Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Du Lịch Bến Tre


- …………….

Người dân địa phương

Anh/Chị có ý kiến gì về các thành phần của yếu tố người dân địa phương?; Theo Anh/Chị, có cần thêm hoặc bớt các thành phần nào trong nhóm này không?; Theo Anh/Chị, người dân địa phương ảnh hưởng như thế nào đến NLCT của doanh nghiệp?

Các thành phần đo lường cơ chế chính sách, bao gồm:

- Sự hiếu khách của người dân địa phương địa phương.

- Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương

- …………….

Môi trường tự nhiên

Anh/Chị có ý kiến gì về các thành phần của yếu tố môi trường tự nhiên?; Theo Anh/Chị có cần thêm hoặc bớt các thành phần nào trong nhóm này không?; Theo Anh/Chị môi trường tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến NLCT của doanh nghiệp du lịch?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Các thành phần đo lường cơ chế chính sách, bao gồm:

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp bởi đặc trương của cây dừa, cồn và vùng song nươc miệt vườn.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 29

- Nước và không khí trong lành bởi những hàng dừa xanh.

- Các di tích văn hóa - lịch sử mang đậm chất lịch sử, bản sắc văn hóa địa phương

- …………….

9. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre

Anh/Chị có ý kiến gì về các thành phần NLCT của doanh nghiệp?; Theo Anh/Chị, có cần thêm hoặc bớt các thành phần nào trong nhóm này không?; Theo Anh/Chị, chúng ta cố gắng nâng cao NLCT của doanh nghiệp để đạt được kết quả gì?

Các thành phần năng lực cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Bến Tre, bao gồm:

- Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và phát triển thị phần.

- Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng vị trí, hình ảnh trên thị trường.

- Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng hiệu quả về mặt tài chính.

- Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng sự ổn định và phát triển.

- …………….


10. Ý kiến khác của Anh/Chị:

..........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................


********************************************** Xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của Anh/Chị


Phụ lục 5: Biên bản tổng hợp thảo luận nhóm (lần 2)

(Nghiên cứu định tính – hoàn thiện thang đo và biến quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre)

1. Thời gian

Biên bản này được tổng hợp ý kiến đóng góp từ 2 biên bản thảo luận nhóm và nhiều thảo luận tay đôi, được thực hiện từ 20/10/2014 đến 20/11/2014.

2. Thành phần tham dự

- Lê Chí Linh - Giám đốc công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre, địa chỉ: 210B, Đại lộ Đồng Khởi, P PK, Tp. Bến Tre.

- Nguyễn Văn Thiện- Giám đốc công ty TNHH Du lịch Hàm Luông, địa chỉ: Số 200C, Hùng Vương, P.5, Tp. Bến Tre.

- Trần Thanh Tâm - Giám đốc công ty TNHH Du lịch - Thương mại Nam Bộ, địa chỉ: Số 116, Hùng Vương, P.3, Tp. Bến Tre.

- Lê Hoàng Việt - Giám đốc công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Số 259D, KP 4, P.7, Tp.

Bến Tre.

- TS. Lê Cao Thanh - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Tài chính – Marketing.

- Võ Minh Châu - Chuyên viên Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre.

- Trần Thị Ngọc Hà - Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch Miền Tây, địa chỉ: Ấp 6A, An Khánh, huyện Châu Thành, Bến Tre.

- Đỗ Minh Triết - Trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre.

- Trương Vũ Phong - Giám đốc Công ty TNHH DV Du lịch Chợ Lách, địa chỉ: Số 406/8, Sơn Lân, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, Bến Tre.

- Trần Thúy Nhung - Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL Du thuyền Xoài (Du thuyền Mango Cruise), địa chỉ: Ấp Nghĩa Huấn, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, Bến Tre.

- Trương Hoài Phong Sang - Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL An Nam, địa chỉ: 163, ấp Thanh Hòa, xã Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre.

- Võ Thế Chiến - Giám đốc khách sạn Hàm Luông, địa chỉ: Số 200C, Hùng Vương, P.5, Tp. Bến Tre.


- TS. Bùi Văn Danh - Trưởng bộ môn Quản trị Tác nghiệp – khoa QTKD –Đại Học Công Nghiệp, TP. HCM

- Nguyễn Minh Lập - Giám đốc khu nghỉ dưỡng Mỹ An, địa chỉ: Số 18B, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, Tp. Bến Tre.

- Nguyễn Thị Kim Phượng - Quản lý Điểm du lịch Tây Đô, địa chỉ: Xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, Bến Tre.

3. Nội dung thảo luận

3.1 Phần giới thiệu của tác giả: Nguyễn Thành Long - mở đầu buổi thảo luận (giới thiệu, trình bày tóm tắt nội dung)

Kính thưa Quý Anh/Chị.

Đầu tiên tôi xin cám ơn Anh/Chị đã dành thời gian tham dự buổi thảo luận xây dựng thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre. Mục tiêu của buổi thảo luận này nhằm giúp cho tôi có thêm thông tin từ thực tiễn địa phương về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, từ đó xây dựng các thang đo phù hợp, gia tăng giá trị ứng dụng của mô hình nghiên cứu. Nội dung thảo luận nhằm bàn về các thành phần của từng yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre dựa trên rất nhiều khái niệm lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan trước đó và cuộc thảo luận lần trước diễn ra từ tháng 09 đến tháng 10 năm 2014.

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý Anh/Chị

3.2. Ý kiến đóng góp

- Tổng giám đốc công ty Cổ phần Du lịch Bến Tre: Với tư cách cá nhân, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của công ty. Tuy nhiên, trong nhóm nhân tố thương hiệu tác giả cần làm rõ thêm về thương hiệu mạnh hay yếu, thương hiệu đã có giải thưởng gì, đã được bình chọn gì?. Ví dụ như năm 2004, công ty cổ phần Du lịch Bến Tre đã được bình chọn "Thương hiệu Việt yêu thích nhất" do Báo Doanh nhân Sài Gòn tổ chức. Năm 2011 đã được bình chọn "Sản phẩm dịch vụ tốt nhất" do báo Sài gòn tiếp thị tổ chức. Đây cũng là những yếu tố quan trọng tạo ra NLCT của doanh nghiệp. Đối với Bến Tre, các sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái truyền thống sông nước miệt vườn, làng quê và tham quan di tích văn hóa – lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật kết hợp với nhiều lễ hội so với một số địa phương khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng lại có những điểm khác biệt, điều này đã tạo thành dấu ấn


đặc thù riêng, đó chính là dừa và sản phẩm từ dừa. Dừa tạo nên thương hiệu riêng cho du lịch Bến Tre với hơn 500 món ăn có các nguyên liệu từ dừa, các đặc sản từ dừa mà không phải địa phương nào cũng có được như đuông dừa, củ hũ dừa, mật hoa dừa. Dừa còn được sử dụng để tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo khác như: Cơm dừa nạo sấy, thủ công mỹ nghệ dừa, kẹo dừa. Các vườn dừa tạo nên phong cảnh thiên nhiên gần gũi, trong lành, có một nét quyến rũ riêng, những hàng dừa đong đưa trong gió như hình ảnh của những người con gái đẹp đang chảy tóc, hình ảnh ẩn dụ độc đáo mà trong ca khúc “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã viết: “Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió”. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong du lịch không thể tách rời yếu tố con người (nhân viên phục vụ, hướng dẫn) và những dịch vụ hỗ trợ khác kèm theo như mua sắm, massage, bar,…. Vì thế, tôi cho rằng, trong nhóm này nên bổ sung thêm yếu tố: sản phẩm - dịch vụ phải gắn liền với cây dừa và các sản phẩm từ dừa, sản phẩm - dịch vụ phải mang nét đặc trưng riêng của du lịch sinh thái xứ dừa Bến Tre. Ngoài ra, để tận dụng được các lợi thế của Bến Tre các doanh nghiệp du lịch nên tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả, linh hoạt mang đặc trưng riêng về văn hóa, con người và quê hương Bến Tre.

- Giám đốc công ty TNHH Du lịch Hàm Luông: Đối với các thành phần của từng nhóm yếu tố, tôi có ý kiến trong nhóm nguồn nhân lực, thành phần thứ 1: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có chất lượng tốt là chưa rõ ràng. Cần thể hiện rõ các tiêu chuẩn để đánh giá, một trong những tiêu chuẩn quan trọng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ là nhiệt tình, vui vẻ, hướng dẫn du khách. Khi chọn nhân viên trong lĩnh vực này cần quan tâm đến nhận thức, tính cách và thái độ của nhân viên có phù hợp hay không.

Đối với yếu tố cạnh tranh về giá, tác giả nên bổ sung chính sách giá cả nếu như khách đi theo đoàn, khách hàng đến với chúng ta nhiều lần, khách hàng Vip,… chứ không nên đổ đồng cho tất cả các khách hàng là như nhau. Bên cạnh đó, anh Thiện cho rằng NLCT phụ thuộc rất nhiều vào hạ tầng, cơ sở vật chất. Vì thế, doanh nghiệp cần phải đầu tư, bảo trì, nâng cấp và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách là yếu tố rất quan trọng tạo ra uy tín của doanh nghiệp. Theo anh, ngoài những thành phần trong nhóm này nên bổ sung thêm thành phần Chi phí đầu tư cho hạ tầng kiến trúc, cơ sở vật chất của doanh nghiệp luôn đảm bảo.

- TS. Lê Cao Thanh – Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Tài chính – Marketing:


Theo tôi, đội ngũ nhân sự trẻ trung, năng động, tâm huyết và có trình độ nghiệp vụ cao, có kỹ năng giao tiếp tốt là những yếu tố quan trọng tạo sự ấn tượng cho khách hàng trong chuyến du lịch với nhiều sự kiện góp phần tạo ra NLCT cho doanh nghiệp. Vì thế tác giả cần lưu ý những yếu tố này trong nhóm nguồn nhân lực cho du lịch. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch khác với các lĩnh vực kinh doanh khác. Trong hoạt động du lịch đòi hỏi nhân viên ngoài kiến thức cần phải có các kỹ năng như phải qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, phải có kinh nghiệm, phải luôn được đào tạo trong quá trình công tác. Đặc biệt là trình độ của các nhà quản lý là rất quan trọng. Ngoài ra, du lịch sinh thái gắn liền với những vườn dừa và sản phẩm từ dừa là nét đặc trưng riêng có của Bến Tre, loại hình du lịch này đã đưa con người trở về với thiên nhiên, sống cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Tất cả những hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng của du khách tại doanh nghiệp du lịch, khu du lịch dường như gắn liền với cây dừa như tán lá xanh mát rượi của dừa, sử dụng những tiện nghi làm bằng dừa, ẩm thực từ dừa. Vì thế tác giả nên bổ sung thêm thành phần: Thứ nhất, trong yếu tố môi trường tại Bến Tre tác giả cần bổ sung thêm yếu tố người dân địa phương (người dân chất phát, sự hiếu khách của người dân địa), môi trường tự nhiên của những hàng dừa, sản phẩm từ dừa,… để tạo nên đặc trưng riêng của Bến Tre. Thứ hai, trong yếu tố nguồn nhân lực, tác giả bổ sung thêm thành phần chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả như các chế độ: lương, thưởng, các phúc lợi đảm bảo thu hút và khuyến khích cho nhân viên.

- Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL Du thuyền Xoài: Để thu hút và giữ chân khách hàng, tôi cho rằng uy tín, chất lượng là quan trọng. Vì thế tôi đồng tình với các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tác giả, nhưng theo tôi tác giả nên bổ sung thêm yếu tố uy tín, chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vào nhóm sản phẩm. Theo tôi cơ chế chính sách tốt của địa phương về phương diện chiến lược, quy hoạch cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, chính sách thuế, các hoạt động quản lý hành chính, giá cả dịch vụ hỗ trợ kèm theo tốt sẽ tác động rất lớn đến doanh nghiệp du lịch. Cơ chế chính sách tốt, có lợi cho doanh nghiệp sẽ khuyến khích doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì thế, tôi đồng tình với các yếu tố trong nhóm này. Bên cạnh đó, yếu tố thương hiệu tôi đề nghị tác giả nên bổ sung thêm thương hiệu uy tín, yếu tố nhân sự tác giả nên thêm yếu tố chiến lược sử dụng


và quản lý nhân viên.

- Phó giám đốc khu nghỉ dưỡng Mỹ An (Sở LĐ-TB-XH Bến Tre: Bến Tre rất thiếu về tài nguyên du lịch, chúng ta không thể so sánh với các địa phương khác như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết,…Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến NLCT của các doanh nghiệp trong tỉnh. Vì thế, để tạo ra NLCT cho doanh nghiệp, theo tôi trong yếu tố liên kết hoạt động các doanh nghiệp phải cần liên kết với những địa phương khác để chúng ta tổ chức thành một chuỗi các hoạt động từ du lịch sinh thái đến du lịch tài nguyên mới có thể thu hút được khách hàng đến với công ty chúng ta.

- Trưởng phòng nghiệp vụ du lịch – Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bến Tre, là người đại diện cho cơ quan quản lý du lịch của địa phương, theo tôi cơ chế chính sách tốt của địa phương về phương diện chiến lược, quy hoạch cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, bảo vệ môi trường, chính sách thuế, các hoạt động quản lý hành chính là rất quan trọng đối với doanh nghiệp du lịch. Theo tôi tác giả nên quan tâm yếu tố vị trí địa lý của điểm du lịch có thuận lợi không?, có gần trung tâm? có các dịch vụ hỗ trợ không?… ảnh hưởng rất lớn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó yếu tố thương hiệu cũng rất quan trọng, tác giả cần làm rõ thương hiệu mạnh, thương hiệu uy tín nhiều người biết đến hay không, các doanh nghiệp có quan tâm đầu tư cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu hay không? Ngoài ra theo anh Triết, người làm việc khoảng 20 năm trong ngành du lịch cũng cho rằng, nguồn nhân lực là yếu tố cốt lỗi tạo nên chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong du lịch ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Anh cho rằng nguồn nhân lực chia làm 2 loại là nhà quản lý và nhân viên trực tiếp. Nhà quản lý phải có những chiến lược chính sách phù hợp, còn nhân viên phải có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện tốt các chính sách do nhà quản lý đề ra. Đặc biệt là nhân viên người trực tiếp phục vụ khách hàng phải tạo cho khách hàng cảm giác gần gũi, lưu luyến, luôn nhớ về mình bởi sự nhiệt tình và chu đáo.

- Giám đốc công ty TNHH Du lịch - Thương mại Nam Bộ cho rằng, giá cả không quan trọng bằng ấn tượng của khách hàng trong chuyến đi, yếu tố quan trọng góp phần tạo ra NLCT là chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, rất khó để đo lường yếu tố này vì nó phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng ở từng phân khúc khác nhau. Riêng trong lĩnh vực du lịch đồi hỏi sản phẩm, dịch vụ luôn đổi mới và khác biệt, bởi vì không ai bỏ tiền ra để đi lại một tour du lịch với những sản phẩm và dịch vụ mà họ đã trãi nghiệm trước đó, do đó tôi đề nghị tác giả bổ sung thêm các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp đảm bảo đặc


trưng riêng của du lịch sinh thái, truyền thống sông nước miệt vườn, làng quê của địa phương. Cũng theo, anh sản phẩm, dịch vụ trong du lịch không thể tách rời yếu tố con người (nhân viên phục vụ, hướng dẫn) và những dịch vụ hỗ trợ khác kèm theo như mua sắm, massage, bar,…. Vì thế, trong nhóm này nên bổ sung thêm yếu tố con người và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.

- Giám đốc Công ty TNHH TM-DV-DL An Nam: Bến Tre là cái nôi đa dạng di truyền giống dừa của Việt Nam với đầy đủ các bộ giống từ dừa xiêm xanh, xiêm lục, xiêm lửa, xiêm đỏ, xiêm núm, dừa dứa, ẻo xanh, ẻo nâu...nhiều giống dừa tồn tại với cá thể ít hầu như trên thế giới chỉ có ở Bến Tre, Việt Nam như dừa sọc (vỏ dừa có sọc), ẻo nâu với số lượng trái trên quày nhiều nhất và trái nhỏ phù hợp cho việc làm dừa kem - một trong những món ăn khoái khẩu của khách du lịch. Để phát huy giá trị của cây dừa, các doanh nghiệp nên đưa truyền thuyết vào trong hiện thực, khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa ẩm thực dừa và giá trị y học liên quan đến cây dừa để kết hợp thành đặc trưng của du lịch sinh thái dừa Bến Tre mà các tỉnh trồng dừa khác không có được. Bên cạnh môi trường tự nhiên đẹp, sạch bởi những hàng dừa xanh, Bến Tre còn có rất nhiều các di tích lịch sử, đền chùa là những điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách.

- Trưởng bộ môn Quản trị Tác nghiệp – khoa QTKD –Đại Học Công Nghiệp, TP. HCM. Du lịch Cồn Phụng với truyền thống Nhà Hàng - Khách Sạn; Khu vui chơi giải trí; Vườn thú hoang dã; Làng nghề truyền thống; Trùng tu quần thể kiến trúc Đạo Dừa,… đáp ứng nhu cầu trãi nghiệm, thưởng ngoạn và khám phá của du khách. Theo tôi, để du khách nhớ đến mình thì phải cạnh tranh với chất lượng dịch vụ theo đề nghị của họ. Có nghĩa là chúng ta phải quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và suy nghĩa của khách hàng. Vì thế, tôi rất đồng tình với nhóm yếu tố marketing, chúng ta phải có khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng tốt. Tuy nhiên, trong nhóm này chưa thấy tác giả đề cập đến yếu tố quảng cáo, khuyến mãi. Để tạo sự khác biệt trong du lịch sinh thái, du lịch trên sông, dã ngoại chúng ta cần tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng hoặc để khách hàng tự thiết kế theo ý tưởng của họ với giá cả bình thường thậm chí còn thấp hơn với những ý tưởng phong phú. Thông qua những ý tưởng này chúng ta có thể cập nhật thêm vào danh mục sản phẩm dịch vụ của mình. Nên theo tôi, tác giả cần có yếu tố này trong nhóm sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo sự khác biệt và nâng cao NLCT. Bên cạnh các sản phẩm du lịch trải nghiệm thì hệ thống khách sạn để nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày vui chơi là hết sức quan

Xem tất cả 308 trang.

Ngày đăng: 26/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí