Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Du Lịch‌



năm 2005, thu hút 16,4 triệu lượt, tăng gấp rưỡi năm 2000. Năm 1999, thu nhập từ du đạt 12,3 tỷ Ringit, đến năm 2004, đạt 48,5 tỷ Ringit, tăng gần gấp 4 lần năm 1999. Có thể nói, Du lịch là ngành mang lại ngoại tệ nhiều thứ hai cho Malaysia, chỉ sau công nghiệp.

Có được kết quả trên là do Malaysia chú trọng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút khách du lịch. Bộ Du lịch Malaysia là cơ quan thực thi chính sách du lịch quốc gia với nhiệm vụ nâng cao hình ảnh quốc gia và tạo lập Malaysia như một điểm đến du lịch quốc tế. Malaysia đã đặt 39 văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài, trong đó ở Việt Nam có hai văn phòng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, Malaysia đã miễn thị thực đơn phương cho công dân khoảng 40 nước.

Malaysia đặc biệt chú trọng tới phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, coi đây là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh. Malaysia tiếp thị hình ảnh du lịch đất nước qua logo và khẩu hiệu đầy ấn tượng “Malaysia-Truly Asia” (Malaysia-châu Á đích thực). Khẩu hiệu trên đã trở nên quen thuộc trên thị trường du lịch thế giới và thực sự gây ấn tượng với du khách. Họ tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch với mục tiêu xây dựng kế hoạch phát triển và lập kế hoạch tiếp thị, quảng cáo có hiệu quả hơn. Đồng thời, Malaysia cũng chú trọng xúc tiến du lịch trong nước thông qua các chương trình nâng cao ý thức công chúng. Để tăng mức chi tiêu của khách du lịch, ngành Du lịch và tiêu dùng nội địa Malaysia đã cùng phối hợp thực thi các biện pháp kích thích khách du lịch mua sắm. Lễ hội “Mega Sale” (siêu giảm giá) là một trong những biện pháp này. Lễ hội này được tổ chức vào dịp hè hàng năm, kéo dài gần 3 tháng, từ 1999 đến nay. Suốt dịp lễ hội, hàng loạt trung tâm thương mại lớn đồng loạt giảm giá từ 20-80% đối với tất cả các loại hàng, từ hàng sản xuất trong nước đến hàng nhập khẩu, từ hàng hiệu tới hàng bình dân. Nhiều loại hàng hoá được miễn thuế khi mang ra khỏi cửa khẩu. Với chính sách trên, lễ hội này đã trở thành sự kiện chính thu hút hàng triệu lượt khách quốc tế hàng năm, mang lại nguồn thu lớn cho ngành Du lịch và thương mại

của nước này.

Trong những năm gần đây, Malaysia rất chú trọng tới phát triển loại hình du lịch MICE (Gặp gỡ, khích lệ, Hội nghị và triển lãm) và đang tập trung mọi nỗ lực



để quảng bá đất nước này trở thành một trung tâm du lịch MICE của khu vực. Đồng thời, nước này đang tiến hành xây dựng hàng loạt trung tâm thương mại và trung tâm hội nghị quốc tế lớn để thực hiện bằng được mục tiêu trên trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Để tiếp tục khẳng định vị trí là điểm đến đứng đầu trong khu vực, hiện nay Malaysia đang phát động chiến dịch quảng bá Năm du lịch Malaysia 2007 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày quốc khánh Malaysia. Mục tiêu của Năm du lịch này là xây dựng và tiếp thị mạnh mẽ Malaysia như một điểm đến du lịch quốc tế chính; tăng khách du lịch nước ngoài đến Malaysia; khuyến khích du khách lưu lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn; Thông dụng hoá và xúc tiến các hoạt động liên quan đến du lịch, các chương trình và sự kiện cho thấy sự độc đáo của Malaysia như một điểm đến du lịch và kích thích tăng trưởng du lịch nội địa. Đích thân Bộ trưởng Du lịch Malaysia công du tới các nước, trong đó có Việt Nam để giới thiệu, quảng bá về sự kiện này. Chiến dịch này được thực hiện thành công sẽ tạo cho Malaysia vị thế cạnh tranh cao trong việc thu hút khách quốc tế, tiếp tục giữ vững là nước phát triển du lịch hàng đầu trong khu vực và nằm trong danh sách 20 quốc gia phát triển du lịch nhất hành tinh.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 4

Trong hai thập kỷ qua, Thái Lan luôn là một trong những nước dẫn đầu về lượng khách quốc tế trong số các nước ASEAN. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Thái Lan đã chú trọng vào hai lĩnh vực chính, đó là đẩy mạnh công tác marketing, xúc tiến du lịch và phát triển sản phẩm du lịch mang đậm sắc thái Thái Lan. Hàng năm, Chính phủ Thái Lan giành khoảng 50-80 triệu đô la Mỹ cho Cơ quan du lịch Thái Lan (TAT) thực hiện công tác marketing, xúc tiến du lịch. Công tác này được thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức Năm du lịch và các Chiến dịch xúc tiến, trong đó điển hình nhất là Chiến dịch Amazing Thái Lan được phát động từ năm 1998.

