Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp


1.2.2.3. Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, luận văn chỉ đưa ra hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Về kinh tế:

Được đánh giá qua hai chỉ tiêu là hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng lao động.

Bộ chỉ số đánh giá doanh nghiệp về hiệu quả sử dụng vốn gồm có bốn chỉ số:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Công thức tính:


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC - 4

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết mỗi đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất về khả năng sinh lợi. Mức tối thiểu là 0.15. ROE >0,2 được coi là hợp lý.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)

Công thức tính:


Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) =

Lợi nhuận sau thuế

Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) cho biết một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tỷ suất sinh lời càng cao

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Công thức tính:


Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Đây là một chỉ tiêu quan


trọng đối với người cho vay: nếu chỉ tiêu này lớn hơn lãi suất cho vay chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay.

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI)

Công thức tính:


Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn kinh doanh bình quân

Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn đầu tư (ROI) đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, thể hiện một đồng vốn đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng lao động:

Gồm các chỉ tiêu đánh giá như sau:

Hiệu suất sử dụng lao động:

Hiệu suất sử dụng lao động = Tổng doanh thu / Tổng số lao động

Chỉ tiêu này cho biết một người lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong thời kỳ nhất định.

Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương:

Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương = Tổng doanh thu / Tổng quỹ lương Chỉ tiêu này cho biết để phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng

chi phí tiền lương

Hiệu quả xã hội:

Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định.

Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt:

Giải quyết công ăn, việc làm;

Xây dựng cơ sở hạ tầng;

Nâng cao phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động;

Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động;

Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh, môi trường.


1.2.2.4. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với NLCT của doanh nghiệp. Tiêu chí chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đánh giá qua bốn chỉ tiêu sau: chỉ tiêu thẩm mỹ, chỉ tiêu an toàn - vệ sinh, chỉ tiêu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế. Doanh nghiệp nào có sản phẩm, dịch vụ đạt mức chất lượng tốt hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại thì doanh nghiệp đó sẽ có NLCT cao hơn.

Hiện nay, các doanh nghiệp quản lý chất lượng theo ISO 9001 là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng - Chấp nhận một hệ thống quản lý chất lượng là quyết định chiến lược đối với tổ chức, việc này có thể giúp cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của tổ chức và đưa ra cơ sở hợp lý cho sự khởi đầu của phát triển bền vững.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô

Môi trường bên ngoài (vĩ mô) ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh, phân tích môi trường vĩ mô sẽ giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi: doanh nghiệp đang đối diện với những khó khăn nào? Giúp doanh nghiệp có những quyết định phù hợp. Mục đích của việc nghiên cứu môi trường vĩ mô là để phát triển hạng mục có giới hạn những cơ hội mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, cũng như các mối đe dọa của môi trường mà doanh nghiệp cần phải né tránh. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm có:

1.3.1.1. Chính trị và pháp luật

Sự ổn định chính trị, hệ thống pháp luật rõ ràng, sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp, là cơ sở đảm bảo sự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định ngăn cấm, hạn chế, vừa đóng vai trò là khách hàng quan trọng đối với các doanh nghiệp (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau cùng chính phủ cũng đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp: cung cấp


các thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác... Như vậy, hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ. Ví dụ: một số chương trình của chính phủ (như biểu thuế hàng ngoại nhập cạnh tranh, chính sách miễn giảm thuế) tạo cho doanh nghiệp cơ hội tăng trưởng hoặc cơ hội tồn tại. Ngược lại, việc tăng thuế trong một ngành nhất định nào đó có thể đe dọa đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong một xã hội ổn định về chính trị, các doanh nghiệp được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản khác của họ, như vậy họ sẽ sẵn sàng đầu tư với số vốn nhiều hơn vào các dự án dài hạn. Các doanh nghiệp cần sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong kinh doanh. Vấn đề then chốt là cần phải tuân thủ các quy định có thể được ban hành.

1.3.1.2. Kinh tế

Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ (lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát). Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra khi lãi suất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng giảm xuống.

Nói đến tính ổn định về kinh tế là nói đến sự ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Nhận thức rõ về các chính sách trong nền kinh tế sẽ giúp các doanh nghiệp xác định những ảnh hưởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ.


1.3.1.3. Văn hóa và xã hội

Các giá trị văn hoá xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của khách hàng, nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như: dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, phân phối thu nhập… tạo nên quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích chúng để tận dụng các cơ hội và giảm các nguy cơ. Bất kỳ sự thay đổi nào của các giá trị này đều ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường văn hóa xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Trong môi trường văn hóa, các nhân tố nổi lên giữ vai trò đặc biệt quan trọng là những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp; những phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo; những quan tâm ưu tiên của xã hội; trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội.... Các nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch thương mại. Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, vì ngay cả trong trường hợp hàng hóa thực sự có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Chính thị hiếu, tập quán người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng dân tộc và phản ánh yếu tố văn hóa, lịch sử, tôn giáo của từng địa phương, từng quốc gia.

1.3.1.4. Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang cạnh tranh về chất lượng, phần giá trị gia tăng của sản phẩm, hay giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao. Đây là tiền đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm để ổn định và nâng cao sức cạnh tranh của mình.

Đây là một trong những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Những áp lực và đe dọa từ môi trường công nghệ có thể là: sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe dọa các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu.


Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện tại bị lỗi thời và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. Sự ra đời của công nghệ mới làm tăng thêm đe dọa cho các doanh nghiệp hiện có trong ngành; vòng đời công nghệ có xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn thời gian khấu hao so với trước. Ví dụ, trong ngành vận tải hàng không, nếu một hãng hàng không thường xuyên cập nhật vào đội bay của mình những dòng máy bay tiên tiến, hiện đại thì sẽ dành được nhiều ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh ít cập nhật khi khách hàng và các doanh nghiệp vận tải lựa chọn.

1.3.2. Các yếu tố môi trường ngành

Theo Michael Porter đưa ra Mô hình năm tác lực cạnh tranh thì các yếu tố môi trường ngành tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các yếu tố môi trường này giúp doanh nghiệp xác định được vị thế cạnh tranh trong ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động. Từ đó, đưa ra những chiến lược hợp lý nâng cao sức cạnh tranh cho chính bản thân doanh nghiệp.

Sức cạnh tranh ở một ngành nghề tuỳ thuộc vào năm lực lượng cạnh tranh cơ bản và năm lực lượng này có thể thay đổi theo thời gian khi các điều kiện ngành thay đổi, mỗi tác động của chúng đến doanh nghiệp sẽ khác nhau và quyết định mức độ cạnh tranh khốc liệt; Phân tích sự tác động của chúng, để xác định sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong toàn ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động.

Mỗi yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vả được phân tích theo quy trình như sau:

1.3.2.1. Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng

Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.

Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới


có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.

1.3.2.2. Khách hàng

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Họ là người có điều kiện ra quyết định mua sắm. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính, chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Khách hàng cạnh tranh với các công ty trong ngành bằng cách ép giá, đòi hỏi chất lượng cao, và đưa các công ty vào thế cạnh tranh để được lựa chọn. Nhóm khách hàng được xem là cạnh tranh mạnh khi: mua số lượng lớn so với doanh số của người bán, sản phẩm mua từ ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mua của khách, sản phẩm không có sự khác biệt, chi phí chuyển đổi qua người bán khác thấp, khách hàng có lợi nhuận thấp, khách hàng có tiềm năng tích hợp ngược (mua lại nhà cung cấp), khách hàng có đủ thông tin. Các công ty có thể thay đổi quyền lực mặc cả của khách hàng bằng cách lựa chọn nhóm khách hàng.

1.3.2.3. Nhà cung ứng

Quyền lực của nhà cung ứng xuất phát từ ảnh hưởng của họ đến việc tăng (giảm) giá thành và do đó giảm (tăng) khối lượng hàng hoá/dịch vụ được cung ứng (tiêu thụ). Mối quan hệ này phụ thuộc chủ yếu vào vị thế mạnh yếu trong mối quan hệ giữa người cung ứng với khách hàng mà chúng ta gọi là quyền lực thương lượng. Quyền lực này phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Mức độ tập trung: biểu hiện bằng sự phân bổ thị phần trên số lượng nhiều hoặc ít các công ty trong ngành.

- Đặc điểm hàng hoá/dịch vụ: giá trị của hàng hoá/dịch vụ được sản xuất phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các bộ phận được mua từ các nhà cung ứng và do đó các nhà cung ứng này sẽ có quyền lực thương lượng đáng kể.

- Chuyên biệt hoá sản phẩm/dịch vụ: nhấn mạnh đến khả năng thay thế một sản phẩm bằng một sản phẩm khác càng khó thì quyền lực của các nhà cung ứng càng lớn.


- Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng (khách hàng): mức chi phí này càng cao thì khách hàng càng trung thành với nhà cung ứng hiện tại và quyền lực tương ứng của nhà cung ứng càng lớn.

- Khả năng tích hợp về phía sau (phía trước): với chi phí hợp lý sẽ cho phép các nhà cung ứng tăng cường quyền lực thương lượng của mình đối với khách hàng và ngược lại. Cũng như vậy đối với các khách hàng muốn tích hợp hoá về phía trước.

1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh

Cuộc đối đầu của các đối thủ cạnh tranh đang tham gia thị trường thường mang đặc tính lệ thuộc lẫn nhau. Ở hầu hết các ngành nghề, những động thái của một công ty sẽ tạo ra tác động có thể quan sát được ở những đối thủ cạnh tranh khác và do vậy làm dấy lên sự trả đũa lại hoặc các phản ứng khác. Đặt ra vấn đề cạnh tranh trong ngành đồng nghĩa với nghiên cứu và đánh giá các nhân tố cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành đó. Tất nhiên việc phân tích này giả thiết một sự hiểu biết nhất định về số lượng cũng như quy mô của các đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố này bao gồm:

- Số lượng các công ty đối thủ cạnh tranh: cho chúng ta những thông tin đầu tiên về bản chất của cấu trúc cạnh tranh trong ngành.

- Tăng trưởng của ngành: một thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh cho phép số lượng lớn các công ty thu được lợi nhuận. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng chậm sẽ tạo ra các áp lực lớn cho mọi công ty trong ngành trong việc chia phần thị trường và đặc biệt dẫn đến cạnh tranh về giá.

- Sự đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: sự đa dạng được thể hiện bởi chiến lược, nguồn gốc công nghệ hoặc lĩnh vực kinh doanh, quy mô và vị trị địa lý, quan hệ với công ty mẹ… sẽ dẫn đến sự phân khúc của các đoạn thị trường và do đó sẽ rất khó khăn cho việc nhận dạng các đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất.

- Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ: sự thiếu vắng các yếu tố để khác biệt hoá sản phẩm sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh phải tập trung kiểm soát chặt chẽ cấu trúc chi phí và áp lực cạnh tranh căng thẳng về giá sẽ nảy sinh.

- Khối lượng chi phí cố định và lưu kho: chi phí cố định cao tạo ra những áp lực lớn đối với tất cả các công ty, buộc phải tăng công suất tối đa và dẫn đến tình

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023