Kinh Nghiệm Về Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Một Số Nhtm Tiêu Biểu



những lĩnh vực kinh doanh hợp pháp, giới hạn về quy mô huy động vốn, khả năng cấp tín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, các quy định đảm bảo an toàn. Ngoài ra, những quy định của luật cũng tác động đến khả năng tham gia cạnh tranh của các chủ thể trên thị trường tài chính, gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế. Khi có sự thay đổi về luật, các quy định trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của quốc gia sẽ kéo theo sự điều chỉnh trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Các yếu tố cần xem xét của môi trường này gồm: Quan điểm của Đảng, tính ổn định của môi trường chính trị, tác động của hệ thống pháp luật của Nhà nước.

- Tác động của môi trường kinh tế: Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng sẽ tác động đến khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân hàng của NHTM. Ngân hàng là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro. Mỗi một biến động bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng. Một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá phát triển ổn định, năng lực cạnh tranh cao sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, giúp các NHTM trong nước có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của mình. Ngược lại, tình trạng bất ổn định về kinh tế có thể tạo ra sự dè dặt, co cụm của những nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM nói riêng

- Tác động của môi trường khoa học công nghệ: Môi trường khoa học công nghệ có tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng do thế mạnh của các dịch vụ và hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào mức độ; đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ. Những yếu tố chính của môi trường khoa học công nghệ tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng là trình độ phát triển công nghệ thông tin, nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin và chính sách của Nhà nước.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

- Tác động của môi trường văn hóa - xã hội :Môi trường văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng như lòng tin của dân chúng; thói quen tiêu dùng và tiết kiệm của người dân; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch vụ của ngân hàng; mức thu nhập của người dân. Ngân hàng là người giữ túi tiền cho người dân và các doanh nghiệp. Nếu hệ thống ngân hàng không được người dân tin tưởng thì chắc chắn ngân hàng không thể phát triển. Thói quen tiêu dùng của người dân cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là thói quen sử dụng tiền tệ. Nếu người dân sử dụng tiền mặt nhiều thì người dân mất đi cơ hội kinh doanh. Mức tiết kiệm của người dân càng cao càng có ảnh hưởng đến nguồn cung tín dụng cho các ngân hàng. Trình độ dân trí cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trình độ dân trí ở một quốc gia càng cao thì khả năng phổ biến dịch vụ ngân hàng hiện đại càng thuận tiện, cơ hội đổi mới của các ngân hàng cũng cao hơn. Mức thu nhập cũng vậy, người dân có thu nhập càng cao càng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

1.5. Phân tích năng lực cạnh tranh theo mô hình SWOT

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang - 6

SWOT là các chữ viết tắt các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh),

Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ).

Việc phân tích theo mô hình SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích tinh hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) doanh nghiệp.

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lôgíc dễ hiểu, dễ trình bày và đưa ra quyết định có thể được sử dụng trong quá trình ra quyết định. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu .. đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.



Mô hình SWOT đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST (Strengths - Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường.

1.6. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM tiêu biểu

Trong hoạt động kinh doanh, mỗi ngân hàng có những thế mạnh riêng, trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong điều kiện, hoàn cảnh khác nhau và rút ra kinh nghiệm khác nhau, đồng thời đưa ra chiến lược mới cạnh tranh hơn. Do đó, tác giả nghiên cứu và giới thiệu kinh nghiệm của một số ngân hàng trong và ngoài nước như sau:

1.6.1. Đối với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Eximbank được thành lập ngày 24/05/1989 và đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Trong khoảng thời gian từ 1990 – 1996, Eximbank hoạt động rất tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu chỉ đứng sau Vietcombank. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 - 2000, hoạt động kinh doanh của Eximbank bị thua lỗ, nợ cho vay và bảo lãnh không đòi được, Eximbank còn tồn đọng số dư nợ quá hạn là 1.170 tỷ đồng, chiếm 62% trên tổng dư nợ. Trước tình hình đó, Eximbank thực hiện các biện pháp để chấn chỉnh lại hoạt động ngân hàng, tham khảo ý kiến của các chuyên gia xử lý nợ ngành ngân hàng, lo tất cả các giấy tờ thủ tục pháp lý có liên quan đến phát mãi các tài sản thế chấp, chủ yếu là đất đai, nhà xưởng nhằm thu hồi lại vốn,…với kinh nghiệm như sau:

- Eximbank đặt mục tiêu rõ ràng không chỉ là lợi nhuận mà còn cả thị phần trên thị trường tài chính. Để có thể lấy lại thị phần đã mất, Eximbank đưa ra mức phí cạnh tranh hơn đồng thời tăng chất lượng dịch vụ thông qua việc đào tạo nhân viên, tăng cường tiếp thị, phân khúc khách hàng để có chính sách cho từng khách hàng cụ thể.



- Xác định được thế mạnh là kinh doanh ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu, từ đó chuyên sâu vào mảng này. Điều này đã đem lại lợi nhuận cho Eximbank, cụ thể năm 2005 lợi nhuận kinh doanh tiền tệ chiếm 22% trong tổng lợi nhuận.

- Xác định việc tiếp cận và sử dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại là một ưu tiên quan trọng trong hoạt động kinh doanh, để trở thành ngân hàng bán lẽ. Từ đó có những đầu tư đúng hướng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Bài học của Eximbnak cách đây hơn 10 năm nhưng vẫn còn giá trị rất quan trọng giúp cho các ngân hàng TMCP hiện nay, đang trong giai đoạn tập trung nghiên cứu để giải quyết những khó khăn gặp phải, nhất là vấn đề xử lý nợ xấu, vấn đề tái cơ cấu lại ngân hàng theo quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

1.6.2. Đối với ngân hàng thương mại lớn trên thế giới

Kinh nghiệm từ Jinbun Bank là ngân hàng liên doanh giữa Bank of Tokyo - Mítsubishi UFJ, Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật bản về phát triển sản phẩm ngân hàng di động; mô hình hệ thống chuyển mạch tập trung (MICS); phát triển các hoạt động tài chính bán lẻ để gia tăng tài khoản khách hàng, góp phần hiệu quả vào công tác huy động vốn. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm của Jinbun Bank về phát triển sản phẩm ngân hàng di động trên cơ sở phát triển thiết bị di động 3G và 90% thiết bị viễn thông trên nền tảng 3G. Ở Nhật bản, gần 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng di động. Hiện nay, Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư phóng thành công 02 vệ tinh (VINASAT 1, VINASAT 2) để phát triển hệ thống viễn thông, giúp dịch vụ điện thoại di động không ngừng phát triển, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ điện thoại di động tăng khá nhanh. Đó là sơ sở quan trọng để học tập kinh nghiệm từ các ngân hàng của Nhật Bản về việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Các ngân hàng TMCP tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang tính công nghệ cao. Hiệu quả đem lại từ việc phát triển sản phẩm ngân hàng di động rất lớn, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên có liên quan, giúp ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng, thông qua đó phổ



biến hoạt động của ngân hàng đến đông đảo khách hàng, tạo điều kiện cho các hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng cũng như gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Tuy nhiên, để phát triển thành công các loại hình sản phẩm, dịch vụ này, cần phải có các điều kiện chủ quan từ phía ngân hàng và các điều kiện khách quan từ nền kinh tế, sự hỗ trợ từ hệ thống công nghệ thông tin của quốc gia, các chính sách và điều kiện pháp lý từ phía Chính phủ và Ngân hàng Trung ương.

- Kinh nghiệm từ các ngân hàng Nhật bản đã thành công với mô hình hệ thống chuyển mạch tập trung (MICS). Nhờ vào việc nhận ra tầm quan trọng của hệ thống thanh toán tự động gồm mạng lưới các máy rút tiền tự động và hệ thống các máy giao dịch tự động đối với hoạt động huy động vốn, thanh toán và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Với hệ thống chuyển mạch thế hệ mới này có khả năng liên kết hoạt động thanh toán và giao dịch thẻ tự động giữa tất cả các thành viên tham gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán nội bộ và liên ngân hàng cũng như đem lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ kinh nghiệm đó, Banknetvn được thành lập vào tháng 07/2004, với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm Công ty điện toán và truyền số liệu VDC cùng với 7 ngân hàng gồm Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Sacombank, EAB, Saigonbank. Mục tiêu của Banknetvn là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia kết nối hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng ở Việt Nam, xử lý bù trừ thanh toán thẻ đối với các ngân hàng. Hệ thống này đã mang lại cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nói chung và công tác huy động vốn nói riêng những hiệu quả tích cực.

- Kinh nghiệm từ việc phát triển các hoạt động tài chính bán lẻ để gia tăng tài khoản khách hàng, góp phần hiệu quả vào công tác huy động vốn. Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) của Nhật Bản thông qua mối quan hệ với đối tác là Eximbank, đã cử các chuyên gia tài chính bán lẻ sang Việt Nam vào tháng 6/2011 để hỗ trợ Eximbank với hy vọng tăng số lượng tài khoản lên gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Từ các giải pháp phát triển hoạt động tài chính bán lẻ của tập



đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui - Nhật Bản, các ngân hàng thương mại của Việt

nam đã đúc kết kinh nghiệm sau:

+ Không ngừng tìm kiếm và khai thác thị trường tiềm năng. Tùy theo năng lực tài chính của ngân hàng và điều kiện thực tế, ngân hàng sẽ mở rộng thị phần hoạt động thông qua việc khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước.

+ Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng bán lẻ, vì các dịch vụ này bên cạnh việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung còn góp phần gia tăng số lượng khách hàng, gia tăng số lượng tài khoản và từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động.

Hiện nay, các ngân hàng nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thử thách trước biến động của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cũng như áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Để đứng vững và ngày càng phát triển, các ngân hàng cần gia tăng thị phần huy động vốn bằng các sản phẩm, dịch vụ mới, khắc phục những hạn chế cũng, phát huy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình. Từ đó, cơ cấu lại ngân hàng theo hướng hoàn thiện hơn để nâng cao NLCT. Thường xuyên cập nhật thông tin mới và dự đoán trước những diễn biến tình hình kinh tế - xã hội để phát triển sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Mặt khác, các ngân hàng cũng cần học cách thích nghi và thay đổi linh hoạt với mọi sự tác động, biến động của thị trường ngày càng nhanh và phức tạp.

1.7. Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

1.7.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định tính: Bao gồm phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn sâu một số chuyên gia có kinh nghiệm, am hiểu sâu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Sau khi nghiên cứu sơ bộ xong các thông tin thu thập được sẽ sử dụng cho việc xây dựng bảng hỏi.

Thiết kế bảng hỏi và điều tra thử (nghiên cứu sơ bộ định lượng): Sau khi nghiên cứu sơ bộ xong tác giả sẽ điều chỉnh và thiết kế bảng hỏi cho khách hàng là cá nhân và chuyên gia.



1.7.2. Nghiên cứu chính thức

- Chọn mẫu thuận tiện:

+ Có nhiều ước tính cỡ mẫu cho một cuộc nghiên cứu đối với đề tài có nhiều biến thì Roscoe (1975) đưa ra đề nghị như sau:

+ Cỡ mẫu từ 30 đến 500 là phù hợp cho nhiều nghiên cứu. Nếu mẫu được phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm không ít hơn 30 đối tượng. Khi phân tích đa biến, cỡ mẫu nên lấy 10 lần số lượng tham số cần ước lượng (biến) trở lên. Ở phần này Bollen (1989) đề nghị 5:1. Trong đề tài nghiên cứu, bảng hỏi gồm 22 biến nghiên cứu, nếu dựa trên tỷ lệ đề nghị 5:1 thì số mẫu cần được phỏng vấn là 110 mẫu, tuy nhiên tác giả chọn 250 mẫu để mức độ đánh giá được khách quan hơn.

Kết quả đã gởi bảng hỏi đến 250 khách hàng và thu lại được 246 bảng hỏi trong đó có 239 bảng hỏi hợp lệ; gởi 30 bảng hỏi đến chuyên gia và thu về đủ 30 bảng và gởi 120 bảng hỏi lấy ý kiến khách hàng lần thứ hai và thu về 118 bảng hỏi. Như vậy số lượng mẫu để đưa vào nghiên cứu chính thức là 239 bảng hỏi khách hàng cá nhân (đợt 1), 30 bảng hỏi của chuyên gia và 118 bảng hỏi khách hàng cá nhân (đợt 2)

- Xử lý số liệu: Sau khi thu thập thông tin từ 239 phiếu điều tra, tác giả đã xử lý số liệu sau: thống kê mô tả, phân tích hệ số tin cậy, phân tích nhân tố khám phá (EFA), được sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này, riêng 118 phiếu khảo sát khách hàng lần 2, chỉ sử dụng thống kê mô tả. Để thực hiện các kỹ thuật nêu trên, tác giả đả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 làm công cụ xử lý số liệu.

Thống kê mô tả: Thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (tần suất), Valid Percent (% phù hợp). Sau đó, lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,…

- Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach's Alpha: Cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy bằng thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha (item – total correlation) những biến có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Trong thang đo có hệ số Cronbach's Alpha:

+ 0,8 ≤ Cronbach's Alpha ≤ 1 : Thang đo lường tốt



+ 0,7 ≤ Cronbach's Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được

+ 0,6 ≤ Cronbach's Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA ta cần phải xem xét sự phù hợp của phép phân tích nhân tố:

+ KMO (Keiser Meyer Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Giá trị của KMO nằm trong khoảng 0,5 - 1 là một điều kiện đủ để phân tích nhân tố.

+ Đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau. Do đó, nếu kiểm định này không có ý nghĩa thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét. Nếu đại lượng KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 và kiểm định Bartlett có giá trị Sig <α thì việc phân tích nhân tố được xem là phù hợp.

Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue >1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue <1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc.

Giả thuyết cần kiểm định:

H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value)

H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)

Với mức ý nghĩa α = 0,05 và Sig. là giá trị p – value Nếu Sig. > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H0 ;

Nếu Sig. < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0

1.8. Đánh giá NLCT của Sacombank Tiền Giang so với các đối thủ tranh

Trên cơ sở xác định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng dựa trên quan điểm của khách hàng, tác giả sử dụng phương pháp chuyên gia

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2023