Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Viễn Thông Việt Nam


Việt Nam từng bước tuân thủ theo các chuẩn mực của ITU. Theo thống kê của BĐTP thì sự cố trên đường dây thuê bao cố định khu vực nội thành từ 15 sự cố/100 thuê bao/năm đến 20 sự cố/100 thuê bao/năm, khu vực thị trấn, và các xã ngoại thành thì cao hơn khoảng 20 sự cố/100 thuê bao/năm đến 30 sự cố/100 thuê bao/năm.

Tuy nhiên hiện tại do thiết bị sử dụng trên mạng được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau trên thế giới, do vậy việc liên kết mạng lưới các nhà cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông cũng gặp khó khăn và hạn chế và tình trạng nghẽn mạch, rớt sóng thường xuyên xảy ra ở một số khu vực hoặc ở một số thời điểm dung lượng kết nối tăng.

Ví dụ trong dịch vụ điện thoại di động thì sử dụng hệ GSM theo chuẩn Châu

Âu thì có Viettel, Vinaphone, Mobile phone. Còn sử dụng công nghệ CDMA thì có SPT, VP Telecom. Trong dịch vụ điện thoại cố định thì hệ thống tổng đài cũng sử dụng nhiều hệ thống tổng đài khác nhau như Nec, Siemens, LG, Alcatel...

Đánh giá chung thì chất lượng dịch vụ viễn thông Việt Nam thì kém. Tình trạng nghẽn mạch xãy ra thường xuyên ở một số khu vực. Như vậy cần phải có kế hoạch nâng cấp mạng lưới cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông và có chính sách quản lý thiết bị viễn thông chặt chẽ hơn. Một mặt nâng cao năng lực mạng lưới viễn thông, mặt khác trách tình trạng nhập thiết bị viễn thông thể hệ cũ để kinh doanh, khai thác tại Việt Nam.

2.3.3 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

a) Các năng lực cơ bản của các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông

Năng lực cơ bản của một doanh nghiệp viễn thông thường có các đặc điểm:

o Cung cấp cho khách hàng một giá trị lớn;

o Tính độc đáo trong cạnh tranh và tương đối khó bắt chước;

o Cung cấp cơ sở để tham gia và các trị trường mới và mở rộng;

Dựa trên các đặc điểm này, dường như là một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cho rằng các kỹ năng của họ đủ tiêu chuẩn là năng lực cơ bản trong khi không phải là như vậy. Chỉ đơn giản cung cấp dịch vụ tuyệt hảo không phải là năng lực cơ


bản trừ khi nó cung cấp giá trị độc đáo, khác biệt với các dịch vụ cạnh tranh, và mở rộng đường để thâm nhập vào các thị trường mới.

Độ tin cậy của mạng trên thị trường đường dài dựa trên cơ sở thiết bị không phải là năng lực cơ bản đối với các nhà cung cấp chuyển mạch, mặc dù nó có thể mở ra thị trường mới cho các nhà cung cấp dịch vụ IP dựa trên cơ sở thiết bị. Các công ty bán lại cần tập trung vào các năng lực cơ bản ngoài sự phát triển công nghệ trừ khi chúng được truy cập tới quá trình phát triển riêng. Mặt khác, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cố gắng tham gia vào các thị trường mới và hầu hết các nhà cung cấp lớn nhất coi đây là một ưu tiên sẽ thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường nếu họ đã có tiếng về năng lực cơ bản trước khi tham gia thị trường.

Các năng lực cơ bản theo mô hình kinh doanh:

Các năng lực cơ bản khác nhau hoạt động tốt nhất tùy theo từng mô hình kinh doanh, vì nguồn giá trị khách hàng của chúng khác nhau


Bảng 2.8 : Các mô hình kinh doanh và các năng lực liên quan


Mô hình kinh doanh

Các khả năng cần thiết

nhưng không đủ

Các năng lực cơ bản tạo

sự phân biệt tiềm năng

Truy cập truyền dẫn

Độ tin cậy của dịch vụ Quản lý chi phí

Độ bao phủ mạng lớn

Phân đoạn thị trường và mục tiêu

Tăng cường băng thông

Công nghệ hiện đại

Bao gói sáng tạo

Chuyển mạch được lập trình

Độ tin cậy của mạng

Đổi mới công nghệ

Thân thiện với người sử dụng

Quản lý mạng

Độ tin cậy của mạng

Công nghệ báo cáo thông

tin

Các chức năng mạng thông minh

Thời gian tung ra thị trường nhanh

Độ tin cậy của mạng

Phân đoạn thị trường và mục tiêu

Các nhà cung cấp ASP và OSS

Tính sẵn có và thời gian

đáp ứng

Độ an toàn Quản lý chi phí

Đổi mới công nghệ

Các nhà cung cấp nội dung tương tác, cổng chính và các ISP

Độ tin cậy của dịch vụ Cụng nghệ hiện đại

Dịch vụ khách hàng Nội dung trực tuyến

Các liên minh chiến lược

Định giá đổi mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 7


b) Đánh giá năng lực cạnh tranh viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

 Năng lực vốn của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam

Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam luôn là điểm yếu của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam so với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài. Nguồn vốn của VNPT là 2.500 tỷ đồng khoảng 0.167 tỷ USD, vốn của SPT &


Viettel khoảng 50 tỷ VND trong khi vốn của tập đoàn Singtel của Singapo là 26 tỷ USD, vốn của China Telecom - Trung Quốc là 158 tỷ đồng Nhân dân tệ khoảng 19 tỷ USD

Hiện nay vốn các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chủ yếu là nguồn vốn của nhà nước, do vậy để gia tăng vốn của doanh nghiệp luôn hết sức khó khăn và chậm chạm bởi các qui định chặt chẽ của nhà nước về quản lý vốn. Hơn nữa tốc độ phát triển ngành viễn thông là rất nhanh, khả năng thay đổi công nghệ diễn ra thậm chí tính bằng giờ do vậy nhu cầu vốn là rất lớn nhất là vốn trung hạn và dài hạn.

Với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, các nguồn đầu tư của Chính phủ thường trải rộng cho tất cả các lĩnh vực không thể cung cấp đầy đủ vốn đầu tư cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Để thực sự tồn tại trong tương lai thì nhu cầu thu hút vốn của các doanh nghiệp viễn thông là rất lớn, nhu cầu vốn phát triển viễn thông - bưu chính - tin học của Chính phủ khoảng 60 -80 ngàn tỷ đồng (4 - 6 tỷ USD) trong giai đoạn 2001 - 2010, giai đoạn 2010 - 2020 khoảng 100 ngàn tỷ đồng (6,7 USD). Trong khi đó khả năng đáp ứng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp thì chưa đủ làm cho việc mở rộng, đầu tư mạng lưới diễn ra chậm. Điều này thể hiện qua chất lượng dịch vụ viễn thông cung cấp trên thị trường thời gian qua.

Trong khi đó, ở các nước phát triển, các doanh nghiệp viễn thông chủ yếu do tư nhân nắm giữ, họ thu hút vốn trên thị trường chứng khoán hay mua bán, sát nhập doanh nghiệp. ë nước ta hiện nay các doanh nghiệp viễn thông là các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và tuy có rất nhiều công ty cổ phần kinh doanh thiết bị viễn thông hoặc dịch vụ viễn thông nhưng chỉ có 01 doanh nghiệp kinh doanh cáp viễn thông có mặt trên thị trường chứng khoán là Sacom (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông)

Như vậy so với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có số vốn rất thấp. Các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng có biện pháp thu hút vốn để đầu tư và phát triển nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới.


 Về nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông

Lĩnh vực viễn thông Việt Nam đang thiếu một đội ngũ nhân lực được đào tạo

đầy đủ. Hiện tại, mỗi kỹ thuật viên Việt Nam phụ trách 60 điện thoại (so sánh với các kỹ thuật viên của OECD là 350), năng suất lao động thấp.

Tính hiệu quả của ngành viễn thông là rất thấp, trong khi số lương của Chính phủ cho ngành viễn thông là khá lớn nhưng hiệu quả hoạt động của ngành viễn thông tỏ ra thấp hơn so với một số ngành dịch vụ khác.

Vấn đề cho đến nay chưa được giải quyết được đó là chính sách thu hút nhân tài ở các doanh nghiệp viễn thông. Do chịu sự quản lý tiền lương từ Chính phủ nên chính sách thu nhập ở các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thường theo chế độ bình quân, chưa khuyến khích, thu hút nhân tài.

 Về cơ chế quản lý

Thị trường viễn thông Việt Nam chỉ phát triển trong thời gian gần đây do đó công tác quản lý của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam còn yếu. Do hoạt động trong điều kiện kinh doanh độc quyền một thời gian dài nên chính sách quản lý kinh doanh của VNPT sẽ gặp nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh. Các doanh nghiệp mới tuy có mô hình quản lý năng động hơn nhưng do sự phát triển thị trường viễn thông về mặt địa lý là rất lớn nên công tác quản lý cũng gặp rất nhiều khó khăn. Vậy để có thể tìm được cho mình một cơ chế quản lý hiệu quả là việc làm không dễ của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam ở thời điểm này. Trong kế hoạch phát triển chung của Chính phủ về viễn thông thì đến năm 2005 các doanh nghiệp viễn thông mới phải đạt khoảng 25 - 30% thị phần thị trường viễn thông, nhưng đến nay mục tiêu đó vẫn chưa đạt được do các doanh nghiệp mới chưa có cơ chế quản lý và phát triển kinh doanh một cách hiệu quả.

Để tạo cơ chế quản lý thông thoáng hơn, hiệu quả hơn Chính phủ đã cho phép VNPT thành lập tập đoàn kinh tế hướng đến mục tiêu đổi mới công tác quản lý cho VNPT. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm trong việc thành lập tập đoàn kinh tế, cũng như mô hình quản lý kinh tế tập đoàn, VNPT sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu trên.


Khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải nâng cao, đổi mới cơ chế quản lý sao cho hiệu quả. Thì có thể hy vọng cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài mà các doanh nghiệp này thì có thừa kinh nghiệm trong công tác quản lý trong môi trường cạnh tranh quốc tế.

Những dữ liệu phân tích trên đây cho thấy rằng tuy gặp nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới, nhưng ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến tích cực. Thị trường viễn thông cạnh tranh đã phát đi những tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế đó là giá dịch vụ giảm, chất lượng dịch vụ được nâng cao và hầu hết người dân đã được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ viễn thông cơ bản.

KếT LUậN CHƯƠNG 2

Trong chương này đã giải quyết các vấn đề sau:

- Nêu lên quá trình phát triển của viễn thông Việt Nam, phân tích những thành tựu đã đạt được và những khó khăn của ngành viễn thông.

- Đánh giá sơ bộ hoạt động của cạnh tranh của viễn thông tại Việt Nam, nêu lên những lợi ích có được cho người tiêu dùng, Chính phủ, Doanh nghiệp từ khi có hoạt động cạnh tranh trên thị trường viễn thông.

- Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam từ

đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao nâng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam.


CHƯƠNG 3: GIảI PHáP TàI CHíNH NÂNG CAO NĂNG

LựC CạNH TRANH các doanh nghiệp NGàNH VIễN THÔNG VIệT NAM

3.1 Rủi ro & thách thức của ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, thì cạnh tranh quốc tế là điều sẽ diễn ra ở các lĩnh vực kinh tế của mọi quốc gia. Với xu thế đó khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngành viễn thông Việt Nam cũng phải mở cửa cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Thực tế cho thấy việc gia nhập WTO cũng có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến sự phát triển ngành viễn thông Việt Nam. Gia nhập WTO luôn là đích

đến của những nền kinh tế đang phát triển, việc gia nhập tổ chức này luôn đem lại những cơ hội cho sự phát triển, nhưng những rủi ro thách thức mới là điều thực sự cần quan tâm.

