Tăng Cường Năng Lực Hoạt Động Huy Động Vốn Và Cấp Tín Dụng‌


đang hoạt động và cả các ngân hàng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

Vì vậy, BIDV Cẩm Phả cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh mang tầm dài hạn để kịp thời tận dụng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tạo ra ưu thế

trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng đồng thời cũng để hạn chế các khó

khăn, trở ngại do môi trường kinh doanh sẽ mang tới. Để hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn một cách hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của địa bàn, đòi hỏi BIDV Cẩm Phả phải có tầm nhìn chiến lược. Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược phát triển BIDV đến năm 2025, BIDV Cẩm Phả cần xây dựng 02 chiến lược cho mục tiêu phát triển của Chi nhánh như sau:

Chiến lược cạnh tranh hỗn hợp: Phát huy điểm mạnh, khắc phục những

điếm yếu, tận dụng các cơ

hội nhằm củng cố

nội lực của BIDV Cẩm Phả,

hướng đến khác biệt hóa và tối ưu hóa chi phí nhờ lợi thế về quy mô hiện có. Chiến lược này hướng đến 10 mục tiêu trọng tâm gồm: (i) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, (ii) Khai thác và tối ưu công nghệ, (iii) Cải thiện văn hóa doanh nghiệp, (iv) Vận dụng, cải tiến quy trình, thủ tục hướng đến khách hàng, (v) Tăng năng suất lao động, (vi) Tăng cường mở rộng và phát triển sản phẩm, (vii) Duy trì thị phần và phát triển nhóm khách hàng ưu việt, (viii) Gia tăng giá trị trọn đời khách hàng, (ix) Nâng cao hiệu quả hoạt động, (x) Tăng cường quản trị rủi ro.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

­ Chiến lược thâm nhập thị trường: Tận dụng các lợi thế của BIDV Cẩm Phả trên nền tảng các sản phẩm chủ lực hiện có nhằm tiếp tục thâm nhập các phân khúc khách hàng chính hiện tại của chi nhánh.

Chiến lược này hướng đến 05 mục tiêu trọng tâm sau: (i) Tăng trưởng quy mô hoạt động và thị phần, (ii) Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, (iii) Cải thiện cơ cấu khách hàng, (iv) Nâng cao hiệu quả hoạt động, (v) Duy trì thị phần và phát triển nhóm khách hàng ưu việt.

Nâng cao năng lực cạnh trạnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cẩm Phả - 13


3.2.2. Tăng cường năng lực hoạt động Huy động vốn và cấp tín dụng‌


3.2.2.1. Hoạt động Huy động vốn

Thực hiện đa dạng các sản phẩm HĐV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức theo chính sách của BIDV với các ưu đãi hấp dẫn để khách hàng có điều kiện lựa chọn phù hợp, kết hợp với các hình thức khuyến mại, đổi mới phong cách phục vụ để giữ vững khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới. Thiết kế các sản phẩm HĐV đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của từng đối tượng khách hàng cụ thể đồng thời đảm bảo khả năng quản lý và kiểm soát rủi ro.

Chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giữ vững được quan hệ với khách hàng lớn bên cạnh việc phát triển các khách hàng mới, đa dạng hóa nguồn vốn huy động để có cơ cấu nguồn vốn ổn định hơn, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu thanh toán, tần suất thanh toán cao để tạo nền vốn chi phí thấp, ổn định. Giảm bớt mức độ tập trung và phụ thuộc vào một số khách hàng lớn. Thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí cạnh tranh trên cân đối tổng hòa lợi ích của một khách hàng, đảm bảo lợi ích của khách hàng và hiệu quả của ngân hàng.

Cơ cấu nguồn vốn theo hướng gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tổ chức kinh tế và cấu trúc lại nền vốn của nhóm khách hàng ĐCTC với chi

phí hợp lý hơn, đồng thời duy trì

ổn định cơ

cấu HĐV dân cư, có chính sách

khuyến khích cụ thể đối với các cá nhân, phòng, tổ hoàn thành chỉ tiêu giao.

Duy trì và giữ vững mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các ĐCTC, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực nguồn vốn, tăng cường công tác tiếp thị, kết nối mối quan hệ với những khách hàng quan trọng, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đối với những khách hàng lớn nhằm củng cố và nâng cao hơn nữa mối quan hệ hợp tác.

Gắn hoạt động HĐV với hoạt động tín dụng, dịch vụ để thu hút tiền gửi của khách hàng. Kiểm soát chặt chẽ luồng tiền của khách hàng, rà soát các cam


kết về duy trì số dư tiền gửi, chuyển doanh thu về BIDV Cẩm Phả, đồng thời đôn đốc khách hàng thực hiện nghiêm túc các cam kết trong các hợp đồng tín dụng đã ký.

Riêng với HĐV dân cư, BIDV Cẩm Phả cần tái cấu trúc vốn theo hướng tăng tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn, gia tăng tỷ lệ huy động vốn bán lẻ trong tổng huy động vốn thông qua việc đổi mới sản phẩm huy động vốn và chính sách khách hàng phù hợp. Khai thác tối đa các sản phẩm huy động vốn hiện có. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư bằng cách hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm tiền gửi hiện có, triển khai các sản phẩm huy động vốn mới kèm theo các hình thức khuyến mãi phong phú và hấp dẫn như: Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm an sinh giáo dục, tiết kiệm online, phát triển mạnh mẽ các hệ sinh thái xung quanh tiền gửi thanh toán của khách hàng. Đồng thời triển khai huy động vốn và chi trả tại nhà để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đặc biệt là rất hữu ích đối với đối tượng khách hàng hưu trí có nguồn tiền nhàn rỗi. Thường xuyên rà soát danh mục các sản phẩm tiền gửi hiện tại của chi nhánh; đánh giá, so sánh sản phẩm của BIDV với các đối thủ cạnh tranh, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng về các sản phẩm để xác định hiệu quả của các sản phẩm đang triển khai, sản phẩm nào chưa đạt tính hiệu quả cần có đề xuất, nghiên cứu bổ sung

các tính năng, tiện ích mới với các Ban tại Hội sở chính để đáp ứng nhu cầu

khách hàng, hình thành các sản phẩm tiền gửi đặc thù riêng của BIDV.

3.2.2.2. Hoạt động cấp tín dụng

Điều chỉnh cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành, lĩnh vực và đối tượng khách hàng trên cơ sở lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt, đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề có triển vọng phát triển ổn định, bền vững, giảm cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro cao. Thực hiện đa dạng hoá theo lĩnh vực đầu tư,

trong đó chú trọng mở rộng cho vay đối với các ngành dịch vụ, du lịch, kinh

doanh thương mại và xuất nhập khẩu, các sản phẩm tín dụng bán lẻ và tín dụng


doanh doanh nghiệp siêu nhỏ. Phát triển sản phẩm định hướng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế, trong đó tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn, tăng khả năng cạnh tranh của nhóm sản phẩm tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu; đa dạng hoá

theo loại hình doanh nghiệp, trong đó chú trọng mở rộng cho vay các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh, đồng thời chú trọng nhóm khách hàng là các DNNVV và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn cho vay theo hướng giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng cho vay ngắn hạn, tập trung đối tượng khách hàng thương mại có vốn lưu động luân chuyển nhanh, cung cấp dịch vụ tín dụng hướng tới khách hàng sử dụng các dịch vụ gia tăng như: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, các sản phẩm ngân hàng điện tử…

Xây dựng các quy trình sản phẩm thân thiện với khách hàng theo hướng giảm thiểu thủ tục và rút gọn thời gian giao dịch của khách hàng. Nâng cao việc khai thác, sử dụng hệ thống công nghệ thông tin về quản lý khách hàng để phục vụ tốt hơn các nhu cầu hiện có và khai thác phục vụ nhu cầu mới của khách hàng. Tổ chức đội ngũ bán hàng chất lượng, tư vấn thoả mãn các yêu cầu về sản phẩm, dịch vụ tín dụng cho khách hàng và am hiểu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tư vấn và bán chéo sản phẩm cho khách hàng. Xây dựng các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Đẩy mạnh phát triển tín dụng nhà ở, phát triển các sản phẩm tín dụng nhà ở gắn với các giải pháp tài chính trọn gói và dài hạn thông qua việc liên kết với các chủ đầu tư là các công ty kinh doanh bất động sản. Đẩy mạnh phát triển tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chế biến, xây dựng.

Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy trình, quy định của pháp luật và của BIDV, đảm bảo tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến thẩm định, xét duyệt và quyết định cho vay. Đối với hoạt động tín dụng: (i)Tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích đủ DPRR, thu nợ HTNB, đảm


bảo an toàn cho chi nhánh; (ii) Tăng trưởng tín dụng thận trọng có hiệu quả, phù hợp với nền vốn huy động để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, góp phần kiềm chế lạm phát và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị

trường theo chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN; (iii) Đảm bảo thực hiện kế

hoạch lợi nhuận với trọng tâm là cải thiện lợi nhuận biên tín dụng, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, gia tăng thu dịch vụ ròng, tiết kiệm chi phí; (iv) Tiếp tục đổi mới phương thức điều hành quản lý và kinh doanh trong tất cả các khâu, các nghiệp vụ, đặc biệt trong công tác tín dụng theo hướng tiếp tục thực hiện rà soát đánh giá tổng thể mô hình phân cấp phê duyệt tín dụng tại Hội sở chính và tại Chi nhánh để loại bỏ các khâu trùng lắp, rút ngắn quy trình tín dụng theo nguyên tắc vẫn đảm bảo các khâu độc lập (đề xuất, quản lý rủi ro, tác nghiệp), trong đó đặc biệt lưu ý cấp phê duyệt tín dụng phải có trách nhiệm trong việc chỉ đạo, định hướng về mặt chủ trương để đảm bảo tiết kiệm thời gian trong việc phê duyệt hồ sơ. Cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng gắn liền với các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh bằng các giải pháp:

­ Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng:

Thẩm định được coi là khâu quan trọng nhất trước khi quyết định cấp tín dụng vì thẩm định có vai trò quyết định đến chất lượng khoản vay, đến hiệu quả của cả danh mục tín dụng. Yêu cầu đặt ra là cần nâng cao chất lượng hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án, hoàn thiện các văn bản về thẩm định cấp tín dụng, các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh cũng cần được hoàn thiện và lựa chọn khi thẩm định dự án. Cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng về năng lực tài chính (tính khả thi, tính hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án) cũng như phi tài chính (tính pháp lý của dự án, uy tín khách hàng, tiềm năng phát triển, lĩnh vực kinh doanh) của khách hàng.

­ Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay: Việc giải ngân tiền vay cần đảm bảo chứng từ giải ngân đầy đủ, phù hợp với mục đích sử dụng vốn


vay. Công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay cần thực hiện theo đúng quy định, tổ chức theo dõi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự án đầu tư thông qua các báo cáo định kỳ của các cá nhân và doanh nghiệp để xem xét quyết định cho vay. Việc kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận, cập nhật thông tin thường xuyên về khách hàng, phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Sau khi hoàn thành dự án, phương án vay, cán bộ quản lý khách hàng vẫn phải bám sát diễn biến về tình hình kinh doanh, dòng tiền của khách hàng để đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn. Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn cần gia hạn thì cán bộ quản lý khách hàng phải tìm hiếu kỹ nguyên nhân, đưa ra phương án gia hạn, thu hồi nợ và phải theo sát món vay nhằm thu hồi nợ đúng thời gian khách hàng đã cam kết.

­ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên tục làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hướng tín dụng với từng khách hàng. Hiện nay, BIDV đã xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng doanh nghiệp và hệ thống xếp hạng tín dụng đối với các khách hàng cá nhân. Tuy nhiên ngân hàng vẫn chưa tiến hành xếp hạng tín dụng khách hàng theo thông lệ quốc tế (Basel) nên trong thời gian tới cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống này nhằm phục vụ công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

cần được xây dựng trên các chỉ

tiêu tài

chính, phi tài chính, các chỉ tiêu định lượng, định tính một cách hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay vốn sẽ tạo cơ sở để đánh giá khách hàng vay vốn một cách khách quan, trung thực và toàn diện, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng.

­ Tập trung, kiên quyết xử lý nợ xấu:


BIDV Cẩm Phả cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ danh mục nợ xấu, tiến hành phân loại nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, theo các loại tài sản đảm bảo, theo ngành/lĩnh vực... để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình

nợ xấu; rà soát, đánh giá lại tài sản bảo đảm (đặc biệt là bất động sản) của

khách hàng thuộc nhóm nợ xấu, nợ hạch toán ngoại bảng; đánh giá khả năng thu hồi, giao nhiệm vụ thu hồi nợ xấu đến từng khách hàng tại từng phòng, từng cá nhân có tham gia hoạt động cấp tín dụng. Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm đối

với khách hàng không có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh,

không có thiện chí trả nợ như xử lý nợ theo nghị quyết 42 song song kết hợp với khởi kiện ra tòa án để xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ.

Xây dựng phương án xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro kết hợp với bán nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Công ty Quản lý tài sản Việt Nam.

Xây dựng phương án, kế

hoạch lộ

trình

ứng xử

và giải pháp thực hiện

Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập DPRR, trong đó chú trọng dành phần lớn thu ròng từ hoạt động kinh doanh để tăng cường trích lập DPRR. Tăng cường giám sát chất lượng tín dụng trong hệ thống đến từng khách hàng: (i) Thường xuyên rà soát, đánh giá mức độ khó khăn trong hoạt động của từng khách hàng để tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý; (ii) Phê duyệt tín dụng phải gắn chặt với đánh giá, phân loại, lựa chọn khách hàng, kiểm soát tín dụng theo ngành nghề.

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ‌


Chất lượng dịch vụ được thể hiện thông qua việc làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách hàng. Vì vậy, chất lượng của dịch vụ là cái mà khách hàng cảm nhận được chứ không phải do nhà cung cấp sản phẩm quyết định. Yếu tố quyết định sự tồn tại của một dịch vụ là chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ. Để đảm bảo khả năng cạnh tranh của dịch vụ so với các sản phẩm cùng loại khác, BIDV Cẩm Phả cần thực hiện một số vấn đề sau:


­ Phối hợp chặt chẽ với các Ban liên quan tại Hội sở chính trong công tác phát triển sản phẩm mới. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo được sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của BIDV Cẩm Phả. Chất lượng phục vụ phụ thuộc phần lớn vào tác phong làm việc và văn hóa giao dịch của nhân viên ngân hàng. Trong đó, tính chuyên nghiệp là yếu tố cơ bản để đánh giá chất lượng dịch vụ. Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở quy trình cung ứng dịch vụ, tốc độ xử lý nghiệp vụ, cung cách giao tiếp, hình thức bên ngoài, cách sắp xếp, bài trí nơi làm việc của nhân viên ngân hàng. Vì vậy, các nhân viên cung cấp các dịch vụ tới khách hàng tại chi nhánh cần được xây dựng những chuẩn mực trong giao tiếp với khách hàng thông qua các hoạt động đào tạo và tập huấn. Thường xuyên đánh giá lại các chuẩn mực này, đảm bảo thực hiện nghiêm túc và xem đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. BIDV Cẩm Phả cần phải đào tạo về chuyên

môn một cách bài bản hơn, phải làm cho mọi nhân viên thấm nhuần từ trong

nhận thức về chất lượng sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng và ngân hàng.

­ Đa dạng hóa danh mục các dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ theo nhu cầu thị trường; cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng tăng khả năng tự động hóa, đơn giản các thủ tục, tăng tính thuận tiện trong giao dịch. Tập trung vào các dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội so với các sản phẩm trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

­ Gia tăng các tiện ích đa dạng kèm theo dịch vụ. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ của các khách hàng trên cơ sở đó bổ sung các tính năng tiện ích mới, xây dựng cơ chế, các gói sản phẩm kết hợp nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

­ Tăng cường quảng bá, tiếp thị các dịch vụ đến các khách hàng là tổ chức, gắn dịch vụ với các mảng nghiệp vụ khác nhất là nghiệp vụ cho vay như là một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023