tranh của ngành phụ thuộc vào yếu tố do ngành tự quyết định nhưng nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố do Chính phủ quyết định. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố mà cả Chính phủ và ngành chỉ kiểm soát được ở mức độ hạn chế hoặc hoàn toàn không thể quyết định được. Trong thực tế, quá trình điều chỉnh của ngành diễn ra cùng với những biến đổi của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung.
1.1.4.3. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch là khả năng quản trị chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh, duy trì hay gia tăng lợi nhuận trong việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các sản phẩm và dịch vụ du lịch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh quốc tế mà không phải trợ cấp.
1.1.4.4. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá: Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì.... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng loại. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá mà có, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch:
Để thành công trên thị trường quốc tế, bất kỳ điểm đến du lịch nào cũng phải đảm bảo rằng tài nguyên du lịch hấp dẫn và toàn bộ sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch phải ngang bằng hoặc vượt hơn nhiều điểm đến thay thế khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 1
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế - 2
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Du Lịch
- Bài Học Về Đẩy Mạnh Công Tác Thị Trường, Maketing, Xúc Tiến Du Lịch:
- Khái Quát Quá Trình Hình Thành & Phát Triển Du Lịch Việt Nam
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Trong ngành Du lịch, đánh giá năng lực cạnh tranh ngày càng thu hút sự quan tâm đáng kể vì nó được coi như nhân tố quyết định thành công của các điểm đến du lịch. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh là một khái niệm phức tạp bởi vì hàng loạt yếu tố tính toán ra nó, cả quan sát được lẫn không quan sát được, có thể khó khăn để đánh giá. Nó là một khái niệm tương đối và đánh giá nó sẽ khác nhau, phụ thuộc vào sự lựa chọn năm cơ sở và/hoặc nước cơ sở. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là năng lực cạnh tranh là khái niệm đa chiều (có nghĩa là chất lượng của năng lực cạnh tranh). Hơn nữa, sự phức tạp hơn của năng lực cạnh tranh tăng lên vì đối tượng phân tích và khả năng của nhà phân tích “các nhà chính trị quan tâm tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (quốc gia, khu vực và địa phương), các ngành hoặc hiệp hội thương mại giới hạn lợi ích đối với ngành của họ, các chủ kinh doanh và các nhà quản lý lo lắng về khả năng của chính các hãng của họ để cạnh tranh trên thị trường cụ thể” {50, tr.3}.
Năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch của một nước hoặc vùng lãnh thổ trong luận văn này được gọi chung là năng lực cạnh tranh điểm đến (coi một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ là một điểm đến du lịch). Năng lực cạnh tranh điểm đến là khả năng của một điểm đến phân phối hàng hoá và dịch vụ du lịch tốt hơn các điểm đến khác. Theo Dwyer, Forsyth and Rao (2000a) “Năng lực cạnh tranh du lịch là khái niệm chung bao hàm những khác biệt về giá kết hợp với sự vận động của tỷ giá, mức độ năng suất của các thành phần khác nhau của ngành Du lịch và nhân tố chất lượng ảnh hưởng tới sự hấp dẫn hoặc các yếu tố khác của điểm đến’’{52, tr.3}. Năng lực cạnh tranh du lịch cũng được định nghĩa là “khả năng của một điểm đến để duy trì vị trí thị trường và thị phần của nó và/hoặc để cải thiện chúng qua thời gian” (d’Harserre 2000 :23). Hassan (2000) định nghĩa năng lực cạnh tranh du lịch là “khả năng của điểm đến tạo ra sự kết hợp các sản phẩm giá trị gia tăng để duy trì nguồn lực trong khi giữ vững vị thế trên thị trường trước đối thủ cạnh tranh” {52, tr.3}.
Công trình nghiên cứu cụ thể nhất về năng lực cạnh tranh du lịch tổng thể là của Crouch & Ritchie. Theo Crouch & Ritchie, “Để cạnh tranh, sự phát triển du lịch của điểm đến phải là bền vững, không chỉ bền vững về kinh tế và sinh thái mà còn bền vững về xã hội, văn hoá và chính trị’’{52, tr.3}. Vì vậy, điểm đến cạnh tranh nhất là điểm đến mang lại thịnh vượng bền vững và hiệu quả nhất cho người dân địa phương.
Dưới đây là mô hình về năng lực cạnh tranh điểm đến được các nhà nghiên cứu đưa ra. Mô hình này kết hợp các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh quốc gia và doanh nghiệp và những yếu tố chính của năng lực cạnh tranh điểm đến do các
Quản lý điểm đến
Điều kiện cầu
nhà nghiên cứu du lịch, đặc biệt là do Crouch and Ritchie đề xuất. Mô hình 1.1 mô tả các yếu tố chính của năng lực cạnh tranh điểm đến.
Nguồn lực
thừa hưởng
Nguồn lực
sáng tạo
Nhân tố và nguồn lực hỗ trợ
Điều kiện thực tế
Năng lực cạnh tranh điểm đến
Triển vọng kinh tế xã hội
Chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến
Chỉ số cạnh tranh quốc gia/khu vực
MÔ HÌNH 1.1. MÔ HÌNH KẾT HỢP NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN {53, tr 378}
Theo Crouch and Ritchie (1999), kể từ khi lữ hành và du lịch có thể thương mại hoàn toàn, lý thuyết về lợi thế so sánh dựa trên khả năng của các nhân tố sản xuất cũng có thể được áp dụng đối với năng lực cạnh tranh điểm đến. Khả năng nhân tố bao gồm cả các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân tạo và mô hình năng lực cạnh tranh của Crouch and Ritchie nhận ra các loại khả năng nhân tố sau đây: nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tri thức, nguồn lực vốn, kết cấu hạ tầng, nguồn tài nguyên lịch sử và văn hoá. M.Porter bình luận rằng lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa hơn lợi thế so sánh theo nghĩa lợi thế cạnh tranh nhằm xem xét khả năng của đất nước sử dụng hiệu quả các nguồn lực này trong dài hạn.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch, trong phạm vi luận văn này, tôi xin đề cập một số yếu tố chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch, cụ thể là:
1.2.2.1. Tiếp cận tới thị trường du lịch: Khoảng cách của điểm đến tới thị trường du lịch là yếu tố quyết định của năng lực cạnh tranh điểm đến. Năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch gần và xa được xem xét trên cơ sở so sánh mức giá, mức hạng lưu trú và mức khoảng cách từ thị trường nguồn tới điểm đến. Thực tiễn chỉ ra rằng, mức giá là chỉ số năng lực cạnh tranh mạnh nhất giữa điểm đến gần và điểm đến xa vì chi phí ở điểm đến xa cao hơn điểm đến gần.
1.2.2.2. Giá cả và chi phí: Co giãn giá của cầu du lịch thường cao. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi phần trăm nào trong giá, trực tiếp khuyến khích hoặc không khuyến khích đi du lịch tới một nơi nhất định. Lãnh đạo chi phí là một trong hai mục tiêu chủ yếu để đạt được năng lực cạnh tranh (Porter , 1985){53, tr.7}. Giá cả tương đối của một điểm đến so với điểm đến khác có ảnh hưởng tới động cơ đi du lịch. Tuy nhiên, giá cả trở thành nhân tố ít ý nghĩa hơn trong quyết định đi du lịch vì co giãn cầu du lịch giảm. Thay vào đó, chất lượng là yếu tố quyết định sự lựa chọn của hầu hết khách du lịch. Vì thế, chất lượng sản phẩm là mục tiêu chính để tăng cường năng lực cạnh tranh.
1.2.2.3. Sử dụng công nghệ thông tin: Năng lực cạnh tranh tương lai của các điểm đến du lịch sẽ phụ thuộc lớn vào việc công nghệ viễn thông mới được ứng dụng như thế nào và mức độ điểm đến tiếp cận tới cơ hội marketing và xúc tiến qua các công nghệ đó. Mặc dù lợi ích của internet là rất lớn, các tổ chức du lịch nhỏ có thể không sử dụng internet. Vì vậy, các tổ chức lớn có thể duy trì sự lãnh đạo của họ bởi lợi thế của các hoạt động marketing trên internet.
1.2.2.4. An toàn, an ninh và rủi ro: Hình ảnh là nhân tố then chốt khi lựa chọn điểm đến cho kỳ nghỉ của khách du lịch. Làm cho khách du lịch cảm thấy an toàn và an ninh trước và trong kỳ nghỉ là cần thiết đối với năng lực cạnh tranh quốc tế của điểm đến. Hình ảnh tiêu cực do thiếu an ninh có thể gây nguy hiểm cho ngành Du lịch bởi vì thông tin truyền miệng tiêu cực về hình ảnh đó không thể tránh được ngay cả khi điểm đến có sức hấp dẫn du lịch chất lượng cao. Những người cảm nhận rủi ro
của điểm đến nhất định bỏ qua trong kế hoạch du lịch tương lai của họ. Bất ổn chính trị và xã hội trong nước cũng cần được xem xét trong rủi ro tại điểm đến du lịch.
1.2.2.5. Chất lượng của phương tiện và dịch vụ du lịch: Theo Keller and Smeral, nguồn lực của điểm đến như tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nguồn lực vốn và kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực ảnh hưởng tới mức độ năng lực cạnh tranh điểm đến. Một số nhà nghiên cứu sau này cho rằng chất lượng trong du lịch bao hàm 3 thành phần chính: chất lượng tự nhiên (vấn đề môi trường); chất lượng vật chất (cơ sở lưu trú, nhà hàng, cửa hàng, phương tiện thể thao và văn hoá); chất lượng phi vật chất (dịch vụ như hướng dẫn thông tin, tốc độ thủ tục check in, check out, dọn phòng){53, tr.10}.
1.2.2.6. Chất lượng tài nguyên môi trường: Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, chất lượng môi trường của điểm đến du lịch là thành phần căn bản để gặt hái thành công. Vì thế, để duy trì cạnh tranh trên thị trường, cả điểm đến và tổ chức du lịch phải đáp ứng chính sách thân thiện với môi trường. Điều hiển nhiên là quan tâm tới môi trường là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Những phát hiện nghiên cứu cho thấy khoảng một nửa khách du lịch Đức có ý thức đáng kể về chất lượng môi trường khi lựa chọn điểm đến cho kỳ nghỉ.
1.2.2.7. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được cho là một trong những đầu vào quan trọng nhất để đạt được lợi thế cạnh tranh đầy đủ. Là một phần của ngành công nghiệp dịch vụ, du lịch sẽ tiếp tục đòi hỏi một số lớn nguồn nhân lực có kỹ năng để giảm việc thiếu lao động trong thời gian tới. Ai cũng biết rằng du lịch là ngành yêu cầu sự liên hệ mặt đối mặt rất mạnh giữa chủ (hoặc nhân viên) và khách du lịch. Thái độ của người dân địa phương đối với khách du lịch, những tiếp cận đối với phát triển du lịch và xây dựng các chương trình đào tạo nhân viên và giáo dục người dân địa phương sẽ cho thấy vị thế của điểm đến trong năng lực cạnh tranh.
1.2.2.8. Chính sách của Chính phủ: Phát triển du lịch có thể đóng góp đáng kể đối với phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, Chính phủ một số nước đảm trách đối với đầu tư, kiểm soát, lập kế hoạch, phối hợp và tài chính trong ngành Du lịch. Bằng cách đó, Chính phủ có thể kiểm soát dòng chảy của khách du lịch đến đất nước. Vì thế, khi du lịch được coi là có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế và xã hội, những quy định chặt chẽ về nhập cảnh có thể được ban hành. Khi du lịch được
quan tâm, Chính phủ khuyến khích mạnh mẽ phát triển ngành Du lịch để thu hút nhiều khách du lịch hơn.
1.2.3. Các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Du lịch:
Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới đã đưa ra 8 chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh trong ngành Du lịch dưới đây:
1.2.3.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh giá: Năng lực cạnh tranh giá là giá của các hàng hoá chủ yếu do khách du lịch tiêu thụ như lưu trú, đi lại, thuê xe, giải trí,…Tuy nhiên, nhiều nước không có số liệu nên thành phần giá chỉ bao gồm giá khách sạn và sức mua tương đương (PPP). Chỉ số giá khách sạn thể hiện mức trung bình của giá phòng tối thiểu từ các hạng khách sạn khác nhau theo đô la Mỹ hiện hành. Giá khách sạn cũng được điều chỉnh theo chất lượng, sử dụng giá của chuỗi khách sạn lớn trên toàn cầu như Hilton, Sheraton, Radisson và Novotel. Chỉ số PPP là chỉ số được điều chỉnh theo ảnh hưởng tỷ giá mà PPP hoàn toàn phản ánh sự khác nhau về giá, không phải là tỷ giá. Chỉ số PPP chỉ ra số đô la Mỹ cần thiết để mua khối lượng hàng hoá dịch vụ tương ứng trong thị trường nội địa. Sự kết hợp giữa chỉ số giá khách sạn và chỉ số PPP cho thấy chỉ số giá phản ánh giá khách du lịch mong muốn thanh toán tại điểm đến.
1.2.3.2. Chỉ số phát triển kết cấu hạ tầng: là chỉ số chỉ năng lực cạnh tranh trong phát triển kết cấu hạ tầng, bao gồm phát triển đường xá, cải thiện phương tiện vệ sinh và nước uống. Đối với mục đích liên quan đến du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng còn bao gồm mạng lưới đường sắt, số lượng và chất lượng sân bay và hệ thống viễn thông. Tuy nhiên, dữ liệu về các chỉ tiêu này khó khăn để có được.
1.2.3.3. Chỉ số môi trường: là chỉ số có được chất lượng môi trường vật chất và mở rộng tới mức độ một nước nhận thức và tham gia vào quản lý môi trường. Chỉ tiêu này kết hợp chỉ số mật độ dân số, chỉ số toả khí CO2 (sự toả khí CO2 từ đốt than, sản xuất xi măng và tiêu thụ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và phụt khí ga).
1.2.3.4. Chỉ số công nghệ: Chỉ số công nghệ là sự kết hợp giữa chỉ số Internet, chỉ số Mobile và công nghệ cao (Hitech). Chỉ số Internet cho thấy tỷ lệ, trên 1000 người, của số máy tính có liên hệ tới Internet. Xuất khẩu công nghệ cao dùng cho tính toán chỉ số Hitech- chỉ ra phần trăm xuất khẩu sản phẩm hàng hoá, trong đó bao hàm các sản phẩm có hàm lượng nghiên cứu và phát triển cao. Các sản phẩm
công nghệ cao này bao gồm các sản phẩm trong không gian vũ trụ, máy tính, thuốc tân dược, công cụ khoa học và máy điện tử. Mobile Phones được sử dụng để tính chỉ số Mobile- bao hàm tỷ lệ, trên 1000 người, của số người sử dụng điện thoại bưu điện và sử dụng dịch vụ điện thoại di động. (Nguồn : The World Bank (2004), World Development Indicators).
1.2.3.5. Chỉ số nguồn nhân lực: là chỉ số đánh giá chất lượng lực lượng lao động ở nước điểm đến khi chất lượng lao động tốt hơn có thể cung cấp chất lượng sản phẩm du lịch tốt hơn. Mặc dù đào tạo (hoặc “đầu tư vào con người”) trong ngành Du lịch là đại diện liên quan nhất nhưng do khó khăn để có được dữ liệu này nên chỉ số giáo dục lấy từ báo cáo của UNDP năm 2004 được sử dụng làm đại diện. Chỉ số giáo dục bao gồm tỷ lệ biết chữ người trưởng thành và tỷ lệ đi học các cấp I, II và III.
1.2.3.6. Chỉ số mở cửa: chỉ số mở cửa phù hợp với lý thuyết kinh tế phát triển, cho thấy sự mở cửa của đất nước đối với thương mại là nhân tố quyết định tăng trưởng. Mở cửa nói chung được thể hiện bởi mở cửa thương mại cho thấy một nước mở cửa đối với thương mại quốc tế. Nó được tính toán bằng tỷ số giữa tổng số xuất nhập khẩu và GDP. Chỉ số mở cửa trong du lịch được xác định như mức độ mở cửa của đất nước đối với thương mại và du lịch quốc tế. Thành phần của chỉ số mở cửa bao gồm chỉ số: visa, mở cửa du lịch, mở cửa thương mại và thuế trên chỉ số thương mại quốc tế. Chỉ số visa cho thấy mức độ mở cửa của đất nước đối với du lịch nước ngoài. Nó cho thấy liệu một nước có hay không yêu cầu visa đối với khách du lịch. Mở cửa du lịch đánh giá mức độ một nước mở cửa đối với kinh doanh quốc tế như đã đề cập trên và thuế về thương mại quốc tế chỉ ra mức độ bảo hộ của một nước đối với thương mại quốc tế, được xác định như tỷ lệ của tổng thuế về thương mại quốc tế đối với tổng doanh thu hiện hành. Thuế bao gồm nghĩa vụ nhập khẩu, nghĩa vụ xuất khẩu, lợi nhuận của xuất khẩu và độc quyền nhập khẩu, trao đổi lợi nhuận và trao đổi thuế.
1.2.3.7. Chỉ số du lịch nhân văn (HTI): Chỉ số này đánh giá thành tựu phát triển con người theo nghĩa du lịch. Đó là chỉ số mới và phù hợp với chỉ số phát triển con người do UNDP xây dựng để đánh giá thành tựu về con người trên một loạt khía
cạnh phát triển con người. HTI được tính như trung bình đơn của chỉ số ảnh hưởng du lịch (TII) và chỉ số tham gia du lịch (TPI). TII đánh giá ảnh hưởng trực tiếp của du lịch lên nền kinh tế và được tính như tổng doanh thu và tổng chi phí từ khách du lịch quốc tế theo tỷ lệ % GDP. TPI đánh giá sự tham gia của con người vào hoạt động du lịch, được tính như tổng số khách đến và khách đi du lịch theo tỷ lệ dân số của nước điểm đến.
1.2.3.8. Chỉ số phát triển xã hội: Chất lượng cuộc sống có được bởi chỉ số phát triển xã hội. Chỉ số phát triển xã hội được xây dựng dựa trên sự kết hợp chỉ số phát triển con người (HDI của UNDP), chỉ số báo, máy tính cá nhân và ti vi. Chỉ số HDI đánh giá thành tựu của một nước trong lĩnh vực phát triển con người và bao hàm 3 chỉ tiêu : triển vọng sống, giáo dục và thu nhập. Tờ báo hàng ngày có liên quan tới tỷ lệ, trên 1000 người, của số người tiếp cận tới báo ít nhất 4 lần một tuần. Máy tính cá nhân có nghĩa là tỷ lệ, trên 1000 người, của số người tiếp cận tới máy tính được thiết kế cho các cá nhân sử dụng. Chỉ số tivi là tỷ lệ của số người tiếp cận tới TV trên 1000 người.
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH MỘT SỐ NƯỚC
Đối với ngành Du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng, quyết định sức mạnh và vị thế trên thị trường du lịch thế giới để thu hút khách du lịch. Các nước phát triển du lịch thời gian qua đều là các nước thành công trong cạnh tranh. Vì vậy, cần phải nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số nước đi trước để rút ra bài học cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam. Trong phạm vi luận văn này, tôi đề cập tới kinh nghiệm của hai nước ASEAN là Malaysia, Thái Lan và một trong những nước phát triển du lịch hàng đầu thế giới là Tây Ban Nha.
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia:
Malaysia là một trong 20 nước phát triển du lịch nhất thế giới và là nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về thu hút khách du lịch quốc tế (gọi tắt là khách quốc tế). Malaysia xác định, du lịch là một trong những ngành quan trọng hàng đầu đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Theo số liệu của Bộ Du lịch Malaysia, năm 2000, nước này thu hút 10,27 triệu lượt khách quốc tế, đến