Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 2


của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng cao, chiếm 55,5% số thuê bao Internet, 25% tổng số thuê bao điện thoại và 60% lưu lượng dịch vụ điện thoại quốc tế. Công nghệ mới đã được các doanh nghiệp chú trọng triển khai, các loại hình dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú như: dịch vụ điện thoại giá rẻ trả trước (1717), điện thoại vô tuyến nội thị Cityphone, ADSL, MMS (Multimedia Message Service – Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện), Mega VNN, điện thoại Internet, WIIFI@Vnn đã giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn và ngày càng có nhiều tiện ích hơn. Giá cước viễn thông quốc tế và điện thoại di động đã liên tục giảm do thực hiện lộ trình giảm cước viễn thông của Chính phủ và cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các nhà cung cấp còn tăng cường các dịch vụ tiện ích và không ngừng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cũng đã góp phần gia tăng số thuê bao điện thoại và nâng cao hiệu quả sử dụng.

Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó còn đem lại cả những tác động tiêu cực. Điều này được thể hiện ngay trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: vì mục đích tồn tại và phát triển, nhiều khi các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua các lợi ích của xã hội, cộng đồng. Cạnh tranh cũng là quy luật đào thải: doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì sẽ tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào yếu kém thì sẽ phá sản và không còn chỗ đứng trên thị trường. Quy luật khắc nghiệt này của cạnh tranh đã dẫn tới việc để đảm bảo lợi ích sống còn của mình, doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp thậm chí cả những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để đạt được mục đích đó; và điều này tất yếu làm nảy sinh những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp, và các vấn đề xã hội như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị huỷ hoại… Chính vì vậy, để đảm bảo cho môi trường cạnh tranh luôn lành mạnh và phát huy được


những tác động tích cực của nó, Nhà nước cần tạo ra một môi trường hành lang pháp lý phù hợp và ổn định để các doanh nghiệp có thể phát huy được khả năng cạnh tranh của mình đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực của cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế.

2. Năng lực cạnh tranh


2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh


Để hiểu đầy đủ nội hàm của khái niệm năng lực cạnh tranh thì cần phải tiếp cận ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô có năng lực cạnh tranh quốc gia, ở cấp độ vi mô có năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và của sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng nâng cao mức sống một cách nhanh chóng và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định, được đo lường bằng mức độ thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người qua các năm. Theo cách tiếp cận này thì trình độ và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả những gì mà doanh nghiệp có thể sử dụng để cạnh tranh trong việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực của doanh nghiệp không phải chỉ là những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy được như công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ, dây truyền sản xuất, đội ngũ cán bộ công nhân viên… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn có cả những yếu tố vô hình nữa. Các yếu tố vô hình này có thể là dịch vụ khách hàng, thái độ của đội ngũ bán hàng, khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp sau mỗi lần giao dịch… Chẳng hạn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 2


không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ chuyển phát nhanh EMS (Express Mail Service), dịch vụ thoại,… mà còn cung cấp cả kinh nghiệm kinh doanh, cung cấp cả uy tín của công ty, cung cấp cả đội ngũ bán hàng đầy kinh nghiệm… Năng lực cạnh tranh của VNPT là kinh nghiệm kinh doanh, uy tín với khách hàng, vị trí địa lý, thương hiệu sản phẩm dịch vụ, mạng lưới, con người, công nghệ, thị phần,…

Năng lực cạnh tranh của hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt và tính hơn hẳn của nó so với các hàng hoá dịch vụ khác về định tính và định lượng như: chất lượng hàng hoá dịch vụ, kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá, môi trường thương mại, mức độ giao dịch và uy tín của hàng hoá dịch vụ trên thị trường, sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách thương mại và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành và giá cả sản xuất. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị trường rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hàng hoá dịch vụ có thể chiếm lĩnh khách hàng của các hàng hoá và dịch vụ hiện có trên thị trường. Nếu giá cả, chất lượng và chủng loại hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp có ưu thế hơn thì thị trường sẽ có nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp đó và hàng hoá dịch vụ họ sẽ được tiêu thụ tốt hơn so với hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiêp khác.

Cạnh tranh giữa các hàng hoá dịch vụ trên thị trường là quá trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường cụ thể trong một thời gian nhất định.

Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia có mối quan hệ hữu cơ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh


của hàng hoá dịch vụ bởi những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như uy tín doanh nghiệp, nguồn vốn, văn hóa doanh nghiệp, trình độ nhân lực, năng lực quản lý và lãnh đạo… có tác động trực tiếp đến giá cả, chất lượng mẫu mã… của hàng hoá dịch vụ. Đồng thời sự đua tranh giữa những người sản xuất, nhà cung cấp trong nước và quốc tế để chiếm ưu thế bằng cách đổi mới và ứng dụng công nghệ mới và trình độ chuyên môn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của hàng hoá dịch vụ. Ngược lại, năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ chiếm ưu thế hơn những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất kém hiệu quả hơn do dó sẽ có cơ hội tiêu thụ được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn các doanh nghiệp khác.

Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia hay một nền kinh tế nếu có khả năng cạnh tranh tốt thì sẽ giúp các doanh nghiệp tạo dựng được một năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh quốc gia là nguồn hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, khi các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì sẽ góp phần vào nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó, nó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường dựa trên các tiêu chí sau:

Thứ nhất là khả năng duy trì và mở rộng thị phần. Có ý kiến cho rằng, thị phần biểu hiện rõ nét nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên


thực tế, trong một thời kỳ cụ thể thì thị phần của doanh nghiệp chủ yếu thể hiện vị thế của doanh nghiệp hơn là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dưới góc độ là dựa vào thị phần thì cần nghiên cứu sự biến đổi của thị phần trong các thời kỳ khác nhau.

Thứ hai là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, hiệu quả kinh doanh được xác định bằng cách tính toán cần một lượng đầu vào là bao nhiêu để sản xuất ra một lượng đầu ra cho trước. Người ta còn gọi tiêu chí này là năng suất. Khi doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, năng suất càng cao thì cần càng ít đầu vào để sản xuất ra một mức đầu ra cho trước, do đó, chi phí càng thấp. Nói cách khác, khi đó doanh nghiệp có lợi thế về chi phí thấp so với đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba là khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Đổi mới bao gồm sự cải tiến hoặc sáng tạo mới các sản phẩm, quá trình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất - kinh doanh và các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thực hiện. Do đó, đổi mới thể hiện tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp thích ứng với các điều kiện môi trường kinh doanh, nếu thành công thì doanh nghiệp sẽ tạo cho mình những điểm độc đáo mà doanh nghiệp khác không có và làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hơn.

Thứ tư là năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để đánh giá xem một sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay không cần dựa trên nhiều yếu tố xong trước hết phải dựa vào chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm không chỉ được thể hiện khi sản phẩm được đưa vào sử dụng mà còn thể hiện ở ngay trong các khâu tạo ra sản phẩm đó. Khi các khâu tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng thì sẽ nâng cao hiệu quả, giảm tỷ lệ sai hỏng, giảm thời gian sửa chữa, khắc phục… Đối với sản phẩm - dịch vụ Bưu chính Viễn thông thì điều này đặc


biệt quan trọng bởi vì đây là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt, quá trình sản xuất và tiêu dùng là một, do đó nếu khâu sản xuất không được đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến chất lượng của sản phẩm – dịch vụ và hơn nữa là cùng lúc có thể gây ảnh hưởng cho nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện ở giá cả sản phẩm, uy tín sản phẩm và một số yếu tố khác nữa. Ngoài ra, tính đa dạng của sản phẩm – dịch vụ cũng góp phần tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm – dịch vụ càng đa dạng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng cao.

Thứ năm là khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình kinh doanh. Tiêu chí này được nhìn nhận trên các khía cạnh sau:

- Khả năng tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin hữu ích phục vụ quá trình ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều loại thông tin mà doanh nghiệp cần: thông tin về khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, thông tin về công nghệ mới, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về hành lang pháp lý… Doanh nghiệp cần luôn cập nhật với các thông tin này để đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác.

- Khả năng tiếp cận, tuyển dụng và sử dụng được các nguồn lực có trình độ bên ngoài thị trường đặc biệt của đối thủ cạnh tranh.

- Khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất và sử dụng với hiệu suất cao. Doanh nghiệp nào có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trong việc tiếp cận với các nhà cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng và giá cả hợp lý thì không những giúp giảm giá thành sản phẩm mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.


- Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Năng lực tài chính được thể hiện thông qua quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn tài chính bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ các mục tiêu kinh doanh, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ sáu là khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhu cầu liên kết là một xu hướng tất yếu của một doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã lớn mạnh ở một mức độ nhất định và muốn tăng khả năng cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có ít khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác thì không những doanh nghiệp đó đánh mất cơ hội của chính mình mà còn có thể chịu những đe doạ lớn hơn từ các đối thủ cạnh tranh.

Thứ bảy là thương hiệu của doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ, giá cả có thể là những vũ khí sắc bén của doanh nghiệp, nhưng một chiến lựơc thương hiệu hoàn chỉnh sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp trở nên hơn hẳn so với những đối thủ còn lại. Nếu có một hình ảnh đủ hấp dẫn và khác biệt doanh nghiệp có thể gọi nó là một thương hiệu mạnh. Một cái tên hay một biểu trưng quen thuộc không đủ để tạo thành một thương hiệu mạnh. Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là việc lôi kéo nhận thức và mong muốn của khách hàng về mình, mà nó còn là việc tạo lập một hệ thống bao gồm sự kết hợp giữa sự cam kết và thiết lập hình tượng trong nhận thức khách hàng cùng với việc chuyển tải và thực hiện sự cam kết đó. Như vậy có thể định nghĩa thương hiệu là một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận thức của khách hàng, hay đem đến cho họ những lợi ích đặc biệt khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi một công ty. Ví dụ, hình ảnh về chuyến du lịch đến Paris thường được mang theo hình ảnh một kỳ nghỉ lãng


mạn. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng một thương hiệu sẽ chỉ thật sự là thương hiệu khi nó tồn tại ở mọi nơi xung quanh người tiêu dùng, chứ không phải trong suy nghĩ của họ. Trong môi trường cạnh tranh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Đó là lý do tại sao một chiến lược thương hiệu tốt đóng vai trò là đường hướng giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn đối thủ cạnh tranh dưới mắt người tiêu dùng. Và hầu như sự ưa chuộng chỉ có thể đạt được nhờ yếu tố khác biệt hoá, mang lại cho khách hàng những lợi ích mà đối thủ doanh nghiệp không làm được. Bằng việc khác biệt hoá, doanh nghiệp đã đem đến cho khách hàng những lý do để có thể quyết định mua hàng của doanh nghiệp nhiều hơn.‌

ii. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

1. Vài nét khái quát về thị trường Viễn thông Việt Nam


Hiện nay, thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông và CNTT trong đó có 6 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động là VNPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Saigon Telecom, S-Fone và 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Tính đến nay, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đạt khoảng 20,44 triệu, tương ứng với mật độ khoảng 24,42 máy/100 dân. Trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang quản lý và khai thác trên 15,2 triệu thuê bao điện thoại, chiếm gần 94% thị phần Việt Nam; sản lượng điện thoại quốc tế đạt trên 61% thị phần. Với thị phần như hiện nay thì VNPT đang là nhà khai thác các dịch vụ viễn thông lớn nhất trong cả nước. Hai mạng di động MobiFone và Vinaphone của VNPT chiếm thị phần lớn nhất với trên 8 triệu khách hàng, còn lại thuộc về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022