Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 15


khách hàng mới các dịch vụ ngân của mình đang cung cấp và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình.

BIDV Cẩm Phả cần tạo ấn tượng trong mắt khách hàng giao dịch thông qua các điểm giao dịch của ngân hàng, đặc biệt là những nơi giao dịch trực tiếp với khách hàng cần được bài trí đẹp, phối màu hài hoà, dễ nhận biết và có sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Trụ sở cần có bộ nhận diện thương hiệu chuẩn của Hội sở chính và cam kết đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ của ngân hàng.

BIDV Cẩm Phả cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm và nghệ thuật tiếp cận khách hàng tới tất cả nhân viên ngân hàng, phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ làm công tác khách hàng, chuyên nghiệp từ Trụ sở chính đến các phòng giao dịch. Mục tiêu cuối cùng của marketing ngân hàng là mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, hiệu quả về doanh thu hoạt động kinh doanh, hiệu quả về uy tín và thế mạnh trên thị trường.

3.3. Một số kiến nghị‌


3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ, Ngân hàng nhà nước‌


* Đối với Chính phủ

Hiện nay, Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Quá trình hội nhập của đất nước ta từ cấp độ khu vực và liên khu vực nay đã lên đến cấp độ toàn cầu. Hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng có điều kiện tăng cường khả năng thanh khoản, tiếp cận các nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp hơn, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các kỹ năng quản trị... Đi cùng với các cơ hội mở ra là các thách thức không nhỏ đặt ra đối với hệ thống NHTM trong nước do sức cạnh tranh rất lớn sẽ đến từ các ngân hàng có vốn nước ngoài với ưu thế về sức mạnh tài chính, năng lực quản trị điều hành, công nghệ phát triển cao…điều quan trọng là các ngân hàng trong nước cần biết nắm bắt các cơ hội, lựa chọn cho mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.


chiến lược cạnh tranh hiệu quả để vượt qua các thách thức, cùng với các ngân hàng nước ngoài xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển hiện đại, mang tới những sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 15

Đứng trước những yêu cầu và thách thức lớn của nền kinh tế, Chính Phủ cần có những giải pháp phù hợp để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển trong đó có hệ thống ngân hàng. Một số giải pháp Chính phủ cần thực hiện gồm:

­ Sử dụng linh hoạt, kết hợp hài hòa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong điều hành kinh tế vĩ mô tạo sự ổn định kinh tế, định hướng đúng đắn cho doanh nghiệp phát triển. Khi sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế cần chú ý mức độ và thời gian để đạt hiệu quả cao và chi phí thấp, phải lường trước các phản ứng của thị trường, nếu các phản ứng này có nguy cơ làm sai lệch những cân bằng cơ bản và gây mất ổn định kinh tế vĩ mô thì nhất thiết phải được điều chỉnh kịp thời. Điều hành kinh tế vĩ mô dựa phải trên sự tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường. Quản lý tốt thị trường ngoại hối và nợ quốc gia, bảo đảm vốn và tính thanh khoản cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng đầu tư, ngăn ngừa lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.

­ Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh khủng hoảng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

­ Xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường của các chủ thể tham gia. Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và nước ngoài, dự đoán xu hướng phát triển nền kinh tế để kịp thời áp dụng các giải pháp điều tiết, bình ổn thị trường.

­ Trong xu hướng hội nhập, tự do hóa tài chính, để tránh tổn thương cho nền kinh tế và hệ thống tài chính trong nước, Chính phủ cần xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm tăng cường kiểm soát việc gia nhập và rút khỏi thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời khẩn


trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn đối với các luật đã ban hành và có hiệu lực.

­ Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động

của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và

chuẩn mực quốc tế, phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong đó bao gồm việc hoàn thiện hệ thống luật NHNN và luật các TCTD, đẩy nhanh tiến độ ban hành Luật Cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, đưa luật này trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát họat động cạnh tranh. Đồng thời, nâng cao hiệu lực pháp lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các NHTM

­ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện, nước, viễn thông, hệ thống thông tin đảm bảo cho các hoạt động ứng dụng công nghệ trong hệ thống tài chính một cách hiệu quả, an toàn.

­ Có chính sách hỗ trợ các các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, đặc biệt là các DNVVN về các lĩnh vực như hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ pháp lý…

* Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước


­ Sửa đổi và hoàn thiện hệ

thống pháp luật, cơ

chế

hoạt động của thị

trường tiền tệ, hạn chế sự chồng chéo giữa các luật, các qui định về ngân hàng với các luật và quy định khác ở cấp quốc gia và quốc tế.

­ Dự báo chính xác tình hình kinh tế trong và ngoài nước để từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp can thiệp, hạn chế tối thiểu mức độ thiệt hại trước những biến động lớn.

­ Củng cố bổ sung, sửa chữa luật liên quan hoạt động kinh doanh tiền tệ, luật các tổ chức tín dụng, luật ngân hàng ngày càng hướng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từ đó có sự điều chỉnh, hướng dẫn các tổ chức tín dụng có thể cạnh tranh công bằng.


­ Nâng cao hiệu quả hoạt động các công cụ điều hành chính sách tiền tệ gián tiếp, đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

­ Kiểm soát toàn bộ luồng tiền trong nền kinh tế, đặc biệt luồng tiền liên quan đến khu vực ngân sách nhà nước và các định chế tài chính phi ngân hàng.

3.3.2. Kiến nghị đối NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam‌

­ Phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

­ Đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng mạng lưới giao dịch để tạo lòng tin và thu hút khách hàng được nhiều hơn.

­ Đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh của Ngân hàng.

­ Quan hệ công chúng, tài trợ, thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội

…là những việc làm có ý nghĩa tác động sâu sắc tới khách hàng.

­ Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tâm huyết với nghề.

­ Cần đưa ra chính sách về giá (lãi suất linh hoạt và ưu đãi đối với cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) và phí có tính cạnh tranh cao với các TCTD khác.


KẾT LUẬN‌


Có thể nói cạnh tranh là môi trường và động lực cho sự phát triển của Ngân hàng, là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường tự do đều dựa vào để đảm bảo rằng các kênh luân chuyển vốn này thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi và hệ thống tài chính còn khá non trẻ thì việc mở cửa hoàn toàn ngành ngân hàng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với các ngân hàng nội khi mà năng lực cạnh tranh của các ngân hàng này vẫn còn khá chênh lệch so với ngân hàng ngoại cả về năng lực tài chính, năng lực công nghệ, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Theo đó, ngân hàng hàng nào không đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua giành cơ hội, giành và giữ khách hàng như một quy luật tất yếu.

Chuyển đổi từ mô hình ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng BIDV nói chung và BIDV Chi nhánh Cẩm Phả nói riêng đã ngày càng năng động hơn và phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng, trở thành nhà cung cấp các


dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, bán lẻ... Trong quá trình đó, Ngân hàng BIDV đã không ngừng nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, chú trọng tuyển dụng và đào tạo nhân sự, xây dựng và phát triển thương hiệu trong nước và hướng ra khu vực.

Việc thực hiện đề

tài

“Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả”, đề tài đã làm rõ khái niệm ngân hàng thương mại cạnh tranh Ngân hàng thương mại và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân

hàng thương mại. Dựa trên cơ

sở lý luận luận văn và tình hình thực tế

tại

NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả, luận văn đi vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả. Với kết quả phân tích tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ­ Chi nhánh Cẩm Phả, cùng với các kiến nghị với chính phủ, ngân hàng nhà nước và NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Mặc dù tác giả luận văn đã rất cố gắng để

đạt được kết quả

theo mục

đích, nhiệm vụ đã xác định, nhưng do giới hạn khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ và năng lực của bản thân còn hạn chế, nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả luận văn tiếp tục đi sâu nghiên cứu nhằm đem lại kết quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1.

Frederic S.Miskin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản


Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 1997.


2.

Lê Thị Kim Nhạn, Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu


tư và Phát triển Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu & Trao đổi, số 22(32) – Tháng


05–06/2015, trang 24­31.


3.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cẩm Phả, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm từ năm 2015 – 2019.


4.

Ngô Kim Thành, Giáo trình Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học kinh


tế quốc dân, Hà Nội 2015.


5.

Nguyễn Hữu Thắng, Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam


trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc


gia, Hà Nội 2009.


6.

Nguyễn Thị Mùi và Trần Cảnh Toàn, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương


mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2011.


7.

Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà


Nội 2008.


8.

Nguyễn Thị Quy, Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong


xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội 2005.


9.

PGS.TS Phan Thị


Thu Hà,


Giáo trình Ngân hàng thương mại


quản trị và


nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2007.


10.

Phạm Tất Mến,


Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 28/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí