Thực Hiện Lộ Trình Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Viễn Thông Việt Nam.


sự trao quyền điều hành kinh doanh độc lập cho các công ty con hay vẫn bị bó buộc như mô hình quản lý hiện tại.

Để việc thành lập tập đoàn kinh tế đạt hiệu quả ngoài chính sự nỗ lực đổi mới quản lý, kinh doanh từ VNPT thì Chính phủ phải hỗ trợ cho VNPT bằng chính sách quản lý của mình nhằm có thể tạo bước chuyển tích cực cho việc thực hiện chuyển

đổi các tổng công ty khác các thành tập đoàn kinh tế. Một số gợi ý về mặt chính sách như sau:

- VNPT chính là mô hình thí điểm đầu tiên của công việc thành lập tập đoàn kinh tế từ các Tổng công ty. Để có thể thành công, Chính phủ nên áp đặt một lộ trình cụ thể cho VNPT trong việc thành lập tập đoàn kinh tế nhằm tăng sức thêm sức cạnh tranh của tập đoàn viễn thông Việt Nam với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài, đồng thời phải thực hiện mục tiêu của Chính phủ đó là hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường viễn thông.

Thông thường khi các nước trên thế giới thực hiện tự do hóa cạnh tranh trên thị trường viễn thông, Chính phủ các nước đều có xu hướng chia tách các doanh nghiệp chủ đạo thành các doanh nghiệp nhỏ hơn hoạt động trên thị trường. Khái niệm chia tách ở đây không phải là làm suy yếu các doanh nghiệp chủ đạo mà làm cho các công ty mới chia tách có tiềm lực tài chính, quản lý, cơ sở hạ tầng mạng ngang bằng với các doanh nghiệp mới. Như vậy thì hoạt động cạnh tranh viễn thông mới diễn ra một cách công bằng hơn, qua quá trình cạnh tranh phát triển, các công ty này sát nhập thâu tóm lẫn nhau thành những tập đoàn viễn thông một cách tự nhiên diễn ra trên thị trường. Điển hình trong việc chia tách thành công để đổi mới trong công tác quản lý đó là sự chia Công ty viễn thông China Telecom thành 02 công ty nhỏ hơn nhưng năng động hơn trong công tác quản lý là China Telecom hoạt động phía Nam Trung Quốc và China Netcom hoạt động ở phía Bắc Trung Quốc. Vậy khi thành lập tập đoàn kinh tế theo mô hình công ty mẹ công ty con. VNPT nên cơ chế quản lý phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty con hoạt động sao cho công tác điều hành kinh doanh được nhanh chóng và bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ hơn.


- Để tránh được tình trạng có thể xảy ra độc quyền khi tập đoàn viễn thông này lớn mạnh, Chính phủ phải có kế hoạch cụ thể, lộ trình thời gian nhất định hỗ trợ các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường viễn thông nhanh chóng hiệu quả hơn. Phải chấm dứt tình trạng điều tiết bằng việc hạn chế khả năng đầu tư mạng, cạnh tranh của nhà khai thác chủ đạo mà phải buộc các nhà khai thác viễn thông mới tăng tốc, nhanh chóng thâm nhập thị trường bằng hiệu quả kinh doanh của chính họ. Một vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

đề rất quan trọng là Chính phủ nhanh chóng ban hành Luật chống độc quyền nhằm hạn chế, không cho xảy ra tình trạng độc quyền có thể xảy ra trên thị trường viễn thông. Đây là kinh nghiệm cho việc chống độc quyền trên toàn bộ nền kinh tế trong tương lai.

Giải quyết các chính sách quản lý cạnh tranh viễn thông

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 8

Để khai thông cho thị trường viễn thông Việt Nam có được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thì các chính sách điều tiết thị trường của Chính phủ vào thời điểm này là khả thi nhất. Giải pháp tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.

- Theo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông thì các doanh nghiệp được tự do kết nối giữa các mạng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Nhưng thực tế hiện nay điều này rất khó thực hiện, VNPT thì cho rằng khả năng mạng lưới của họ khó có đủ năng lực để cung cấp theo yêu cầu kết nối của các doanh nghiệp mới vì gặp khó khăn trong vấn đề đầu tư nâng cấp mạng lưới. Trong khi các doanh nghiệp mới thì dựa vào công nghệ mới để khai thác nhanh tạo lợi nhuận và chủ yếu các doanh nghiệp mới dựa vào cơ sở hạ tầng mạng sẵn có của VNPT vì hạ tầng của họ chưa thể

đáp ứng được tốc độ tăng trưởng. Nên chăng Bộ BCVT là cơ quan quản lý điều hành viễn thông nên đưa ra một số tiêu chí cụ thể hơn về việc kết nối mạng lưới viễn thông giữa các bên, có thể áp dụng hạn ngạch kết nối giữa các doanh nghiệp mới với VNPT trên cơ sở tính toán một cách hợp lý cơ sở hạ tầng mạng của hai bên, đồng thời áp đặt thời gian cụ thể cho các doanh nghiệp mới xây dựng cơ sở hạ tầng mạng của mình hoặc tăng cường xây dựng thêm mạng lưới cho VNPT để có thể phục vụ chính sách tự do kết nối mạng giữa các doanh nghiệp dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ BCVT.


- Trong các tài liệu về thương mại của WTO đều đề cập đến tính minh bạch trong kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn thật sự về vấn đề này và chủ yếu là về giá thành của sản phẩm. Các vụ kiện bán phá giá các mặt hàng thủy sản, da giày... trên các thị trường EU, Mỹ, Canada đã nói lên điều này. Tài liệu tham chiếu viễn thông của WTO đã đề cập đến vấn đề bù lỗ chéo các dịch vụ viễn thông, khi tính giá thành các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam cần đảm bảo đó là giá thành thật sự của dịch vụ đó. Cuộc chiến cạnh tranh giá dịch vụ của VNPT-Viettel

đã phần nào chứng minh điều đó, khó khăn của VNPT là đang vật lộn với việc chia tách BC-VT đồng thời thực hiện một số dịch vụ viễn thông công ích của Chính phủ nên khó xác định giá thành chính xác của các loại hình dịch vụ viễn thông. Các doanh nghiệp mới thì phải nhanh chóng tìm kiếm khách hàng để có doanh thu nhằm mục tiêu lợi nhuận và bù đắp chi phí đầu tư mới, không cách nào khác là họ phải

đưa ra giá thấp hơn VNPT, cứ VNPT giảm giá thì các doanh nghiệp mới đều đưa ra giá thấp hơn VNPT để cạnh tranh. Như vậy giá thấp nhất của dịch vụ di động trên thị trường viễn thông Việt Nam là bao nhiêu? Hiện tại chưa có cơ quan quản lý nào vào cuộc để thẩm định giá thành chính xác, rõ ràng các dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp.

Vì vậy thiết nghĩ Bộ BCVT nên có chính sách xác định giá cước cho VNPT một cách hợp lý và quy định VNPT có lộ trình giảm cước rõ ràng trên cơ sở ấn định giá sàn của dịch vụ. Đồng thời phải thẩm định được chính xác giá thành dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp mới buộc các doanh nghiệp viễn thông mới áp dụng chính sách giá dịch vụ với một biên độ nhất định theo khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Điều này có nghĩa là Bộ BCVT luôn hướng đến mục tiêu của cạnh tranh trên thị trường viễn thông phải là cạnh tranh chất lượng dịch vụ viễn thông và hạn chế tối đa việc cạnh tranh giảm giá dẫn đến việc giảm chất lượng dịch vụ, đồng thời làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động kinh doanh viễn thông.

- Đối với các cơ quan quản lý thị trường viễn thông phải dự báo được tốc độ phát triển của thị trường viễn thông nhằm mục đích quản lý xu hướng cạnh tranh của từng doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà nước - doanh nghiệp - người


tiêu dùng. Bộ BCVT phải có biện pháp bảo hộ, hỗ trợ cụ thể các doanh nghiệp mới thâm nhập thị trường. Các doanh nghiệp mới thì ưu tiên khai thác tối đa thị phần mới phát triển dựa trên công nghệ mới đầu tư, còn doanh nghiệp chủ đạo chủ yếu

đầu tư nâng cao chất lượng mạng lưới để nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay thì công tác này thực hiện chưa tốt vì theo chỉ tiêu của Chính phủ thì các doanh nghiệp mới phải chiếm được khoảng 25 - 30% thị phần viễn thông, đến thời điểm này thì các doanh nghiệp mới chỉ chiếm khoảng 5 - 10% thị phần viễn thông. Do đó đã có sự cạnh tranh chưa lạnh mạnh trên thị trường dịch vụ di động giữa VNPT - Viettel, trong khi Viettel hưởng lợi từ việc chậm chạm trong công tác đầu tư mạng của VNPT (sự cố nghẽn mạch trong thời gian dài của một số thuê bao di động thuộc VNPT) dẫn tới việc một số thuê bao tạm thời rời mạng VNPT sang Viettel. Nhưng khả năng cung cấp dịch vụ đạt chất lượng của Viettel chưa thật sự đảm bảo khi số lượng thuê bao tăng đột biến, mặt khác Viettel hiện đang thuê lại cơ sở hạ tầng mạng của VNPT để kinh doanh. Vì thế việc cạnh tranh giành thị phần hiện nay thật sự chỉ là việc liên tục hạ giá của các nhà cung cấp. Về lâu dài điều này dẫn đến khả năng phá sản các doanh nghiệp mới, thất thoát nguồn thu của ngân sách, cá biệt là sự thiếu quan tâm đến chất lượng dịch vụ viễn thông và điều này thì đi ngược lại chính sách phát triển ngành viễn thông của Chính phủ.

- Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông Bộ BCVT nên có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông hợp tác, cùng phát triển trên cơ sở hạ tầng mạng lưới sẵn có của các bên. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới là hết sức tốn kém và lãng phí, một mặt nếu đầu tư dư thừa sẽ không sử dụng hết năng lực hạ tầng mạng lưới, mặt khác lãng phí rất lớn nguồn ngân sách của nhà nước vì hấu hết các doanh nghiệp viễn thông đầu thuộc sỡ hữu nhà nước.

Ngành viễn thông có những đặc thù riêng có, nếu không có sự điều tiết kịp thời của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển viễn thông tại Việt Nam. Mặt khác doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro hơn khi Việt Nam gia nhập WTO



Nam

Hỗ trợ cho sự phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông tại Việt


Thực trạng ngành viễn thông cho thấy hiện tại chưa có một công ty nào tại

Việt Nam sản xuất được thiết bị viễn thông công nghệ cao như hệ thống tổng đài, thiết bị mạng ngoại vi. Chỉ có các công ty liên doanh nước ngoài với VNPT sản xuất cáp hoặc một số phụ kiện thiết bị viễn thông tại Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc cung cấp các thiết bị của một số hệ thống tổng đài đang được sử dụng tại Việt Nam. Các công ty liên doanh như Công ty thiết bị viễn thông - ANSV là liên doanh giữa VNPT và Alcatel chủ yếu sản xuất cung cấp thiết bị cho tổng đài Alcatel. Công ty cáp quang & phụ kiện VNPT - Siemens AG - Focal sản xuất cung cấp cáp quang và một số thiết bị sử dụng cho tổng đài Siemens. Ngoài ra các một số liên doanh sản xuất cung cấp thiết bị cho tổng đài NEC, Fujitsu... như Công ty TNHH thiết bị viễn thông Teleq, Công ty cáp Vina Deasung... Theo thống kê trên thị trường Việt Nam thị phần cung cấp thiết bị chuyển mạch diện rộng thì Siemens chiếm 60% thị phần, Alcatel với 30%, NEC, LG và các công ty còn lại giữ 10% thị phần còn lại. Mặt khác, các hệ thống tổng đài viễn thông bao gồm cả phần mềm phải có sự đồng bộ trong việc nâng cấp cho nên công tác đàm phán mua các thiết bị này hết sức khó khăn và tốn kém. Đa phần một số thiết bị cũ khi hư hỏng không còn thiết bị để thay thế.

Vì vậy Chính phủ nên có biện pháp hỗ trợ tích cực về nguồn vốn, nguồn lực cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu phát triển sản xuất, thiết bị viễn thông nhất là các hệ thống tổng đài, hệ thống mạng ngoại vi. Nếu mục tiêu này thực hiện được không những tiết kiệm rất nhiều ngoại tệ cho Chính phủ mà còn làm cho mạng lưới viễn thông Việt Nam được nâng cấp và phát triển không ngừng giảm bớt tình trạng nghẽn mạch, rớt mạch khi các doanh nghiệp viễn thông không nâng cấp kịp thời mạng lưới của họ.

3.2.2 Thực hiện lộ trình nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

Thiết nghĩ đễ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp viễn thông nên cần có lộ trình cụ thể và các bước của lộ trình có tham khảo như sau:


Thứ nhất: Tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp viễn thông chủ

đạo (VNPT) trên thị trường viễn thông Việt Nam

Theo đề án thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thì tập đoàn sẽ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Lộ trình hình thành tập đoàn từ quý II cho đến IV năm 2005, các công ty con sẽ bao gồm các Tổng công ty viễn thông I, II, III, các công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và các công ty liên doanh, liên kết khác.

Quan trọng nhất của việc thành lập tập đoàn trên cơ sở VNPT là việc thành lập các Tổng công ty viễn thông khu vực; bao gồm: Tổng công ty Viễn thông I (hoạt

động trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình trở ra), Tổng công ty Viễn thông II (hoạt

động trên địa bàn các tỉnh từ Bình Thuận trở vào), Tổng công ty Viễn thông III (hoạt

động trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và các Tỉnh Tây Nguyên).

Việc sát nhập các công ty điện thoại khu vực thành Tổng công ty viễn thông vùng làm tăng hiệu quả kinh tế về qui mô và đem lại một số hiệu quả cho VNPT như sau:

- Hiệu quả thiết thực mang lại đầu tiên đó là tập hợp thành một công ty viễn thông có địa bàn hoạt động rộng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong một khu vực địa lý lớn hơn. Thứ hai là việc tính cước cho các cuộc gọi liên tỉnh trước sẽ còn tính theo 3 khu vực địa lý khác nhau làm cho giá cước của các cuộc gọi trong khu vực giảm xuống. Trước đây việc tính cước thường tính theo khu vực các tỉnh thành và có rất nhiều giá cước khác nhau gây ra nhiều phiền toán cho khác hàng.

- Công tác quản lý các Tổng công ty này sẽ gọn nhẹ, năng động hơn, họ được chủ

động trong việc kinh doanh của mình nhiều hơn. Tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh viễn thông và quản lý của doanh nghiệp.

- Theo đề án thành lập tập đoàn này 02 công ty dịch viễn thông di động GPC – Vina phone và Trung tâm thông tin di động Mobi phone sẽ được cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa 02 doanh nghiệp này giúp cho 02 doanh nghiệp này sẽ xóa bỏ

được việc bù lổ chéo trong hoạt động viễn thông di động. Trên cơ sở đó các doanh nghiệp mới sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường và


cạnh tranh trên thị trường viễn thông dị động sẽ lành mạnh hơn và mang lại hiệu quả cao hơn.

Thứ hai: Phải thực hiện được mục tiêu phóng thành công vệ tinh VinaSat

Trên thế giới hiện nay hầu hết ngành viễn thông các quốc gia đều có dịch vụ viễn thông vệ tinh. Do đó việc phải phóng thành công vệ tinh VinaSat là mục phải thực hiện bằng được để lần đầu tiên ngành viễn thông Việt Nam cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh trên vệ tinh viễn thông của Việt Nam. Do những khó khăn khách quan lẫn chủ quan mà vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam đã không được phóng theo dự kiến. Thời gian dự kiến phóng vệ tinh viễn thông Vinasat là trong năm 2005 nhưng việc phóng vệ tinh này đã không thể thực hiện bởi nhiều lý do khác nhau. Không còn bao lâu nữa ngành viễn thông Việt Nam phải hội nhập và đối đầu với cạnh tranh viễn thông trên khu vực và thế giới. Đến lúc đó nếu như Việt Nam không có một vệ tinh viễn thông nào thì nguy cơ thị phần dịch vụ viễn thông vệ tinh sẽ không thoát khỏi tay các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài.

Thứ ba: thực hiện mục tiêu nâng cao thị phần viễn thông của các doanh nghiệp mới

Theo mục tiêu của Chính phủ thì đến thời điểm này là các doanh nghiệp viễn thông mới phải đạt từ 25-30% thị phần của thị trường viễn thông nhưng mục tiêu này đã chưa thực hiện được. Do đó phải có sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quản lý Nhà nước để giúp sức cho các doanh nghiệp mới phát triển, thâm nhập thị phần viễn thông tại Việt Nam. Mục tiêu phải đạt cho được đó là các doanh nghiệp viễn thông mới phải giành được đến năm 2010 là 50% thị phần thị trường viễn thông Việt Nam.

Điều này sẽ làm cho thị trường viễn thông Việt Nam có sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các doanh nghiệp và các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ năng cao

được khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Hiện tại thì các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ đã phần nào phát huy tác dụng, khi Chính phủ chỉ đạo VNPT phải gia tăng dung lượng kết nối kênh trung kế cho Viettel. Nhận được sự hỗ trợ này Viettel đã nhanh chóng gia tăng số lượng thuê bao di động của mình và giảm tình trạng nghẽn mạch của các thuê bao di động của Viettel.


Thứ tư: Định hướng và xác lập lại vai trò các doanh nghiệp viễn thông chủ

đạo của Việt Nam trong tương lai.

Trong chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam đến năm 2010 thì Chính phủ luôn chú trọng đến việc xây dựng và định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông giữ vai trò chủ đạo trên thị trường. Các doanh nghiệp chủ đạo phải giữ trọng trách là thay mặt Chính phủ giữ vai trò điều tiết thị trường và giúp các doanh nghiệp mới phát triển từ đó tạo đà cho thị trường viễn thông tăng trưởng. Một số doanh nghiệp sẽ giữ vai trò chủ đạo ở tương lai ở một số loại hình dịch vụ viễn thông dựa trên một số lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Dịch vụ viễn thông nội hạt: VNPT với lợi thế hơn hẳn so với các doanh nghiệp viễn thông khác về mặc cung cấp dịch vụ viễn thông nội hạt và được sự hỗ trợ của Chính phủ là thành lập tập đoàn viễn thông. Các Tổng công ty viễn thông khu vực của VNPT sẽ giữ vai trò chủ đạo điều tiết dịch vụ viễn thông nội hạt trên thị trường viễn thông Việt Nam

Dịch vụ thông tin di động: Viettel sẽ là doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trên thị trường dịch vụ thông tin di động trong tương lai. Hiện tại thì thị phần của Viettel so với VinaPhone và MobiFone là hơi thấp. Nếu như thị phần của Vinaphone là 4 triệu thuê bao, MobiFone 2 triệu thuê bao thì thuê bao của Viettel chỉ khoảng 1 triệu thuê bao. Tuy nhiên với lợi thế về công nghệ mới và hạ tầng rộng khắp khả năng chiếm được thị khống chế trong tương lai là điều có thể. Để nâng cao vai trò và khả năng cạnh tranh của Viettel, Chính phủ đã cho phép Viettel nâng cấp thành lập Tổng công ty viễn thông quân đội.

Dịch vụ viễn thông liên tỉnh và quốc tế: Cũng như Viettel, Vp Telecom cũng

được hưởng lợi của cơ sở hạ tầng là hệ thống được trục Bắc Nam của đường dây 500 KV, cùng với hệ thống cáp quang theo đường trục này. Lợi thế cạnh tranh về dịch vụ viễn thông liên tỉnh và quốc tế của VP Telecom là rất lớn. Mặc dù chưa chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh, quốc tế nhưng VP Telecom được đánh giá là

đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của VNPT trên thị trường dịch vụ viễn thông này. Vai trò chủ đạo trong việc điều tiết dịch vụ viễn thông liên tỉnh và quốc tế sẽ là VNPT trong hiện tại và xa hơn nữa có thể là VP Telecom.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí