Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 2


Chương 1: Cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập


1.1 Cạnh tranh & những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Khi đề cập đến vấn đề cạnh tranh, có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh kinh tế

 Quan điểm cạnh tranh của Adam Smith

Ông cho rằng cạnh tranh kinh tế là quá trình tự nhiên chủ yếu thông qua thị trường và giá cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với thị trường. Ông chỉ ra rằng trong điều kiện cạnh tranh, do có nhiều người tham gia nên chẳng những họ phải thường xuyên theo dõi, chú ý tới sự biến động cung cầu và áp lực cạnh tranh. Bằng tài phán đoán, khôn khéo điều chỉnh sản lượng cho thích ứng với tình hình thay đổi cung cầu và áp lực cạnh tranh. Như vậy cạnh tranh có thể làm cân bằng xã hội.

Tư tưởng của ông chủ yếu phản đối sự can thiệp của nhà nước trong hoạt động kinh tế xem như cạnh tranh là một quá trình tự nhiên và tự điều tiết bởi thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

 Quan điểm cạnh tranh của Các Mác

Theo ông cạnh tranh diễn ra ở 3 bình diện:

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 2

- Cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà tư bản nhằm thu hút được giá trị thặng dư siêu ngạch

- Cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hóa

- Cạnh tranh giữa các ngành thông qua khả năng luân chuyển tư bản

để từ đó các nhà tư bản chia nhau giá trị thặng dư

Ông cho rằng: cạnh tranh kinh tế là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa, là sự cạnh tranh quyết liệt giữa những người sản xuất hàng hóa dựa vào cơ sở kinh tế thực lực của họ. Trong nền kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa tồn tại độc lập, phân tán, có những lợi ích khác nhau và cùng cạnh tranh trên thị trường để bảo vệ và duy trì lợi ích của mình. Tư tưởng của ông có phần đối lập với Adam Smith:


nếu để quá trình cạnh tranh tự nhiên diễn ra sẽ dẫn đến độc quyền vì khi cạnh tranh mỗi cá nhân đều muốn chiếm được vị trí độc quyền.

 Quan điểm cạnh tranh hiện đại

Cạnh tranh hoàn hảo: Quan điểm cạnh tranh hoàn hảo chú ý đầy đủ tới vấn

đề hiệu quả phân phối hoặc sử dụng một cách tối ưu tài sản kinh tế. Trong mọi thể chế kinh tế, mặc dù thể chế xã hội có khác nhau, quan trọng là phân phối một cách hiệu quả tài nguyên hiện có và sản xuất được điều khiển bởi thị hiếu của người tiêu dùng thông qua cơ chế thị trường. Muốn đạt lợi ích tối đa, các doanh nghiệp phải bố trí sản xuất theo nguyên tắc giá thành cận biên ngang bằng với lợi ích biên

Cạnh tranh hoàn hảo hướng về người tiêu dùng, nó thúc đẩy các công ty điều chỉnh quy mô sản xuất tới điểm thấp nhất của chi phí bình quân, tới giới hạn sản xuất tối ưu. Điều này làm cho giá cả giảm xuống mà còn sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất.

“Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và người bán đến nỗi không có bất kỳ doanh nghiệp, hay cá nhân nào có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường”

Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là có thể có một doanh nghiệp, hay người mua có thể tác động đến giá cả hàng hóa

Cạnh tranh không hoàn hảo thường có xu hướng dẫn tới độc quyền do sự thôn tính lẫn nhau hoặc tiêu diệt đối thủ cạnh tranh bằng những ảnh hưởng của những doanh nghiệp có sự ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo là cho giá bán cao hơn chi phí và mức tiêu thụ của người tiêu dùng giảm dưới mức hiệu quả.

 Quan điểm cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa

Cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa không còn nằm trong khuôn khổ của thị trường của một quốc gia mà là thị trường hàng hóa toàn cầu. Quan điểm cạnh tranh của WTO là theo mô hình cạnh tranh hoàn hảo và theo xu hướng tự do cạnh tranh làm nền tảng.


Hiện nay xu hướng toàn cầu hóa là tất yếu cho nên cạnh tranh quốc tế sẽ xảy ra, quan điểm cạnh tranh lúc này tùy thuộc rất nhiều vào cam kết của các Chính phủ khi gia nhập vào một tổ chức đơn phương hay đa phương nào đó.

Tóm lại cạnh tranh kinh tế là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường

đều dựa vào để đảm bảo rằng các doanh nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Khái niệm cạnh tranh ngày nay là khái niệm người mua

được quyền chọn lựa cho dù người mua này là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu được quyền chọn lựa trong số các nhà cung cấp khác nhau thì họ sẽ có nhiều khả năng mua được những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý hơn. Trong xu thế toàn cầu hóa thì sản phẩm, hàng hóa người mua chọn lựa sẽ nhiều hơn và nhà cung cấp phải cạnh tranh với nhiều nhà cung cấp khác bao gồm các nhà cung cấp trong nước và ngoài nước.

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cạnh tranh hoạt động như thế nào? Ta thường thấy 3 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh đó là doanh nghiệp, người tiêu dùng, Chính phủ. Doanh nghiệp thì muốn đạt được lợi nhuận, người tiêu dùng thì muốn tiêu tiền và thỏa mãn nhu cầu của mình, Chính phủ đóng vai trò điều hành thị trường sao cho việc cạnh tranh trên thị trường đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước hết hãy nói đến nhân tố đầu tiên đó là người tiêu dùng

 Người tiêu dùng:

Khi nói đến người tiêu dùng người ta thường nói nhiều về khái niệm cầu, những yếu tố tác động đến nhu cầu tiêu dùng đều tác động đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường.

o Yếu tố thu nhập trung bình của là yếu tố cơ bản tác động đến nhu cầu tiêu dùng của mọi người, thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu dùng tăng khi giá dịch vụ không thay đổi.

o Yếu tố giá cả của hàng hóa: nếu giá hàng hóa giảm thì nhu cầu tiêu dùng tăng và ngược lại


o Yếu tố thị hiếu tiêu dùng: điều này thể hiện sự khác biệt về tác động

ảnh hưởng của tính văn hóa, lịch sử. Chúng phản ánh về nhu cầu tâm lý, sinh lý thuần túy (ham thích của cải, tình cảm...); và chúng có thể là những

ước muốn chủ quan con người tạo ra (thuốc lá, xe ô tô...); và bao gồm cả các yếu tố truyền thống tôn giáo.

 Doanh nghiệp:

Doanh nghiệp thường tượng trưng cho khái niệm cung trên thị trường, các nhân tố ảnh hưởng đến đường cung thường do doanh nghiệp quyết định

o Yếu tố công nghệ: công nghệ là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, công nghệ mới thì giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thấp, giá của doanh nghiệp sẽ cạnh tranh hơn trên thị trường sản phẩm

o Yếu tố quản lý: khi doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động có hiệu quả sẽ tiết kiệm được chi phí: chi phí nhân công, chi phí quản lý... chi phí quản lý giảm thì giá hàng hóa sẽ giảm làm cho hàng hóa của doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường nhiều hơn.

 ChÝnh phđ:

Hiện tại hầu hết các nền kinh tế thị trường trên thế giới hiện nay đều có sự điều chỉnh ít nhiều về mặt chính sách của Chính phủ. Với mức độ tự do hóa thương mại hiện nay Chính phủ các nước thường có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các chính sách hỗ trợ thường là về thuế quan, hạn ngạch, hợp đồng kinh tế song phương...

o Yếu tố thuế: thông thường yếu tố thuế thường làm gia tăng giá bán của các sản phẩm nước ngoài, làm cho giá sản phẩm trong nước rẻ hơn, các doanh nghiệp trong nước dễ dàng thâm nhập thị trường. Trong thời điểm này do quá trình tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ, hàng rào thuế quan

được dỡ bỏ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, công cụ thuế nhằm điều tiết thị trường càng ít được Chính phủ các nước sữ dụng.


o Yếu tố hạn ngạch: hạn ngạch là yếu tố được Chính phủ các nước sử dụng nhiều để bảo vệ sản phẩm thị trường trong nước, ngay cả các nước phát triển cũng sử dụng công cụ này.

Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cạnh tranh là nhân tố người tiêu dùng. Thông thường, nhu cầu tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sẽ sản xuất cái gì? giá bao nhiêu...Chính phủ dùng các chính sách để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng

1.2 Cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập

1.2.1 Khái niệm về viễn thông và các dịch vụ viễn thông

a) Các khái niệm về viễn thông

 Doanh nghiệp viễn thông: có 02 loại doanh nghiệp viễn thông

o Doanh nghiệp viễn thông cung cấp hạ tầng mạng: là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

o Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông: là doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật để cung cấp các dịch vụ viễn thông.

 Mạng viễn thông: Mạng viễn thông là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.

 Đường truyền dẫn: là tập hợp các thiết bị truyền dẫn được liên kết bằng

đường cáp viễn thông, sóng vô tuyến điện, các phương tiện quang học và các phương tiện điện tử khác.

 Hệ thống đường trục viễn thông quốc gia: Hệ thống đường trục viễn thông quốc gia là một phần của mạng viễn thông công cộng, bao gồm các đường truyền dẫn đường dài trong nước, quốc tế và các cổng thông tin quốc tế, có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của đất nước.


 Bộ Bưu chính – Viễn thông Việt Nam: thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống đường trục viễn thông quốc gia thông qua các cơ chế, chính sách, quy định về cấp phép; kết nối các mạng viễn thông; tiêu chuẩn, chất lượng và giá cước kết nối, thuê kênh; sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia

b) Các dịch vụ viễn thông: Các dịch vụ viễn thông hiện nay bao gồm:

 Dịch vụ viễn thông: là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông.

 Dịch vụ viễn thông cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời loại dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin.

 Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng các hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet

 Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.

 Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet.

1.2.2 Cạnh tranh viễn thông

a) Các khái niệm về hành vi cạnh tranh ở Việt Nam: Khái niệm về các hành vi cạnh tranh được đề cập trong Luật cạnh tranh của Việt Nam. Luật cạnh tranh của Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2005.

 Hành vi hạn chế cạnh tranh: là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế


cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.

 Hành vi cạnh tranh không lành mạnh: là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về

đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng

 Quyền cạnh tranh trong kinh doanh: Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong cạnh tranh

 Việc cạnh tranh phải thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

 Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh: Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh nếu có thị phần 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên thị trường liên quan.

b) Cạnh tranh viễn thông

Cạnh tranh viễn thông thường diễn ra trên 2 lĩnh vực:

 Thị trường vốn: ở đó các công ty tìm kiếm vốn, mua bán chứng khoán của mình. Có thể phát hành cổ phiếu, cổ phần hóa, liên doanh và thâu tóm các công ty

Trên thị trường vốn các công ty cần tiếp cận thị trường vì nhu cầu tài chính và cổ phiếu công ty được trao đổi tự do. Chính vì thế nó gây áp lực lên ban giám

đốc các công ty phải cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty nhằm thu hút các nhà đầu tư. Mặt khác sự lớn mạnh của công ty khi đầu tư cổ phiếu các công ty khác sẽ thâu tóm được các công ty đó.


Cạnh tranh trên thị trường vốn chính là đòn bẩy khuyến khích quan trọng

đến chính sách quản lý của công ty. Mục tiêu quan trọng nhất của công ty là lợi nhuận đạt được. Các cổ đông của công ty mua và bán cổ phần dựa trên suy nghĩ của họ về lợi nhuận tương lai đạt được của công ty đó

 Thị trường sản phẩm: sự cạnh tranh diễn ra giữa các nhà cung cấp mạng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và sản xuất thiết bị viễn thông So với thị trường sản phẩm, dịch vụ khác thì thị trường viễn thông có những

điểm khác biệt lớn do vậy thị trường viễn thông cạnh tranh hoàn hảo ít tồn tại hơn, chủ yếu do những đặc điểm sau đây:

o Có ít nhà cung cấp dịch vụ hơn do chi phí đầu tư mạng lưới tốn kém

o Các doanh nghiệp mới thâm nhập vào thị trường khó khăn hơn các thị trường sản phẩm khác

Đối với thị trường viễn thông thì thị trường cạnh tranh không hoàn hảo thường xuất hiện ở các thời kỳ đầu của sự phát triển viễn thông ở các quốc gia. Các thị trường không hoàn hảo thường gặp như sau:

o Song độc quyền: Các công ty song độc quyền có thể có thị phần xấp xĩ tương đương và cạnh tranh mạnh mẽ các dịch vụ mới những vẫn kiếm được lợi nhuận cao. ở nước ta tình trạng này đã diễn ra giữa 02 nhà cung cấp dịch vụ di động Vinaphone và MobiPhone, không nhất thiết phải có sự cấu kết giữa 02 công ty này để đạt được lợi nhuận cao mà mỗi đối thủ cạnh tranh ý thức được có thể tăng giá bằng cách hạn chế cung trong lúc đối thủ cạnh tranh cũng có khả năng như nhau.

o Độc quyền mua: các nhà khai thác viễn thông phải đối mặt với cạnh tranh trong thị trường sản phẩm của mình khi mua thiết bị được chuyên môn hóa đến mức không có những người mua khác.

o Độc quyền tự nhiên: độc quyền tự nhiên là khái niệm trên thị trường có nhà cung cấp duy nhất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng với giá thấp hơn các nhà cung cấp khác mà không bị mất hiệu quả kinh tế nhờ qui mô và hiệu quả kinh tế về phạm vi. Thông thường độc quyền tự nhiên xuất hiện trong dịch vụ điện thoại nội hạt, nhà cung cấp hạ tầng mạng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023