Kiến Nghị Đối Với Chính Phủ Và Các Bộ, Ngành Liên Quan

cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, các hoạt động xúc tiến thương mại khác. Tránh tình trạng mang tính tự phát hoặc thiếu phối hợp từ phía các doanh nghiệp và các Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Trong điều kiện kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ nhiều biến động và áp lực cạnh tranh rất lớn, các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần linh hoạt hơn nữa trong các biện pháp và có những giải pháp đề nghị với các Bộ, ngành, Chính phủ giải quyết những vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu, những bất hợp lý làm tăng chi phí kinh doanh, các biện pháp phát triển thị trường, xúc tiến bán hàng chưa hợp lý làm giảm năng lực cạnh tranh hàng dệt may trên thị thị trường.

Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần sớm đưa ra giải pháp kiến nghị với các cơ quan liên quan trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính xét duyệt các chương trình xúc tiến thương mại trên thị trường Hoa Kỳ, hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính của Chính phủ. Đây là những biện pháp thiết thực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may so với các đối thủ khác trên thị trường Hoa Kỳ.

2. Kiến nghị đối với Chính Phủ và các Bộ, ngành liên quan

2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Có thể nói, môi trường kinh doanh sẽ trở nên lành mạnh, minh bạch và hoàn thiện khi có một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển tự do kinh doanh những hàng hoá không bị Nhà nước cấm và cạnh tranh lành mạnh. Hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhằm tạo môi trường pháp luật thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trương Hoa Kỳ, cụ thể:

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và loại bỏ những văn bản bất cập và lỗi thời, trước hết là Luật Thương mại và Luật Đầu tư cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các đối tác nước ngoài làm ăn chính đáng ở Việt Nam. Quy định rõ ràng, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; Rà soát và bãi bỏ các quy định và thủ tục đang cản trở hoạt

động của các đối tác nước ngoài. Việc thẩm định và cấp phép đầu tư phải theo đúng quy định của Nhà nước, tránh phiền hà trở ngại, khắc phục ngay tình trạng thanh tra, kiểm tra không cần thiết gây phần nhiễu của một số cơ quan chức năng.

Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế để tạo môi trường ổn định và bình đẳng. Phải coi yếu tố pháp luật vừa là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút các đối tác nước ngoài, vừa là cơ sở giữ vững tự chủ về kinh tế, chính trị của đất nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Hiện nay các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn để thay đổi máy móc thiết công nghệ mới và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng và quảng bá hình ảnh sản phẩm dệt may, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có thể bị hạn chế khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vậy để tránh những hạn chế đó và giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh hàng dệt may, Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo hướng:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 15

Khai thác tối đa những ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển trong hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp mà WTO cho phép.

Tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may gặp khó khăn trong sản xuất những mặt hàng mới, những mặt hàng dệt may cao cấp hoặc những mặt hàng sử dụng nhiều nguyên phụ liệu trong nước khi giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ, triển lãm.

Chính phủ nên nới lỏng các quy định về bảo đảm tiền vay, ưu tiên các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp tạo lập chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế hoặc các doanh nghiệp được Hiệp hội Dệt May Việt Nam bảo lãnh.

Cần đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả “Chương trình sản xuất vải dệt thoi phục vụ xuất khẩu đến năm 2015” Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020” giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh nguồn cung ứng nguyên liệu cho các doanh nghiệp dệt may.

Chính phủ có thể thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản để

thế chấp vay vốn. Quỹ được thành lập dưới hình thức là một tổ chức tài chính của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may đổi mới thiết bị máy móc, tiếp cận và mở rộng thị phần trên thị trường Hoa Kỳ qua đó từng bước nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

KẾT LUẬN

Việc thâm nhập thị trường Hoa Kỳ- một thị trường rộng lớn nhất thế giới với hơn 290 triệu dân có mức thu nhập rất cao và nhu cầu tiêu dùng đa dạng về nhiều chủng loại với khối lượng lớn trong đó có hàng dệt may là mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Dẫn tới việc cạnh tranh gay gắt giữa các hàng dệt may của các quốc gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Vì thế, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Nhìn một cách tổng thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua đã có sự tăng trưởng đáng kể , mặc dù tốc độ không đồng đều, năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua đã có sự biến đổi rõ rệt, đem lại những thành công nhất định trên thị trường Hoa Kỳ. Năm 2008, Việt Nam đã bứt phá vượt qua Ấn Độ , trở thành một hiện tượng sau Trung Quốc để giành vị trí là nhà nhập khẩu dệt may lớn thứ hai vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh những thành quả to lớn đã đạt được, qua phân tích về thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, chúng ta thấy rằng khả năng cạnh tranh của hàng dệt Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hoa Kỳ. Năng suất tuy có tăng nhưng không đáng kể, còn thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực, công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí nhân công cao mà giá trị gia tăng của sản phẩm lại thấp... Tất cả nhưng yếu tố đó đều tác động và làm hạn chế năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ và để hội nhập thành công, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức thuộc Chính phủ cần phải phối hợp với các doanh nghiệp dệt may để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp dệt may Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Xuân Bá (2007), Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí quản lý kinh tế (12), tr 11-21.

2. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, tr 56.

3. Ts Trần Thị Minh Châu (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Lý luận Chính trị (8),tr 51- 52.

4. Hà Bội Đức (1995), Mưu lược chiến tranh Thương mại, Nxb khoa học kỹ thuật, tr 45.

5. Dương Đình Giám (2001), Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam (4), tr 11-14.

6. Th.S Nguyễn Thanh Hà (2007), Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, Tạp chí thương mại (16), tr 5-6.

7. Đào Duy Huân (1996), Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Nxb Thống kê, tr 56- 63.

8. Ts Nguyễn Mạnh Hùng (2007), Cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam (8), tr 29- 30.

9. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1), tr 41.

10. Keinosuke Ono – Tatsuyuki Negoro( 2001), Quản trị chiến lược các doanh nghiệp sản xuất, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 59- 62.

11. Tùng Lâm (2005), Những cơ hội lớn cho ngành dệt may Ấn Độ, Tạp chí ngoại thương (4+5), tr 40- 41.

12. PGS- TS Hoàng Thị Bích Loan (2009), Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ , thực trạng và giải pháp, Tạp chí Thương mại (1+2), tr 17-18.


1065.

13. C. Mac (1994), Mac- Anghen toàn tập , tập 23, Nxb CTQGST, Hà Nội, trang


14. Hồ Thị Phương Mai (2008), Phát triển thương mại điện tử ở nước ta

trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (363), tr 35- 42.

15. Ts Vũ Đức Minh (2009), Xây dựng, phát triển thương hiệu cho ngành Dệt –May thực tiễn và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Thương mại (6), tr 26- 27.

16. Cao Thuý Nga (2009), Dệt may trước biến động của thị trường thế giới, Tạp chí Thương mại( 3+4+5), tr 58- 59.

17. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (359), tr51- 58.

18.Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020 (2008), Tạp chí Kinh tế và Dự báo (6), tr 2- 4.

19. Ts Võ Phước Tấn (2007), Các giải pháp chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa hàng dệt may Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế(3), tr 26- 29.

20. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu: Cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, Thời báo kinh tế Sài gòn, tr 125- 127.

21. Anh Thư (2007), Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Thành tựu và triển vọng, Tạp chí thương mại (4+5+6), tr 24- 25.

22. Lê Quý Trung (2005), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, Nxb Trẻ, tr 12- 17.

23. Nguyễn Thị Tú (2008), Thực trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế (385), tr 30- 46.

24. Nguyễn Anh Tuấn (2004), Khó khăn đối với hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU sau năm 2004, Tạp chí Công nghiệp (19), tr 10.

25. Vitas Hiệp hội dệt may Việt Nam (2005), Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam sau Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ, tr 26- 27.

26. Nguyễn Như ý (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hoá - Thông tin, tr 45.

Các trang web tham khảo

27. http://203.162.0.19:8080/index.pl

28. http://ngoaithuong.vn

29. http://www.mot.gov.vn

30. http://traderfax.vn

31. http://otexa.ita.doc.gov

32. http://www.tinthuongmai.vn

33. http://www.vietnamtextile.org

33. http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov

35. http://www.vinatex.com

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí