Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 4



Trong “Báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể” (1997) [93] đw định nghĩa năng lực cạnh tranh của một quốc gia là “năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế vững bền tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”.

Theo báo cáo hàng năm về “Năng lực Cạnh tranh của Châu Âu” (2006)

[58] “năng lực cạnh tranh được hiểu là mức sống cao và ngày càng tăng của một quốc gia hay một nhóm quốc gia với mức thất nghiệp không tự nguyện thấp nhất có thể và dựa trên sự ổn định của các yếu tố cơ bản”.

Các chủ thể kinh tế ở đây là các quốc gia do vậy đều quan tâm đến các vấn

đề kinh tế-xw hội trên cơ sở tận dụng những điều kiện trong nước và quốc tế. Tuy nhiên chủ thể liên quan trực tiếp đến cạnh tranh quốc tế là các doanh nghiệp.

Cạnh tranh ở cấp độ ngành

Theo Van Duren (1991) [88, 4] cạnh tranh ở cấp độ ngành là “năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong và ngoài nước”

Ash, K., Brink, L.(1992) [36] cho rằng “một ngành được coi là có tính cạnh tranh khi ngành này có khả năng tạo lên lợi nhuận và tiếp tục duy trì

được thị phần trên thị trường trong nước và quốc tế”.

Theo quan niệm cạnh tranh dựa trên yếu tố năng suất toàn bộ, một ngành công nghiệp được coi là cạnh tranh khi mức độ yếu tố năng suất toàn bộ bằng hoặc cao hơn mức nào đó của đối thủ cạnh tranh. Yếu tố này quan tâm đến hiệu quả sản xuất trong việc sử dụng yếu tố đầu vào của vốn và lao động để tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần tăng cạnh tranh của ngành.

Cũng như cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, các quan niệm và cách tính toán về cạnh tranh có thể khác nhau nhưng kết quả cuối cùng là ngành đứng vững trên thị trường dựa trên các yếu tố như hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh, sử dụng công nghệ tiên tiến.

Cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm

Có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, tuy nhiên đều có điểm chung là nghiên cứu cạnh tranh ở cấp độ vi mô.



Theo Keinosuke Ono và Tatsuyuki (2001) [59] sản phẩm cạnh tranh tốt là “sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm”.

Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003) [25] cho rằng “sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem lại giá trị tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh không phải mang tính chất nhất thời mà là một quá trình liên tục”.

Từ nhận thức về căn cứ nội dung và mục đích phân loại cạnh tranh được trình bày ở trên, xuất phát từ mục đích nghiên cứu của luận án là tìm những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam, tác giả cho rằng:“năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam là năng lực cạnh tranh về các sản phẩm giấy do các doanh nghiệp trong ngành giấy Việt Nam sản xuất với các doanh nghiệp sản xuất giấy cùng loại của nước ngoài và cùng tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước. Nếu căn cứ vào phạm vi l*nh thổ thì cạnh tranh ngành giấy Việt Nam là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của Việt Nam với các doanh nghiệp của ngành giấy ngoài l*nh thổ cùng sản xuất và cùng tiêu thụ sản phẩm đó trên một thị trường. Cuộc đấu tranh này không những chỉ chịu sự tác động của thị trường hoạt động trên phạm vi quốc gia mà còn chịu sự tác động của thị trường quốc tế, đồng thời không chỉ chịu sự tác động của cơ chế chính sách của một quốc gia mà còn chịu sự chi phối của luật pháp và các thông lệ quốc tế”.

1.1.2 Năng lực cạnh tranh của ngành

1.1.2.1 Năng lực cạnh tranh

Các thuật ngữ như ‘năng lực cạnh tranh’, ‘sức cạnh tranh’, ‘khả năng cạnh tranh’ được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên trong tiếng Anh, cả ba thuật ngữ trên đều được dùng là ‘competitiveness’. Có nhiều cách sử dụng thuật ngữ như vậy do chưa có một định nghĩa, cách đo lường và phân tích năng lực cạnh


tranh ở cấp quốc gia, ngành/doanh nghiệp hay sản phẩm thống nhất. Nguyên nhân cơ bản là có nhiều cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh như:

M. Porter [73] cho rằng “năng lực cạnh tranh chỉ có nghĩa khi xem xét ở cấp độ quốc gia là năng suất”.

Theo Krugman (1994) [62] thì “năng lực cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới cận dưới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì hiện tại hoặc sau này sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản”.

Nguyễn Văn Thanh (2003) [24, 39-48] cho rằng “năng lực cạnh tranh là khả năng của một công ty tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm nảy sinh các thị trường mới”.

Năng lực cạnh tranh về cơ bản là một khái niệm ở mức công ty. Một công ty có năng lực cạnh tranh nếu có thể sản xuất các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh ở trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khả năng của nó để bồi hoàn cho người lao động, tạo thu nhập cao cho các chủ sở hữu.

Năng lực cạnh tranh là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với các

đối thủ cạnh tranh khác trong việc thoả mwn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

để thu được lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các yếu tố như công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp... một cách riêng biệt mà cần

đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một sản phẩm, lĩnh vực và thị trường. Nếu những điểm mạnh, điểm yếu bên trong của doanh nghiệp không được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ không có giá trị. Trên cơ sở các so sánh và đánh giá đó, để tạo năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo


lập được lợi thế so sánh so với đối thủ. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể

đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có thể thoả mwn đầy đủ những yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và hạn chế về mặt khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy những điểm mạnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng [17, 2-11].

1.1.2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành

* Ngành sản xuất

Được hiểu là tập hợp nhiều doanh nghiệp sản xuất mà hoạt động sản xuất chủ yếu có những đặc trưng kinh tế-kỹ thuật sản xuất giống nhau hoặc tương tự nhau thể hiện qua:

- Cùng áp dụng một phương pháp công nghệ hoặc công nghệ tương tự cơ-lý, hoá, sinh học để sản xuất ra sản phẩm.

- Sản phẩm được sản xuất từ một loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại

- Sản phẩm đầu ra có cùng công dụng cụ thể giống nhau hoặc công dụng cùng loại.

Cách phân loại này lấy doanh nghiệp làm đối tượng phân loại căn cứ vào một, hai hoặc ba đặc trưng trên của quá trình sản xuất.

Ngành là đơn vị căn bản để phân tích năng lực cạnh tranh. Theo Porter, một ngành (sản phẩm hay dịch vụ) là một nhóm doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm hay dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với nhau. Phân biệt rõ về mặt chiến lược, một ngành bao gồm các sản phẩm hay dịch vụ có các lợi thế cạnh tranh như nhau.

Như vậy, ngành giấy có thể được hiểu là một ngành sản xuất thuộc lĩnh vực hoạt động công nghiệp, tập hợp một số doanh nghiệp mà các doanh nghiệp đó có quá trình sản xuất chính giống nhau hoặc tương tự nhau, sản xuất sản phẩm đầu ra là giấy. Sản phẩm giấy được thực hiện qua hai công

đoạn chủ yếu: công đoạn sản xuất bột giấy và công đoạn sản xuất giấy thành


phẩm. Về hình thức tổ chức sản xuất trong ngành giấy có hai loại hình doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp liên hợp giấy và các doanh nghiệp bột giấy hoặc giấy độc lập. Đối với các doanh nghiệp liên hợp thì giấy là sản phẩm cuối cùng được thực hiện thông qua hai công đoạn là sản xuất bột giấy bằng phương pháp cơ, hoá hoặc kết hợp cả hai phương pháp, sau đó sản phẩm cuối cùng là giấy. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất bột giấy hoặc giấy độc lập thì bột giấy là sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp sản xuất bột giấy và giấy là sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp sản xuất giấy.

Có rất nhiều cách để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành, trong luận

án tác giả trình bày ba quan điểm được coi là phù hợp khi phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ ngành. Đó là quan điểm quản trị chiến lược của M. Porter, quan điểm tân cổ điển và quan điểm tổng hợp.

* Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm quản trị chiến lược

- Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dựa theo phân tích cấu trúc Quan điểm quản trị chiến lược được M. Porter trình bày trong các công

trình vào năm 1980 và 1990b [72] [73]. Porter đw xây dựng mô hình ‘khối kim cương’ trong phân tích cạnh tranh quốc gia dựa trên nền tảng của việc phân tích cấu trúc. Theo cách tiếp cận này, ngành có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước dựa vào năm nhân tố: (1) sự thâm nhập ngành của các công ty mới; (2) các sản phẩm hay dịch vụ thay thế; (3) vị thế của các nhà cung ứng; (4) vị thế của người mua; (5) sự tranh đua của các công ty hiện đang cạnh tranh. Phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúc

được đánh giá là có ưu thế trong nghiên cứu tình huống và trong nhận thức

động thái ngành.

Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành chính là việc phân tích và

đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của ngành đó. Môi trường kinh doanh của ngành bao gồm tổng thể các yếu tố thuộc điều kiện khách


quan và chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành.

Các nhân tố của môi trường cạnh tranh bao gồm các nhân tố về môi trường vĩ mô, các nhân tố về môi trường ngành và các nhân tố bên trong. Môi trường ngành là môi trường phức tạp nhất và có ảnh hưởng nhiều đến cạnh tranh. Khác với môi trường vĩ mô, môi trường ngành không được tổng hợp từ những qui định, qui luật mà nó mang tính thời điểm.

Tuy nhiên, trên thực tế, rất khó để có được hết những thông tin cần thiết và việc phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược thường bị đánh giá là thiếu những giả thiết có thể kiểm định được về mặt thống kê và khó dự báo về lượng những tác động của các chính sách của chính phủ đến năng lực cạnh tranh của ngành.

- Lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực riêng biệt

Từ đầu những năm 1990, quan điểm quản trị chiến lược có bước phát triển mới với lý thuyết lợi thế cạnh tranh dựa trên các nguồn lực (hữu hình và vô hình) [90]. Cơ sở của lý thuyết này là việc thừa nhận ngành trong một chiến lược thích hợp có thể sử dụng các nguồn lực của mình để thu được lợi nhuận cao hơn mức bình thường trên thị trường trong một thời gian dài. Nguồn lực của ngành gồm các nguồn vốn tài sản, vốn tài chính, vốn con người, tri thức, thông tin, các tài sản vô hình (như thương hiệu và địa vị thị trường), các quá trình ra quyết định và hệ thống phối hợp. Tuy nhiên, không phải mọi nguồn lực đều tạo ra lợi nhuận cao hơn, nhất là các nguồn lực mà các đối thủ cạnh tranh cũng

đang sử dụng. Theo lý thuyết này, lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực “riêng biệt” được duy trì nhờ bốn đặc trưng: (1) Nguồn lực phải thực giá trị, tức là

đóng góp tích cực cho việc khai thác vị thế của ngành trên thị trường. (2) Nguồn lực phải hiếm hoi, các đối thủ cạnh tranh không thể có được một cách rộng rwi. (3) Nguồn lực phải có tính khó bắt chước hay mô phỏng. (4) Nguồn lực không dễ bị thay thế bởi nguồn lực khác. Tóm lại, lợi thế cạnh tranh, mục


tiêu của quản trị chiến lược, đòi hỏi các nguồn lực của ngành phải khác biệt, rất khó lưu chuyển và bắt chước.

* Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành dựa trên quan điểm tân cổ điển

Quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống xem xét lợi thế cạnh tranh hay năng lực cạnh tranh đối với một sản phẩm qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất so với đối thủ nước ngoài. Các chỉ số được sử dụng như giá thành sản phẩm so với đối thủ, năng suất (như năng suất tổng hợp các nhân tố), hoặc chi phí nguồn lực trong nước. Các chỉ số này thường được xem xét cùng với tỷ giá hối đoái và các biện pháp bảo hộ.

Đánh giá năng lực cạnh tranh theo quan điểm tân cổ điển có phần phiến diện do ít sử dụng phân tích động thái và việc đo lường chi phí và nhất là năng suất (như năng suất tổng hợp các nhân tố-TFP) phải dựa trên những giả thiết không thật phù hợp với thực tế.

* Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm tổng hợp

Theo quan điểm tổng hợp, năng lực cạnh tranh của một ngành là năng lực duy trì được lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước. Có bảy nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành như năng suất, công nghệ, sản phẩm, yếu tố đầu vào và chi phí, mức độ tập trung, các điều kiện về cầu và

độ liên kết [88]. Việc phân tích về mặt định lượng, định tính có thể cho biết những lợi thế và yếu tố nào do ngành kiểm soát nhằm tăng năng lực cạnh tranh và yếu tố nào từ phía chính phủ nhằm tạo điều kiện cho các chiến lược kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.

Quan điểm tổng hợp kết hợp các quan điểm quản trị chiến lược, tân cổ

điển và kinh tế học về tổ chức công nghiệp, có thể giúp đo lường năng lực cạnh tranh, đồng thời chỉ ra những nhân tố thúc đẩy hay cản trở năng lực cạnh tranh. Hình 1.1 là tập hợp các chỉ tiêu và nhân tố có thể áp dụng cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm tổng hợp:


Các chỉ số đo năng lực cạnh tranh của ngành


Lợi nhuận

Thị phần

Các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành


Năng

suÊt

Công nghệ

Sản

phÈm

Đầu vào và chi

phÝ

Mức độ

tập trung

Các điều

kiện về cầu

Độ liên kết

- Lao

- Chi phÝ

- ChÊt

- Giá cả đầu

4 công ty

- Độ lớn thị

- Vị thế người

động

cho R&D

l−ỵng

vào chủ yếu

lín nhÊt

tr−êng

cung ứng

- TFP

- Cấp độ

- Sự khác

- HƯ sè chi phÝ


- Đa dạng

- Vị thế người


- Thay đổi

biệt

các nguồn lực



mua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 4

Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành


Kiểm soát bởi công ty

Kiểm soát bởi

chÝnh phđ

Kiểm soát được

phần nào

Không kiểm

soát được

- Chiến lược

- Môi trường kinh doanh

- Giá đầu vào

- Môi trường tự

- Sản phẩm

(thuế, lwi suất, tỷ giá)

- Các điều kiện về

nhiên

- Công nghệ

- Chính sách nghiên cứu

cầu


- Đào tạo

và phát triển

- Môi trường


- Nghiên cứu và phát triển

- Đào tạo và giáo dục

thương mại quốc tế


- Chi phÝ

- Liên kết



- Liên kết





Hình 1.1: Khung khổ đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành

Xét tổng thể, cách phân tích theo quan điểm tổng hợp cho phép trả lời ba câu hỏi khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một ngành: (1) Ngành có năng lực cạnh tranh như thế nào? (2) Những nhân tố nào có tác động tích cực hay tác động tiêu cực tới năng lực cạnh tranh của ngành? (3) Những tiêu chí nào cần có để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, những chính sách và công cụ nào đáp ứng được các tiêu chí đó?

Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm tổng hợp thể hiện đầy đủ cả những phân tích định tính và định lượng cũng như những quan sát tĩnh và động. Tuy nhiên rất khó để có thể áp dụng tất cả các yêu cầu trên trong một luận án do cần phải có nguồn số liệu đầy đủ cũng như các thông tin chính xác tại từng thời điểm.

Tổng hợp và trình bày nội dung khái niệm năng lực cạnh tranh, phân tích năng lực cạnh tranh dựa trên những quan điểm, phương pháp khác nhau ở trên,

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 05/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí