Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Sacombank Tiền Giang Qua 3 Năm 2010 - 2012



Qua các phân tích nêu trên và đối chiếu bảng 2.9 bên dưới, chúng ta nhận biết được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua của Sacombank Tiền Giang, từ đó có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Các chỉ tiêu khả năng sinh lời của Sacombank trong giai đoạn 2010 – 1012

có xu hướng giảm bởi các nguyên nhân:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Trong thời gian qua, tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bời sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và nợ công khu vực đồng tiền chung Châu Âu. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, gái cả hàng hóa diện biến phức tạp, các đối tác có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU có tốc độ tăng trưởng chậm đã tác động sâu rộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước đặc biệt là hoạt động ngân hàng.

+ Tốc độ phát triển kinh tế chậm, có dấu hiệu suy thoái gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

+ Chính sách nhà nước thường xuyên thay đổi như đối với quản lý thị trường vàng, lãi suất huy động, cho vay…Thị trường bất động sản bị đóng băng và suy giảm nghiêm trọng dẫn đến khó khăn trong việc xử lý nợ của ngân hàng vì phần lớn tài sản thế chấp là bất động sản.

+ Xu hướng tiêu dùng tiết kiệm của người dân trong điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến sản xuất bị đình đốn, sản phẩm làm ra tồn kho nhiều không tiêu thụ được

+ Thị trường chứng khoán ảm đạm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến các

khoản đầu tư của các công ty thành viên của Sacombank.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Thu nhập của ngân hàng phần lớn là nguồn thu từ hoạt động cho vay, tuy nhiên trong năm 2012 tình hình cho vay tương đối khó. Tốc độ tăng trưởng tín dụng



của Sacombank năm 2012 là 19%, đây là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các năm trước ở mức bình quân trên 25%.

+ Mặc dù mức tăng trưởng tín dung tăng cao hơn bình quân của toàn ngành, tuy nhiên trong thời điểm khó khăn Sacombank cũng đã thực hiện chia sẽ với các khách hàng, doanh nghiệp đang vay vốn của mình bằng việc giảm lãi suất cho vay đã làm cho thu nhập ngân hàng giảm đáng kể.

+ Điều kiện kinh tế khó khăn, sản xuất bị đình đốn dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không thanh toán nợ vay ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao, đã đẩy chi phí trích lập dự phòng cao. Tăng trích lập dự phòng rủi ro cũng khiến lợi nhuận của Sacombank sụt giảm hơn năm trước đó. Khoản dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank tăng hơn 3 lần so với năm 2011.

+ Trong bối cảnh khó khăn hàng loạt ngân hàng mất thanh khoản có nguy cơ đổ vỡ, mặc dù Sacombank vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về an toàn thanh khoản, nhưng áp lực từ rủi ro thanh khoản để phòng ngừa đổ vỡ hệ thống Sacombank đã hạn chế tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh đó thu dịch vụ, kinh doanh vàng ngoại tệ cũng giảm đáng kể và nhất là hoạt động đầu tư chứng khoán.



Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Tiền Giang qua 3 năm 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng



Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị %

+/-

%

+/-

%

Tổng thu nhập thuần

50.601

100

66.240

100

71.316 100

15.639

30,9

5.076

7,66

Thu thuần lãi cho vay

42.467

83,92

53.828

81,26

56.828 79,68

11.361

26,75

3.000

5,57

Thu thuần dịch vụ

4.914

9,71

8.317

12,56

11.784 16,52

3.403

69,25

3.467

41,69

Thu thuần kinh doanh ngoại hối

3.220

6,36

4.095

6,18

1.704 2,39

875

27,17

-2.391

-58,39

Tổng chi thuần

22.830

100

28.600

100

35.246 100

5.770

25,27

6.646

23,23

Chi điều hành

22.693

99,4

27.500

96,15

34.735 98,55

4.807

21,18

7.235

26,31

Lợi nhuận trước DPRR

28.558


37.540


36.070

8.982

31,45

-1.470

-3,92

Dự phòng rủi ro

2.115


490


24.620

-1.625

-76,8

24.130

4.924

Lợi nhuận trước thuế

26.443


37.050


11.450

10.607

40,1

-25.600

-69,09

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang - 9

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2011/2010 Năm 2012/2011


(Nguồn: Sacombank Tiền Giang)



57


- Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn là yếu tố hàng đầu đảm bảo uy tín cũng như hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng, đặc biệt khả năng thanh khoản sẽ phát huy vai trò mỗi khi xảy ra khủng hoảng rút tiền ồ ạt trong thời gian ngắn của khách hàng, làm cho ngân hàng rơi vào trạng thái mất thanh khoản. Vì vậy, trong quá trình hoạt động ngoài việc dự trữ tiền mặt tại quỹ và thực hiện đúng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN, ngân hàng phải có chính sách đầu tư vào những lĩnh vực có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh khi có nhu cầu như chứng khoán (đặc biệt là chứng khoán ngắn hạn), vàng, trái phiếu Trung ương và địa phương, cổ phiếu,… gọi chung là tài sản Có. Tuy nhiên, nếu tài sản này quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì giảm thu nhập từ lãi cho vay và rủi ro sẽ cao (đối với chứng khoán, cổ phiếu). Vì vậy các chỉ tiêu này, nếu cao hay thấp hơn tiêu chuẩn đều không tốt cho hoạt động của ngân hàng.

Bảng 2.10. Khả năng thanh khoản của Sacombank qua 3 năm 2010-2011


TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2010

2011

2012

1

Tỷ lệ tổng TS /Tổng tiền gửi

%

194,53

188,38

140,99

2

Tỷ lệ tổng dư nợ/Tồng tiền gửi

%

104,25

106,17

88,07

3

Tổng dư nợ / Tổng tài sản

%

53,59

56,36

62,46

(Nguồn:Báo cáo thường niên Sacombank Việt Nam)


- Phân tích độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường của Sacombank

Rủi ro lãi suất: là một trong những rủi ro đặc thù của các NHTM. Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng, vì thu nhập từ lãi và chi phí từ lãi là những nguồn thu và các khoản chi chủ yếu của các NHTM. Các điều kiện sau được Sacombank áp dụng để phân tích thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của khoản mục tài sản và công nợ. Cụ thể:

+ Tiền mặt, vàng, bạc, đá quý, góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác được xếp vào các khoản mục không chịu lãi.

+ Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và kinh doanh

phụ thuộc vào quy định về lãi suất của tổ chức phát hành đối với chứng khoán.



+ Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng, cho vay khách hàng, các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác.

+ Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế các giấy tờ có giá đã phát hành được xác định dựa trên thời gian đáo hạn thực tế của từng loại giấy tờ có giá; phụ thuộc vào quy định về lãi suất của ngân hàng đối với từng đợt phát hành.

+ Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế các khoản vay khác là từ 1 đến 5 năm.

+ Thời hạn điều chỉnh lãi suất thực tế của các khoản nợ khác là từ 1 đến 3

tháng, các khoản mục này có thể có thời hạn điều chỉnh lãi suất khác nhau.

Để phòng tránh rủi ro lãi suất, Sacombank chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt theo tín hiệu thị trường, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa tài sản Có và tài sản Nợ, tham gia vào các hợp đồng hoán đổi lãi suất, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh. Ngoài ra, Sacombank còn áp dụng nhiều chính sách lãi suất phù hợp trong nhiều hợp đồng tín dụng trung, dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro.

Rủi ro ngoại hối: là xảy ra khi có sự thay đổi về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ có

thể tác động bất lợi đến giá trị các tài sản và nợ bằng ngoại tệ tại Sacombank.

Bên cạnh đó để quản lý rủi ro về ngoại hối, Sacombank đã lựa chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm (nghĩa là ngân hàng bán ngoại tệ và nhận lại nội tệ). Mục đích của hợp đồng kỳ hạn này nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Như vậy, thay vì chờ đến tận thời điểm cuối năm mới chuyển lượng ngoại tệ thu được thành nội tệ với mức tỷ giá giao ngay chưa biết trước, thì ngân hàng có thể tại thời điểm ngày hôm nay bán có kỳ hạn một năm lượng ngoại tệ dự tính thu được bao gồm cả gốc lẫn lãi tại mức tỷ giá kỳ hạn đã biết để nhận nội tệ.

Sacombank được NHNN chọn lựa là một trong những ngân hàng chiến lược, tham gia điều hoà thị trường ngoại hối Việt Nam là một động lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại hối của Sacombank ngày càng phát triển, có thêm nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế.



2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Sacombank sớm xác định tỉnh Tiền Giang có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, lại nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, thuận lợi cả đường bộ, đường thủy và đường biển. Xác định được vị thế đó, lãnh đạo Sacombank tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động đến các địa bàn nông thôn ngay từ khi thành lập đến nay. Sacombank Tiền Giang đã đạt 08 điểm giao dịch, là đơn vị có tốc độ mở rộng mang lưới rất nhanh so với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Để có thể đáp ứng được nhu cầu về nhân lực, Sacombank Tiền Giang đã chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo, tái đào tạo, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nhân sự kế thừa…Hiện nay, cơ cấu nguồn nhân lực của Sacombank Tiền Giang như sau:

Bảng 2.11. Cơ cấu nhân sự của Sacombank Tiền Giang

ĐVT: Người


2010 2011 2012

Chỉ tiêu

SL % SL % SL %


Tổng số

CB-CNV

108

100

152

100

161

100

Phân theo

Nam

53

49

76

50

80

49.68

giới tính

Nữ

55

51

76

50

81

50.32


<Trung cấp

30

27.77

41

26.97

44

27.32

Phân theo

CĐ, Trung cấp

34

31.48

46

30.26

48

29.81

trình độ

Đại học

Sau đại hoc

44

40.74

65

42.76

69

42.85


< 25 tuổi

2

1.85

13

8.55

20

12.42

Phân theo

25-<35 tuổi

85

78.70

111

73.03

115

71.43

độ tuổi

35-<50 tuổi

19

17.59

26

17.1

24

14.90


>50 tuổi

2

1.85

2

1.31

2

1.24

(Nguồn: Sacombank Tiền Giang)


- Về số lượng cán bộ: Ban giám đốc, trưởng, phó các phòng, ban chuyên môn và phòng giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động, Sacombank Tiền Giang đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ nhân sự ở các vị trí, các bộ phận.



- Về chất lượng: Cùng với việc trẻ hoá cán bộ (tỷ lệ lao động dưới 35 tuổi chiếm hơn 84% tổng số lao động), đội ngũ cán bộ Sacombank Tiền Giang những năm qua đa không ngừng được nâng cao về chuyên mông nghiệp vụ. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học chiếm hơn 42%, trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 30%, lao động có trình độ phổ thông chiếm 27%, chủ yếu là đội ngũ bảo vệ, tài xế, tạp vụ.

Bên cạnh đó, năng lực thực tế, khả năng quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ ngân hàng hiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cũng đã được cải thiện rõ rệt.

So với năm 2010, Sacombank Tiền Giang đã tuyển thêm 53 CBNV, nâng tổng số CBNV lên 161 người, về cơ bản đủ nhân lực phục vụ công tác kinh doanh và đa số đã thạo việc. Đặc biệt, Sacombank đã thực hiện thí điểm tuyển dụng lao động theo vị trí, chức danh công việc để bổ sung cán bộ cho một số đơn vị. Thái độ phục vụ, trang phục và tính chuyên nghiệp của nhân viên là bộ mặt của ngân hàng, là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp các ngành nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Mặc dù lệ lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng ở mức cao hơn bình quân của các ngân hàng trên địa bàn nhưng phần lớn lao động này thực hiện các công việc tác nghiệp ít liên quan đến các công việc có tính chất phức tạp như tư vấn sản phẩm, tiếp thị khách hàng như: giao dịch viên, giao dịch viên quỹ, chuyên viên khách hàng cho vay chợ, chuyên viên khách hàng cho vay cán bộ công nhân viên chức…và do đặc thù định hướng của Sacombank Tiền Giang tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cho vay phân tán như cho vay góp chợ, cho vay các đối tượng hưởng lương ngân sách Nhà nước, cho vay cá nhân nhỏ lẻ nên cơ cấu nhân sự có trình độ nêu trên là phù hợp với định hướng của Sacombank. Đối với các chức danh chuyên viên tư vấn, chuyên viên khách hàng cá nhân, chuyên viên khách hàng doanh nghiệp… tiêu chuẩn tuyển dụng là nhân sự phải có trình độ đại học phù hợp với vị trí tuyển dụng.

Khi vào làm việc, 100% nhân viên nghiệp vụ đều được đào tạo qua lớp cơ bản kỷ năng chăm sóc khách hàng, hằng năm đều có tổ chức thi hạch sát để nâng cao tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên có trình độ trung cấp, cao



đẳng đang công tác tại ngân hàng sẽ được ngân hàng tạo điều kiện tham gia các khóa học, chương trình đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn và khu vực để nâng cao trình độ chuyên môn, với chính sách này nhân sự của Sacombank Tiền Giang luôn có mức độ ổn định hơn so với các ngân hàng bạn trên địa bàn và đây là nền tảng để cho Sacombank Tiền Giang phát triển.

Mặc khác, năng lực thực tế, khả năng quản trị điều hành, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo cũng đã được cải thiện rõ rệt. Cụ thể Sacombank Tiền Giang là ngân hàng chiếm thị phần thứ tư trên địa bàn cả huy động lẫn cho vay và được chính quyền địa phương và Ngân hàng Nhà nước Tiền Giang đánh giá cao.

2.2.2.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Về máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh như: máy vi tính, điện thoại bàn, máy in…phục vụ cho quá trình làm việc của cán bộ nhân viên, máy ATM, POS được Sacombank Tiền Giang chú trọng đầu tư, thường xuyên nâng cấp và bảo trì nhằm phục vụ khách hàng 24/24h. Sacombank Tiền Giang có trụ sở chính đặt tại Số 6 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang, đây là vị trí khá thuận lợi, năm tại trung tâm TP Mỹ Tho nên rất thuận tiện cho khách hàng giao dịch. Tuy diện tích mặt bằng không lớn, song cách thức bố trí quầy kệ giao dịch phù hợp, sảnh giao dịch luôn sạch sẽ, thoáng mát và bố trí đẹp mắt nên đã tạo được cảm giác thoải mái khi khách hàng đến giao dịch.

Sacombank Tiền Giang có 8 điểm giao dịch, bao gồm 01 trụ sở chính và 7 phòng giao dịch, nhưng có đến 03 điểm giao dịch thuộc sở hữu của Sacombank; cơ sở vật chất bên trong và ngoài cũng rất hiện đại như mặt tiền phòng giao dịch, nhà để xe, hàng ghế ngồi chờ của khách hàng, phòng đặt máy ATM còn rất mới. Điều này thể hiện Sacombank cam kết mạnh mẽ gắn bó với người dân với địa phương và có rất ít tổ chức tín dụng thực hiện được vì phần lớn các trụ sở làm việc là trụ sở thuê.

2.2.2.4. Khả năng quản trị, điều hành

Với mục tiêu “trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu khu vực”. Sacombank rất chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững, tập trung gia tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023