Các Nghiên Cứu Về Hiệu Quả Hoạt Động Ngân Hàng Ở Việt Nam.


intermediation approach) lẫn sản xuất (the production approach), và kết luận những chi nhánh ngân hàng nhỏ hơn sẽ có hiệu quả về quy mô (scale efficiency).

Resti (1997) tiến hành nghiên cứu hiệu quả hệ thống ngân hàng Ý giai đoạn 1988 – 1992. Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp tham số (SFA) và phi tham số (DEA) để ước tính hiệu quả ngân hàng. Resti tìm thấy tương quan nghịch và có ý nghĩa tương quan giữa chỉ số hiệu quả với nợ xấu/tổng khoản vay. Đồng thời, các kết quả đo lường hiệu quả ngân hàng không mấy khác biệt giữa hai phương pháp trên.

Bauer et al. (1998)) so sánh bốn phương pháp ước lượng hiệu quả ngân hàng bao gồm SFA, DFA, TFA, và DEA nhằm đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1977 – 1988. Các tác giả đề xuất một tập hợp những điều kiện thống nhất để đo lường hiệu quả biên sao cho có ích nhất trong phân tích thông thường và những mục đích khác. Mục đích chính của bài nghiên cứu là so sánh hiệu quả ngân hàng Mỹ thông qua bốn phương pháp khác nhau. Phát hiện của họ là phương pháp tham số có tính thống nhất chung và hai phương pháp (tham số và phi tham số) không đồng thời hỗ trợ cho nhau.

Eisenbeis et al. (1996) sử dụng phương pháp SFA để nghiên cứu 254 ngân hàng lớn nhỏ ở Mỹ giai đoạn 1986 – 2001. Trong nghiên cứu, họ sử dụng ba đầu vào (lao động, quỹ, vốn tự có) và năm đầu ra (chứng khoán đầu tư, khoản vay bất động sản, khoản vay thương mại, khoản vay tiêu dùng và những cam kết ngoại bảng). Họ phát hiện có sự thiếu hiệu quả đáng kể trong ngành ngân hàng trung bình từ 10% - 20% và các ngân hàng nhỏ là tương đối kém hiệu quả hơn so với ngân hàng trung bình và lớn.

Liang et al. (2008) sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng (bank’s operating efficiency) của hệ thống ngân hàng Đài Loan. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tiếp cận là CCR, BCC và chỉ số Malmquist để đo lường hiệu quả ngân hàng có tính đến sự ảnh hưởng của yếu tố nợ xấu. Đồng thời, nghiên cứu còn dùng phương pháp tham số DFA để so sánh và đối chiếu kết quả. Kết quả cho thấy, sau khi đưa vào yếu tố chỉ số nợ xấu NPLR (non – performing loans ratio) thì điểm hiệu quả sụt giảm. Ngoài ra, nợ xấu còn là điểm hiệu quả của các ngân hàng tư nhân ban đầu cao liền xuống thấp so với ngân hàng công.

Đa phần các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chỉ sử dụng cách tiếp cận cấu trúc (tham số và phi tham số) với những phương pháp chính để đo lường như: phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA); phương pháp phân tích Thick Frontier Approach (TFA); phân


tích Distribution Free Approach (DFA); phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA); và phương pháp xử lý yếu tố tự do Hull (FDH).

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng ở Việt Nam.

Dân (2004) đã xây dựng được hệ thống chi tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua phương pháp thống kê mô tả. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu là các NHTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1999 – 2002. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu của những NHTM khác trên địa bàn miền Trung để so sánh đối chiếu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi áp dụng các phương pháp thống kê khác nhau sẽ cho kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, khi phân tích hiệu quả của NHTM nên sử dụng kết hợp những phương pháp khác nhau nhằm khai thác ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của từng phương pháp để có góc nhìn đa chiều về ngân hàng cần phân tích.

Hùng (2008) đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 thông qua phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA và phân tích biên ngẫu nhiên SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cần phải cải thiện những nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có như vậy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mới trở nên hiệu quả hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hậu WTO.

H. T. Vu & Turnell (2010) đã đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency) bằng phương pháp biên ngẫu nhiên SFA theo cách tiếp cận Bayesian của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu hướng đến một ước tính hợp lý trong việc ước tính các chi phí biên và sử dụng cách tiếp Bayesian. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ hiệu quả chi phí của NHTM Việt Nam là rất cao, 87%. Có sự khác biệt nhỏ và không đáng kể trong hiệu quả chi phí giữa các nhóm khác nhau của những ngân hàng phân theo quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghiên cứu, ngành ngân hàng có sự sụt giảm nhẹ hiệu quả chi phí. Điều này được giải thích bởi sự gia tăng trong chi phí quản lý các hoạt động đa dạng, mở rộng mạng lưới chi nhánh và nâng cấp nền tảng công nghệ ngân hàng.


H. Vu & Nahm (2013) tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency) của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. Sự ảnh hưởng bởi bốn nhóm: đặc tính từng ngân hàng (bank specific characteristics), quyền sở hữu (ownership), môi trường kinh doanh chuyển đổi (transitional enviroment), và điều kiện kinh tế vĩ mô (macroeconomic conditions). Sau đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng Việt Nam được tăng cường bởi kích thước lớn hơn, khả năng quản lý tốt hơn, và cản trở bởi chất lượng thấp của tài sản, cũng như mức độ cổ phần hóa cao (high level of capitalisation). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao và tỷ lệ lạm phát thấp tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Qua phần đánh giá thực nghiệm các công trình nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng. Tác giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng sử dụng hai phương pháp là bao dữ liệu DEA và biên ngẫu nhiên SFA. Có những nghiên cứu như Resti (1997), Bauer et al,. (1998), Pelosi (2008), Hùng (2008), Vu et al,. (2010), Ngoc Nguyen et al,. (2013) thì sử dụng cả hai phương pháp để đo lường hiệu quả ở một quốc gia. Khi nghiên cứu hiệu quả ngân hàng ở một quốc gia, phương pháp bao dữ liệu DEA được sử dụng ngày càng phổ biến, đặc biệt là những năm 2008 đến nay như Liang et al,. (2008), Staub et al,. (2010), Ke et al,. (2010), Yu et al,. (2013), Replová (2014), Zimková (2014)…Đồng thời, phần lớn có nghiên cứu đều sử dụng mô hình DEA không phân bổ, DEA phân bổ như CCR, BCC, SBM, hiệu quả chi phí (cost efficiency), hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency).


Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu về đo lường hiệu quả ngân hàng


Tác giả/ Nhóm tác

giả

Năm nghiên

cứu

Đối tượng

Phương pháp

Fecher & Pestiau

1993

11 Khu vực TCTC

khối nước OECD

Dùng SFA đánh giá

HQKT

Pasiouras&Kosmidou

2007

16 NHTM Hy Lạp

Dùng DEA đánh giá

HQKT

Resti

1997

Hệ thống NH Ý

Dùng SFA và DEA

để đo lường HQKT

Hùng

2008

32 NHTM Việt Nam

Dùng DEA và SFA

để đo lường HQKT


Sáng


2015


48 NHTM Việt Nam

Dùng DEA và SFA

để đo lường HQKT và hiệu quả chi phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

Trạng thái thanh khoản và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]


2.3 ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Hoàng & Huân (2016) đã dựa theo gợi ý mô hình của Williams (2012) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam 2005- 2011 theo phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động biên ngẫu nhiên (SFA) và phương pháp hồi quy tobit để phân tích các nhân tố tác động đếu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. . Kết quả cho thấy, hiệu quả chịu ảnh hưởng bởi 02 nhóm chính: Nhân tố chủ quan (thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng) và Nhân tố khách quan (tổng thu nhập quốc nội và lạm phát). Trong đó các nhân tố tác động tích cực là tỷ lệ nắm giữ của các NĐT nước ngoài, quy mô và thị phần ngân hàng.

Sáng (2015) tiến hành nghiên cứu 48 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 1992 – 2013 về hiệu quả ngân hàng và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế thông qua ba phương pháp: phân tích bộ chỉ số tài chính; phân tích tham số với cách tiếp cận biên ngẫu nhiên SFA; phương pháp phân tích phi tham số với cách tiếp cận bao dữ liệu (DEA). Nghiên cứu đã phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng


thương mại Việt Nam thông qua mô hình Tobit. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí được sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM Việt Nam còn thấp; năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM chưa hợp lý; chất lượng tài sản của hệ thống NHTM không cao; chất lượng của hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán tại các NHTM Việt Nam thấp; khả năng huy động vốn còn thấp.. Qua đó đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả ngân sử dụng nguồn lực của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp hồi quy Tobit. Trong đó các yếu tố quy mô ngân hàng, ROA, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản và dư nợ trên tổng tài sản là có ý nghĩa trong cả 02 phương pháp.

Trong nghiên cứu của mình, Sharma, Raina và singh (2012) đã sử dụng dữ liệu bảng thông qua mô hình phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để đo lường nguồn gốc hiệu quả kỹ thuật của ngành ngân hàng Ấn Độ. Nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố quyết định chính về hiệu quả kỹ thuật là tài sản cố định, tiền gửi và tiền gửi trên tổng nợ phải trả.

Sử dụng cách tiếp cận phi tham số để đo lường hiệu quả bằng cách tập trung vào năng suất các nhân tố tổng hợp (total factor productivity – TFP)1 trong việc đánh giá các yếu tố quyết định hiệu quả của các ngân hàng Trung Á giai đoạn 2003-2006, Djahlilor và Piesse cho thấy phần lớn các tổ chức ngân hàng đều có hiệu quả và sự kém hiệu quả của một số ngân hàng Trung Á là do hệ số an toàn vốn thấp, chất lượng tài sản kém và khả năng sinh lời thấp (J.Piesse (2007)).

Nghiên cứu của Berger và Mester (1997) cho thấy các yếu tố như quy mô của ngân hàng và chất lượng tài sản của các ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM. Cơ cấu nguồn vốn đo lường sức mạnh nguồn vốn của ngân hàng được thể hiện qua tỷ lệ vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản của ngân hàng là một trong yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

Sufian (2009) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Malaysia giai đoạn 1995 – 1999 xung quanh cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA để đo lường hiệu quả hoạt động và phân tích hồi quy tobit để đánh giá các nhân tố tác động đến hiệu quả



1 TFP (Total Factor Productivity) là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế.


hoạt động của các NHTM Malaysia. Biến phụ thuộc của mô hình là hiệu quả hoạt động của NHTM theo DEA, các biến độc lập bao gồm: (i) quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tiền gửi, (ii) tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản,

(iii) tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng tài sản, (iv) tổng thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, (v) tổng chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản, (vi) tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản.

Theo Williams (2012) sử dụng phương pháp SFA để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạ động của các NHTM bao gồm: sức mạnh thị trường (Lerner Index), mức độ tập trung (trên thị trường tiền gửi: concr4deposit và thị trường tiền vay: concr4loan), quy mô (banksize), thị phần (marketshare), rủi ro tín dụng (credit risk), rủi ro thanh khoản (liquidity risk), tổng sản phẩm quốc nội (gdp), lạm phát (inflation). Biến “ownership” và “listed dummy” được đưa vào với vai trò là biến giả: ownership nhận giá trị “1” khi ngân hàng có tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và nhận giá trị “0” khi không có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài; các ngân hàng được niêm yết sẽ nhận giá trị listed dummy là “1” và các ngân hàng không niêm yết nhận giá trị “0”. Việc đưa biến giả vào mô hình nhằm giúp tác giả trong việc xem xét các tác động tích cực hay tiêu cực của biến giả đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng

Ayadi (2013) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Tunisian giai đoạn 1996 – 2010. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích phi tham số để đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Tunisian. Mô hình sử dụng biến hiệu quả chi phí theo DEA làm biến phụ thuộc và các biến độc lập lần lượt là: chỉ số tập trung của thị trường (HHI), tỷ lệ tiền gửi của từng ngân hàng so với hệ thống, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô của các ngân hàng đo lường bằng logarit thập phân của tổng tài sản và biến giả về hình thức chủ sở hữu các NHTM. Ayadi (2013) sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng thông qua mô hình fixed effects và random effects sau đó dùng Hausman test để kiểm định.

Alrafadi et al. (2014) đo lường hiệu quả hoạt động như các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Libya trong giai đoạn 2004 – 2010 thông qua bộ dữ liệu của 17 NHTM Libya. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích phi tham số DEA để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM và hồi quy tobit


để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Libya. Mô hình nghiên cứu sử dụng hiệu quả kỹ thuật theo DEA làm biến phụ thuộc và biến độc lập bao gồm: tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, trạng thái thanh khoản và Cơ cấu vốn.


Bảng 2.2:Tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động NH


Tác giả/ Nhóm tác giả


Phương pháp Nghiên cứu


Biến phụ thuộc


Biến độc lập


Kết quả nghiên cứu


Sufian (2009)


Đo lường hiệu quả hoạt động bằng DEA và hồi quy Tobit để đánh giá các nhân tố tác động


Hiệu quả hoạt động của NHTM

theo DEA


Quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ lệ trọng tín dụng; trạng thái thanh khoản, cơ cấu nguồn vốn, quy mô tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi

nhuận.


Quy mô ngân hàng (SIZE); Tỷ lệ trọng tín dụng; trạng thái thanh khoản,cơ cấu nguồn vốn và quy mô tiền gửi có ý

nghĩa thống kê.


Williams (2012)


Đo lường hiệu quả hoạt động bằng SFA, và hồi quy Tobit để đánh giá các nhân tố tác động


Hiệu quả hoạt động của NHTM

theo SFA


Sức mạnh thị trường, mức độ tập trung, quy mô ngân hàng, thị phần, rủi ro tín dụng, trạng thái thanh khoản, GDP, Lạm phát và biến

giả


Sức mạnh thị trường, quy mô ngân hàng, thị phần, rủi ro tín dụng, trạng thái thanh khoản, GDP có ý nghĩa

trong mô hình.



Adadi (2013)


Hiệu quả chi phí theo DEA và Fixed Effects và Random Effects


Hiệu quả chi phí theo DEA


Chỉ số tập trung của thị trường (HHI), tỷ lệ tiền gửi của từng ngân hàng so với hệ thống, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô của các ngân hàng đo lường bằng logarit thập phân của tổng tài sản và biến giả về hình thức chủ sở hữu

các NHTM


Chỉ số tập trung của thị trường (HHI), tỷ lệ tiền gửi của từng ngân hàng so với hệ thống, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô của các ngân hàng đo lường bằng logarit thập phân của tổng tài sản có

ý nghĩa thống kê.


Alrafadil et al

(2014)


Dùng DEA để đo lường hiệu quả và hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố tác động


Hiệu quả kỹ thuật của NHTM

theo DEA


Tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, trạng thái thanh khoản và cơ cấu vốn


Tiền gửi khách hàng/ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng là logarit tự nhiên của tổng tài sản, trạng thái thanh khoản và cơ cấu vốn có ý

nghĩa thống kê.


[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

Xem tất cả 188 trang.

Ngày đăng: 13/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí