Tác Động Của Cạnh Tranh Viễn Thông Trong Quá Trình Hội Nhập


c) Các loại rào cản trong hoạt động cạnh tranh viễn thông

Trong hoạt động kinh doanh viễn thông, cạnh tranh viễn thông có thể gặp phải những rào cản như sau:

 Các loại rào cản tự nhiên: Cấp phép, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong cung cấp mạng, tính trì trệ được củng cố bởi ý thức thị trường lớn hơn về sự tồn tại của công ty lớn nhất, khước từ trao đổi lưu lượng với các mạng cạnh tranh dựa trên các điều kiện hợp lý. Ngoài các rào cản cạnh tranh tự nhiên còn có các rào cản do nhà khai thác chủ đạo dựng lên.

 Các rào cản do các nhà khai thác chủ đạo dựng bao gồm:

o Các rào cản về điều kiện kinh doanh: Khước từ kết nối mạng hay chi phí kết nối mạng với mức cước phân biệt không dựa trên chi phí. Gộp các yếu tố kết nối mạng, tức là nhà khai thác đường dài phải mua các yếu tố dịch vụ nội hạt mà mình không muốn.

o Các rào cản về điều kiện khai thác: Chất lượng không tốt như nhà khai thác nội hạt cung cấp cho chính mình và kết nối mạng được cung cấp ở các

điểm không thuận tiện trên mạng. Không thể truyền dẫn vòng nội hạt bằng kết nối trực tiếp mà chỉ bằng cách thông qua tổng đài nội hạt.

o Các rào cản về chi phí chìm: Không có truy nhập chung đến cột điện thoại, đường ống và quyền sử dụng đường. Không cho phép kết hợp thiết bị cạnh tranh trong cùng một tổng đài. Không có truy nhập chung đến các hệ thống lắp đặt sửa chữa, các số cấp cứu. Không được phép bán lại dịch vụ.

d) Lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh viễn thông

Lý thuyết trò chơi là một lý thuyết toán học về thương lượng. Được phát triển và cập nhật trong công trình của Jonh Nash, nó thường được áp dụng để đưa ra quyết định tối ưu khi liên quan đến nhiều đối tượng tham gia và thông tin không đầy

®đ.

Trong viễn thông, “Lý thuyết trò chơi” được áp dụng nhiều trong quyết định về sự thay đổi giá dịch vụ, mỗi quyết định chiến lược quan trọng đều có những sự tác động trở lại mang tính cạnh tranh và sự trả đủa của đối thủ cạnh tranh.


Ví dụ cơ bản về “Lý thuyết trò chơi” áp dụng giá cho song độc quyền



Giá công ty B

Giá công ty A

2 đồng

1 đồng

2 đồng

Lợi nhuận công ty A= 6

Lợi nhuận công ty B= 6

Lợi nhuận công ty A= 9

Lợi nhuận công ty B=-2

1 đồng

Lợi nhuận công ty A= -2

Lợi nhuận công ty B= 9

Lợi nhuận công ty A= 1

Lợi nhuận công ty B= 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 3


Ví dụ trên cho thấy 2 công ty đạt lợi nhuận ngang nhau khi giá dịch vụ 2 công ty bằng nhau, lợi nhuận cao nhất là khi giá của 2 công ty đều là 2 đồng

e) Bù lỗ chéo

Bù lỗ chéo là khái niệm bù lỗ các dịch vụ của các công ty độc quyền cho các khu vực thị trường cạnh tranh, điều này làm nản lòng các đối thủ cạnh tranh có hiệu quả trong việc thâm nhập thị trường.

f) Cạnh tranh viễn thông quốc tế

 Bù lỗ chéo quốc tế

Cước hạch toán quốc tế cao là một nguồn quan trọng của đầu tư tài chính cho thế giới thứ ba và các nước đang phát triển, thường có nhiều lưu lượng đến hơn là đi và do đó tạo ra luồng thanh toán chiều đến quy mô lớn. Khi giá cước cao hơn chi phí, đây chính là nguồn bù lỗ từ các nước giàu cho các nước nghèo và thường là từ các tuyến sử dụng nhiều sang các tuyến sử dụng ít. Chính vì vậy sẽ có sự thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế giữa các nước phát triển và các nước thế giới thứ ba, các nước đang phát triển.

 Bán lại quốc tế

Một trong những cách nhanh nhất để phá vỡ cơ cấu độc quyền viễn thông quốc tế là cho phép các đối tượng thâm nhập mới thuê dung lượng quốc tế và bán lẻ với giá cước tùy ý. Đã có rất nhiều cách ngăn chặn điều này, nhưng hệ thống này sau bắt đầu bị tan vỡ do áp lực kết hợp từ phía các nhà kinh doanh sáng tạo, công nghệ mới, sự phàn nàn từ phía khác hàng và áp lực từ phía các Chính phủ.


Các dịch vụ điện thoại công cộng quốc tế có thể cung cấp trên các đường dây thuê lại thay cho việc các nhà khai thách sở hữu các kênh đó nếu qui định cho phép. Có thuê đường dây từ các nhà khai thác sở hữu chúng giống như cách thuê các

đường dây đã xây dựng các ngạnh dùng riêng quốc quốc tế. Hoạt động khai thác sẽ có lãi nếu có mức lợi nhuận đủ lớn giữa chi phí thuê đường dây và giá thị trường của các cuộc điện thoại quốc tế.

1.2.3 Tác động của cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gia nhập WTO của Việt Nam đang được Chính phủ đàm phán với các nước trên thế giới, có thể đến quý 2 năm 2006 Việt Nam sẽ chính thức gia nhập WTO. Có thể nói rằng quá trình cạnh tranh viễn thông của Việt Nam là bước đệm quan trọng, tiền đề cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam làm quen và có những bước chuẩn bị tích cực cho sự cạnh tranh quốc tế sắp diễn ra.

 Cạnh tranh tạo sự nâng cao chất lượng dịch vụ

Trong những bước đầu tiên của sự phát triển viễn thông Việt Nam, Chính phủ

đã ưu tiên, tạo nhiều thuận lợi cho VNPT kinh doanh độc quyền các dịch vụ viễn thông. Với các mục tiêu đã đạt được VNPT phần nào đã đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, nhưng với đòi hỏi cần phải nâgn cao chất lượng phục vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Với những yêu cầu thực tế đó Chính phủ đã xóa độc quyền trong kinh doanh viễn thông và cho phép các doanh nghiệp tự do tham gia kinh doanh trên thị trường viễn thông Việt Nam. Chính sự cạnh tranh này đã đem lại nhiều lợi ích như: giảm giá cước viễn thông Việt Nam, giảm được chi phí đầu vào của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như cung cấp được hầu hết các dịch vụ viễn thông công nghệ cao.

Hiện tại các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến trên thế giới như CDMA, truyền số liệu GPRS, công nghệ vô tuyến truyền thông thế hệ thứ 3 (third generation – 3G). Mục tiêu cải cách quan trọng nhất hiện nay phải thực hiện là ngành viễn thông Việt Nam phải nhanh chóng hỗ trợ Chính phủ xây dựng Chính phủ điện tử, bước đầu đã thực hiện thí điểm tại TP.HCM đó là áp dụng mạng MAN ở các cơ quan nhà nước tại TP.HCM


 Quá trình cạnh tranh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp xúc, tìm hiểu các luật quốc tế về cạnh tranh viễn thông, các mô hình cạnh tranh viễn thông hiệu quả của các nước khác.

Khi đàm phán gia nhập WTO, các bên tham gia đàm phán với Việt Nam thường yêu cầu Việt Nam mở cửa thị trường viễn thông, các nước xác định thị trường viễn thông Việt Nam là thị trường có tiềm năng. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết cũng có phụ lục riêng về cam kết mở cửa thị trường viễn thông của Việt Nam, chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu các thông lệ kinh doanh quốc về viễn thông đặc biệt là văn bản tham chiếu về các nguyên tắc quản lý viễn thông của WTO. Trong văn bản này điều được nhấn mạnh nhiều nhất đó các biện pháp bảo vệ cạnh tranh và ba hành vi chủ yếu của bảo vệ cạnh tranh là: bao cấp chéo phi cạnh tranh; sử dụng thông tin của các đối thủ cạnh tranh với mục đích phi cạnh tranh; không cung cấp đúng thời hạn các thông tin kỹ thuật cơ bản về các trang thiết bị chủ yếu và các thông tin thương mại liên quan đến các nhà khai thác có thể triển khai cung cấp dịch vụ. Nhằm đưa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đến gần với các điều kiện cạnh tranh viễn thông quốc tế, Chính phủ đã ban hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông và trong các điều của pháp lệnh này đã phần nào đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu là đưa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đến gần hơn các thông lệ cạnh tranh viễn thông quốc tế.

 Quá trình cạnh tranh tạo sự đổi mới trong điều hành và kinh doanh viễn thông

Độc quyền kéo dài đã làm bộ máy quản lý của VNPT ngày càng trì trệ, chính sự cạnh tranh đã làm họ phải thức tỉnh và đổi mới công tác quản lý, điều hành kinh doanh của mình. Mặc khác cạnh tranh viễn thông đã cho thấy xuất hiện nhiều mô hình quản lý hiệu quả của các doanh nghiệp mới, họ đối đầu với thách thức là phải thâm nhập được thị trường đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng lưới của mình. Tuy chưa được mạnh như VNPT, nhưng SPT, Viettel đã thâm nhập và đứng vững trên thị trường bằng những mô hình kinh doanh gọn nhẹ và đầy hiệu quả của mình.

 Quá trình cạnh tranh làm giảm giá thành dịch vụ viễn thông cơ bản


Giá các dịch vụ viễn thông cơ bản của Việt Nam giảm từ 10% đến 40% so với những năm trước đây. Hưởng lợi nhiều nhất là nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam họ thường than phiền giá các dịch vụ cơ bản tại Việt Nam khá cao làm giá thành sản xuất tại Việt Nam cao hơn so với khu vực. Hiện tại giá dịch vụ viễn thông đã phần nào đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp khi đầu tư vào Việt Nam. Sắp tới đây, trong quá trình hội nhập kinh tế, giá dịch vụ viễn thông Việt Nam đã đáp ứng phần nào của mục tiêu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, giá viễn thông Việt Nam thời điểm này đã đạt mức thấp hơn hoặc bằng mức trong bình của khu vực Asean + 3.

Quá trình cạnh tranh viễn thông Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Các doanh nghiệp này gần như được thực tập trong môi trường cạnh tranh để họ nhanh chóng phải đổi mới mình để có thể đứng vững được trước sức ép cạnh tranh. Hội nhập kinh tế là một cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thể hiện bản lĩnh, khả năng cạnh tranh trên thị trường viễn thông cạnh tranh mà các đối thủ của họ là các nhà kinh doanh viễn thông kinh nghiệm, khổng lồ đến từ khắp nơi trên thế giới.

1.3 Một số mô hình phát triển cạnh tranh viễn thông của các nước trên thế giới

1.3.1 Phát triển cạnh tranh viễn thông ở một số quốc gia phát triển

Phát triển cạnh tranh viễn thông ở Mỹ

Cơ cấu độc quyền truyền thống trong viễn thông đã trải qua một thay đổi lớn trong những thập niên gần dây, trong đó Mỹ đóng vai trò hàng đầu. ë Mỹ, AT&T trên thực tế đã là độc quyền, không chỉ trong lĩnh vực dịch vụ và cơ sở hạ tầng mà còn trong lĩnh vực thiết bị và nghiên cứu.

Thực tế AT&T đã không bao giờ được pháp luật công nhận đặc quyền về sự

độc quyền. Do đó, luôn có sự thách thức đối với vị trí của AT&T trong thị trường và thị trường đã được mở một cách có hệ thống. Năm 1956, một “Sắc lệnh thỏa thuận”- hạn chế hoạt động kinh doanh của AT&T trong việc cung cấp những thiết bị và dịch vụ truyền thông công cộng bị quản lý- đã bước đầu đưa cạnh tranh vào trong lĩnh vực viễn thông.


Năm 1984 Bộ tư pháp Mỹ buộc AT&T phải tách khỏi lĩnh vực dịch vụ nội hạt và các dịch vụ này được tập hợp lại thành bảy công ty Bell khu vực. Do vậy, những độc quyền khu vực đã thay thế độc quyền trong những dịch vụ nội hạt, bằng việc cấm cung cấp những dịch vụ đường dài và những dịch vụ thông tin và cả việc sản xuất thiết bị.

Trong lúc đó AT&T được phép thâm nhập vào những dịch vụ thông tin và những thị trường khác ngoài viễn thông bị quản lý như đã quy định trong “Sắc lệnh thỏa thuận”

Năm 1994 thị trường di động được mở cửa, bằng cách thay thế cơ cấu song

độc quyền khu vực

Năm 1996, một đạo luật viễn thông mới đã ban hành mở đầu cho một giai

đoạn cạnh tranh đầy đủ. Đạo luật Viễn thông 1996 nhằm xóa bỏ tất cả những hạn chế về phạm vi dịch vụ của một nhà khai thác. Đặc biệt, nó đã loại bỏ những hạn chế mà cho đến nay đã ngăn cản các công ty viễn thông, truyền hình cáp và phát quảng bá cạnh tranh lẫn nhau trong những lĩnh vực của chúng và chấm dứt việc tách riêng dịch vụ nội hạt với dịch vụ đường dài. Vì vậy, thị trường Mỹ đã được mở cửa hoàn toàn và một loạt các vụ sát nhập doanh nghiệp vược qua những ranh giới quốc gia và giữa các ngành công nghiệp như viễn thông và truyền thông đã xuất hiện.

Phát triển cạnh tranh viễn thông ở Anh

Anh là nước dẫn đầu trong việc thách thức ý tưởng truyền thống của một độc quyền viễn thông tự nhiên trên thế giới. Được khởi đầu vào năm 1981 bằng một đạo luật viễn thông mới, cuộc cải tổ viễn thông ở Anh lúc đầu là một phần chính sách của Chính phủ về việc thúc đẩy những ngành công nghiệp quốc doanh.

Đạo luật viễn thông 1981 đã chia tách Bưu chính – Viễn thông và đưa cạnh tranh vào các lĩnh vực kinh doanh viễn thông.

Năm 1984, một Đạo luật viễn thông mới dẫn đến sự cạnh tranh được gia tăng và mở rộng rất nhiều. Đạo luật 1984 loại bỏ độc quyền trong các dịch vụ viễn thông công cộng, đồng thời cổ phần hóa các công ty do nhà nước quản lý.


Trong thời gian này văn phòng Viễn thông đã được thành lập như một cơ quan điều tiết, Chính phủ bắt đầu ban hành giấy phép dịch vụ gia tăng giá trị và cho phép bán tất cả những loại thiết bị đầu cuối đến khách hàng.

Năm 1991 Chính phủ đã chấm dứt cơ cấu song độc quyền trong thị trường viễn thông đường dài, những nhà khai thác di động bấy giờ đã được phép thâm nhập vào những dịch vụ cố định và ngược lại các nhà khai thác khác được phép thâm nhập vào thị trường di động. Đến năm 1999 thị trường viễn thông Anh đã được mở cửa hoàn toàn.

1.3.2 Mô hình phát triển cạnh tranh viễn thông ở Trung Quốc

Thị trường viễn thông Trung Quốc tăng trưởng khoảng 20% từ năm 1997 đến 2002, là thị trường viễn thông tăng trưởng nhanh nhất và mạnh nhất trên thế giới. Mức độ đầu tư vào thị trường viễn thông Trung Quốc trung bình khoảng 25 tỷ USD trong năm 2004, với 1,3 tỷ dân Trung Quốc sở hữu mạng điện thoại di động, cố định lớn nhất thế giới và kể cả số lượng thuê bao điện thoại cố định và di động. Cách đây 5 năm chỉ với 1/10 dân số Trung Quốc có điện thoại, hiện nay con số đó là 1/3 và hơn 1,25 triệu thuê bao di động được ký kết mỗi tuần. Chỉ trong vòng 5 năm hơn 950 triệu điện thoại cố định và di động đã được phát triển gấp hơn 3 lần dân số của cả nước Mỹ. Có thể nói mô hình phát triển thị trường viễn thông của Trung Quốc là bài học kinh nghiệm có thể áp dụng với thị trường viễn thông Việt Nam trong tương lai nhất là khi Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO.

