mạng lưới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả nước, do nhà nước độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bưu điện quản lý, khai thác để phục vụ nhu cầu truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước các cấp, các lực lượng vũ trang, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế.”
Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước ra quyết định số 224/NQ-HĐNN giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện đảm nhận chức năng quản lý nhà nước đối với ngành Bưu điện. Sau đó ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu Chính-Viễn thông Việt Nam, nằm trong Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện.
Sau 02 năm hoạt động theo mô hình tổ chức mới đã xuất hiện nhiều bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực viễn thông và sản xuất kinh doanh. Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định 03/CP về việc thành lập Tổng cục Bưu
điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng quản lý nhà nước về Bưu chính Viễn thông trong cả nước.
Để phù hợp cho sự phát triển viễn thông trong giai đoạn kế tiếp, Nhà nước từng bước tách ra khỏi công tác điều hành sản xuất kinh doanh. Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định số 91/TTg chuyển Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước.
Nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông năm 1995, các công ty mới kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông được thành lập: Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn và Công ty Viễn thông Quân đội.
Sau đó để tách hẳn việc quản lý Nhà nước khỏi việc quản lý kinh doanh, Chính phủ ra Nghị định số 90-2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm cụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính Phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Để phát triển tính cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông có thêm 3 công ty mới xuất hiện kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông: Công ty Viễn thông điện lực, Công ty cổ phần viễn thông Hà nội, Công ty Thông tin điện tử Hàng hải
Một số chỉ tiêu của ngành viễn thông Việt Nam đạt được trong năm 2004
Biểu đồ: 2.1 Doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông
35,000
30,000
25,000
20,000
15,000
10,000
5,000
0
DOANH THU NĂM 2004
Đơn vị tính: tỷ đồng
doanh thu
30,662 1,415 980 197 90
VNPT VIETTEL SPT VP TELECOM VISHIPEL
Nguồn: Báo Bưu điện Việt Nam
Trong đó: Doanh thu của VNPT, Viettel đã bao gồm doanh thu Bưu chính
Biểu đồ: 2.2: Số lượng thuê bao của các doanh nghiệp
5,400
Số lượng thuê bao năm 2004
6,000
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
0
4,40
0
Di động
Coá đònh
144 26 169 51
VNPT VIETTEL SPT
Đơn vị tính: ngàn
Nguồn: Báo Bưu điện Việt Nam
Số liệu thuê bao Internet đến hết tháng 04/2005
Biểu đồ:2.3 Số thuê bao Internet
Thuê bao Internet
NetnamKhác 6% 1%
VNPT
FPT
29%
VNPT
50%
SPT V6I%ETTEL
8%
VIETTEL SPT
FPT
Netnam
Khacù
Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam
Phần xếp hạng về các chỉ tiêu phát triển viễn thông của Việt Nam xin xem ở phụ lục 3, Phụ lục 4
2.2 Hoạt động cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam
2.2.1 Mô hình phát triển hoạt động cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam
Việt Nam đã bắt đầu cải cách kinh tế từ năm 1986, viễn thông là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế, đầu tư phát triển lĩnh vực viễn thông luôn là công tác trọng tâm hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Mô hình phát triển cạnh tranh viễn thông của Việt Nam qua từng giai đoạn như sau:
Từ năm 1986 đến năm 1995: Hiện đại hóa ngành viễn thông Việt Nam theo quá trình cải cách vĩ mô của Chính phủ
Năm 1986 khi Chính phủ thay đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường có sự
định hướng của Nhà nước. Chính sách này đã phát huy hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển vược bật. Công cuộc cải cách kinh tế vĩ mô đã mang
lại hiệu quả, ngành viễn thông Việt Nam đã đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển đó. Với những chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước ngành viễn thông Việt Nam đã có những bước tiến rất vững chắc và mạnh mẽ. Trong giai đoạn này ưu tiên là phải hiện đại hóa ngành viễn thông Việt Nam, hệ thống tổng đài từ thời Pháp thuộc đã được thay đổi bằng các tổng đài điện tử có dung lượng lớn. Hệ thống mạng lưới viễn thông được phát triển rộng khắp và cơ bản đã hoàn thành trên mọi vùng của lãnh thổ Việt Nam.
Từ năm 1995 đến năm 2002: Xóa bỏ kinh doanh độc quyền trong lĩnh vực viễn thông
Khi nhu cầu cơ bản về các dịch vụ viễn thông đã được đáp ứng, nhận thấy rằng thời điểm phải tăng tốc phát triển ngành viễn thông. Năm 1995 Chính phủ đã xóa bỏ cơ chế độc quyền trong viễn thông bằng các cho thành lập 02 doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông là Viettel, SPT. Đây có thể cho rằng là thời điểm bắt đầu cho quá trình tăng tốc phát triển viễn thông tại Việt Nam trên cơ sở cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy sự phát triển ngành viễn thông.
Quá trình xóa bỏ độc quyền kinh doanh trong viễn thông và phát triển cạnh tranh trong viễn thông đã bắt đầu trong giai đoạn này. Nhận thấy lợi thế về cơ sở hạ tầng được bao phủ ở hầu hết các tỉnh thành kể cả ở các huyện đảo xa xôi. Cộng với kinh nghiệm sử dụng các công nghệ không dây Chính phủ đã cho thành lập Công ty Viễn thông Quân đội - Viettel trực thuộc Bộ Quốc phòng dựa trên nền tảng của Bộ tư lệnh thông tin. Với những ưu thế vượt trội đó Viettel đã nhanh chóng xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông ở khắp 64 tỉnh, thành. Dịch vụ viễn thông đầu tiên tại Việt Nam đã được Viettel khai thác đó là dịch vụ Voip 178 liên tỉnh và quốc tế, nhanh chóng xóa bỏ độc quyền của VNPT trong khai thác các dịch vụ viễn thông liên tỉnh và quốc tế. Sự phát triển của Viettel thật sự đã đem lại rất nhiều lợi ít cho Nhà nước, sau khi có sự xuất hiện của Viettel trên thị trường kinh doanh viễn thông giá của các loại hình dịch vụ viễn thông có sự cạnh tranh đã giảm từ 10-40%. Điều này đã minh chứng sự đúng đắn của chính sách mở rộng sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông của Chính Phủ.
Trong khi đó SPT mặc dù không có những lợi thế về hạ tầng cơ sở lẫn kinh nghiệm về hoạt động viễn thông, nhưng với những chính sách ưu đãi của Chính phủ SPT đã bước đầu thành công trong một số lĩnh vực kinh doanh viễn thông của mình như điện thoại cố định, Internet, dịch vụ di động...
Đến năm 2000 Chính phủ đã cho phép thành lập thêm 02 công ty viễn thông nữa là:Công ty viễn thông điện lực - VP Telecom, Công ty cổ phần viễn thông Hà nội - Hanoi telecom. Động thái này cũng giống như năm 1995 khi cho phép thành lập Viettel và SPT, VP Telecom được hy vọng sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với VNPT trên phương diện điện thoại cố định liên tỉnh và quốc tế dựa trên nền tảng đường trục Bắc Nam của đường dây 500 KV. Như vậy với mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Chính phủ đã cho phép thành lập 6 doanh nghiệp viễn thông hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông.
Năm 2001 Vietshipel ra đời kinh doanh dịch vụ viễn thông hàng hải đã chấm dứt tình trạng độc quyền trên tất cả các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Như vậy thị trường viễn thông Việt Nam trong giai đoạn 1995-2002 đã xóa bỏ được cơ chế độc quyền, các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường viễn thông đã bắt đầu quen dần với việc cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông trên thị trường. Chính những thay đổi này đã làm cho thị trường viễn thông Việt Nam mang tính cạnh tranh cao hơn và người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều hơn. Trong thời gian này tình trạng độc quyền viễn thông của VNPT đã bị xóa bỏ, VNPT phải cải cách và tăng tốc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành viễn thông.
Từ năm 2002 đến nay: Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bằng thể chế, chính sách và mở cửa cạnh tranh hoàn toàn ngành viễn thông Việt Nam.
Trong sự phát triển của các ngành kinh tế đều có ẩn chứa những rủi ro do đó sự phát triển cạnh tranh viễn thông cũng cần phải có chính sách điều tiết của Chính phủ. Chính vì thế Pháp lệnh Bưu Chính – Viễn thông Việt Nam ra đời chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để Chính phủ quản lý sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Không những thế để công tác quản lý vĩ mô được hiệu quả hơn nữa Chính phủ đã tách việc điều hành quản lý kinh doanh ra khỏi các cơ quan quản lý
Nhà nước bằng cách thành lập Bộ Bưu chính _ Viễn thông Việt Nam trên cơ sở của Tổng cục Bưu Điện. Đây là cơ quan nhà nước cao nhất điều hành quản lý các hoạt
động kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường viễn thông. Với những sự thay đổi vĩ mô của Chính phủ thị trường viễn thông Việt Nam đã nhanh chóng tăng tốc phát triển với tốc độ phát triển trung bình 15 -20%/năm. Sự cạnh tranh viễn thông giữa các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra quyết liệt hơn, sôi động hơn.
Với mục tiêu là các doanh nghiệp nhà nước sẽ nắm vai trò chủ đạo và điều tiết thị trường viễn thông Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế của ngành viễn thông. Chính phủ đã từng bước hình thành những doanh nghiệp viễn thông đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài và hỗ trợ cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khác phát triển. Các doanh nghiệp viễn thông đó sẽ là: VNPT là doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại vệ tinh, cung cấp dịch vụ Internet; Viettel sẽ giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thông tin di động; VP telecom sẽ giữ vai trò chủ đạo trong dịch vụ viễn thông liên tỉnh theo phương thức PSTN; dịch vụ viễn thông hàng hải sẽ do Vietshipel giữ vai trò chủ đạo.
2.2.2 Thực trạng hoạt động cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam
Hiện nay ngoài VNPT là doanh nghiệp cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam thì đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp viễn thông khác đã được cấp phép khai thác dịch vụ viễn thông trên thị trường viễn thông Việt Nam
Theo báo cáo mới đây của VNCI (Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh của Mỹ tại Việt Nam) thì VNPT vẫn chiếm lĩnh thị trường viễn thông Việt Nam. Ước tính chung các loại dịch vụ viễn thông thì VNPT giữ trên 90% thị phần, các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm 10% thị phần của thị trường viễn thông Việt Nam.
Bảng 2.1: Thống kê các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
Dịch vụ cung cấp điện thoại cố định | Dịch vụ điện thoại di động | Dịch vụ viễn thông quốc tÕ | Dịch vụ thông tin di động | Dịch vụ điện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP | Internet | |
VNPT | x | x | x | x | x | x |
Viettel | x | x | x | x | x | x |
SPT | x | x | x | x | x | |
VP Telecom | x | x | x | x | ||
HaNoi Telecom | x | x | x | x | x | |
Vishipel | x | |||||
Fpt | x | |||||
Netnam | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 2
- Tác Động Của Cạnh Tranh Viễn Thông Trong Quá Trình Hội Nhập
- Tiến Trình Phát Triển Cạnh Tranh Viễn Thông Trung Quốc
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Viễn Thông Việt Nam
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Viễn Thông Việt Nam
- Thực Hiện Lộ Trình Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Viễn Thông Việt Nam.
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
(Nguồn www.mpt.gov.vn )
Theo bảng thống kê trên các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam cơ bản có ít nhất 02 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Riêng dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ điện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP có thể nói là hai dịch vụ có tính cạnh tranh cao nhất. Hiện tại dịch vụ thông tin di động có 04 công ty kinh doanh đó là Công ty thông tin di động Việt Nam (GPC – Vina Phone) sử dụng mã 091, Công ty VMS Mobi phone sử dụng mã 090, Công ty SPT sử dụng mã 095, Công ty Viettel sử dụng mã 098. Dịch vụ điện thoại viễn thông đường dài trong nước và quốc tế sử dụng giao thức IP cũng đang có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường viễn thông
đường dài và quốc tế. Cụ thể như VNPT với mã 171, SPT với mã 177, Viettel với mã 178,, VP Telecom với mã 179.
Trong lĩnh vực kinh doanh Internet cũng có sự cạnh tranh quyết liệt của nhiều nhà khai thác. Nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) thuộc VNPT, kế đó là các nhà khai thác FPT, SPT, Viettel...
Có thể nói rằng thị trường viễn thông Việt Nam gần đây có sự cạnh tranh mạnh mẽ ở các dịch vụ viễn thông chiếm tỷ trọng doanh thu cao, cũng như dễ thâm nhập như dịch vụ Voip, dịch vụ điên thoại di động, duy vụ truy cập Internet... Theo báo cáo của ITU về mức độ cạnh tranh viễn thông của một số nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, thì thị trường viễn thông ở Việt Nam đã có sự cạnh tranh hoàn toàn ở tất cả các dịch vụ viễn thông. Xin xem thêm ở phụ lục 2
a) Cạnh tranh về giá các dịch vụ viễn thông
Chính sách giá các dịch vụ viễn thông
Theo QĐ 217/2003 ngày 27/10/2003 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông thì doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế không được quyền quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông mà do MPT quyết
định. Các doanh nghiệp khách được quyền quyết định giá cước dịch vụ nhưng không thấp hơn giá thành của dịch vụ đó
Từ khi có sự hoạt động cạnh tranh trên thị trường viễn thông thì giá các dịch vụ viễn thông của VNPT (nhà cung cấp độc quyền viễn thông trước đó) liên tục giảm từ 10% đến 40%
Bảng 2.2: Giá cước một số dịch vụ viễn thông của VNPT khi bị cạnh tranh
Đơn vị tính: đồng/phút
Trước khi có cạnh tranh | Sau khi có cạnh tranh | |||||
Vùng 1 | Vùng 2 | Vùng 3 | Vùng 1 | Vùng 2 | Vùng 3 | |
Dịch vụ điện thoại liên tỉnh đường dài PTSN | 909 | 1.636 | 2.273 | 909 | 1.455 | 1.818 |
Dịch vụ điện thoại IP (VoIP) đường dài liên tỉnh | 727 | 1.227 | 1.636 | 727 | 1.182 | 1.364 |
(Nguồn VNPT)