Dịch vụ viễn thông hàng hải: sẽ là cuộc cạnh tranh song độc quyền giữa 02 nhà cung cấp đó là VNPT và Vishipel. Nhưng tương lai Vishipel sẽ có nhiều lợi thế hơn VNPT vì dịch vụ viễn thông kinh doanh chủ yếu của Vishipel là các dịch vụ viễn thông hàng hải.
Dịch vụ viễn thông vệ tinh: Mặc dù chưa có vệ tinh viễn thông nhưng dịch vụ viễn thông vệ tinh đã được VNPT khai thác trên cơ sở thuê lại vệ tinh viễn thông của các nước khác. Gần đây với sự hỗ trợ của Chính phủ, VNPT được Nhà nước giao phải phóng thành công vệ tinh viễn thông Vina sat để khai thác các loại hình dịch vụ viễn thông. Vệ tinh này sẽ phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam ¸, VNPT sẽ là doanh nghiệp Việt Nam giữ vai trò chủ đạo trên thị trường dịchvụ viễn thông vệ tinh.
Như vậy để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải có chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, các doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng lộ trình hỗ trợ và phát triển của Chính phủ. Ngoài ra các doanh nghiệp phải tự nỗ lực hoàn thiện khả năng quản lý, kinh doanh thì mới có thể tạo
được lợi thế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài trong thời gian tới.
3.3.3 Giải pháp vi mô
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp viễn thông.
- Cần phải xem trọng nguồn nhân lực có chuyên môn hóa cao, từ đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng xây dựng được nguồn nhân lực có chất lượng. Trước đây nguồn nhân lực của ngành viễn thông chú trọng vào việc xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên giỏi và đạo tào chuyên gia giỏi chủ yếu về lĩnh vực kỹ thuật, xem nhẹ nguồn nhân lực về tài chính, quản lý, tổ chức, marketing... Do vậy khi tham gia thị trường cạnh tranh thì các doanh nghiệp viễn thông thường gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh hơn là khía cạnh kỹ thuật. Thật vậy trong tổ chức của các doanh nghiệp viễn thông ít thấy thuật ngữ giám đốc tài chính, hoặc phòng tài chính riêng rẽ, thông thường các doanh nghiệp thường gán ghép tài chính đi liền với kế toán. Chính vì điều này đã hạn chế rất nhiều tầm quan trọng của công tác hoạch
định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp, chủ yếu các doanh nghiệp dựa vào kế
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Viễn Thông Việt Nam
- Thực Hiện Lộ Trình Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Viễn Thông Việt Nam.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 10
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 11
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
hoạch được đưa từ cấp trên xuống. Đối với môi trường kinh tế cạnh tranh, do ngành viễn thông ngành kinh tế đặc thù, nên đầu tư chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác kinh doanh, quản lý doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Không nên quá chú trọng vào đào tạo nhân lực phục vụ cho công tác kỹ thuật mà bỏ qua việc đào tạo nguồn lực cho công tác quản lý.
- Bên cạnh đó cần phải thay đổi chính sách sử dụng nguồn lực và đào tạo nguồn nhân lực. Cần phải thay đổi chính sách sử dụng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp viễn thông. Trong nguồn lao động của VNPT hiện tại thì thừa lao động bậc thấp, thiếu đội ngũ có tay nghề cao, sự sắp xếp nguồn lực chưa được khoa học tạo ra việc thiếu lao động giả tạo. Trong ngành viễn thông hiện nay thực hiện đào tạo nguồn lực cho ngành dựa vào học viện bưu chính viễn thông, học viện này chủ yếu
đào tạo nhân lực cho VNPT trước đây. Thực tế cho thấy số lượng sinh viên học viên ra trường họ chuyển sang các ngành kinh tế khác là do chính sách tuyển chọn lao
động của VNPT là chọn các con em cán bộ trong ngành. Điều này gây đã gây ra sự lãng phí lớn cho ngân sách và tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Đổi mới công tác quản lý, kinh doanh
Thông thường các công ty viễn thông là các công ty rất lớn và có địa bàn hoạt
động rộng khắp, chính vì thế việc triển khai công tác quản lý sao cho hiệu quả là rất khó khăn. Mô hình hoạt động của VNPT hiện tại cho thấy công tác quản lý tập trung thì đem lại không ít hiệu quả nhưng nó cản trở sự năng động, thay đổi theo hướng tích cực của các công ty trực thuộc VNPT. Chính vì thế nó làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh và quá tải, mỗi đơn vị đều có các bộ máy lãnh đạo, nhưng khi thực hiện các chính sách đều phải lệ thuộc vào bộ máy quản lý tập trung cao nhất ở VNPT.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp phải tạo sự khác biệt trong quản lý, khai thác viễn thông chứ không như quá chú trọng vào giá dịch vụ như hiện nay. Tại thời điểm này các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang tích cực hướng đến các chính sách kinh doanh, đầu tư sao cho hiệu quả hơn là quá chú trọng về tính kỹ thuật ngành như trước đây. Viettel là đơn vị viễn thông đầu tiên có sự chuẩn bị và tiếp cận với chiến lược tiếp thị hiện đại bằng
cách mời các đơn vị tư vấn tiếp thị chuyên nghiệp tham gia tư vấn và hoạch địch chiến lược kinh doanh cho họ. Sự thành công bước đầu của Viettel đã khẳng định phần nào sự quan tâm của các đơn vị viễn thông về chính sách kinh doanh, tiếp thị và quảng bá thương hiệu của họ. Trong khi đó VNPT với lợi thế về khả năng cung cấp mạng lưới thì mục tiêu thứ nhất là đổi mới công tác quản lý sau đó kết hợp công tác quản lý hiện đại là sự thay đổi dần chiến lược kinh doanh của họ. Hiện tại thì có nhiều doanh nghiệp thành viên của VNPT đã đạt được chứng chỉ ISO 9001 - 2000 về quản lý đó là Công ty Tin học BĐ TPHCM, Công điện thoại Đông, Công ty điện thoại Tây thuộc BĐTP
Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông
- Trước hết phải minh bạch hóa một chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ viễn thông mà doanh nghiệp cung cấp, một mặt công bố thông tin rõ ràng của sản phẩm đến với khách hàng mặc khác là công cụ quảng cáo hiệu quả chất lượng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp.
Theo sổ tay hướng dẫn viễn thông của ITU thì chất lượng viễn thông được qui
định bởi một số chỉ tiêu như: danh sách khách hàng chờ lắp đặt một đường điện thoại, tỷ lệ phần trăm cuộc gọi không thành công, số dường dây điện thoại bị sự cố, số phàn nàn của khách hàng trên 1000 hóa đơn điện thoại, tỷ lệ hài lòng của khách hàng.... Nhưng do đặc thù của ngành viễn thông nên sự phản ánh về chất lượng dịch vụ viễn thông lệ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp. Lấy ví dụ như khách hàng không thể kiểm chứng chính xác tiền cước cuộc gọi mà mình phải trả, hoặc chứng minh cuộc gọi không thành công là do sự cố mạng lưới.
- Bên cạnh đó phải nhanh chóng thay đổi, nâng cấp mạng lưới, thiết bị nhằm nâng cao khả năng truyển dẫn tín hiệu của các đường dây thuê bao.
Với mục tiêu nhanh chóng đưa các dịch vụ viễn thông đến người tiêu dùng, ngành viễn thông đã có những bước đột phá trong việc khai thác các công nghệ mới.
Đến nay các thiết bị này đã lỗi thời và số thiết bị cũ còn khai thác sử dụng quá nhiều do vậy đã làm giảm chất lượng truyền tải tín hiệu trên các mạng truyền dẫn. Tại thời
điểm này tại Việt Nam thì phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông chủ yếu là sử dụng dịch vụ thoại chứ chưa sử dụng nhiều các dịch vụ giá trị gia tăng khác
như Fax, truy cập Internet... hoặc sử dụng các dịch vụ cộng thêm như: hiển thị số gọi đến, đàm thoại tay ba, chuyển cuộc gọi.... do đó chất lượng đường dây thuê bao chưa được kiểm chứng nhiều. Nhưng với cuộc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet-ADSL thì chất lượng của đường dây thuê bao đã được kiểm chứng, phần lớn tốc độc truyền tải trên đường dây thuê bao đều thấp hơn tốc độ truyền tải
được các nhà khai thác công bố.
Dự báo các dịch vụ viễn thông có khả năng bị thâm nhập mạnh bời các doanh nghiệp nước ngoài
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm đến vấn đề này nhằm đưa ra các giải pháp đối phó với sự thâm nhập từ các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài. Thông thường thì các dịch vụ viễn thông không dây như dịch vụ điện thoại di động hoặc điện thoại vô tuyến sẽ là đích nhắm của các doanh nghiệp nước ngoài vì dễ đầu tư và ít tốn kém hơn so với dịch vụ điện thoại cố định. Cung cấp dịch vụ Internet có thể là dịch vụ bị cạnh tranh nhiều nhất trong tương lai, vì cơ bản mọi dịch vụ viễn thông đều có thể sử dụng thông qua Internet như đàm thoại, chuyển dữ liệu, truyền hình....
Tăng cường tìm hiểu chính sách thể lệ quốc tế của các hiệp hội mà ngành viễn thông đã gia nhập và cam kết thực hiện theo các hiệp định song phương hoặc
đa phương.
Đây là điểm yếu nhất của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi gia nhập thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt trong các vụ tranh chấp thương mại với các nước khác, do vậy các doanh nghiệp viễn thông cần phải tìm hiểu các văn bản, hiệp định về viễn thông mà Việt Nam đã ký kết.
Các văn bản hiệp định mà Việt Nam cam kết thực hiện để mở cửa thị trường viễn thông. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định về khu vực tự do thương mại Asean (AFTA), tham gia chương trình tự do hóa thương mại vào năm 2020 trong khuôn khổ APEC. Nếu như Việt Nam gia nhập WTO thì cần phải tham khảo những qui định về kinh doanh viễn thông do tổ chức này qui định. Xem một số chi tiết về các cam kết về viễn thông của Việt Nam ở phụ lục 5 phần phụ lục
3.3 Các giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam
3.3.1 Cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước luôn là mục tiêu của Chính phủ nói chung và tất cả các ngành nghề nói riêng. Ngành viễn thông tất nhiên cũng nằm trong mục tiêu này. Ngành viễn thông phải xem cổ phần hóa là mục đích quan trọng của các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực về vốn trong hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Với nguồn ngân sách thì có hạn và thực hiện nhiều mục tiêu công ích khác nhau thì cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là biện pháp để làm giảm áp lực chi lên nguồn ngân sách hạn hẹp của nhà nước.
Các doanh nghiệp viễn thông khi hoạt động cần nhiều vốn do vậy cổ phần các doanh nghiệp viễn thông là việc làm cấp thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này trong việc thu hút nguốn vốn ngoài thị trường. Xét cơ cấu vốn của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay thì vốn nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao, như VNPT thì nhà nước nắm giữ 100% vốn, Viettel, VP telecom, thì vốn ngân sách chiếm tỷ trọng rất cao. Trong khi đó SPT cổ đông lớn nhất cũng thuộc về tổ chức nhà nước, đây là đặc thù riêng của doanh nghiệp viễn thông kinh doanh hạ tầng mạng ở Việt Nam, nhà nước phải chiếm tỷ lệ trên 51% lượng cổ phiếu để chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp viễn thông thường là trung hạn và dài hạn, số lượng vốn cần cho các công đầu tư, kinh doanh là rất lớn. Nhà nước không thể nào đáp ứng kịp nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp viễn thông do vậy cổ phần hóa là bài toán tối ưu giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hiện nay. Những lợi ích mang lại khi cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông.
- Thứ nhất: Cổ phần hóa cho phép các doanh nghiệp viễn thông đa dạng hóa các hình thức đầu tư tài chính cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trước đây thường sử dụng nợ vay để tăng trưởng kinh doanh, ngành viễn thông Việt Nam đã trải qua thời gian độc quyền quá dài cho nên việc sử dụng nợ vay thường đem lại hiệu quả cao, ít tốn kém và rất dễ sử dụng. Hầu như các doanh nghiệp viễn thông không sợ lỗ, không gặp bất cứ rủi ro nào
trong khả năng hoàn trả nợ cho các tổ chức cho vay. Với việc mở rộng cạnh tranh cho nhiều doanh nghiệp, khả năng trả nợ cho các tổ chức cho vay của các doanh nghiệp viễn thông sẽ gặp nhiều rủi ro hơn và chi phí vay nợ cũng sẽ tăng lên. Đối với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thì thu hút vốn cổ đông sẽ gặp ít khó khăn, với tốc độ phát triển cao, khả năng sinh lợi từ kinh doanh còn rất lớn cho nên các nhà đầu tư rất ưa thích cổ phần của các doanh nghiệp viễn thông.
Công ty cổ phần cáp & vật liệu viễn thông là một trong những công ty cổ phần đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phần Sacom luôn là cổ phần rất được quan tâm và có giá cao trên thị trường thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều năm qua. Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP việc bán cổ phần lần
đầu của các công ty cổ phần hóa có vốn nhà nước tối đa 20% vốn cổ phần vì vậy các doanh ngiệp cổ phần hóa sẽ thu hút được khoảng 20% vốn và không ít những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa.
- Thứ hai: Cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông còn góp phần xóa bỏ
được tình trạng độc quyền nhà nước trong lĩnh vực viễn thông, cho nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường, đặc biệt là các dịch vụ viễn thông giá trị giá tăng viễn thông. Việc tham gia nhiều thành phần kinh tế sẽ nâng cao hiệu quả cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường. Do thị trường viễn thông là thị trường độc quyền trong thời gian dài, do vậy sự trì trệ trong phát triển thị trường viễn thông đã không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng cũng như tốc độ phát triển thị trường viễn thông như mong muốn của Chính phủ.
- Thứ ba: Các công ty cổ phần viễn thông sẽ làm thị trường viễn thông năng
động hơn. Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần, các cá nhân góp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi phương thức quản lý lao động tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nâng cao thu nhập người lao
động.
3.3.2 Thuê mua tài chính
Công cụ thuê mua tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp sử dụng thuê mua tài chính như biện pháp để giảm bớt gánh nặng nợ vay và việc đầu tư tài sản tương đối nhanh. Việc trả tiền thuê
trong thời gian dài làm giảm nhẹ luồng tiền chi của doanh nghiệp, và tài sản thuê thường được qui định là tài sản mới.
- Đối với các doanh nghiệp viễn thông có hoạt động khai thác nhu cầu vốn ít, tốc độ chuyển đổi tài sản, khai thác tài sản tương đối nhanh. Công cụ thuê mua tài chính sẽ giúp họ có thể lựa chọn phương pháp tốt cho những dự án đầu tư vừa và nhỏ của mình, nhất là tốc độ phát triển công nghệ viễn thông thì rất nhanh do vậy sự đầu tư công nghệ đổi mới công nghệ viễn thông luôn là mục tiêu hàng đầu cho các doanh nghiệp viễn thông. Đối với các doanh nghiệp này nhu cầu có tài sản thiết bị
để kinh doanh là tương đối lớn do đó thuê mua tài chính sẽ đáp ứng được mục tiêu của kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiện nay công nghệ viễn thông đã phát triển đến công nghệ 3 G trong hệ thống thông tin di động, dịch vụ đường dây thuê bao số XDSL, di động vệ tinh... là các dịch vụ cần phải nhanh chóng triển khai tại nước ta. Sử dụng công cụ thuê mua tài chính đem lại hiệu quả cho công tác nâng cấp mạng lưới viễn thông Việt Nam, các thiết bị hiện đại sẽ được nhanh chóng đưa vào thử nghiệm và sử dụng.
Để đạt hiệu quả tối ưu khi sử dụng công cụ này thì các doanh nghiệp viễn thông nên thuê mua tài chính trong các trường hợp nâng cấp mạng lưới hoặc thuê mua các dụng cụ thi công trình vì các công trình này cần số lượng tài sản và vốn tương đối thấp.
3.3.3 Thị trường vốn
Trái phiếu là kênh huy động vốn ít được quan tâm trong thời gian vừa qua, chủ yếu do tính thanh khoản của trái phiếu công ty chưa cao, và rủi ro tài chính khá lớn vì nghĩa vụ thanh toán lãi và vốn của trái phiếu. Nhưng trong thời gian tới đây khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển thì trái phiếu công ty sẽ được mua bán nhiều hơn, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khi đối mặt với cạnh tranh cũng cần phải có nhiều phương thức huy dộng vốn cho kinh doanh. Như vậy đối với các doanh nghiệp viễn thông cần coi đây là một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn hiệu quả.
Các doanh nghiệp cổ phần viễn thông nên phát hành trái phiếu công ty khi nhu cầu vốn của dự án lớn vì nó không chia sẽ quyền sở hữu với các cổ đông trong
công ty. Thông thường một dự án mở rộng mạng lưới kinh doanh viễn thông có trị giá khoảng 150 tỷ đến 200 tỷ đồng. Nếu phát hành trái phiếu trả lãi trong vòng 5
đến 10 năm đối với một doanh nghiệp viễn thông kinh doanh hạ tầng mạng sẽ ít gặp khó khăn vì thời gian hoàn trả dài. Mặt khác các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng mạng ít gặp sự cạnh tranh hơn các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Để cho công tác phát hành trái phiếu công ty được hiệu quả hơn, hiện nay Nhà nước đã cho phép phát hành trái phiếu chuyển đổi tức là trái phiếu của công ty
được chuyển đổi thành cổ phiếu khi công ty đó cổ phần hóa.
Mới đây Chính phủ đã cho phép trái phiếu công ty có thể bán trên thị trường trái phiếu quốc tế để huy động vốn nhất là với các doanh nghiệp viễn thông, dầu khí,
điện lực. Các doanh nghiệp này sẽ được phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế sau khi Chính phủ phát hành trái phiếu ra nước ngoài và các doanh nghiệp này đã phát hành trái phiếu thành công trên thị trường trong nước. Khi đó nguồn vốn đầu tư quốc tế vào các doanh nghiệp viễn thông sẽ không ngừng gia tăng và các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ có thêm nhiều cách chọn lựa để huy động vốn hiệu quả hơn nữa.
3.3.4 Giải pháp tài chính khác
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hợp đồng hợp tác BCC chính là cứu cánh cho sự phát triển viễn thông trong những năm qua của Việt Nam. Do sự qui định về việc không cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành viễn thông của Chính phủ trong thời gian qua. Các hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC trong lĩnh vực viễn thông được đánh giá rất thành công, VNPT có 5 dự án BCC trên các lĩnh vực khai thác viễn thông quốc tế, di động, điện thoại nội hạt với giá trị tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Giai đoạn từ 1996-2000 thì VNPT thu hút được 3.000 tỷ đồng vốn
đầu tư theo hình thức này chiếm 16.2% tổng vốn thực hiện. Các hợp đồng BCC mà VNPT đã ký kết: hợp đồng BCC với France Telecom lắp đặt 540.000 điện thoại vùng Đông TP.HCM với số vốn 467 triệu USD; hợp đồng BCC với Korea Telecom lắp đặt 150.000 điện thoại tại phía Bắc khu vực Hải Phòng, Hải Hưng, Quảng Ninh