Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

KHI GIA NHẬP WTO


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thuỳ Dương Lớp : A8

Khoá : 41C

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO - 1

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Hoàng Xuân Bình


HÀ NỘI, THÁNG 11/2006


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3

1. Cạnh tranh 3

Khái niệm cạnh tranh 3

Tác động của cạnh tranh 3

2. Năng lực cạnh tranh 6

Khái niệm năng lực cạnh tranh 6

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 12

1. Vài nét khái quát về thị trường viễn thông Việt Nam 12

2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường viễn thông 14

III. LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 18

1. Giai đoạn 2001-2005 18

2. Giai đoạn 2006-2010 20

Chương II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 22

I. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)

1. Quá trình hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 22

2. Mô hình tổ chức của VNPT 24

3. Nhiệm vụ và mục tiêu của VNPT 25

Nhiệm vụ 25

Mục tiêu 27

II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT 28

1. Hiệu quả kinh doanh 28

2. Phân tích NLCT một số dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT 31

Dịch vụ thoại cố định 31

Dịch vụ thoại di động 33

Dịch vụ thoại VoIP 38

Dịch vụ Internet 39

3. Thương hiệu 44

4. Khả năng tiếp cận và khai thác các nguồn lực 46

Nguồn nhân lực 46

Trình độ công nghệ 51

Quản lý, sử dụng vốn đầu tư 52

5. Khả năng liên doanh liên kết của VNPT 53

III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO 56

1. Cơ hội 56

2. Thách thức 57

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO 59

I. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 59

1. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển viễn thông ở Ấn Độ 59

2. Kinh nghiệm về phát triển công nghệ thông tin và chính sách viễn thông của Nhật Bản 63

3. Một số nhận xét rút ra từ các bài học kinh nghiệm về phát triển viễn thông có thể vận dụng vào Việt Nam 65

II. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ 66

1. Quyết tâm thực hiện các chiến lược đã đề ra 66

2. Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về BCVT & CNTT 67

3. Nâng cao năng lực 68

4. Huy động nguồn vốn trong và ngoài nước 69

Vốn huy động trong nước 69

Vốn huy động ngoài nước 69

5. Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam 69

6. Phát triển thị trường BCVT & CNTT và nội dung thông tin 70

7. Phát triển nguồn nhân lực cho BCVT & CNTT 71

8. Giải pháp nghiên cứu triển khai 71

III. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 72

1. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông 72

Nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ viễn thông 72

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ đúng mục tiêu 73

Xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng 75

2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống giá cước 78

3. Giải pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ 79

4. Giải pháp về tài chính 82

5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 83

6. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế 84

KẾT LUẬN 86

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh chúng ta đang tiến rất gần đến cánh cửa WTO, vấn đề chuẩn bị cạnh tranh để hội nhập và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là hết sức cấp thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông – một lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, một công cụ phục vụ đắc lực cho việc quản lý, điều hành nhà nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân đồng thời là một lĩnh vực kinh doanh có lãi. Khi gia nhập WTO, chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ, thị trường trong nước sẽ xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài dẫn tới cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong đó có Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Dịch vụ viễn thông là loại hình dịch vụ rất đa dạng và phong phú và do khuôn khổ hạn chế nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài không thể nghiên cứu tất cả các vấn để liên quan tới các dịch vụ viễn thông mà tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông quan trọng của VNPT từ năm 2000 đến nay và triển vọng đến năm 2010.

Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp đánh giá dựa trên yếu tố cung và cầu; bao gồm các chỉ số như doanh thu, cước phí, thị phần, chất lượng dịch vụ, tình hình tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích để xử lý các số liệu, những

chỉ số so sánh quốc tế, bao gồm phân tích và so sánh chính sách, hoạt động, cước phí, chất lượng và công nghệ cũng như phân tích chỉ số công nghệ thông tin viễn thông, chỉ số mức độ chuẩn thiết bị hệ thống mạng.

Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và bối cảnh thị trường viễn thông Việt Nam trước khi gia nhập WTO

- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO

Cuối cùng, để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn những kiến thức quý báu mà các thầy cô ở trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt Khoa Kinh tế Ngoại Thương đã truyền thụ cho em. Bên cạnh đó, em cũng xin được cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Xuân Bình – Giáo viên hướng dẫn, đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này. Đây là một nội dung nghiên cứu mới không tránh khỏi cách nhìn chủ quan và chắc chắn còn thiếu sót, em mong muốn và trân trọng những ý kiến của các thầy cô và bạn bè để hoàn thiện bản luận văn này./

Hà Nội, tháng 11/2006


Chương I‌‌


LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH


1. Cạnh tranh


Khái niệm cạnh tranh


Cạnh tranh là một quy luật tất yếu và phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Một mặt cạnh tranh giúp các doanh nghiệp phát triển bởi để tồn tại thì các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, cạnh tranh cũng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng do họ có cơ hội được tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao, giá cả thấp và họ cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Cạnh tranh, do đó là động lực để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho phát triển.

Vậy cạnh tranh là gì? Cạnh tranh chính là quá trình ghanh đua giữa ít nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực và những ưu thế về sản phẩm hay khách hàng về phía mình để đạt được lợi ích tối đa, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tác động của cạnh tranh


Cạnh tranh chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nó có những tác động tích cực nhất định đến thị trường: thứ nhất cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh


giữa cung và cầu, thứ hai là cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu; thứ ba cạnh tranh khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; thứ tư là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và thứ năm là thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp, các nhà sản xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh với mục tiêu trước tiên và sau cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng người tiêu dùng có quyền lựa chọn những gì mà mình thích, những thứ mà họ cho là tốt nhất, phù hợp nhất. Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục với giá cả, buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất, chất lượng tốt nhất, công nghệ phù hợp nhất.

Đối với nền kinh tế xã hội: cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất có chi phí thấp nhất. Đó cũng chính là quy luật: Cạnh tranh là động lực, là bàn tay vô hình của thị trường (Adam Smith). Vì vậy, cạnh tranh tạo sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên vốn ngày càng bị hạn chế. Ngoài ra, cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hài hoà, hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội.

Thực tế đã cho thấy nhờ có cạnh tranh lành mạnh nên thị trường viễn thông Việt Nam thực sự sôi động. Thị phần một số loại viễn thông và Internet

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí