trạng giảm giá ồ ạt khi công ty tăng công suất đến mức dư thừa. Tương tự với các ngành có đặc điểm khối lượng hàng hóa lưu kho lớn như ngành bán lẻ sẽ dẫn đến chi phí rất cao,… ở trường hợp này các công ty rất dễ bị cám dỗ hạ giá để bán được sản phẩm và làm cho lợi nhuận của ngành bị giảm đi.
- Các rào cản rút lui khỏi ngành: là các rào cản bắt buộc các công ty ở lại cạnh tranh trong ngành đang hoạt động mặc dù đầu tư không đem lại hiệu quả và có thể thua lỗ. Nguồn gốc của các rào cản rút lui bao gồm: sự chuyên môn hoá cao các tài sản của công ty, chi phí cố định để rút lui lớn, những rào cản liên quan đến xúc cảm, các hạn chế về xã hội và chính phủ. Những rào cản này càng cao sẽ bắt buộc các công ty phải so sánh chi phí của việc rút lui khỏi ngành với chi phí để phản ứng lại sự cạnh tranh trong ngành (giảm doanh thu, chiến tranh về giá, sáp nhập với các đối thủ khác,...) để đưa ra quyết định đi hay ở lại trong ngành? Và quyết định này cho dù có theo chiều hướng nào đi chăng nữa cũng vẫn sẽ có tác động đáng kể tới xu hướng và cường độ cạnh tranh trong ngành.
1.3.2.5. Các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp và bài học rút ra
1.4.1. Kinh nghiệm của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong bảo đảm nguồn cung xăng dầu với bề dày lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển (12/1/1956 - 12/1/2016). Đối với mặt hàng nhiên liệu bay (JA1, TC1), từ khi thành lập đến năm 1993 do Petrolimex đảm bảo 100%. Từ năm 1994, nhiệm vụ này được chuyển giao sang Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) và Bộ
Quốc phòng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của ngành Hàng không Việt Nam, Chính phủ định hướng tạo lập thị trường cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu nói chung và nhiên liệu bay nói riêng. Do đó, Petrolimex tái lập lại hoạt động kinh doanh nhiên liệu bay. Ngày 28/4/2008, Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) ra đời thực thi nhiệm vụ này. Petrolimex góp 65% vốn điều lệ đồng thời là cổ đông chi phối.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiên liệu hàng không Việt Nam SKYPEC - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Khái Quát Về Công Ty Tnhh Mtv Nhiên Liệu Hàng Không Việt Nam (Skypec)
- Tình Hình Thực Hiện Sản Lượng Tra Nạp Nhiên Liệu Hàng Không Giai Đoạn 2018-2020 Của Skypec
- Vốn Chủ Sở Hữu Của Công Ty Skypec So Với Các Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Giai Đoạn Năm 2018-2020
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Với thế mạnh hệ thống cơ sở vật chất hiện đại trên khắp cả nước, kinh nghiệm quý báu 60 năm và tính chuyên nghiệp cao, bên cạnh đó là uy tín của Petrolimex trên trường quốc tế đối với các cổ đông, ngay từ khi thành lập, Petrolimex Aviaton đã đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại nhất, xây dựng quy trình, quy chuẩn kinh doanh nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế IATA. Vì vậy, Petrolimex Avition sớm khẳng định được vị thế của mình trong cung ứng nhiên liệu bay, được đông đảo bạn hàng tin tưởng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Petrolimex Aviation đã kế thừa bề dày kinh nghiệm của Petrolimex trong tổ chức cung ứng và kinh doanh xăng dầu, trong đó có nhiên liệu bay của giai đoạn trước đó (1956- 1994).
Petrolimex Aviation xác định chất lượng hàng hóa và dịch vụ là điều quan trọng tạo lập sự thành công. Công ty luôn phối hợp chặt chẽ với đại diện khách hàng tại sân bay để nắm bắt chính xác lịch khởi hành, nâng cao chất lượng dịch vụ tra nạp theo bảng phân cấp cấp độ tra nạp của Hiệp hội các hãng hàng không thế giới (IATA level of into-plane serice); góp phần bảo đảm chuyến bay khởi hành đúng lịch. Petrolimex Aviation đã không để xảy ra bất kỳ sự chậm trễ chuyến bay nào của khách hàng trong suốt thời gian qua. Chi phí, giá bán hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên cũng được Petrolimex Aviation chú trọng.
Petrolimex Aviation - đơn vị đầu tiên trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam là thành viên của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA. Hàng năm, công ty tham gia các hội nghị quốc tế của hiệp hội được tổ chức nhằm cập nhật, trao đổi thông tin và xúc tiến thương mại. Qua các hội nghị này, công ty đã có thêm nhiều khách hàng mới.
Đến nay, khách hàng trong nước và quốc tế đều đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty với giá cả cạnh trạnh, an toàn và tin cậy. Petrolimex Aviation hiện có hơn 30 khách hàng gồm các hãng hàng không trong nước, quốc tế và đại lý cung ứng. Khách hàng quốc tế có thể kể đến: United Airlines (Mỹ), Air China (Trung Quốc), Air France (Pháp), Japan Airlines (Nhật Bản), Aeroflot (Nga), Singapore Airlines (Singapore), Eva Airway (Đài Loan), Etihad, Asiana Airlines (Hàn Quốc) … Bên cạnh đó, Petrolimex Aviation là đối tác chiến lược của hãng hàng không Vietjet Air. Công ty đã đưa dịch vụ bán tại sân bay quốc tế là điểm đến của Vietjet Air trong khu vực như Inchon (Hàn Quốc), Côn Minh và Cao Hùng (Trung Quốc) đồng thời cung cấp khoảng 50% nhu cầu Jet A-1 cho thị trường Campuchia thông qua Total Trading.
Chất lượng của nguồn hàng mua và bán của công ty tuân theo tiêu chuẩn DEFSTAN 91 - 91 và AFQRJOS, TCVN 6426 được quy định tại các phiên bản mới nhất. Thông qua việc tham gia hội nghị IATA do Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế tổ chức hàng năm, Petrolimex Aviation liên tục cập nhật được các thông tin, quy định mới của thế giới trong lĩnh vực ngành.
Nhờ làm tốt nội dung này, năm 2015, công ty đã nhiều lần được lựa chọn tra nạp cho chuyến bay chuyên cơ chở nguyên thủ các nước sang thăm Việt Nam như: Tháng 4/2015 tra nạp cho tàu bay IL-96 của hãng Hàng không Quốc gia Nga (Aeroflot) chở Thủ tướng Nga Medvedev; tháng 7/2015 tra nạp cho tàu bay Boeing 757 của hãng hàng không Titan Airways chở Thủ tướng Anh David Cameron.
Petrolimex Aviation tiếp tục khẳng định vị thế của Petrolimex trong kinh doanh nhiên liệu JA1. Công ty đã chủ động báo cáo Cục Hàng không Việt Nam tạo điều kiện về vị trí đất để xây dựng Kho nhiên liên bay tiến tới tổ chức kinh doanh tại tất cả các Cảng Hàng không quốc tế của Việt Nam, từ đó tạo tiền đề tốt để Petrolimex Aviation vươn ra cung ứng, kinh doanh tại các cảng hàng không trong khu vực và thế giới.
1.4.2. Kinh nghiệm của Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS)
Sau 2 năm hợp nhất, Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) đã khẳng định thương hiệu, chất lượng dịch vụ mắt đất sân bay hàng đầu Việt Nam và khu vực.
- Phát triển vượt bậc sau hợp nhất:
Công ty TNHH MTV Dịch vụ mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS) được thành lập ngày 1/1/2016 trên cơ sở hợp nhất 3 xí nghiệp dịch vụ mặt đất NIAGS - DIAGS - TIAGS. VIAGS là mô hình kinh doanh đầu tiên ở Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất sân bay đồng bộ, đạt chuẩn quốc tế tại 3 sân bay lớn: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Nội Bài. Sau khi hợp nhất, quan điểm, tư duy và ý chí tập thể CBNV hòa làm một, tạo nên nguồn sức mạnh tổng thể giúp VIAGS hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, liên tiếp gặt hái thành công ngoài mong đợi.
Với đội ngũ lao động lành nghề, cường độ làm việc dày đặc, có thời điểm trong lịch bay cao điểm hè, VIAGS huy động gần 5.000 lao động và hơn 1.200 trang thiết bị vào chuỗi cung ứng dịch vụ tại 3 miền Bắc Trung Nam cho gần 70 hãng hàng không, chiếm 58% thị phần dịch vụ mặt đất Việt Nam. Hiện nay trung bình một ngày VIAGS phục vụ gần 600 chuyến bay thương mại, hơn 90.000 lượt khách, gần 3.300 tấn hàng hóa đi đến tại các cảng HKQT NBA, DAD, TSN.
Đáp ứng các tiêu chỉ an toàn - tiện nghi - đúng giờ, VIAGS thường xuyên nhận được thư khen của đối tác và phản hồi tích cực từ khách hàng, trong đó hầu hết là hãng hàng không 4-5 sao. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, VIAGS đã liên tiếp đạt được 16 giải thưởng về chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không danh tiếng bình chọn trong khu vực Đông Nam Á và hơn 80 đầu sân bay trên mạng bay toàn cầu như: Singapore Airlines, Korean Air, Japan Airlines, Cathay Pacific...
Nối tiếp những thành công bền vững, năm 2017, VIAGS tiếp tục khẳng định vị thế trên con đường phát triển với những thành tựu đáng tự hào. Theo số liệu thống kê, năm 2017, VIAGS phục vụ tổng 122.616 chuyến bay, tăng 4,5% so với năm 2016, số hành khách VIAGS phục vụ đạt 37.309.286 lượt, tăng 1,3% so với năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt: 151,8 tỷ đồng tương ứng 100,8% kế hoạch điều chỉnh, tăng 13,4% so với năm 2016. Hiện nay trung bình một ngày VIAGS phục vụ gần 600 chuyến bay thương mại, hơn 90.000 lượt khách, gần 3.300 tấn hàng hóa đi đến tại các cảng HKQT NBA, DAD, TSN cho khoảng 70 hãng hàng không, chiếm 58% thị phần dịch vụ mặt đất Việt Nam.
Tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn của VIAGS năm 2017 cũng đạt kết quả vượt trội so với năm 2016 và năm 2015. Bộ chỉ tiêu an toàn do SAG3 giao VIAGS năm 2017 đang được kiểm soát và thực hiện đạt hiệu quả hơn. Cùng với đó, CBNV VIAGS tiếp tục phát huy tốt gương người tốt việc tốt, ghi nhận 172 trường hợp nhân viên nhặt được và trả lại tài sản có giá trị cao cho hành khách. Năm 2017, tổng số tài sản VIAGS nhặt được là 13.924 tăng 17,2% so với năm 2016.Tổng tiền mặt nhặt được là 12.467.529.000 VND tăng 55% so với năm 2016. Những điều này đã chứng minh VIAGS không chỉ cung cấp dịch vụ theo cam kết chất lượng 4 sao, mà còn vượt cả sự mong đợi của khách hàng.
Song hành cùng các chỉ số về chất lượng dịch vụ không ngừng gia tăng, đời sống vật chất và tinh thần CBNV cũng được nâng cao đáng kể như: mức thu nhập trung bình của người lao động tăng, cụ thể mức lương năm 2017 so với năm 2016; các chương trình phúc lợi, chăm sóc người lao động được đẩy mạnh. VIAGS tổ chức chương trình nghỉ dưỡng trong và ngoài nước cho CBNV khắp 3 miền. Xây dựng đồng bộ công trình phục vụ nhu cầu người lao động khối trực tiếp như địa điểm nghỉ ngơi giữa ca, phòng ngủ trang bị đầy đủ tiện nghi, hệ thống phun sương làm mát trong sân đỗ… làm giảm tải tối đa sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất lợi tới quy trình thực hiện công việc của CBNV. Sau khi hợp nhất, các hoạt động văn thể mỹ dành cho người lao động cũng có điều kiện phát triển, giúp CBNV VIAGS 3 miền tăng cường giao lưu, hội nhập văn hóa vùng miền, gắn kết hơn với mục tiêu chung dưới một mái nhà mang tên VIAGS…từ đó tạo tiền đề phát triển văn hóa doanh nghiệp hiện đại, giàu bản sắc.
- Phục vụ thành công sự kiện APEC:
Trong sự thành công chung của ngành hàng không Việt Nam, khi đã vận chuyển và điều phối an toàn hàng trăm lượt máy bay của các nguyên thủ, đại biểu tham dự APEC 2017, VIAGS - đơn vị phuc vụ mặt đất của Vietnamairlines - đối tác đặc biệt, nhà vận chuyển chính thức của Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã góp đôi vai to lớn gánh vác những trọng trách quan trọng.
Dưới sự chỉ đạo của Tổng chỉ huy trưởng Tiểu ban phục vụ sự kiện APEC- VIAGS, Tổng giám đốc Lê Cao Thế, VIAGS đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chỉ riêng trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Cấp Cao APEC 2017, VIAGS đã phục vụ an toàn và trọng thị 47 chuyên cơ đi và đến của 17 quốc gia và vùng lãnh thổ có sức ảnh hưởng hàng đầu trên Thế giới như: Nga, Nhật Bản, trung Quốc, Hàn Quốc…;12 chuyến chuyên cơ đi và đến của Việt Nam; gần 80 chuyến bay Charter, hậu cần, tiền trạm đi và đến của các Bộ trưởng, Tập đoàn kinh tế lớn với khoảng hơn 50 tàu bay các loại như B747-400(Nhật, Hàn Quốc), B747- 800(Trung Quốc), IL96 (Nga), A310(Canada), A340 (Brunei), B757 (Newealand), B787-800(Mexico), B767-300 (Chi lê), B737-800 (Đài Loan)…, nhận được phản hồi tích cực từ dư luận và các hãng hàng không uy tín trên Thế giới, để lại dấu ấn sâu đậm trong mắt bạn bè quốc tế.
- Hướng đến cuộc cách mạng 4.0:
Sau gần 2 năm dồn toàn lực cho công cuộc hợp nhất và phát triển, VIAGS đã khẳng định vị thế và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ đó là sự kiện trọng đại bậc nhất trong năm: VIAGS
- đơn vị cung cấp dịch vụ mặt đất tốt nhất cho Vietnamairlines 2 năm liền đạt chất lượng dịch vụ 4 sao theo tiêu chuẩn Skytrax.
Với yêu cầu mục tiêu phát triển, VIAGS hướng đến dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu cao của các đối tác khách hàng quốc tế nên ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các hệ thống quản trị hiện đại trong hoạt động phục vụ được Đảng ủy, Ban giám đốc Công ty quan tâm, chỉ đạo trong thời gian qua. Với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là Cuộc cách mạng 4.0 đang đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với VIAGS.
Lãnh đạo Công ty cho biết, VIAGS đang từng bước nghiên cứu, đẩy mạnh xây dựng, nâng cấp hạ tầng CNTT, áp dụng những quy chuẩn mới về ứng dụng công nghệ trong các khâu, đảm bảo sự kết nối, chia sẻ, truy xuất nhanh nhất và kiểm tra các quy trình hoạt động sát sao, kịp thời nhằm khôn ngừng gia tăng năng suất lao động. Đặc biệt áp dụng các phần mềm Mobile online Checkin nhằm cải
thiện, rút ngắn tối đa thời gian hao phí của khách khi làm thủ tục chuyến bay (từ 3h xuống còn khoảng 1h) và tránh ùn tắc cục bộ tại các sân bay lớn.
Với quyết tâm trong thời gian ngắn tới, VIAGS sẽ sớm trở thành đơn vị cung ứng dịch vụ mặt đất sân bay đầu tiên trong nước và là một trong những đơn vị hàng đầu trong khu vực đạt các tiêu chuẩn, ứng dụng CNTT theo yêu cầu của Cuộc cách mạng 4.0 đặt ra, khẳng định được thương hiệu và chất lượng dịch vụ mặt đất sân bay đẳng cấp.
1.4.3. Bài học rút ra
Từ kinh nghiệm nâng cao NLCT của 2 doanh nghiệp trên, có thể rút ra những bài học để nâng cao NLCT như sau:
Một là, xác định rõ đề xuất giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là điều làm cho công ty trở nên nổi bật trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, giá trị này đến từ sự kết hợp của các yếu tố như đặc điểm dịch vụ khách hàng, hỗ trợ hậu cần, hệ thống thông tin và thương hiệu sản phẩm.
Hai là, đảm bảo giao tiếp trong nội bộ được thông suốt giúp các tổ chức có thể cải thiện kết quả bằng cách sao chép cách Amazon điều hành các cuộc họp. Chuẩn bị các văn bản tường trình được chuẩn bị kỹ lưỡng và dành thời gian để đọc chúng sẽ tạo nền tảng cho việc hiểu sâu về các vấn đề mà công ty phải đối mặt. Bởi vì viết là điều tối quan trọng trong phương pháp của Amazon, các chuyên gia truyền thông có vai trò quan trọng.
Ba là, đầu tư vào công nghệ phù hợp đại diện cho một trong những phương tiện chính mà bạn có thể nâng cao NLCT và hiệu quả của doanh nghiệp một cách an toàn. Sự đổi mới luôn đi đôi với công nghệ. Nếu doanh nghiệp muốn tận hưởng những lợi ích của tiêu chuẩn hóa quy trình, tự động hóa các nhiệm vụ và phân tích dữ liệu thông minh; thì họ chắc chắn nên đầu tư vào công nghệ tiên tiến.
Cuối cùng, tập trung đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là điều quan trọng là doanh nghiệp phải phát triển các chiến lược giúp bạn cung cấp cho họ chất lượng dịch vụ tuyệt vời nhằm tạo nên mối quan hệ lâu dài với họ. Trong trường hợp này, quản lý quan hệ khách hàng rất quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về NLCT của doanh nghiệp bao gồm: từ những khái niệm, luận văn làm rõ được các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp; xây dựng các tiêu chí đánh giá NLCT của doanh nghiệp; nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp. Từ kinh nghiệm nâng cao NLCT của công ty, đề tài đã rút 4 bài học có thể vận dụng cho Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC).