Năng Lực Cạnh Tranh Của Sacombank Tg So Với Các Ngân Hàng Trên Địa Bàn.



hoàn toàn có thể thực hiện được trong nghiên cứu này bởi vì quy mô mẫu thích hợp và đủ lớn để thực hiện.

Ngoài ra, giá trị kiểm định Bartlett’s Test với giả thiết: Ho “Các biến không tương quan với nhau” bằng 4,905E3 với mức ý nghĩa thống kê dưới 1% đã bác bỏ giả thiết Ho, đồng nghĩa với việc các biến có tương quan với nhau và việc áp dụng phân tích nhân tố là thích hợp

- Phân tích nhân tố

Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định KMO and Bartlett's Test đều thỏa mãn các điều kiện như đã nêu trên và 22 biến nghiên cứu ban đầu được phân tích thành các nhóm nhân tố như sau:

Bảng 2.15. Kết quả phân tích nhân tố các biến nghiên cứu


Biến quan sát Các nhân tố tác động (Component)



Hệ thống kênh phân phối hiện đại phát triển

mạnh(E-Banking, Internet Banking..)

F1 F2 F3 F4 F5


0,880

Điều kiện mặt bằng giao dịch hiện đại 0,837

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, công

khai và minh bạch

Những thông tin mới nhất về sản phẩm được cập nhật liên tục

Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch thuận tiện, dễ liên hệ

Ngân hàng luôn giải quyết tốt khiếu nại của

khách hàng

0.761


0,746


0,745


0,547

Thủ tục giao dịch đơn giản, dễ dàng 0,841

Dịch vụ đa dạng, nhanh chóng 0,800 Ngân hàng cung cấp dịch vụ đúng như cam kết 0,785


Hệ thống máy ATM, POS hoạt động tốt

0,713

Sản phẩm của ngân hàng hiện đại (SMS

banking, E-banking...)


0,681

Nhân viên cư xử đúng mức

0,875

Nguồn nhân lực Sacombank hiện nay khá tốt

0,847

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang - 12


Phong cách phục vụ của nhân viên hòa nhã, tận tình, chu đáo

Đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, tác

phong chuyên nghiệp

Sacombank là một ngân hàng có thương

hiệu và uy tín

Tính bảo mật thông tin và giao dịch ngân

hàng tốt

NH quan tâm đáp ứng nhu cầu, tư vấn sản

phẩm dịch vụ phù hợp cho từng khách hàng Thông tin về các dịch vụ của ngân hàng đầy


0,824


0,698


0,841


0,794


0,694


đủ, dễ tiếp cận


Mức phí và lãi suất hợp lý, cạnh tranh

0,851

Giá cả của ngân hàng linh hoạt

0,848

Giá cả của ngân hàng (lãi suất tiền gửi và


0,696

cho vay, phí dịch vụ) đa dạng






Hệ số tin cậy Cronbach Alpha

0,936

0,910

0,916

0,863

0,834

Giá trị Eigenvalue

4,303

3,958

3,508

2,978

2,366

Mức độ giải thích của các nhân tố (%)

19,557

17,991 15,945 13,536 10,755

Lũy kế (%)

19,557

37,548 53,492 67,028 77,784

0,652


(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2013)



Trên đây là kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua đánh giá của khách hàng. Kết quả phân tích cho ra 5 nhân tố với phương sai tổng hợp (Eigenvalue) thỏa mãn điều kiện lớn hơn 1. Đồng thời hệ số tin cậy (Reliability) được tính cho các nhân tố (Factor) mới cũng thỏa mãn yêu cầu lớn hơn 0,6. Các nhân tố mới được đặt tên như sau:

- Nhân tố thứ nhất: Giá trị Eigenvalue bằng 4,303 với hệ số Cronbach's Alpha 0,936. Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan như: Hệ thống kênh phân phối hiện đại phát triển mạnh (E-Banking, Internet Banking...); Điều kiện mặt bằng giao dịch hiện đại; Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, công khai và minh bạch; Những thông tin mới nhất về sản phẩm được cập nhật liên tục; Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch thuận tiện, dễ liên hệ; ngân hàng luôn giải quyết tốt khiếu nại của khách hàng. Hệ số tương quan của nhóm nhân tố này nằm trong khoảng 0,547 đến 0,880. Nhân tố này được đặt tên là: Phân phối và xúc tiến hỗn hợp.

- Nhân tố thứ hai: Giá trị Eigenvalue bằng 3,958 với hệ số Cronbach's Alpha bằng 0,910. Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan như: Thủ tục giao dịch đơn giản, dễ dàng; Dịch vụ đa dạng, nhanh chóng; ngân hàng cung cấp dịch vụ đúng như cam kết; Hệ thống máy ATM, POS hoạt động tốt; Sản phẩm của ngân hàng hiện đại (SMS banking, E-banking...). Hệ số tương quan của nhóm nhân tố này nằm trong khoảng 0,681 đến 0,841. Nhân tố này được đặt tên là: Chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Nhân tố thứ ba: Giá trị Eigenvalue bằng 3,508 với hệ số Cronbach's Alpha bằng 0,916 . Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan như: Nhân viên cư xử đúng mức; Nguồn nhân lực Sacombank hiện nay khá tốt; Phong cách phục vụ của nhân viên hòa nhã, tận tình, chu đáo; Đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, tác phong chuyên nghiệp. Hệ số tương quan của nhóm nhân tố này nằm trong khoảng 0,698 đến 0,875. Nhân tố này được đặt tên là: Nguồn nhân lực

- Nhân tố thứ tư: Giá trị Eigenvalue bằng 2,978 với hệ số Cronbach's Alpha bằng 0,863. Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan như: Sacombank là một ngân hàng có thương hiệu và uy tín; Tính bảo mật thông tin và giao dịch ngân hàng tốt; Ngân hàng quan tâm đáp ứng nhu cầu, tư vấn sản phẩm dịch vụ phù hợp cho



từng khách hàng; Thông tin về các dịch vụ của ngân hàng đầy đủ, dễ tiếp cận. Hệ số tương quan của nhóm nhân tố này nằm trong khoảng 0,652 đến 0,841. Nhân tố này được đặt tên là: Thương hiệu và uy tín.

- Nhân tố thứ năm: Giá trị Eigenvalue bằng 2,366 với hệ số Cronbach's Alpha bằng 0,834. Nhân tố này bao gồm các vấn đề liên quan như: Mức phí và lãi suất hợp lý, cạnh tranh; Giá cả của ngân hàng linh hoạt; Giá cả của ngân hàng (lãi suất tiền gửi và cho vay, phí dịch vụ) đa dạng. Hệ số tương quan của nhóm nhân tố này nằm trong khoảng 0,696 đến 0,851. Nhân tố này được đặt tên là Chính sách lãi suất và phí

2.5. Năng lực cạnh tranh của Sacombank TG so với các ngân hàng trên địa bàn.

2.5.1. Ý kiến đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của Sacombank TG

Sau khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng gồm: nhân tố Phân phối và xúc tiến hỗn hợp, Chất lượng sản phẩm, dịch vụ, Nguồn nhân lực, Thương hiệu và uy tín, Chính sách lãi suất và phí. Tác giả tiếp tục khảo sát ý kiến của 120 khách hàng về năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang dựa trên 5 nhân tố mới hình thành; phát 120 bảng hỏi khảo sát và thu về được 118 bảng hỏi. Trong 118 khách hàng trả lời bảng hỏi, khách hàng đang giao dịch chính tại Viettinbank Tiền Giang chiếm 22,9%, BIDV Tiền Giang chiếm 20,3%, Sacombank Tiền Giang chiếm 23,7%, Eximbank Tiền Giang chiếm 15,3% và ACB Tiền Giang chiếm 17,8%.

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của khách hàng về nhân tố NLCT của các ngân hàng



SACOM

VIETIN

BIDV

ACB

EIB

Phân phối và xúc tiến hỗn hợp

3,64

3,49

3,37

3,56

3,08

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

4,05

3,41

3,83

3,64

3,31

Nguồn nhân lực

4,15

3,29

3,75

3,47

3,31

Thương hiệu và uy tín

4,10

3,69

4,27

3,15

3,15

Chính sách lãi suất và phí

3,59

3,68

4,15

3,42

3,22

Tổng giá trị trung bình

19,53

17,56

19,37

17,24

16,07

NHÓM NHÂN TỐ

Giá trị trung bình (Mean)


(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2013)



Kết quả trên đây cho thấy, Sacombank Tiền Giang có tổng giá trị trung bình của 5 nhân tố là cao nhất, kế đến là BIDV, Vietinbank, ACB và Eximbank. Nếu xét nhân tố “nguồn nhân lực” thì Sacombank được đánh giá cao, mức độ chênh lệch lớn hơn so với các ngân hàng khác. Trong khi đó BIDV có nhân tố “Chính sách lãi suất và phí” và nhân tố “Thương hiệu và uy tín” được đánh giá cao hơn. Riêng Vietinbank chỉ có nhân tố “Chính sách lãi suất và phí” thấp hơn BIDV nhưng cao hơn 3 ngân hàng còn lại. Qua đó cho thấy, BIDV và Vietinbank có chính sách lãi suất và giá tốt hơn Sacombank và ACB và Eximbank. Đối với giá trị trung bình 5 nhân tố của ACB và Eximbank đều thấp hơn Sacombank, BIDV, Vietinbank; tuy nhiên ACB và Eximbank có thể cạnh tranh tốt ở nhân tố “Phân phối và xúc tiến hỗn hợp” theo đánh giá của khách hàng tiêu chí này các ngân hàng không chênh lệch nhiều.

2.5.2. Năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang dựa trên một số tiêu chí chủ yếu

Xem Bảng 2.17. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh của

Sacombank Tiền Giang (Phụ lục 2)

- Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng: Vietinbank Tiền Giang (10 PGD), tập trung ở thành phố Mỹ Tho và những huyện, thị xã lớn; ACB Tiền Giang (4 PGD), Eximbank Tiền Giang (3 PGD), BIDV Tiền Giang (2 PGD) chủ yếu ở các huyện lân cận thành phố Mỹ Tho. Với định hướng xây dựng Sacombank thành ngân hàng bán lẽ bậc nhất “Là ngân hàng của dịch vụ và chất lượng phục vụ”, do đó cần có mạng lưới giao dịch phải thuận lợi nhất, gần khách hàng nhất; vì lẽ đó Sacombank Tiền Giang đã mở 8 PGD phân bổ đều các khu vực các huyện, thị xã, TP Mỹ Tho. Hiện nay, hệ thống phòng giao dịch của Sacombank Tiền Giang chỉ ít hơn Agribank Tiền Giang, do Agribank Tiền Giang được kế thừa cơ sở vật chất của hệ thống ngân hàng 3 cấp trước kia.

- Hệ thống máy ATM, POS của các ngân hàng phục vụ khách hàng là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các doanh nghiệp và thương nhân, tiểu thương và sinh viên,… chủ yếu để rút tiền lương, thanh toán khi mua hàng hóa, trả tiền các dịch vụ, chuyển khoản,.... Hiện nay, Sacombank Tiền Giang có 35 máy ATM và máy POS, kế đến Eximbank (27 máy), Vietinbank (20 máy), BIDV (19 máy) và



ACB (10 máy); có thể đánh giá được mạng lưới phục vụ của các ngân hàng thuận lợi như thế nào. Tuy nhiên tần suất hoạt động, giá trị giao dịch của Sacombank, Eximbank, ACB thấp hơn Vietinbank và BIDV; vì Vietinbank và BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, có truyền thống lâu hơn nên được đa số cơ quan, hành chính - sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp lớn đã giao dịch lâu đời chọn lựa dịch vụ trả lương và các dịch vụ khác qua máy ATM của hai ngân hàng này. Riêng Sacombank Tiền Giang không ngừng phát hành thẻ ATM trên phạm vi rộng hơn, tập trung vào doanh nghiệp ở các khu công nghiệp, trường học, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhờ lợi thế mạng lưới giao dịch rộng, với việc đa dạng hóa các loại thẻ thanh toán để khách hàng thuận lợi trong giao dịch trong hệ thống máy ATM chấp nhận thanh toán thẻ trên toàn quốc và quốc tế.

- Nguồn nhân lực: Với quy mô phòng giao dịch lớn, thị phần không ngừng được mở rộng, Sacombank Tiền Giang đã xây dựng được đội ngũ lao động trẻ, dồi dào và ngoại hình dễ nhìn, năng động. Xét về độ tuổi bình quân của người lao động, Ban giám đốc Sacombank Tiền Giang, ACB Tiền Giang, Eximbank Tiền Giang có trẻ hơn Vietinbank Tiền Giang và BIDV Tiền Giang. Qua so sánh đó, chúng ta nhận thấy độ tuổi trẻ có sự năng động hơn, tiếp thu tốt hơn những chỉ đạo và linh hơn trong nhiệm vụ, đây là vấn đề đòi hỏi các ngân hàng thương mại nhà nước phải trẻ hóa đội ngũ người lao động và lãnh đạo hiện nay. Tuy nhiên, xét về trình độ thì Sacombank Tiền Giang có trình độ đại học trở lên nhỉnh hơn nhiều các ngân hàng khác. Quan điểm của Sacombank là mong muốn tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động địa phương và tạo sự gắn bó lâu dài với Sacombank nên một số chức danh không đòi hỏi trình độ học vấn cao, mà chỉ tập trung vào tính cách, thái độ đối với công việc, cùng một số kỹ năng mềm tốt cho những công việc như: giao dịch viên, giao dịch viên quỹ, thủ quỹ, nhân viên kế toán,…chỉ cần trình độ Trung cấp, Cao đẳng, thậm chí có thể nhận nhân sự ở trình độ tốt nghiệp THPT. Sacombank thường xuyên đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu cần thiết cho từng nhiệm vụ, chức danh để đáp ứng được nhu cầu phục vụ công việc; riêng chức danh lãnh đạo chi nhánh, phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụ phải có trình độ cao và có kinh nghiệm để điều hành hoạt động.



- Thương hiệu và uy tín: Sacombank có nhiều chương trình hoạt động từ thiện, công tác xã hội hàng năm như: Ngày hội từ thiện đầu xuân cho gia đình khó khăn nhân dịp năm mới (Tết nguyên đán); Giải việt dã “Cùng Sacombank - Chạy vì sức khỏe cộng đồng”; Tài trợ học bổng “Sacombank - Ươm mầm cho những ước mơ” nhân ngày khai giảng năm học mới; Đồng tài trợ chương trình “Đường đến vinh quang” dành cho học sinh THPT và được phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang vào tối thứ bảy hàng tuần trong năm học và rất nhiều hoạt động không thường xuyên khác. Trong khi đó, các ngân hàng khác trên địa bàn không có hoạt động thường niên như Sacombank Tiền Giang trên để quảng bá thương hiệu của mình. Do đó, hình ảnh, thương hiệu của Sacombank nhanh chóng đến với khách hàng, cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình tạo ấn tượng cho khách hàng và khá nhiều khách hàng đánh giá đây là một trong những thương hiệu đáng tin cậy.

- Mức phí và lãi suất của các ngân hàng: Do Sacombank, ACB, Eximbank là những ngân hàng TMCP mới thành lập sau, nguồn vốn chủ yếu do các cổ đông đóng góp và huy động tiền gửi lãi suất cao nhưng phải chi đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ,… nên lãi suất cho vay luôn cao hơn Viettinbank, BIDV.

Lợi thế của Viettinbank, BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, được nhà nước cấp vốn và hiện đang trong quá trình cổ phần hóa, nhà nước giữ cổ phần chi phối. Bên cạnh đó, Viettinbank, BIDV được nhà nước giao nhiệm vụ cho vay các khoản ưu đãi theo chương trình của Chính phủ; cùng với có nhiều khách hàng doanh nghiệp truyền thống huy động được vốn mức lãi suất thấp nên cho vay thấp. Trong khi đó, Sacombank hay ACB, Eximbank phải nâng lãi suất tiền gửi cao hơn Viettinbank, BIDV thì mới thu hút được khách hàng, từ chính sách này đã thu hút nguồn vốn lớn rất lớn cho các ngân hàng TMCP. Tuy nhiên, đầu ra của vốn lại khá cao nên phải có những khách hàng lớn, cần nhiều vốn mà ngân hàng TMNN không đáp ứng hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất - kinh doanh cần có vốn nhanh. Vì vậy, chính sách giá cả của Sacombank phải linh hoạt, đa dạng và hợp lý, tuy nhiên so với giá, phí của Viettinbank, BIDV thì luôn cao hơn, nhưng đối với ACB, Eximbank thì có thể cạnh tranh tốt hơn, tùy theo thời điểm cạnh tranh.



2.5.3. Đánh giá của chuyên gia về năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang

Ý kiến đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng của chuyên gia là rất quan trọng. Họ là những người có trình độ quản lý ngành tài chính - ngân hàng, có nhiều kinh nghiệm, được nhiều thông tin, nhất là ý kiến của chuyên gia thuộc Ngân hàng Nhà nước đáng tin cậy, vì các chuyên gia này trực tiếp kiểm tra, giám sát công tác nghiệp vụ, thực hiện chính sách pháp luật để tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.18. Thông tin chung về các chuyên gia được phỏng vấn


Số

Chỉ tiêu %

lượng

Số

Chỉ tiêu %

lượng

1. Giới tính



3. Trình độ



Nam

13

43,33

Đại học

Sau đại học

21

70,0

Nữ

17

56,67

9

30,0

2. Tuổi



4. Thâm niên



Từ 25 dưới 35 tuổi

10

33,3

Từ 5 10 năm

Từ 10 dưới 20 năm

Từ 20 năm trở lên

9

30,0

Từ 35 dưới 50 tuổi

14

46,7

14

46,7

Từ 50 tuổi trở lên

6

20,0

7

23,3

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2013)

Xem bảng 2.19. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang so với các đối thủ (Phụ lục 2)

Kết quả điều tra, cho thấy NLCT của Sacombank Tiền Giang so với các đối thủ đã phản ánh khá xác thực ở bảng 2.19. Nếu cho điểm đánh giá sắp xếp hạng từ 1 đến 5, trên cơ sở tổng hợp điểm ở bảng 2.19 thì kết quả như sau:

Bảng 2.20. Điểm đánh giá NLCT theo tiêu chí biểu hiện


Tiêu chí

STB

CTG

BIDV

ACB

EIB

Vị thế thị trường

3

2

1

4

5

Năng lực cạnh tranh theo cấp độ nguồn lực

2

3

1

4

5

NLCT theo cấp độ phối thức thị trường

2

3

1

4

5

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra năm 2013)

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí