đơn thuần của giao nhận vận chuyển mà còn đảm nhận nhiều công việc khác nữa theo yêu cầu của khách hàng đồng thời kết hợp các công việc liên quan tạo thành chuỗi dịch vụ cung cấp và trở thành người cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider) vì thế cho nên trên thực tế hiện nay nhiều công ty vận tải và giao nhận đã đổi tên thành công ty kinh doanh logistics. Ví dụ Hiệp hội giao nhận Singapore từ năm 2000 đã đổi thành Singapore Logistics Association.
Tóm lại, dịch vụ logistics bao gồm mọi dịch vụ kinh doanh liên quan tới vận tải giao nhận (đường biển, đường hàng không, đường bộ, nội thuỷ), lưu kho lưu bãi. sắp xếp hàng hoá sẵn sàng cho việc vận chuyển đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, thương hiệu và phân phối đi các nơi theo yêu cầu của khách hàng.
III. Tổng quan về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba - 3PL
1. Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và mang tên dịch vụ logistics nhưng doanh nghiệp thực sự kinh doanh dịch vụ logistics thì không nhiều. Nói một cách đơn giản thì nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói door-to-door cho hàng hóa xuất nhập khẩu là những người tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải giao nhận, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu,... thành một chuỗi liên tục để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển door-to-door. Để có thể thực hiện những nghĩa vụ như vậy, trước hết họ phải là nhà kinh doanh vận tải đa phương thức. Trong quá trình phát triển, với việc đảm nhận thêm một số hoạt động khác như lắp ráp, bảo quản, phân phối họ sẽ dần chuyển hóa thành nhà cung cấp dịch vụ logistics thực sự.
Xét trên khía cạnh văn bản pháp luật, theo Điều 234 - Luật Thương mại Việt Nam 2005 có nêu “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương nhân và kinh
doanh có điều kiện. Xét trên phạm vi nước Việt Nam, có thể coi đây là một chuẩn mực để xem xét thế nào là một nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trong văn bản nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết luật Thương mại Việt Nam 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Người kinh doanh dịch vụ logistics được chia thành hai nhóm: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nói chung và thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics. Cụ thể: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó” và “Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ logistics”.
Nhà cung cấp dịch vụ logistics ra đời nhằm mục đích giảm xuống thấp nhất chi phí logistics (transport cost, data processing cost...) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng.
Người cung cấp dịch vụ logistics phải giải quyết các vấn đề trong việc quản lý công tác dịch vụ khách hàng, quản lý việc cung ứng nguyên vật liệu, quản lý việc dự trữ hàng tồn kho, quản lý thông tin truyền dữ liệu, quản lý vận tải và phân phối hàng, quản lý kho bãi bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thì nhà cung cấp dịch vụ logistics cần phải sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:
Chi phí vận tải.
Có thể bạn quan tâm!
- Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 1
- Chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải và thuê tàu Vietfracht trong quá trình hội nhập - 2
- Dịch Vụ Logistics Là Sự Phát Triển Tất Yếu Của Dịch Vụ Vận Tải Giao Nhận
- Tổng Quan Về Thị Trường Dịch Vụ Logistics Việt Nam
- Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Vietfracht
- Tình Hình Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Của Vietfracht Trong Thời Gian Qua
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tốc độ vận chuyển.
Tính linh hoạt.
Khối lượng/trọng lượng giới hạn.
Khả năng tiếp cận.
Tính linh hoạt.
2. Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL
2.1. Khái niệm về nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL
Để hiểu được thế nào là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba, trước hết ta cần phải biết thế nào là dịch vụ logistics bên thứ ba.
Theo dự án Protrans, EU định nghĩa thì “Dịch vụ logistics bên thứ ba là những hoạt động được thực hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động logistics. Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứ không phải là một loại riêng rẽ. Sự hợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định”.
Như vậy, có thể hiểu “Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba - 3PL là người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng (one stop shop logistics service)”.
Còn theo như website Supply Chain Vision, “nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) là một công ty cung cấp các dịch vụ logistics mang tính chiến thuật đa chiều cho khách hàng”. Những công ty này sẽ hỗ trợ thúc đẩy dòng chảy thiết bị, thông tin, và nguyên liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất và sản phẩm cuối cùng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ. Các dịch vụ mang tính chiến thuật này thường được cơ bản bao gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh, quản lý tồn kho, đóng gói hay giao nhận vận tải.
Nhà sản xuất
Người tiêu dùng
Sơ đồ 1.1: Vai trò trung gian của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba
Dòng thông tin Dòng tài chính
Nguyên vật liệu Dòng thông tin Dòng tài chính
Nguyên vật liệu Dòng thông tin Dòng tài chính
3PL
Nguồn: Supply Chain Logistics Management, 2002.
Dựa vào sơ đồ trên, ta có thể hiểu nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL hoạt động theo hình thức trung gian trong chuỗi cung ứng, chịu trách nhiệm tổ chức vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu cho đến điểm cuối. Hay nói cách khác, họ là nhà cung cấp bên ngoài, thực hiện tất cả hoặc chỉ một phần chức năng logistics cho một công ty khách hàng. Thay vì phải tập trung vào các hoạt động vận tải, các nhà cung cấp dịch vụ logistics 3PL cung cấp thêm các hoạt động logistics tích hợp, hỗ trợ hoạt động trong và ngoài doanh nghiệp. Các nhà cung cấp dịch vụ 3PL không sở hữu hàng hóa, mà chỉ giữ hàng hóa để tiến hành theo hợp đồng.
Các nhà kinh doanh dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL xuất hiện là một quá trình tiến hóa từ các hãng tham gia hoạt động vận tải (Freight Carriers), các công ty vận tải biển, các hãng hàng không, các công ty vận tải đường bộ, các công ty vận tải đường sắt, các chủ kho bãi (Warehouse Firms), người giao nhận (Freight Forwader), đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệ nữa.
2.2. Phân loại các nhà 3PL
Mặc dù hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ 3PL hiện nay đều đang phát triển trở thành một nhà cung cấp toàn diện dịch vụ logistics nhưng chúng ta vẫn có thể phân loại những nhà cung cấp dịch vụ này theo cách sau: bao gồm công ty 3PL hoạt động chính về vận tải, về kho vận và phân phối, về giao nhận, về quản lý và vận chuyển, về tài chính, và về thông tin.
Các công ty 3PL hoạt động chính về kho vận - phân phối
Trước đây các nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên về hoạt động kho vận - phân phối đều là những người kinh doanh hợp đồng kho bãi hoặc kho vận nói chung. Bên cạnh đó họ cũng mở rộng thêm những dịch vụ logistics khác. Ví dụ DSC Logistics, USCO và Exel. Dựa trên hoạt động truyền thống của mình, các công ty này có những hoạt động logistics liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, kho vận, phân phối… Nếu so với nhà cung cấp vận tải thì việc chuyển đổi từ một người làm kho vận sang dịch vụ logistics tích hợp (intergrated logistics) ít phức tạp hơn. Bên cạnh đó cũng có một số công ty 3PL hình thành từ sát nhập của những tổ chức logistics lớn hơn.
Các công ty 3PL hoạt động chính về vận tải
Các công ty này phần lớn là chi nhánh hoặc bộ phận của các công ty vận tải lớn. Một số dịch vụ do công ty cung cấp trên cơ sở sử dụng tài sản của công ty ngoài và một số dịch vụ thì sử dụng cơ sở vận tải của công ty mẹ. Các công ty này ngoài hoạt động vận tải còn mở rộng cung cấp thêm những dịch
vụ logistics khác toàn diện hơn. Một số công ty thuộc loại hình này như Ryder, Menlo Logistics, FedEx Logistics, UPS Logistics,...
Các công ty 3PL hoạt động chính về giao nhận
Nhóm này bao gồm những công ty như Kuehne&Nagel, Fritz, C.H Robinson và Hub Group, mở rộng vai trò trung gian là người giao nhận sang lĩnh vực rộng hơn là nhà cung cấp dịch vụ 3PL. Những công ty này hoạt động độc lập, không có tài sản và thường liên kết với một loạt các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác. Họ có đủ khả năng để gộp những gói dịch vụ logistics lại, đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Các công ty 3PL hoạt động chính về tài chính
Những công ty này cung cấp các dịch vụ như kiểm toán và thanh toán cước, kiểm sát và hạch toán chi phí, và những công cụ quản lý logistics để giám sát, kiểm tra, theo dõi, nhận đặt và quản lý hàng tồn kho.
Các công ty 3PL hoạt động chính về thông tin
Hiện nay sự phát triển của thương mại điện tử, B2B, Internet đã tác động rất lớn đến ngành dịch vụ logistics và vận tải. Bởi vì những nguồn lực này đã thể hiện rõ là một sự thay đổi đầy hiệu quả cho những nguồn lực đang sử dụng mua bán dịch vụ logistics và vận tải nên chúng được coi là một loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL mới và tiên tiến.
Với cách phân loại như trên có thể thấy nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba là một bộ phận hoạt động không tách rời, nằm trong công ty, phụ thuộc về mặt tài sản, cung cấp các dịch vụ vận tải kho vận, giao nhận, công nghệ thông tin hoặc những dịch vụ liên quan đến việc quản lý chuỗi cung ứng và dịch vụ logistics khác. Các 3PL có thể được coi là một hình thức phát triển kinh doanh của công ty mẹ. Các hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ 3PL thường đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với việc kinh doanh truyền thống dịch vụ-hàng hoá bởi trong lĩnh vực dịch vụ-hàng hoá, giá cả thường là
yếu tố tạo sự khác biệt chính so với các nhà cạnh tranh khác. Có thể nói loại hình nhà cung cấp dịch vụ 3PL ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu tăng lợi nhuân kinh doanh và tất cả những hoạt động của 3PL đều phải sử dụng những dịch vụ của công ty mẹ. Điều này đặt ra yêu cầu phải phát triển đa dạng hoá dịch vụ logistics sao cho thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng bởi lẽ không phải tất cả khách hàng đều cần đến chương trình logistics gắn với những dịch vụ mà công ty mẹ cung cấp cho toàn bộ hoặc một phần hoạt động của khách hàng đó. Điều này hoàn toàn khác với nhà cung cấp dịch vụ logistics nói chung. Những công ty cung cấp dịch vụ logistics nói chung thường là một thực thể riêng biệt, hoạt động độc lập, được thành lập như là một liên doanh hay trên cơ sở những hợp đồng dài hạn giữa khách hàng chính và một hoặc một số đối tác chính.
3. Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL
Trước hết, nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL giúp cho khách hàng giảm chi phí trực tiếp thông qua việc định giá ưu đãi nhất cho khách hàng cùng với việc giảm chi phí gián tiếp thông qua việc tăng cường các dịch vụ giá trị gia tăng và thông qua việc sử dụng dịch vụ của bên thứ ba trong một loạt các công việc văn phòng và quá trình tiến hành thực hiện việc mua bán. Thông qua chuỗi hoạt động do nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 cung cấp, thời gian và số lần quá cảnh của hàng hoá giảm đi và dễ dự đoán hơn, đồng thời, thời gian quay vòng cũng được giảm xuống.
Bên cạnh đó, các công ty 3PL còn có vai trò trong việc quản lý những hoạt động logistics như kho vận, vận tải và phân phối, quản lý tồn kho, quá trình đặt hàng (order processing), và các dịch vụ gia tăng như đóng gói, dán nhãn, lập hóa đơn, dịch vụ tài chính và logistics ngược (reverse logistics), để cho các hoạt động này diễn ra một cách trơn tru.
Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 - 3PL có khả năng phản ứng nhanh, linh động và sáng tạo trong tất cả những nhu cầu về logistics. Điều này
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các doanh nghiệp, cung cấp kiến thức chi tiết về những thị trường logistics phong phú trong đó bao gồm cả thông tin về vận tải, logistics và các thông tin khác có liên quan. Họ có thể tư vấn những vấn đề mang tính chiến lược cho việc quản lý chuỗi cung ứng, liên quan đến những quyết định về địa điểm (lựa chọn vị trí cho cở sở sản xuất, kho hàng và nguồn nguyên liệu), về sản phẩm (cách thức phân phối nguyên vật liệu của nhà cung cấp tới nhà máy, từ nhà máy phân phối thành phẩm tới trung tâm và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng), về hàng hóa tồn kho (cách thức quản lý hàng tồn kho), và về vận tải (lựa chọn loại hình vận tải nào: hàng không, đường biển hay đường sắt). Những thông tin then chốt liên quan đến lưu kho hàng và phân phối, các chứng từ hải quan quốc tế, mức phí giao nhận đa phương thức và các điều khoản thương mại quốc tế khác có liên quan đều được người cung cấp 3PL thu thập và xử lý.
Bên cạnh việc cung cấp các thông tin chuyên môn có giá trị, chìa khoá để các tổ chức 3PL có thể quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp với những quy tắc và nhiều vấn đề khác chính là nhờ vào hệ thống cơ sở hạ tầng ưu thế và việc đàm phán cước phí dựa trên phạm vi cơ sở khá rộng, tạo nên ưu thế về chi phí. Thêm vào đó, đối với các công ty có nhu cầu về sản phẩm mang tính thời vụ thì việc sử dụng các dịch vụ logistics của 3PL có thể chuyển từ chi phí cố định sang chi phí biến đổi. Về mấu chốt, điều này có thể mang lại lợi nhuận đáng kể. Theo nghiên cứu của Ernst & Young và trường đại học của Tennessee, những tổ chức sử dụng dịch vụ logistics của các công ty 3PL đã giảm được chi phí trung bình khoảng 7.8%, giảm tài sản đầu tư vào cơ sở vật chất 21% và giảm chu trình thời gian đặt hàng từ 6.3 xuống 3.5 ngày.
Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, người cung cấp 3PL đã tối ưu hoá được hệ thống lưu kho hàng hoá, phân phối và vận tải, vận chuyển hàng hoá bằng nhiều phương thức vận tải và thực hiện các vụ giao dịch thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - Electronic Data Interchange (EDI). Việc trao