Các rủi ro, thách thức mà ngành viễn thông Việt Nam phải đối khi Việt Nam gia nhập WTO bao gồm:

- Theo đánh giá chung của các nhà kinh tế Việt Nam năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Trong khi các yếu tố vĩ mô của nhà nước

đã thay đổi cho phù hợp với sự phát triển viễn thông Việt Nam trong thời gian qua, nhưng sự thay đổi từ các doanh nghiệp Việt Nam thì quá chậm. Kinh nghiệm quản lý kinh doanh trong môi trường cạnh tranh kém, trình độ đội ngũ cán bộ, vốn cũng như về công nghệ còn yếu, trong khi thị trường viễn thông Việt Nam là thị trường tiềm năng và được rất nhiều công ty, tập đoàn viễn thống quốc tế có tiềm lực mạnh, có nhiều kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế quan tâm đầu tư. Các tập đoàn này luôn được sự hỗ trợ tối đa của chính phủ nước đó cho các kế hoạch đầu tư của họ ra nước ngoài vì vậy các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ gặp áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài.

- Thị trường viễn thông Việt Nam bị chia xẻ thị phần đáng kể khi các tập đoàn viễn thông quốc tế xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Khi đó sự tập trung kinh doanh của các tập đoàn này vào các khu vực, dịch vụ viễn thông có lợi nhuận cao sẽ làm mất cân đối cho sự phát triển viễn thông trong nước. Các khu vực vùng


sâu, vùng xa sẽ không được đầu tư phát triển và làm cho các khu vực bị tụt hậu so với các khu vực thành thị, khu công nghiệp.

- Một sự thách thức luôn gặp phải cho mọi lĩnh vực, ngành nghề đó là chế độ

đãi ngộ, đào tạo, tuyển dụng. Trong khi các tập đoàn quốc tế đều có những chính sách ưu đãi cao đối với các người lao động giỏi, thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những chế độ quản lý nhân lực cũ kỹ.

- Lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực nhạy cảm do đó việc kiểm soát các thông tin nhằm bảo vệ an ninh, kinh tế của quốc gia rất khó khăn. Cần phải có chính sách phù hợp để phát triển hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế xã hội, giữa kinh doanh và công ích cũng như giữa phát triển và an toàn an ninh.

- Việc điều chỉnh môi trường pháp lý về viễn thông vừa đảm bảo được các tiêu chí phát triển của nhà nước ta, vừa phù hợp với yêu cầu của quốc tế là quá trình

đòi hỏi mất nhiều thời gian thực hiện nhưng thực tế hiện nay lại là vấn đề hết sức cấp bách. Các quy định trong văn bản phụ lục tham chiếu về viễn thông của WTO như vấn đề bảo vệ cạnh tranh, kết nối, cấp phép dịch vụ phổ cập, sự độc lập của cơ quan quản lý nhà nước... là những vấn đề mới và phức tạp đối với ngành viễn thông Việt Nam

3.2 Nhóm các giải pháp vĩ mô & vi mô nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam

3.2.1 Giải pháp vĩ mô

Nhanh chóng thành lập tập đoàn viễn thông Việt Nam

Trước nguy cơ bị cạnh tranh bởi các nhà khai thác nước ngoài bước đi đầu tiên của Chính phủ là phê duyệt đền án thành lập VNPT thành tập đoàn kinh tế thí

đIểm đầu tiên ở Việt Nam. Mục tiêu này chủ yếu nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc cấp vốn của nhà nước và nâng cao khả năng thu hút vốn từ các nguồn vốn khác trên thị trường của tập đoàn. Để thực hiện mục tiêu này, VNPT cần phải có mô hình cụ thể rõ ràng tránh tình trạng chuyển đổi tên gọi chứ không phải chuyển đổi mô hình sản xuất cho hiệu quả. Nhưng khi xem xét mô hình công ty mẹ công ty con của tập đoàn viễn thông Việt Nam thì nó không khác mấy so với mô hình hoạt động của VNPT trước đây. Công tác quản lý thường tập trung ở công ty mẹ như vậy nó có thật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023