các thuê bao nạp thêm tiền vào tài khoản, Mobiphone cũng khuyến mãi mang tính giảm cước cho khách hàng bằng cách nhân đôi tài khoản cho các bộ kit 75.000 đồng, tặng thêm 30% giá trị thẻ nạp đối với 3 thẻ nạp tiền tiếp theo. Vừa kết thúc chương trình này, MobiFone đã chuyển ngay sang chương trình “Cả nhà đều vui”, kéo dài trong suốt tháng 4/2006, với nội dung khuyến mại giảm 10% cước cuộc gọi tới các


thành viên trong nhóm có cùng hộ khẩu gia đình. Không chịu thua kém, Viettel Mobile tung ra chương trình khuyến mại “Những số 6 may mắn” bắt đầu từ 26/3 đến 26/5 với mức khuyến mãi tuyên bố là lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó, các thuê bao trả sau mới ngoài việc được giảm 60% cước hoà mạng, còn được miễn phí 6 tháng cước thuê bao. Các thuê bao trả trước mới được tặng 60% giá trị bộ hoà mạng và tặng thêm 25% giá trị của 6 thẻ nạp tiền tiếp theo. Ngoài ra, Viettel Mobile còn tổ chức bốc thăm trúng thưởng với 6 chiếc Innova J mỗi chiếc trị giá 430 triệu đồng cho tất cả các thuê bao mới.

Song hành cùng với cuộc cạnh tranh về giá là cuộc cạnh tranh về các dịch vụ gia tăng, tuy nhiên cuộc cạnh tranh này lại không dữ dội như cuộc cạnh tranh về giá cước. Điều này thể hiện rõ thông qua việc các doanh nghiệp tỏ ra không mấy gấp gáp khi tung ra các dịch vụ giá trị gia tăng. Trong khi MobiFone và Vinaphone đã công bố cung cấp dịch vụ mATM – Mobile ATM (thuê bao nếu có tài khoản tại ngân hàng ACB có thể dùng điện thoại di động để nạp tiền điện thoại, rút tiền không cần qua máy ATM, chuyển tiền,…) thì Viettel Mobile mới chính thức công bố cung cấp dịch vụ GPRS và nhắn tin MMS tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giúp thuê bao có thể tải hình ảnh màu, ảnh động, nhạc chuông đa âm về điện thoại di động, truy cập Internet, đọc e-mail, gửi và nhận tin nhắn đa phương tiện… Bước đi này được cho là khá muộn so với hai mạng di động của VNPT. Còn S-Fone thì cho biết đến ngày 1/9/2006 mới hoàn tất việc lắp đặt 24 trạm dành cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.

Như vậy có thể thấy, cạnh tranh trên thị trường viễn thông lâu nay chủ yếu là cạnh tranh bằng giá, mà chưa phải là bằng chất lượng và cách thức phục vụ. Với dịch vụ viễn thông mà cạnh tranh chủ yếu bằng giá, bằng khuyến mãi là điều không nên vì đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bất ổn trên thị trường này.


Theo các chuyên gia viễn thông thì việc tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm cước sẽ hạn chế phần nào các thuê bao rời mạng và chạy sang nhà cung cấp khác. Nhưng các chuyên gia này cũng cho biết nếu khách hàng đã sử dụng mạng di động từ 6 tháng trở lên thì khả năng rời mạng của khách hàng này là rất ít. Thêm vào đó, hiện tất cả các mạng điện thoại di động đều tính cước theo block 6s+1. Với phương thức tính cước đã gần tối ưu và giá cước cũng gần giá sàn như hiện nay, theo dự đoán trong thời gian tới, thay cho chiến lược cạnh tranh về giá, các mạng di động sẽ phải chọn con đường cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các gói cước. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhà cung cấp là phải làm sao để khách hàng thấy yên tâm về chất lượng dịch vụ. Đấy mới chính là biện pháp lâu dài và hiệu quả giúp nhà cung cấp “giữ chân” khách hàng và phát triển thuê bao.

Xét trên thị trường dịch vụ thoại cố định giá rẻ hay điện thoại qua giao thức Internet (VoIP): là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử dụng công nghệ VoIP (Voice over Internet Protocol)

Đến thời điểm này (2006), đã có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp được phép thử nghiệm dịch vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam là Công ty điện tử Viễn thông quân đội (Viettel) đã mở được tại 36 tỉnh, thành với mã gọi 178 vào tháng 10/2001. Cũng trong năm 2001, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã chính thức đưa vào cung cấp dịch vụ đường dài giá rẻ VoIP với mã gọi 171, Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) cũng đã triển khai tới 26 tỉnh, thành với mã gọi 177. Năm 2004, thêm ba doanh nghiệp mới chính thức cung cấp dịch vụ là Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) mã gọi 179 tại 25 tỉnh, thành; Công ty Viễn thông Hàng hải (Vishipel) mã gọi 175 là 8 tỉnh,


thành và Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) với mã gọi 172 ở 9 tỉnh, thành.

Theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VoIP về cơ bản là cạnh tranh về giá cước, quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và chăm sóc khách hàng. Các công ty này áp dụng mức cước thấp, các chương trình khuyến mại hấp dẫn, quảng cáo ấn tượng, tiếp thị và bán hàng tận nhà cộng với thái độ và chất lượng chăm sóc khách hàng tận tình, và đặc biệt chủ yếu tập trung vào các thị trường lớn. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của các chuyên gia, ngoài những phương thức cạnh tranh lành mạnh như áp dụng mức cước thấp, khâu tiếp thị và chăm sóc khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ VoIP tốt, hiện đã có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong cuộc chạy đua giành thị phần, thể hiện ở các hoạt động tiếp thị, sử dụng quảng cáo bằng hình thức so sánh trực tiếp, không kể một số trường hợp còn phá rào, tự động giảm cước thanh toán quốc tế VoIP xuống dưới mức sàn quy định của cơ quan quản lý Nhà nước. Điều này đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến các doanh nghiệp kinh doanh đúng luật.

Tỷ trọng VoIP quốc tế giữa các nhà khai thác năm 2005 (2):



Nhà khai thác

VNPT (171)

SPT (177)

Viettel (178)

VP

Telecom (179)

Vishipel (175)

Hanoi Telecom

(172)

Thị phần (%)

36,72

22,31

20,11

12,93

12,93

4,53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 3

Tæng s¶n l•îng ®iÖn tho¹i quèc tÕ cđa VNPT luü kÕ tõ ®Çu n¨m 2005 ®¹t kho¶ng 113.806.373 phót trong ®ã VoIP chiÕm 56,55%.



2 Nguồn tổng hợp từ Tạp chí Bưu chính Viễn thông 2006


LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO‌

1. Giai đoạn 2001 - 2005

Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn đầu của Hội nhập và Phát triển Ngành Bưu chính viễn thông. Trong giai đoạn này ngành Bưu chính Viễn thông vừa phải tiến hành hội nhập nhưng cũng vừa phải tăng tốc với việc triển khai các hợp đồng hợp tác kinh doanh với các Tập đoàn quốc tế lớn dưới dạng nước ngoài góp vốn chia lãi nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn nắm lượng vốn khống chế. Thị trường viễn thông đã xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, chuyển sang cạnh tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ, tạo lập một thị trường viễn thông sôi động. Mở cửa thị trường để thúc đẩy nội lực và phát huy nội lực để mở cửa thị trường là hai mặt của một vấn đề có quan hệ biện chứng trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Việc mở cửa thị trường viễn thông ở Việt Nam đã được thực hiện theo một lộ trình chặt chẽ, hợp lý và khoa học. Năm 1995, Viettel và SPT được thành lập cùng với sự ra đời của Tổng công ty 91 VNPT là mở màn cho sự tập dượt cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Từ 1997 đến 2003, việc cạnh tranh được tiến hành mở rộng từng bước, lúc đầu là đối với dịch vụ Internet, dịch vụ điện thoại đường dài và quốc tế sử dụng công nghệ mới (VoIP), dịch vụ chuyển phát Bưu chính và sau đó từ năm 2003 đã xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Đến nay đã có 8 doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng mạng và hơn 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Thị trường viễn thông trong nước đã được mở rộng, cụ thể là đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới không thuộc Bộ BCVT được cấp phép tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông, từ cố định, di động đến Internet, viễn thông vệ tinh. Trong năm 2005, tốc độ phát triển điện thoại của Việt Nam


đạt mức cao nhất thế giới; tốc độ phát triển Internet tuy đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới nhưng nếu xét về số người sử dụng trên 100 dân thì nước ta lại chiếm tỷ lệ cao hơn hai nước đứng đầu. Số lượng sử dụng này vượt mức trung bình của khu vực và xấp xỉ với mức của thế giới. Đến năm 2006, Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã đạt được những kết quả đột phá:

Về công nghệ, hệ thống viễn thông nước ta đang hướng tới hội nhập hoàn toàn với khu vực và thế giới. Với chủ trương đi thẳng lên công nghệ mới, tiên tiến nên hiện nay có thể khẳng định rằng công nghệ viễn thông Việt Nam đã ngang bằng với các nước trong khu vực kể cả về mạng điện thoại cố định, điện thoại di động và Internet.

Về giá cước, tính đến thời điểm này, phần lớn giá cước các dịch vụ viễn thông của Việt Nam đã ngang bằng với nhiều nước trong khu vực và theo xu hướng tất yếu thì giá cước sẽ còn tiếp tục giảm. Người dân được tiếp cận với các dịch vụ mới và doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.

Về lĩnh vực hợp tác liên doanh, tính đến nay Việt Nam đã ký kết hợp tác với tất cả các nước ASEAN trong lĩnh vực Telmin, Telscom và CSS. Trong khối APEC, đã xây dựng và thực hiện IAP theo hướng minh bạch hoá, đã triển khai MRA và hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập. Đối với Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ: đã cam kết thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông, cho phép thành lập liên doanh (vốn Mỹ <= 50%), cung cấp dịch vụ gia tăng Internet (từ 12/2004), cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản (vốn Mỹ <= 49%) vào 10/12/2005, và cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ thoại (vốn Mỹ <=49%) vào 10/12/2007. Theo như dự kiến các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của ngành vào năm 2010 ít nhất tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua ngành Bưu chính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022