Sơ Lược Về Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)



để đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang so với các đối thủ trên địa bàn. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng nói chung, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Mặc dù vậy, dựa trên các tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh, vẫn có thể tổng hợp các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng bao gồm: Giá cả sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, kênh phân phối, thông tin xúc tiến và thương mại, thương hiệu và uy tín của ngân hàng, trình độ lao động, năng lực tài chính, năng lực tổ chức và quản trị ngân hàng, năng lực nghiên cứu và phát triển, thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần của ngân hàng.

Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép ngân hàng đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối thủ cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix), qua đó giúp ngân hàng so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ cạnh tranh trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao.

Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ. Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ ngân hàng gồm:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố). Những yếu tố này được xác định dựa trên quan điểm của khách hàng đã được xác định ở bước nghiên cứu trước.

Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện. Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm trung bình khi phân loại bằng 3, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 4 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 5. Như vậy, đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của ngân hàng so với các đối thủ trong ngành.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.


Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang - 7

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi ngân hàng. Tổng số điểm này cho thấy đây là năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Theo đó, nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận từ 3,0 trở lên, thì ngân hàng có mức cạnh tranh trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận nhỏ hơn 3,0 thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.

1.9. Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở các lý luận nêu trên, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu cho đề

tài luận văn của mình như sau:


Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiên cứu



Tiểu kết chương 1

Ở chương này, người viết đã tập trung tìm hiểu những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận chung về cạnh tranh của ngân hàng. Qua đó, phân tích làm nổi bật 4 vấn đề cơ bản sau:

1. Khái niệm về ngân hàng, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM.

2. Các tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.

4. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết lý luận các tiêu chí nêu trên, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động của Sacombank Tiền Giang, trên cơ sở đánh giá các tiêu chí cơ bản về năng lực cạnh tranh hiện tại Sacombank Tiền Giang ở chương II.


CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TIỀN GIANG


2.1. Khái quát hoạt động của Sacombank Tiền Giang

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, thành lập ngày 21/12/1991, có tên giao dịch quốc tế: Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là Sacombank; trụ sở chính: 266 - 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM, Sacombank đã trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển:

- Sacombank xuất phát điểm là một ngân hàng nhỏ với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng trên cơ sở hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh Tế Gò Vấp với 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.

- Năm 2001: chính thức mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp nhận vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ quỹ đầu tư Anh quốc Dragon Financial Holding, Công ty Tài Chính Quốc Tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Quốc tế và Ngân hàng ANZ, nâng tổng vốn cổ phần của Cổ đông nước ngoài lên 30% vốn điều lệ. Nhờ đó mà Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược này.

- Năm 2006: Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếu tại HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng. Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hối Sacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứng khoán Sacombank-SBS; Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ

- Năm 2008: xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng; là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại Lào, sau đó khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia.



- Năm 2012: Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếu VN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố. Các cổ phiếu được lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do và tính thanh khoản cao. Tháng 4/2012, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank. Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đến các khách hàng.

2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Sacombank

Tầm nhìn

Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Sứ mệnh

- Không ngừng tối đa hóa giá trị gia tăng của khách hàng, cổ đông

- Mang lại giá trị về nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho nhân viên

- Góp phầnvào sự phát triển chung của xã hội và cộng đồng

Giá trị cốt lõi

Slogan: “ĐỒNG HÀNH CÙNG PHÁT TRIỂN”

- Tiên phong làm người mở đường và chấp nhận vượt qua thử thách để khám phá ra những hướng đi mới

- Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo để biến những khó khăn, thách thức thành cơ hội để phát triển

- Cam kết với mục tiêu chất lượng bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín cao nhất đối với khách hàng, đối tác

- Trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội theo phương châm hoạt động “Đồng hành cùng phát triển”

- Tạo dựng sự khác biệt với những sản phẩm

- Phương thức kinh doanh và mô hình quản lý mang tính đột phá và sáng tạo.



2.1.3. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 24/07/2006 trên nền tảng chuyển thể và nâng cấp từ Tổ Tín dụng Tiền Giang trực thuộc Chi nhánh Long An. Trụ sở chi nhánh ban đầu được đặt tại số 318 Võ Duy Linh, Phường 1, Thị xã Gò Công, Tiền Giang.

Ngày 29/01/2007, Sacombank Tiền Giang dời trụ sở về số 06 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, TP Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Đến nay, Sacombank Tiền Giang có 01 Chi nhánh và 07 Phòng giao dịch trực thuộc và 161 CBCNV.

Quá trình hoạt động, Sacombank Tiền Giang đạt thành tích tiêu biểu như sau:

- Danh hiệu tập thể xuất sắc 5 năm liền, giai đoạn 2007 - 2011 do Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang khen tặng;

- Cờ thi đua hạng nhất khối ngân hàng chuyên doanh năm 2011 của Chủ tịch

Ủy Ban nhân dân (UBND) Tỉnh Tiền Giang khen tặng;

- Danh hiệu “Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu” năm 2012 do Chủ tịch UBND Tỉnh Tiền Giang khen tặng;

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank Tiền Giang

Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ được thể hiện qua sơ đồ sau: (xem bảng phụ lục 1)

(Nguồn: Sacombank Tiền Giang)

Sơ đồ 2.1.Tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank Tiền Giang



2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang

Như đã phân tích ở chương 1, năng lực cạnh tranh của NHTM thể hiện qua 3 nhóm tiêu chí là vị thế, cấp độ nguồn lực và phối thức thị trường. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang, người viết đã dựa vào các nội dung cơ bản nêu trên để phân tích cụ thể từng nhóm tiêu chí này.

2.2.1. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng

2.2.1.1. Thị phần của ngân hàng

Trong những năm qua, mặc dù áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất cao nhưng Sacombank Tiền Giang vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao so với tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành trong hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay tổ chức kinh tế, dân cư.

- Thị phần huy động vốn

Qua bảng 2.1, ta thấy tổng nguồn vốn nhàn rỗi huy động được trên toàn bộ hệ thống ngân hàng tại địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2011 là 17.245 tỷ đồng, đến năm 2012 huy động được 22.920 tỷ đồng, tăng 5.675 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tỷ lệ tăng 32,9%.

Xem Bảng 2.1.Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang (Phụ lục 2)

Năm 2011

Năm 2012

Đơn vị tính:%

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tiền Giang)

Biểu đồ 2.1.Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang



Năm 2011, thị phần huy động của Sacombank Tiền Giang chiếm 7,07% tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn. Đến năm 2012, tuy số dư huy động tăng 122 tỷ đồng nhưng thị phần huy động của Sacombank lại giảm còn 5,85% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân do trong năm 2012, một số ngân hàng TMCP mới thành lập như Ngân hàng Bản Việt, Ngân hàng Hàng Hải,… đã làm thị trường bị chia sẽ. Ngoài ra, năm 2012 là một năm khó khăn đối với thị trường tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng, hầu như các NHTM đều mất khả năng thanh khoản, buộc phải chạy đua lãi suất ngầm để thu hút lượng tiền gửi của khách hàng. Sacombank là một trong số ít ngân hàng vẫn đảm bảo tính thanh khoản nên chủ trương không chạy đua lãi suất với các ngân hàng bạn. Đây là lý do mức độ tăng trưởng về huy động của Sacombank không cao bằng các ngân hàng khác, làm cho thị phần Sacombank trên địa bàn giảm so với năm trước.

- Thị phần dư nợ

Qua bảng 2.2, ta thấy tổng dư nợ cho vay trên toàn bộ hệ thống ngân hàng tại địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2011 là 16.076 tỷ đồng, đến năm 2012 tổng vốn cho vay đạt 16.093 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tỷ lệ tăng 0,11%.

Xem Bảng 2.2.Thị phần dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang

(Phụ lục 2)

Năm 2011, dư nợ cho vay của Sacombank Tiền Giang đạt 949 tỷ đồng, chiếm 5,9% thị phần dư nợ cho vay trên địa bàn. Đến năm 2012, dư nợ của Sacombank đạt 851 tỷ đồng, giảm 98 tỷ đồng so với năm trước. Thị phần cho vay năm 2012 cũng giảm còn 5,29%, giảm 0,61% so với năm 2011. Dư nợ cho vay và thị phần năm 2012 đều giảm so với năm trước do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế, thị trường kinh doanh khó khăn nên hầu hết các doanh nghiệp đều co cụm lại, giảm quy mô kinh doanh đã làm giảm nhu cầu vốn vay. Ngoài ra trong năm 2012, Sacombank Tiền Giang cũng đã thực hiện đánh giá khách hàng và cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng giảm tỷ trọng cho vay tín chấp, cho vay đảm bảo bằng nguồn thu từ các hợp đồng kinh tế cũng đã làm giảm đáng kể dư nợ cho vay từ các đối tượng khách hàng này.

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí