Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam


Bảng 2.3 Cước liên lạc quốc tế

(Đơn vị tính USD)

STT

Nơi đến

Trước khi có cạnh trang

Sau khi có cạnh tranh

Giá bình

th−êng

Giá tiết kiệm

Giá bình

th−êng

Giá tiết kiệm

Phót

đầu

6 giây

tiếp theo

Phót

đầu

6 giây

tiếp theo

Phót

đầu

6 giây

tiếp theo

Phót

đầu

6 giây

tiếp theo

1

Pháp

0.70

0.070

0.55

0.055

0.57

0.057

0.45

0.045

2

Mỹ

0.70

0.070

0.55

0.055

0.55

0.055

0.45

0.045

3

Singapo

0.65

0.065

0.55

0.055

0.55

0.055

0.45

0.045

4

Thái Lan

0.65

0.065

0.55

0.055

0.55

0.055

0.45

0.045

5

Ai Cập

0.75

0.075

0.55

0.055

0.63

0.063

0.45

0.045

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 6

(Nguồn VNPT)

Thời gian áp dụng giá tiết kiệm: Từ 23h00 giờ ngày hôm trước tới 6h00 giờ sáng hôm sau các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy và cả ngày lễ, cả ngày Chủ Nhật

Như vậy khi có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông khác và bị mất đi sự độc quyền thì giá các dịch vụ viễn thông của VNPT đã phải giảm liên tục từ 10-30%.


Có thể tham khảo thêm giá các dịch vụ viễn thông di động của Viettel và SPT

Giỏ cước dịch vụ di động của Viettel Dịch vụ trả sau

Gọi trong mạng Viettel


Mức sử dụng trong tháng

Dưới 300.000 đ

Giá cước

139/đồng/block 6s


(1.390 đồng/phút)

Từ 300.000 đ đến 499.999 đ

129/đồng/block 6s

(1.290 đồng/phút)

Từ 500.000 đ trở lên

Gọi ngoài mạng Viettel

119/đồng/block 6s

(1.190 đồng/phút)

Mức sử dụng trong tháng

Dưới 300.000 đ

Giá cước

149/đồng/block 6s


(1.490 đồng/phút)

Từ 300.000 đ đến 499.999 đ

139/đồng/block 6s

(1.390 đồng/phút)

Từ 500.000 đ trở lên

129/đồng/block 6s

(1.290 đồng/phút)


Dịch vụ trả trước

Gọi trong mạng Viettel 249/đồng/block 6s (2.490 đồng/phút) Gọi ngoài mạng Viettel 219/đồng/block 6s (2.190 đồng/phút)


Bảng 2.4 Giá cước dịch vụ di động của SPT



Loại HĐ


Gói dịch vụ


Cước hòa mạng


Cước thuê bao

Mỗi block 10 giây

Chỉ một vùng

c−íc


Trả sau

STANDARD

200.000 ®

80.000 đ/tháng

250 ®

50.000 đ/tháng

Không áp dụng

VIP

200.000 ®

450.000 đ/tháng

200 ®

FREE 1

200.000 ®

200.000 đ/tháng

250 ®


Trả trước

ECONOMY

100.000 ®

Không có

400 ®


FRIEND


100.000 ®


Không có

450 ®

(200đ: giá cho KH gọi 2 số TB

đã đăng ký trước

DAILY

100.000 ®

2000 đ/ngày

300 ®

HAPPY

100.000 ®

2.500 đ/ngày

300 ®

(Nguồn SPT)


Có thể thấy rõ rằng khi có hoạt động cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, thị trường dịch vụ điện thoại di động trên thị trường viễn thông Việt Nam thì cho thấy có những chuyển biến tích cực có lợi cho người tiêu dùng. Khi SPT, Viettel tung ra nhiều loại hình dịch vụ di động thì giá dịch vụ di động giảm liên tục, nhất là giá của 02 nhà cung cấp Vinaphone và MobiFone thuộc VNPT. Hiện tại thị phần điện thoại di động dẫn đầu vẫn là Vina Phone nhưng chính sự cạnh tranh quyết liệt của Viettel với mạng GSM và SPT với mạng CDMA đã làm giá của dịch vụ viễn thông di động của các mạng giảm từ 10% đến 30%. Cuộc cạnh tranh này đã làm cho việc song độc quyền của VNPT trên thị trường thông tin di động bị mất đi, làm lợi ích của người tiêu dùng được tăng lên và chính sách nhiều giá bất lợi cho người tiêu dùng của VNPT cũng đã thay đổi. Trước đây VNPT qui định cho MobiFone và Vinaphone

được tính cước cuộc gọi theo vùng (vùng 1 miền Bắc, vùng 2 miền Nam, vùng 3 miền Trung), giá cước hiện thời của MobiFone và Vinaphone chỉ còn tính theo thời gian kết nối chứ không tính cách vùng địa lý như trước kia nữa.


Cũng trong bối cảnh bị cạnh tranh ngoài dịch vụ viễn thông di động thì dịch vụ VoIp cũng là dịch vụ có giảm giá cao và khuyến mãi liên tục. Dịch vụ điện thoại cố định cũng không là ngoại lệ, giá lắp đặt dịch vụ điện thoại cố địch của VNPT cũng giảm xuống từ 1.200.000 đ hiện chỉ còn 850.000 đ khi SPT, Viettel tung ra dịch vụ điện thoại nội hạt.

Để có thể cạnh tranh với VNPT trên lĩnh vực Internet, các doanh nghiệp kinh doanh Internet như VDC, FPT, NetNam, SPT, Viettel đều chạy đua tăng cường khả năng kết nối cũng như tốc độ kết nối Internet. Ngày càng nhiều các dịch vụ gia tăng trên mạng Internet cũng được cung cấp bởi các nhà cung cấp tại Việt Nam như điện thoại Internet, đào tạo, giao lưu trực tuyến, video hội nghị, video theo yêu cầu trên Internet. Như thường lệ nhà cung cấp VDC (thuộc VNPT) với thương hiệu VNN là nhà cung cấp dẫn đầu trên thị trường Internet Việt Nam. Khởi đầu từ tốc độ kết nối dialup tối đa là 56Kbps, hiện tại tốc độ truy nhập/ truy xuất dữ liệu đã lên đến 2048/256Kbps. Theo sau là các nhà cung cấp khác như FPT, Viettel, SPT...

Như vậy cạnh tranh đã làm cho giá các dịch vụ viễn thông giảm đáng kể, chính sách nhiều giá ưu đãi cho người tiêu dùng được các doanh nghiệp sử dụng để tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng.

b) Cạnh tranh viễn thông trong việc kết nối các mạng

Theo Pháp lệnh viễn thông thì các doanh nghiệp được tự do kết nối với các doanh nghiệp viễn thông khác, doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối, nếu yêu cầu đưa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật.

Hiện tại có 6 công ty kinh doanh các dịch vụ viễn thông thì VNPT chính là doanh nghiệp chủ đạo (theo chiến lược phát triển viễn thông của Nhà nước) và chiếm thị phần khống chế trên tất cả các dịch vụ viễn thông. Do đó việc kinh doanh về các dịch vụ viễn thông đề phụ thuộc rất nhiều vào VNPT, cạnh tranh trong việc kết nối mạng lưới phụ thuộc nhiều vào VNPT.


Viettel đã xuất hiện cách đây 9 năm và SPT xuất hiện đã 10 năm đã chứng tỏ là các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh nhất với VNPT nhưng đến nay thì công tác kết nối mạng lưới giữa các bên đều chưa có sự thống nhất, các doanh nghiệp mới gặp nhiều trở ngại trong kết nối mạng để dùng chung hạ tầng mạng lưới với VNPT.

Một số lý do chưa có việc tự do kết nối mạng

- Đường trục viễn thông Việt Nam hiện nay nằm trong sự quản lý của VNPT do đó việc kết nối mạng ít nhiều phụ thuộc vào VNPT. Mặc dù trong thời gian gần

đây MPT đã có những biện pháp can thiệp đến quyền tự do kết nối của các doanh nghiệp mới với hạ tầng mạng của VNPT nhưng hiệu quả đạt được là rất thấp. Khi hệ thống di động CDMA của SPT phải mất đến gần 3 năm mới kết nối được với mạng GSM của Mobile và Vina phone thuộc VNPT. Trong hệ thống di động GSM của Viettel bị ít nhiều cản trở việc kết nội trực tiếp với các tổng đài nội hạt ở các tỉnh thành mà chi được kết nối một dung lượng rất ít với tổng đài nội hạt quá giang tỉnh của VNPT. Xem thêm ở phụ lục 1: Sơ đồ mạng viễn thông Việt Nam

- Thực tế đặc thù kinh doanh của ngành viễn thông phải có số vốn rất lớn, thời gian đầu tư hạ tầng mạng rất dài nên so khi với VNPT đã có sự phát triển trên 30 năm thì các doanh nghiệp mới khó có khả năng cạnh tranh bình đẳng trong việc kết nối mạng với VNPT

- Tuy chính sách quản lý viễn thông đã có những thay đổi để phù hợp việc quản lý cạnh tranh viễn thông tại Việt Nam nhưng chưa thực sự có sự điều chỉnh kịp thời để tháo dở các vướng mắc của các doanh nghiệp

Đánh giá chung, thực trạnh cạnh tranh viễn thông tại Việt Nam trong thời gian qua đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.

- Đầu tiên là việc giá dịch vụ viễn thông giảm đã làm cho người tiêu dùng có khả năng tiếp cận đến các dịch vụ viễn thông nhiều hơn, đặc biệt là sự phát triển số thuê bao Internet trong thời gian qua

- Thứ hai là các doanh nghiệp sản xuất có thể giảm giá thành, đưa vào áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến trên nền các dịch vụ viễn thông tiên tiến như truyền số liệu, hội nghị truyền hình...


- Thứ ba là qua tác động của sự cạnh tranh các doanh nghiệp viễn thông phải luôn đổi mới công nghệ, quản lý, phương thức kinh doanh làm sao đạt được hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên cũng như các nền kinh tế khác, bước đi tự do cạnh tranh viễn thông Việt Nam cũng gặp một số trở ngại như: các doanh nghiệp mới chưa đạt thị phần như mong muốn, chính sách quản lý còn chưa tạo sự thông thoáng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới trong quá trình phát triển kinh doanh của mình.

2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

2.3.1 Cơ sở hạ tầng mạng lưới

Trên cơ sở đánh giá của MPT, cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông Việt Nam

đã xây dựng được một hệ thống đồng bộ, đạt trình độ ngang tầm quốc tế với các hệ thống truyền dẫn vi ba số và vệ tinh, cáp quang trong nước và quốc tế với công nghệ hiện đại; các hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật số hoàn toàn tự động cả nội hạt,

đường dài và quốc tế. Hệ thống thiết bị thuê bao cũng liên tục đổi mới, phù hợp với trình độ công nghệ của mạng lưới. Các mạng chuyên dùng tiếp tục phát triển và gắn kết với mạng công cộng. Hệ thống mạng lưới viễn thông Việt Nam đã phát triển đến 64 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Trên thực tế cơ sở hạ tầng mạng lưới tại Việt Nam đã được đầu tư mạnh mẽ các năm qua, các tuyến cáp quang quốc tế, các đài trạm được phát triển rộng khắp,

đặc biệt là việc đầu tư của các doanh nghiệp mới để xây dựng hạ tầng mạng của mình. Xu hướng sắp tới là các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ phải liên kết sử dụng hạ tầng mạng lưới của nhau

Về mạng lưới đường trục: VNPT hiện khai thác 4 tuyếncáp quang biển và các trạm vệ tinh mặt đất kết nối quốc tế, hệ thống đường trục Bắc Nam dung lượng 20Gbit/s. Viettel khai thác 2 tuyến cáp quang quốc tế, 1 tuyến cáp quang trục Bắc Nam 2,5 Gbit/s, 01 trạm vệ tinh mặt đất và đang triển khai xây dựng hệ thống đường trục Bắc Nam dọc theo đường sắt dụng lượng 2,5 Gbit/s. VP Telecom khai thác 01 trạm vệ tinh mặt đất kết nối quốc tế, hệ thống đường trục theo đường điện lực 500 Kv dung lượng 2,5Gbits và hiện tại đang triển khai hệ thống truyền dẫn cáp quang treo cùng đường dây điện lực tới tất cả các tỉnh.


Theo Báo Bưu điện Việt Nam thì Viettel đã sử dụng chung hạ tầng truyền dẫnvới VP Telecom theo cơ chế “1 đổi 1” với khoản 2.000 khm cáp quang. Viettel còn thỏa thuận với SPT sử dụng chung trạm thu phát sóng của nhau, trong khi đó VP Telecom còn ký thỏa thuận sử dụng chung hạ tầng mạng lưới với cả VNPT và Viettel. Việc liên kết sử dụng hạ tầng mạng lưới của nhau không chỉ tiết kiệm rất lớn chi phí đầu tư mạng mà còn liên kết các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông của Việt Nam lại với nhau, điều này thúc đẩy sự phát triển chung của thị trường viễn thông Việt Nam

Gần đây theo Công ty Điện toán truyền số liệu (VDC) tổng dung lượng các kênh internet quốc tế của VDC đã được nâng lên 2.160 Mpbs để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khách hàng về dịch vụ Internet.

Như vậy so với các nước trong khu vực, viễn thông Việt Nam mặc dù có bước khởi đầu chậm nhưng với tốc độ viễn thông phát triển cao nên hạ tầng mạng lưới tại Việt Nam đã theo kịp một số nước trong khu vực. Các dịch vụ viễn thông công nghệ cao đều có thể sử dụng trên nền tảng hạ tầng mạng lưới viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng mạng của Việt Nam còn thiếu sự đồng bộ, nhiều máy móc thiết bị đã sử dụng trong nhiều năm trên mạng mà chưa có sự thay thế do đó cần phải có lộ trình thay đổi, nâng cấp hạ tầng mạng lưới quốc gia để ngành viễn thông Việt Nam có thể hội nhập và cạnh tranh ngang bằng với các nước.

2.3.2 Các dịch vụ viễn thông

a) Giá các dịch vụ viễn thông Việt Nam

Trong hiện tại giá các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam có xu hướng giảm mạnh, nhất là giá các dịch vụ viễn thông quốc tế như thuê kênh quốc tế, điện thoại quốc tế.

Lộ trình giảm giá các dịch vụ viễn thông theo Chính phủ nhằm mục đích tăng cường khả năng hội nhập kinh tế của Việt Nam, giá cước điện thoại quốc tế của Việt Nam đã đạt mức trung bình so với khu vực.

 Giá cước điện thoại quốc tế chất lượng cao IDD

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, hội nhập, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, giá cước IDD gọi quốc tế đã giảm rất nhiều( từ năm 1995 đến


ngày 01/05/2004 đã giảm cước 10 lần), đến thời điểm này giá cước viễn thông quốc tế của Việt Nam đã ngang bằng với chỉ tiêu ASEAN

Bảng 2.5 Giá cước IDD quốc tế so sánh giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực

Nước nhận cuộc gọi

Nước gọi đi

Brunei

Nhật

Trung Quốc

Hàn Quốc

Mỹ

Việt Nam

0.65

0.65

0.65

0.65

0.7

Singapo

1.35

0.9

1.39

1.05

0.39

Thái Lan

0.74

0.49

0.74

0.54

0.22

Hàn Quốc

0.78

0.63

0.91


0.26

Nhật

1.33


1.33

1.33

1.45

Nguồn VNPT (năm 2004)

 Cước điện thoại di động

Giá dịch vụ viễn thông di động hiện nay có thể nói rằng là giá dịch vụ viễn thông mang tính cạnh tranh cao nhất, các doanh nghiệp viễn thông đưa ra rất nhiều giá cước và cách tính cước mang lại lợi ích rất nhiều cho người tiêu dùng

So với khu vực Asean + 3 thì giá di động của Việt Nam chỉ còn cao hơn Malaysia, Philippin và Thỏi Lan

Bảng 2.6 Giá cước di động ở một số quốc gia Asean

Đơn vị tính: VNĐ đồng


Quốc gia

Giá cước

Brunei

5.160/phót

Singapo

4.850/phót

Campuchia

4.530/phót

Viet Nam

2.727/phót

Thai Land

1.813/phót

Philipines

2.476/phót

Malaysia

2.503/phót

Nguồn: VNPT

 Cước điện thoại nội hạt & Internet


Sau nhiều đợt giảm giá cước nội hạt cước/phút thấp nhất hiện tại chỉ còn 40 đồng/phút, được tính theo số lượng sử dụng như gọi tới 200 phút phải trả 120đ/phút, gọi tới 1.000 phút trả 80đ/phút và dùng trên 1.000 phút trả 40đ/phút. Trong thời gian tới giá cước nội hạt có thể thay đổi cho phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, vì khi chi trả lưu lượng cước chênh lệch giữa 2 nước thì giá phải trả giữa các nước được tính theo mức cước nội hạt của nước đó.

Cước Internet cũng được nhà nước ấn định chỉ là 40 đồng/phút để khuyến khích mọi người có thể sử dụng Internet. Thuê bao internet sử dụng chế độ Dial up

được miễn phí thuê bao.

Như vậy sau nhiều đợt giảm giá cước giá cước viễn thông tại Việt Nam đã mang tính cạnh tranh cao hơn và mặt bằng giá dịch vụ viễn thông ngang với khu vực Asean.

b) Chất lượng các dịch vụ viễn thông

Sự đồng bộ, tính đồng nhất của mạng là một trong những chiến lược quan trọng để mạng có thể cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. Chất lượng dịch vụ còn bao hàm cả tỷ lệ thành công cho các kết nối qua mạng, sự nhanh chóng của tin tức và chuẩn xác trong việc tính cước dịch vụ.

Bảng 2.7 Tỷ lệ cuộc gọi thành công dịch vụ Voip


Dịch vụ

Tỷ lệ % cuộc gọi thành

công trong nước

Tỷ lệ % cuộc gọi thành

công nước ngoài

171

71,97

60,98

172

63,33

48,57

175

73,19

không có số liệu

177

70,54

57,63

178

68,26

54,91

179

65,59

63,61

Nguồn BĐTP

Tại thời điểm này chất lượng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đã cải thiện rất nhiều, tốc độ truyền tải trên mạng cũng như sự cố trên mạng đã giảm. Các dịch vụ viễn thông công nghệ cao đã nhanh chóng có mặt tại Việt Nam, dịch vụ viễn thông

Ngày đăng: 17/09/2023