Lĩnh vực viễn thông ở Trung Quốc bắt đầu trải qua những thay đổi lớn vào

đầu những năm 1990, khi Trung Quốc bước vào thời kỳ “Cuộc cải cách hệ thống vĩ mô và mở cửa thị trường”. Theo đó Trung Quốc đã tổ chức công cuộc cải cách viễn thông của mình trong ba bước theo tiến trình của những cuộc cải cách nhà nuớc trong hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô.

Bước 1: Đầu tiên của cuộc cải cách viễn thông bắt đầu vào năm 1982 trong thị trường thiết bị. Do sự lạc hậu của ngành công nghiệp sản xuất Trung Quốc, thị trường thiết bị viễn thông của Trung Quốc đã hoàn toàn được mở cửa cho cạnh tranh trong nước và nước ngoài sao cho mạng viễn thông có thể phát triển với những công nghệ tiên tiến.


Một vài dịch vụ không có sự phụ thuộc mạng cao như VAS (dịch vụ gia tăng), nhắn tin... đã được mở cửa dần dần cho những doanh nghiệp tư nhân từ cuối những năm 1980. Trong khi đó thị trường viễn thông cơ bản là một độc quyền nhà nước, cho phép nhà nước tập trung vào xây dựng một mạng quốc gia đầy đủ và tiên tiến bằng cách ban hành những chính sách ưu đãi cho lĩnh viễn viễn thông.

Bước 2: Mở cửa có giới hạn trong viễn thông cơ bản: từ năm 1994 đến 1998 Từ giữa những năm 1990, các chính sách viễn thông quốc gia của Trung

Quốc đã thay đổi vì sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông. Mức độ phát triển viễn thông tương đương với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế vĩ mô ở Trung Quốc. Thị trường viễn thông đã chuyển từ sức hút của người mua đến sức đẩy của người bán. Do đó, không giống như trong thời kỳ độc quyền viễn thông, khi tốc

độ phát triển là mục tiêu quan trọng lớn hơn, thì sự cải tiến chất lượng dịch vụ và giảm giá cước hiện nay đã trở thành trọng tâm chủ yếu của chính phủ. Thông qua việc sử dụng kinh nghiệm từ các nước phát triển, cạnh tranh được xem như một cơ chế hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và cải tiến chất lượng dịch vụ. Bước thứ 2 là quá trình mở cửa thị trường viễn thông đã được bắt đầu từ giữa năm 1990, dẫn đến một thị trường song độc quyền.

Trong năm 1994, Unicom được thành lập. Cũng vào thời điểm này, chính sách quản lý được tổ chức theo cơ cấu độc quyền truyền thống cũng được thay đổi.

Đây là một phần cải cách của chính phủ đã được khởi xướng bởi chính quyền trung

ương, nhằm vào việc tách các chức năng quản lý doanh nghiệp khỏi chức năng quản lý nhà nước của các ban nghành chính phủ. Do vậy Cục viễn thông (DGT) đã thay

đổi từ một bộ phận chức năng của Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) sang một doanh nghiệp chịu trách nhiệm về khai thác và quản lý các mạng di động và cố định của MPT có tên là China Telecom (CT). Tại thời điểm đó, các công ty thuộc sở hữu nhà nước China Telecom và Unicom là hai nhà khai thác công cộng duy nhất. Unicom

đã bắt đầu vào việc cạnh tranh với China Telecom trong các dịch vụ di động. Việc cạnh tranh cục bộ đã nổ ra ở thành phố Thiên Tân vào năm 1997 và dần lan rộng sang các thành phố khác. Tại thời điểm đó, China Telecom vẫn chịu sự kiểm soát của MPT về điều kiện tài chính, đầu tư và nhân sự. Do đó, China Telecom không

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí