Tiến Trình Phát Triển Cạnh Tranh Viễn Thông Trung Quốc


phải là một doanh nghiệp “thực sự” và MPT cũng không phải là một cơ quan quản lý “hoàn toàn”. Sự thay đổi này chỉ là bề ngoài còn toàn bộ một quan hệ đó giữa các doanh nghiệp và những người tài trợ của họ vẫn không thay đổi. Do vậy, tình trạng quản lý phi đối xứng đã dẫn đến một hướng đi lệch lạc trong thực tế đã xảy ra. Do

đó nhà khai thác chủ đạo China Telecom đương nhiên ở trong vị trí ưu thế trong sự

điều hành thị trường và mặc dù Unicom có thể tồn tại với sự can thiệp thường xuyên của chính phủ Trung ương, nhưng sự phát triển của nó bị hạn chế. Ví dụ, sau 5 năm phát triển Unicom chỉ tham gia khoảng 5% thị phần truyền thông di động vào năm 1998, tình hình còn tồi tệ hơn trong việc cạnh tranh nội hạt.

Tiếp sau thành lập Unicom, các nhân tố cạnh tranh khác cũng đã xuất hiện trên thị trường. Năm 1994, Công ty truyền thông Jitong thuộc sở hữu nhà nước đã

được cấp giấy phép để xây dựng và khai thác mạng dữ liệu công cộng thứ hai. Được hình thành từ một số mạng GSM của các tỉnh, China Telecom HongKong được thành lập vào năm 1997.

Bước thứ 3: Từ năm 1998 thay đổi theo hướng cạnh tranh hoàn toàn

Cuối những năm 1990, sự phát triển viễn thông của Trung Quốc đã đi vào giai đoạn mới, được đánh dấu bằng việc tạo dựng các mạng tiên tiến, toàn diện trên toàn quốc. Do đó, người ta tin tưởng rằng ngành viễn thông quốc gia đã trở nên có khả năng chống lại sự cạnh tranh nước ngoài và tư nhân. Năm 1998, một đợt cải cách vĩ mô đã bắt đầu dẫn đến những thay đổi hoàn toàn trong cơ cấu chính phủ và sự tách rời hoàn toàn chức năng quản lý doanh nghiệp khỏi các cơ quan chính phủ. Bởi vậy, giờ đây một sự thay đổi cơ bản trong hệ thống điều tiết có thể thực hiện

được. Tóm lại, một môi trường chính trị và kinh tế thích hợp đã được chuẩn bị đầy

đủ cho việc tiến hành cuộc cải cách viễn thông mạnh mẽ hơn.

Ngành Viễn thông của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn thứ ba của các cuộc cải cách vào năm 1998. Bằng việc kế thừa trách nhiệm quản lý chung bởi MPT và những cơ quan quản lý khác và từ bỏ vai trò là một chi nhánh của China Telecom, Bộ công nghiệp thông tin (MII) đã thay thế MPT với tư cách là một nhà quản lý trung lập duy nhất. Chính phủ trung ương đặt ra các nguyên tắc hỗ trợ


Unicom và bảo vệ cạnh tranh bình đẳng. Kết quả là một hệ thống quản lý được thiết kế hợp lý có khả năng bảo vệ cạnh tranh đã được hình thành.

Trong sự thay đổi thị trường, chiến lược cơ bản là sự tổ chức lại thị trường để thành lập một cơ cấu công bằng. Vấn đề này đã được thực hiện thông qua việc chia nhỏ China Telecom và đồng thời củng cố Unicom. Do vậy hiện nay China Telecom chỉ duy trì việc khai thác mạng cố định của mình. Lĩnh vực di động của họ, kể cả cổ phần của China Telecom trong China Telecom HK, đã được tách ra để thành lập một tổ chức độc lập là China Mobile Group.

Trong khi đó thị trường truyền thông vệ tinh có sự sát nhập của 3 nhà khai thác thành một tập đoàn được gọi là China Satellite Group. Thứ nhất là China Sat một công ty hàng đầu được thành lập vào năm 1985. Thứ hai là Công ty truyền thông vệ tinh của Trung Quốc, một tập đoàn không thuộc MPT, được thành lập bởi một vài cơ quan nhà nước vào năm 1994. Thứ ba là China Orient, với MPT là một cổ

đông chiếm ưu thế. Điều này dẫn đến việc cũng cố khả năng cạnh tranh của các nhà khai thác quốc gia thông qua sự hình thành của một “Hạm đội quốc gia” được hình thành bởi 4 “nhà khai thác”, đó là China Telecom, Unicom, China Mobile Group và China satellite Group.

Như vậy, một cơ cấu thị trường có khả năng làm quen sự cạnh tranh quốc tế sắp xảy ra đã được thành lập. Trong lúc đó, khi thị trường đang được tổ chức lại, cạnh tranh được đưa vào nhiều hơn. Trong các dịch vụ điện thoại cố định, sau Unicom, Jitong cũng đã gia nhập sự cạnh tranh với China Telecom bằng việc cung cấp dịch vụ điện thoại Internet. Cả ba nhà cung cấp đều nhận được giấy phép hoạt

động vào tháng 04 năm 1999. Vào tháng 8 năm 1999, bốn cơ quan nhà nước đã thành lập China Net Communications để cạnh tranh với China Telecom, Unicom và Jitong về các dịch vụ và mạng băng thông rộng.


Bảng 1.1: Tiến trình phát triển cạnh tranh viễn thông Trung Quốc


Giai đoạn

Tình trạng phát

triển viễn thông

Tiến trình cải

cách vĩ mô

Chương trình cải

cách viễn thông

Giai đoạn 1:

Tr−íc 1994

Thị trường thu hút người sử dụng

Giai đoạn đầu của cải cách vĩ mô nền kinh tế kế hoạch

MPT đóng vai trò:

độc quyền trong các dịch vụ cơ bản và mạng; mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực thiết bị; mở cửa hạn chế trong lĩnh vực

VAS.

Giai đoan 2:

1994-1998

Thị trường hấp dẫn nhất trên thế giới. Nhu cầu thị trường

được đáp ứng.

Cải cách hình thức.

Tách hạn chế các chức năng quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp trong MPT. Song

độc quyền trong các dịch vụ viễn thông cơ bản và mạng như là một

bước quá độ

Giai đoạn 3:

Từ 1998 đến nay

Mạng tiên tiến toàn quốc được hình thành

Cải cách sâu hơn, tách chức năng quản lý doanh nghiệp khỏi các cơ quan Chính phủ

MII với tư cách là cơ quan quản lý

độc lập, duy nhất. Cải tổ China

Telecom. Thích ứng thị trường đối với cạnh tranh đầy

®đ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 4


Tóm lại việc phát triển cạnh tranh trên thị trường viễn thông ở các quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào việc điều chỉnh các chính sách của các chính phủ về điều tiết viễn thông. Chính phủ các nước luôn có sự hỗ trợ những nhà cạnh tranh mới bằng cách đảm bảo sự đền bù từ những nhà khai thác chủ đạo có những lợi thế về hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và cơ sở khách hàng và đặt ra nhiều hạn chế đối với nhà khai thác chủ đạo. Trong khi đó Trung Quốc cải cách viễn thông theo từng giai đoạn theo quá trình phát triển vĩ mô của nền kinh tế, và mô hình phát triển viễn thông Trung Quốc được xem như là một kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển thị trường viễn thông của mình.

KếT LUậN CHƯƠNG 1

Trong chương này tập trung giải quyết các vấn đề mang tính lý luận về cạnh tranh như:

- Một số quan điểm về cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh.

- Các khái niệm về qui định cạnh tranh ở Việt Nam.

- Các khái niệm về viễn thông và cạnh tranh viễn thông.

- Kinh nghiệm phát triển môi trường cạnh tranh viễn thông ở một số nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho quá trình phát triển cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam.


Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trước thềm hội nhập


2.1 Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam

2.1.1 Các công ty viễn thông Việt Nam

a) Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Tổng công ty Bưu Chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định 249/TTg ngày 29-05-1995 của Thủ tướng Chính Phủ và Nghị định số 51/CP ngày 1/8/1998 của Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.

Các chức năng chính của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Kinh doanh các dịch vụ Bưu chính – Viễn thông

- Khảo sát thiết kế, xây dựng các công trình Bưu chính – Viễn thông

- Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị Bưu chính – Viễn thông

- Sản xuất công nghiệp Bưu chính – Viễn thông

- Tư vấn về lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông Vốn kinh doanh: 2.500 tỷ đồng


Mô hình hoạt động của VNPT


VNPT hiện nay là doanh nghiệp chủ đạo trong ngành viễn thông Việt Nam do Nhà nước quản lý. Mạng lưới viễn thông của VNPT đã phát triển tất cả các vùng trên lãnh thổ Việt Nam, cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông kể cả các dịch vụ viễn thông công ích.

Hiện nay VNPT được xem như là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế tại Việt Nam, để tiếp tục nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của VNPT Chính phủ đã phê duyệt thành lập một trong những tập đoàn kinh tế (tập đoàn viễn thông)

đầu tiên tại Việt Nam theo Quyết định 58/2005/QĐ-TTg ngày 23 - 03 - 2005 của Thủ tướng Chính Phủ

b) Tổng công ty điện tử viễn thông quân đội- Viettel

Công ty Viễn thông quân đội được thành lập vào ngày 01/06/1989. Đến tháng 06/1995 Công ty đã được Chính phủ cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế


Để phù hợp với xu thế phát triển của ngành viễn thông trong nước, quốc tế, tạo

điều kiện và tiền đề trong hợp tác và hội nhập, ngày 02/03/2005 Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty viễn thông Quân đội

Một số dịch vụ viễn thông của Viettel:

Điện thoại đường dài công nghệ VoIP (178); Truy cập Internet; Cho thuê kênh; Kỹ thuật viễn thông; Điện thoại nội hạt...

c) Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT – SAIGON POSTEL CORP)

Được thành lập bởi nhiều doanh nghiệp nhà nước, SPT là công ty cổ phần đầu tiên tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại văn bản số 7093/ĐMDN ngày 08 – 12 – 1995 và được chính thức thành lập vào ngày 27 –12 –1995 theo quyết định thành lập số 2914/GP-UB của ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Vốn hoạt động: 50 tỷ đồng

Một số dịch vụ viễn thông của SPT: Sản xuất, lắp ráp thiết bị viễn thông; Xây dựng công trình bưu chính viễn thông, thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ điện thoại trung kế; Cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng giao thức IP, cung cấp dịch vụ viễn thông di động công nghệ CDMA...

d) Công ty Thông tin viễn thông Điện lực (VP Telecom)

Công ty Viễn Thông Điện Lực thành lập năm 2000 trực thuộc Tổng công ty

Điện lực Việt Nam. Một số dịch vụ viễn thông của VP Telecom: Điện thoại đường dài công nghệ VoIP (179); Truy cập Internet; Cho thuê kênh; Kỹ thuật viễn thông;

Điện thoại nội hạt...

e) Công ty thông tin điện tử Hàng hải (Vishipel)

Công ty thông tin điện tử Hàng hải thành lập năm 2001. Một số dịch vụ viễn thông của Vishipel: Mua bán thiết bị điện tử viễn thông; Thiết kế mạng; Các dịch vụ

điện tử, viễn thông trên sông, biển cho các tàu bè...

f) Công ty công nghệ truyền thông FPT


Được thành lập năm 1993, vốn ban đầu 12,2 tỷ. Một số dịch vụ viễn thông của FPT: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet; Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet

2.1.2 Quá trình phát triển ngành viễn thông Việt Nam

Quá trình phát triển ngành viễn thông Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn từ năm 1930-1954

Trong giai đoạn này thiết bị viễn thông, hệ thống viễn thông chủ yếu phục vụ cho công tác kháng chiến. Thời kỳ này tồn tại 2 hệ thống: Giao thông liên lạc của

Đảng và hệ thống bưu điện.

Ngày 28/06/1947, Bộ Giao thông công chính đã ban hành Nghị Định số 335/NĐ tổ chức lại ngành bưu điện thành 3 Nha bưu điện trong cả nước: ở Trung

ương có nha Tổng Giám Đốc, dưới nha tổng có 3 Nha bưu điện ở 3 miền Bắc, Trung Nam

 Giai đoạn 1954-1975

Trong giai đoạn này ngành viễn thông được chia thành phần, miền Bắc thì khôi phục và phát triển mạng lưới từ thời Pháp thuộc, miền Nam, miền Trung thì xây dựng thiết lập hệ thống để liên lạc phục vụ công tác kháng chiến chống Mỹ. Trong thời kỳ này mạng thông tin vô tuyến điện được phát triển rộng khắp ở miền Trung và Nam bộ

 Giai đoạn từ 1975 đến nay

Sau khi thống nhất đất nước ngành viễn thông đã có những bước phát triển

đáng kể phục vụ cho công tác phát triển kinh tế của đất nước.

Năm 1976 Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức quốc tế Liên minh viễn thông quốc tế (ITU)

Ngày 2/11/1979, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định 390/CP về việc tổ chức hệ thống ngành Bưu điện gồm:

- Tổng cục Bưu điện

- Các công ty điện thoại trực thuộc các Bưu điện tỉnh thành

Ngày 15/08/1987, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 21-HĐBT ban hành

điều lệ Bưu Chính và Viễn thông, xác định: “ Mạng lưới viễn thông quốc gia là

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí