với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là quá trình thúc đẩy tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Và từ đó, cạnh tranh còn là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện thị trường, dẫn đến quá trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng quốc gia ...
1.2. Vai trò của cạnh tranh
1.2.1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Theo quan điểm cổ điển thì thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hóa, theo nhu cách hiểu này thị trường được thu hẹp lại ở “cái chợ”.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển các hình thức mua bán ngày càng đa dạng, phong phú thì khái niệm thị trường có nhiều thay đổi. Theo nghĩa hiện đại, thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa mua bán. Như vậy, theo cách hiểu này thị trường được mở rộng hơn cả về không gian, thời gian, cá nhân và dung lượng.
Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế được điều tiết chủ yếu bởi các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, giá cả, quy luật tiền tệ, quy luật cạnh tranh... Trong số các quy luật của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một trong số nhưng quy luật có tác dụng rất lớn trong việc điều tiết, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Sự tồn tại của cạnh tranh là tất yếu trong mỗi nền kinh tế.
Cạnh tranh kinh tế là một sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Ở đâu có lợi ích kinh tế thì ở đó sẽ có sự cạnh tranh. Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường là nơi gặp gỡ các đối thủ đối thủ cạnh tranh mà kết quả là sẽ có doanh nghiệp bị lật ra khỏi thị trường, có nguy cơ phá sản song cũng có những doanh nghiệp trụ lại được và ngày càng phát triển.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất hàng hóa cũng ngày càng phát triển với quy mô hết sức rộng lớn, nó không chỉ giới hạn ở một quốc gia nào đó mà đã mở rộng ra phạm vi thế giới. Chính điều này đã làm cho cạnh tranh ngày càng sâu rộng và gat gắt hơn, nó được xem như một yếu tố tồn tại khách quan của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp dù muốn hay không vẫn phải chấp nhận sự cạnh tranh.
1.2.2. Vai trò của cạnh tranh đối với họat động của doanh nghiệp
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 1
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Cạnh Tranh Trong Thiết Lập Mạng Lưới Kênh Phân Phối
- Cạnh Tranh Bằng Hoạt Động Dịch Vụ Trước Trong Và Sau Khi Bán Hàng
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Cạnh tranh có vài trò rất lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và bản thân mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần phải duy trì sự cạnh tranh. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một hình thức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá rẻ. Chính vì vậy duy trì sự cạnh tranh là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, cạnh trannh sẽ là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên dành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Trên thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất nhằm giành giật người mua, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, tạo ưu thế về mọi mặt cho doanh nghiệp nhằm thu được lợi nhuận lớn nhất.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế và sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp muốn tạo ra ưu thế về sản phẩm và giá bán thì phải tăng chất lượng sản phẩm và giá bán phải rẻ. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất để giảm thiểu chi phí sản xuất. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa dich vụ với chất lượng tốt mà giá thành rẻ nhất thì sẽ chiến thắng. Chính vì vậy, cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có chi phí thấp vươn lên.
Để tham gia vào thị trường doanh nghiệp phải tuân thủ quy luật đào thải chọn lọc. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng của mình, nâng cao trình độ kiến thức về kinh doanh. Do đó, cạnh tranh là điều kiện rất tốt để đào tạo ra những nhà kinh doanh giỏi.
Cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách tối ưu nhất
lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cạnh tranh được coi là “cá lớn nuốt cá bé”, do đó không được khuyến khích. Song hiện nay, cạnh tranh đã được nhìn nhận theo xu hướng tích cực, tác dụng của nó thể hiện rất rõ ở sự phá sản của một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và sự phát triển vượt bậc của những doanh nghiệp khác biệt sử dụng hiệu quả các yếu tố của quá trình kinh doanh.
Tóm lại, cạnh tranh là động lực phát triển của mỗi quốc gia nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng, là công cụ hữu hiệu đề điều tiết hoạt dộng kinh doanh trên thương trường.
1.3. Phân loại cạnh tranh
Các loại hình cạnh tranh chủ yếu bao gồm:
- Xét theo chủ thể cạnh tranh
Xét theo chủ thể cạnh tranh sẽ có các loại hình: Cạnh tranh giữa những người sản xuất hay người bán, cạnh tranh giữa những người mua, canh tranh giữa người bán và người mua.
- Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể
Xét theo mục tiêu kinh tế của các chủ thể thì có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành mà các nhà kinh tế học chia thành 2 hình thức là : ”cạnh tranh dọc” và “cạnh tranh ngang“:
+ Cạnh tranh dọc: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau. Cạnh tranh dọc làm cho thay đổi giá bán và doanh nghiệp sẽ có “điểm dừng”. Sau một thời gian nhất định sẽ hình thành một giá thị trường thống nhất và doanh nghiệp nào có chi phí bình quân cao sẽ bị phá sản, còn các doanh nghiệp có chi phí bình quân thấp sẽ thu được lợi nhuận và phát triển.
+ Cạnh tranh ngang: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất như nhau. Do đặc điểm này nên sẽ không có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường song giá cả thấp ở mức tối đa, chỉ có người mua hưởng lợi nhiều nhất còn lợi nhuận doanh nghiệp giảm dần. Sau một thời gian nhất định sẽ xuất hiện khuynh hướng: Hoặc liên minh với nhau bán hàng giá cao, giảm lượng bán tiến tới độc quyền, hoặc tìm cách giảm chi phí bằng cách nâng cao năng lực quản lý, tổ chức và hiện đại hóa công nghệ ..., tức là chuyển sang cạnh tranh dọc,
như trên.
- Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh
Các thành phần kinh tế đều nằm trong tổng thể nền kinh tết quốc dân, có mối liên hệ thông nhất và mâu thuẫn với nhau. Chính từ sự thông nhất và mâu thuẫn này làm nảy sinh cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế với nhau.
- Xét theo tính chất của phương thức cạnh tranh
Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế sẽ dùng tất cả các phương phá, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn, để đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Có những biện pháp cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh. Ngược lại, có những thủ đoạn phi pháp, nhằm tiêu diệt đối phương chứ không phải bằng nỗ lực vươn lên của mình, gọi là cạnh tranh bất hợp pháp hay là cạnh tranh không lành mạnh.
- Xét theo hình thái cạnh tranh
+ Cạnh tranh hoàn hảo gay gọi là cạnh tranh thuần túy là tình trạng cạnh tranh mà giá cả của một loại hàng hóa là không đổi trong toàn bộ các nơi của thị trường do có nhiều người bán và người mua, họ có đủ thông tin về các điều kiện của thị trường. Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh trạnh hoàn hảo này.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiêm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh. Ở đó các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể. Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra 2 loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền. Một độc quyền nhóm là một ngành chỉ có một số ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả của mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào họat động cạnh tranh của những đối thủ quan trọng trong ngành đó. Cạnh tranh mang tính độc quyền là một ngành có nhiều người bán, sản xuất ra những sản phẩm dễ thay thế cho nhau, mỗi hãng chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình ở mức độ nhất định
- Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa
Xét theo các công đoạn của quá trình kinh doanh hàng hóa, ta có các công đoạn: cạnh tranh trước khi bán hàng, trong khi bán hàng và sau khi bán hàng.
Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác nữa: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên nhân lực, đặc điểm tập quán
sản xuất, tiêu dùng, văn hóa... ở từng dân tộc, khu vực, từng quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và khu vực trên thế giớil cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau.
2. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh
2.1 Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
- Về sức cạnh tranh
Sức cạnh tranh là khái niệm được dùng cho phạm vi doanh nghiệp trong lý thuyết tổ chức các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có sức cạnh tranh (hay năng lực cạnh tranh) và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác. Khi các sản phẩm thay thế hoặc các sản phẩm tương tự được đưa ra với mức thấp hơn giá các sản phẩm cùng loại: hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng và dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. Nhìn chung, khi xác định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành cần xem xét đến tiềm năng sản xuất kinh doanh một hàng hóa hay một dịch vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải trợ cấp.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia như sau: ”sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Định nghĩa này theo chúng tôi là phù hợp và phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia trong mối liên hệ gắn kết với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mức sống cho nhân dân.
- Về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (còn gọi là sức cạnh tranh) là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toần bộ thị phần của đồng nghiệp (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, 2000, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, trang 349)
Theo định nghĩa này, có thể thống nhất bốn thuật ngữ hiện đang được sử dụng; năng lực cạnh tranh, sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và tính cạnh tranh đều có
nội dung tương tự nhau và hiểu tên của chúng một cách nhất quán trong khoá luận này là “năng lực cạnh tranh”.
2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt thành bốn cấp độ:
- Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
- Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.
Năng lực cạnh tranh ở bốn cấp độ phân biệt trên đây có tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xem xét, đánh giá và đề ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải đặt nó trong mối tương quan chung giữa các cấp độ năng lực cạnh tranh nêu trên.
Một mặt, tổng số năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp của một nước tạo thành năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Mặt khác, năng lực cạnh tranh quốc gia thể hiện qua môi trường kinh doanh, cạnh tranh trong nước và quốc tế (đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế). Trong đó, các cam kết về hợp tác kinh tế quốc tế, các chính sách kinh tế vĩ mô và hệ thống luật pháp có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành, của sản phẩm hàng hóa trong quốc gia đó. Vì vậy, trước khi đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, xin sơ lược về năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia và của sản phẩm. Còn năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hưởng hưởng của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm tương tự như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nên không đề cập đến.
2.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
[
Trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của diễn đàn kinh tế thế giới
(WEF) năm 1997 đã nêu ra: “Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”.
Như vậy, năng lực cạnh tranh cấp quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng
môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Môi trường cạnh tranh kinh tế chung có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, tự điều chỉnh, lựa chọn của các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo tín hiệu thị trường được thông tin đầy đủ. Mặt khác, môi trường cạnh tranh thuận lợi sẽ tạo khả năng cho chính phủ hoạch định chính sách phát triển, cải thiện đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập ngày càng có hiệu quả, sẽ ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý kinh tế... các yếu tố chủ yếu tác động đến năng lực cạnh tranh quốc gia, bao gồm:
- Độ mở cửa kinh tế.
- Vai trò của chính phủ: vai trò và mức độ can thiệp của nhà nước vào hoạt động cạnh tranh.
- Công nghệ: Là mức độ đầu tư cho nghiên cứu triển khai, trình độ công nghệ và tích lũy kiến thức công nghệ
- Cơ sở hạ tầng.
- Hệ thống quản lý, chất lượng quản lý nói chung.
- Tài chính ngân hàng.
- Lao động là số lượng và chất lượng lao động, hiệu lực và tính linh hoạt của thị trường lao động.
- Thể chế, hiệu lực của pháp luật và thể chế của xã hội đặt nền móng cho nền kinh tế hiện đại mang tính cạnh tranh, bao gồm quy định của luật pháp và quyền sở hữu.
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp lại thành ba nhóm lớn để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia là: sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hóa. Trong đó, trọng số của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ đã tăng mạnh từ 1/9 đến 1/3.
Theo phân tích và đánh giá của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thì sức vươn lên trong hội nhập, cạnh tranh của nền kinh tế nước ta chưa mạnh, trong khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra yêu cầu rất cao tới năng lực cạnh tranh của các quốc gia và năng lực cạnh tranh của cấp quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa
Một sản phẩm hàng hóa được coi là có năng lực cạnh tranh thì nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì... hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa lại được định đọat bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ không có những năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp.
Ta cũng cần phân biệt năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hai phạm trù khác nhau nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa có được do năng lực cạnh tranh của chủ thể (doanh nghiệp) tạo ra, nhưng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hóa mà có, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
II. Những vấn đề lí luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp .
Như chúng ta đã biết, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là loại thị trường phổ biến trong thực tế. Các doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đều có một vị trí nhất định của nó. Vì thế, nếu doanh nghiệp tham gia vào thị trường mà không có năng lực cạnh tranh hay nặng lực cạnh tranh yếu thì sẽ không thể tồn tại. Quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải là một quá trình lâu dài, nếu không muốn vĩnh viễn như quá trình duy trì sự sống.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh cũng phải nhận thức được hiện tại mình có năng lực cạnh tranh trên thị trường hay không. Nghĩa là hàng hoá của mình có thể bán được không và rằng lâu dài việc