Năm 1998, trước ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, Chính phủ Thái Lan đã coi Du lịch như một cứu cánh cho nền kinh tế và tập trung mọi nỗ lực vào mũi nhọn này. Họ đã phát động Chiến dịch Amazing Thái Lan 1998-1999. Nhờ tổ chức thành công Chiến dịch này, trong hai năm 1998, 1999, Thái Lan đã thu hút được đáng kể khách quốc tế, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng vào khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng. Sau thành công đó, Thái Lan tiếp tục áp dụng Chiến dịch này trong những năm tiếp theo nhưng với



chuyên đề riêng cho mỗi năm. Năm 2002, Thái Lan lấy khẩu hiệu “Amazing Thailand amazes the World” là khẩu hiệu quảng bá chính. Chương trình này tập trung vào những điểm du lịch mới và những sản phẩm, dịch vụ du lịch làm vừa lòng mọi khách hàng. Để triển khai hiệu quả chiến dịch này, Thái Lan đã áp dụng chính sách cụ thể dưới đây:

Thứ nhất, Mở chiến dịch “Hãy là khách hàng của chúng tôi” từ giữa năm 2002 đến năm 2003 nhằm tăng cường hiểu biết của khách quốc tế về Thái Lan. Thủ tướng Thái Lan đã chủ trì giới thiệu các chương trình quảng cáo về chiến dịch này.

Thứ hai, Thiết lập mối liên kết giữa các hãng hàng không, khách sạn, hãng lữ hành và các công ty tư nhân để tiếp thị những dịch vụ trọn gói đặc biệt như ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ trăng mật, các sự kiện MICE, chơi golf và lặn biển.

Thứ ba, Tổ chức các hoạt động mang tính quốc tế: Nhiều sự kiện được tổ chức để thu hút khách du lịch như Lễ kỷ niệm 220 năm Thủ đô Băng Cốc, lễ hội Amazing Shopping Street tại Băng Cốc, Lễ hội Songkran và Loy Krathong, Tết cổ truyền Trung Hoa và các sự kiện thể thao quốc tế trên khắp đất nước.

Thứ tư, Mở chiến dịch quảng bá những điểm du lịch mới trên khắp các vùng của đất nước như chương trình “Thiên đường vui chơi” của 3 tỉnh gần Băng Cốc, chương trình “Đông Bắc huyền thoại” của các tỉnh vùng Đông Bắc. Thái Lan cũng tập trung tuyên truyền các sản phẩm du lịch mới để làm hài lòng khách du lịch.

Năm 2004, trong chiến lược cạnh tranh quốc gia, Thái Lan đã coi phát động chiến dịch xúc tiến du lịch là một trong 10 nội dung của chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Nội dung cụ thể của chiến dịch xúc tiến du lịch đó là:

- Xúc tiến ngành Du lịch Thái với việc nhấn mạnh những yếu tố hấp dẫn mới; tạo ra các hoạt động mới nhằm tăng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch; phát triển các hoạt động du lịch Thái và chuẩn bị marketing sự kiện;

- Đổi mới chất lượng các điểm du lịch, đặc biệt là những điểm du lịch quốc gia; thiết lập liên kết du lịch với các nước láng giềng để tăng cường hợp tác kinh tế và du lịch trong khi duy trì Thái Lan như một trung tâm du lịch của khu vực;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ với việc nhấn mạnh tới an toàn cho khách du lịch, loại trừ đeo bám khách du lịch; ngăn ngừa tai nạn và bảo vệ khách du lịch; tạo



điều kiện cho khách du lịch nhập cảnh; tăng cường năng lực cho đội ngũ nhân viên trong ngành Du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2005, TAT đã nỗ lực thực hiện kế hoạch xúc tiến và phát động chương trình du lịch cho năm 2006 với khẩu hiệu “ Thái Lan-Happiness on Earth” (Thái Lan-hạnh phúc trần gian) với hy vọng đón được 15,12 triệu lượt khách quốc tế, mang lại doanh thu là 12,76 tỷ USD.

Nhờ thành công trong cạnh tranh, mới đây Tạp chí The Travel News của Na Uy đã trao tặng Thái Lan giải thưởng “Quốc gia du lịch tốt nhất 2006”. Tạp chí The Luxury Travel của Úc đã công bố “Danh sách vàng năm 2006”, ngành Du lịch Thái Lan được xếp thứ 8 và là quốc gia duy nhất của Châu Á nằm trong danh sách 10 nước đoạt giải “Quốc gia tốt nhất”, Băng Cốc được xếp thứ 8 trong số các thành phố giành giải “Thành phố tốt nhất”, 8 khu nghỉ mát Thái Lan lọt vào danh sách 30 “Khu nghỉ mát tốt nhất”. TAT tin tưởng với chiến dịch xúc tiến mới và phát động du lịch hợp lý, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, ngành Du lịch Thái Lan sẽ duy trì được năng lực cạnh tranh cao, trở thành trung tâm du lịch của Châu Á trong 5-10 năm tới.

1.3.3. Kinh nghiệm của Tây Ban Nha:

Tây Ban Nha là nước phát triển du lịch, luôn đứng trong hàng ngũ 5 nước dẫn đầu thế giới về thu hút khách du lịch quốc tế. Du lịch là một trong những cột trụ quan trọng của nền kinh tế nước này. Du lịch mang lại thu nhập quan trọng, chiếm khoảng 12% GDP và tạo ra 10% việc làm cho xã hội, đóng góp quyết định vào cán cân thanh toán, có ảnh hưởng nhiều mặt lên các ngành kinh tế khác và là lĩnh vực chính thu hút đầu tư nước ngoài tới Tây Ban Nha. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2004, Tây Ban Nha đón được 53,599 triệu lượt khách quốc tế, tăng 3,4% và chiếm 12,9% tổng số khách quốc tế tới Châu Âu, thu nhập du lịch đạt 45,2 tỷ USD, tăng 14,1% và chiếm 13,9% tổng thu nhập du lịch toàn Châu Âu.

Năm 1990, Tổng Thư ký Du lịch Tây Ban Nha ban hành Sách trắng về Du lịch Tây Ban Nha và Chương trình khung năng lực cạnh tranh của Du lịch Tây Ban Nha (gọi tắt là Chương trình FUTURE 1992-1995) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch, cụ thể là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và các điểm du lịch thông qua chất lượng, tính bền vững và các biện pháp



gắn với năng lực cạnh tranh. Lần đầu tiên trong lịch sử Du lịch Tây Ban Nha, Chương trình FUTURES đề ra và phân biệt chính sách ở 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường. Chương trình sử dụng 5 kế hoạch tác nghiệp làm công cụ hành động, đó là Kế hoạch hợp tác và phối hợp thể chế nhằm tăng cường quan hệ giữa các tổ chức quốc tế với các cơ quan quản lý; Kế hoạch đổi mới và hiện đại hoá du lịch nhằm tập trung hiện đại hoá và làm cho cung du lịch linh hoạt hơn; Kế hoạch sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch; Kế hoạch xúc tiến, marketing và thương mại hóa nhằm phối hợp và tăng cường quy hoạch hơn nữa, kết hợp với nâng cao hiệu quả xúc tiến; Kế hoạch vì sự tuyệt hảo trong du lịch nhằm cải thiện môi trường tự nhiên và đô thị của du lịch.

Nhờ có Chương trình FUTURES 1992-1995, một số yêu cầu rất cần thiết có thể đáp ứng đối với kinh doanh du lịch ở Tây Ban Nha lúc đó là: Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Tây Ban Nha; Tạo dựng và phổ biến chất lượng hỗ trợ môi trường; Tham gia tích cực của tất cả các cộng đồng tự trị; Thực hiện những công cụ có thể tạo kênh thông tin giữa các tổ chức; Đa dạng hoá cung du lịch, đặc biệt thông qua tạo sản phẩm mới ở những khu vực phát triển kinh tế chậm hơn.

Sau thành công của Chương trình này, triết lý năng lực cạnh tranh và chất lượng du lịch tiếp tục được thực hiện. Do đó, chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch thứ hai, FUTURES II (giai đoạn 1996-1999) được ban hành, theo đó Chính phủ có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh, thúc đẩy du lịch và đầu tư hiện đại hoá. Trách nhiệm này thuộc phạm vi dịch vụ công cũng như trong lĩnh vực di sản văn hoá, bảo tồn và phát huy hơn nữa tài nguyên thiên nhiên. Việc các cộng đồng tự trị phối hợp tham gia quản lý và xúc tiến du lịch đã tạo thuận lợi cho Du lịch Tây Ban Nha thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng những vấn đề của ngành cũng như các xu hướng ngắn, trung và dài hạn.

Những kế hoạch tác nghiệp trong Chương trình FUTURES 1996-1999 cung cấp nhiều công cụ để hành động, trong đó hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các chuyên gia du lịch và kỹ thuật viên của Chính phủ là yếu tố chỉ có trong giai đoạn này, không có ở giai đoạn trước. Chương trình FUTURES II tập trung vào : Đào tạo (Đào tạo FUTURES II) hoặc nâng cao trình độ và chuyên môn nhân lực du lịch trong kinh doanh du lịch ; Điểm du lịch (Điểm du lịch FUTURES II) với sự phối



hợp chặt chẽ, hướng tới nâng cao các biện pháp công nhằm cải thiện cung du lịch của các điểm du lịch (gọi là Kế hoạch năng động hoá và tuyệt hảo hoá điểm du lịch); và cuối cùng là chương trình tập trung phối hợp hành động (Phối hợp FUTURES II).{56, tr126}.

Do đó, năm 1999, kết thúc giai đoạn 10 năm then chốt trong phát triển du lịch, Tây Ban Nha không chỉ khôi phục năng lực cạnh tranh đã mất vào cuối thập kỷ 80 mà còn củng cố vị trí hàng đầu thế giới của mình. Các số liệu sau đây minh chứng ngành Du lịch Tây Ban Nha có đủ năng lực cạnh tranh: Tỷ trọng du lịch trong GDP tăng từ 8,09% năm 1990 lên 10,57% năm 1998, doanh thu du lịch cũng tăng với tốc độ nhanh hơn lượng khách, tăng 137%. Từ kết quả trên, năm 2002, Chính phủ Tây Ban Nha đã thông qua Kế hoạch tổng hợp về chất lượng du lịch Tây Ban Nha. Đây là bước tiếp theo của kế hoạch cạnh tranh được áp dụng năm 1999. Bởi vậy, chất lượng là đặc thù của cung du lịch Tây Ban Nha, là giải pháp đối với áp lực của giá cả xuất phát từ phía cầu. Tương tự, cải tiến chất lượng sẽ đảm bảo cho tương lai của ngành Du lịch, cho phép du lịch có thể vượt qua những trở ngại, trong đó cung của các điểm du lịch có thể gây áp lực lên cầu của các thị trường nguồn.

Những thay đổi liên tục của cầu du lịch và xu hướng tiêu dùng, trong đó khách du lịch ngày càng đòi hỏi chất lượng cao hơn cùng với việc cạnh tranh của các điểm du lịch có nhiều lợi thế về lao động xã hội, Tây Ban Nha hoặc là không thể hoặc là phải cạnh tranh về giá cả, từ đó dẫn đến việc nước này chọn khẩu hiệu “chất lượng của du lịch Tây Ban Nha” như là một yếu tố để đưa ra thị trường quốc tế, cũng như việc kết hợp tiêu chuẩn về tính bền vững môi trường tại các điểm du lịch ở Tây Ban Nha để duy trì thị phần hiện tại trên cơ sở bền vững.

Trong nhiều năm qua, Tây Ban Nha đã tập trung và xây dựng được hình ảnh là một điểm đến du lịch trẻ, mới, khác biệt, triển khai nhiều chiến dịch xúc tiến hình ảnh này với những khẩu hiệu như “Tây Ban Nha xanh”, “Cửa ngõ Địa Trung Hải”, “Con đường tới Santiago”, “Tuyến đường bạc”, “Thành phố di sản thế giới”, “ mọi thứ đều dưới ánh nắng”, “Tây Ban Nha vui” và gần đây là “ Dấu ấn Tây Ban Nha”. Chiến dịch “ Spain mark” (Dấu ấn Tây Ban Nha) thể hiện khả năng kết hợp nhiều động cơ thúc đẩy khách đi du lịch trong quảng cáo và có điều chỉnh cho phù



hợp với từng điểm du lịch của Tây Ban Nha. Cơ quan du lịch Tây Ban Nha trực tiếp giám sát chiến dịch quảng cáo này với sự tư vấn của các Văn phòng đại diện du lịch Tây Ban Nha trên khắp thế giới. Kết quả là, chiến dịch này đã giới thiệu quảng bá du lịch Tây Ban Nha một cách hiệu quả trong suốt nhiều năm.

Qua quá trình phát triển, các Văn phòng du lịch Tây Ban Nha ở nước ngoài đã định hướng lại chức năng, từ chỗ là văn phòng cung cấp thông tin thuần tuý trở thành trung tâm đánh giá hoạt động phân phối, chú trọng tới các chiến dịch và nỗ lực xúc tiến để củng cố quan hệ với các trung gian thị trường. Do ở châu Âu, hãng lữ hành đóng vai trò quan trọng trong xúc tiến bán nên các Văn phòng du lịch Tây Ban Nha ở nước ngoài liên hệ rất chặt chẽ với họ và đại lý lữ hành thông qua các hoạt động như thường xuyên gặp gỡ, cung cấp tài liệu cần thiết liên quan tới điểm du lịch, làm trung gian giữa hãng lữ hành nước ngoài và hãng lữ hành Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đặc biệt coi trọng phát động chiến dịch bán qua mạng Internet.

Năm 2002, trang thông tin mới của Tây Ban Nha (www.spain.info) sử dụng nhiều công cụ để thúc đẩy quan hệ với khách du lịch như câu lạc bộ khách du lịch, bưu thiếp, catalogue du lịch. Cơ quan Du lịch Tây Ban Nha Turespana đã chi hơn 5 triệu Euro để xây dựng trang web này. Ngoài tiếng Tây Ban Nha, các thông tin được chuyển sang nhiều thứ tiếng khác như tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc, Nga.

Tây Ban Nha chú trọng áp dụng marketing hỗn hợp để thu hút khách du lịch, hỗ trợ hoạt động marketing ở nước ngoài như tăng cường sự hiện diện của các nhà quản lý và doanh nghiệp du lịch Tây Ban Nha tại các hội chợ, hội nghị chuyên nghiệp; Thâm nhập thị trường du lịch Incentives; Tổ chức hội thảo chuyên ngành để người bán và nhà cung cấp Tây Ban Nha gặp nhau tại điểm du lịch và tiếp cận trực tiếp thị trường nguồn; Tổ chức chuyến khảo sát tìm hiểu cho đại lý lữ hành và hãng lữ hành; tổ chức hội thảo cho đại lý lữ hành về các sản phẩm, các điểm du lịch cụ thể.

Nói chung, Tây Ban Nha trở thành một trong những nước phát triển du lịch hàng đầu trên thế giới là do họ có chiến lược phát triển du lịch toàn diện, có kế hoạch và chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh trong từng thời kỳ với những điều chỉnh có tính chiến lược, khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch của đất nước.



1.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH‌

Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh về du lịch của ba nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch:

1.4.1. Bài học về xây dựng chiến lược, kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh:

Để cạnh tranh thu hút khách du lịch một cách hiệu quả trên thị trường du lịch quốc tế, cần thiết xây dựng chiến lược cạnh tranh du lịch quốc gia, từ đó xây dựng triển khai kế hoạch và chương trình cạnh tranh cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch. Đây là bài học quan trọng rút ra từ chính những nước thành công trong phát triển du lịch nêu trên, điển hình là Tây Ban Nha. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách du lịch đa dạng và luôn thay đổi, vì thế, đối với một nước đang phát triển du lịch như Việt Nam càng cần phải sớm xây dựng chiến lược cạnh tranh và có các kế hoạch, chương trình cụ thể trong từng giai đoạn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút khách du lịch, khẳng định vị thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.

1.4.2. Bài học về xây dựng thương hiệu và khuếch trương hình ảnh điểm đến:

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tất cả 3 nước trên đều coi trọng tới việc xây dựng thương hiệu và khuếch trương hình ảnh điểm đến thông qua biểu tượng (logo), khẩu hiệu, thông tin, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp và hỗn hợp, phát triển sản phẩm và dịch vụ,...nhằm tạo dựng hình ảnh và vị thế của du lịch các nước này trên thị trường quốc tế. Khẩu hiệu của Malaysia“Malaysia-Truly Asia”, của Thái Lan “Amazing Thailand” và của Tây Ban Nha “Spain mark” thực sự gây ấn tượng và thiện cảm với khách du lịch. Chính những chương trình khuếch trương này đã góp phần đáng kể vào việc thu hút khách quốc tế đến các nước này trong thời gian qua.

Ngày nay, mọi điểm đến du lịch đều có các khách sạn cao cấp, các điểm du lịch hấp dẫn và đều khẳng định có di sản văn hoá độc đáo, có người dân giàu lòng mến khách và có ngành du lịch quan tâm tới khách du lịch nhất. Dịch vụ và tiện nghi gần như không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy, các điểm đến khác nhau cần tạo

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí