Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 2

Walle – Nhà xuất bản văn hóa thông tin 2008. Dưới góc nhìn của những nhà nghiên cứu nước ngoài, chủ trương DĐĐT được xem như một giải pháp hữu hiệu cho quá trình giảm thiểu manh mún, tập trung diện tích đất nông nghiệp lớn, khắc phục đói nghèo và kích thích nông nghiệp Việt Nam phát triển. Các tác giả này đã có những đánh giá khá thuyết phục về tác động của chính sách DĐĐT đến tập quán sản xuất của người nông dân Việt Nam và những biến đổi trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Hiện vẫn chưa có một công trình riêng nào tập hợp, nghiên cứu, đánh giá về quá trình DĐĐT, cũng như tác động của nó đến nền nông nghiệp và đời sống kinh tế xã hội Việt Nam kể từ khi nó được triển khai tới nay.

Nhiều nhất vẫn là các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành của ngành nông nghiệp, kinh tế về kết quả DĐĐT ở một số địa phương và những thay đổi của nông thôn ở các cùng miền sau DĐĐT. Đáng chú ý có bài viết “Quan hệ họ hàng với việc DĐĐT và sử dụng ruộng đất với góc nhìn vốn xã hội ở một làng Bắc Trung Bộ” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh và Thomése Fluer trên Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, số 4/2007. Bài viết nghiên cứu về quan hệ họ hàng dưới góc nhìn dòng họ và góc nhìn mạng lưới họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm trong việc DĐĐT và sử dụng ruộng đất. Với cách tiếp cận xã hội học, hai tác giả đã chỉ ra rằng người nông dân đã khai thác hiệu quả nguồn vốn xã hội - với biểu hiện cụ thể là tinh thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng, để nhận chung ruộng cùng nhau khi DĐĐT ở làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Tác giả Mai Thị Thanh Xuân trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 297 (2/2003) có bài viết: “Chuyển đổi ruộng đất ở 3 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh” đã tổng kết quá trình DĐĐT và chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp của 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, qua đó phân tích những hiệu quả của

chủ trương này và những hạn chế cần được xem xét, những kinh nghiệm rút ra cho công tác chuyển đổi ruộng đất.

Gần đây có khoá luận “Quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT ở tỉnh Thái Bình” của sinh viên Phạm Thị Thuý, khoa Lịch sử, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoá luận đã tìm hiểu tương đối chi tiết quá trình thực hiện chủ trương DĐĐT trên địa bàn tỉnh Thái Bình, kết quả đạt được và sơ lược về những tác động của nó đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

Riêng về quá trình DĐĐT ở Hưng Yên và ở huyện Văn Giang, tác động của chủ trương này đến kinh tế xã hội của huyện sau khoảng 10 năm thực hiện thì chưa có một nghiên cứu, tổng kết đánh giá nào cụ thể. Kết quả của quá trình DĐĐT mới chỉ được tổng kết trong các báo cáo của UBND huyện, phòng Nông nghiệp và phòng Tài nguyên môi trường, những thay đổi về kinh tế xã hội cũng được tổng kết sơ lược trong báo cáo phát triển kinh tế xã hội của huyện, tỉnh hàng năm.

Sau những tổng kết, báo cáo về kết quả công tác DĐĐT của các địa phương trong cả nước, của tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang, đã cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn và kịp thời không chỉ đối với ngành nông nghiệp. Việc đi sâu, tìm hiểu, đánh giá những thay đổi trong hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương từ một chính sách đất đai là một việc làm cần thiết. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn vấn đề này để nghiên cứu trong luận văn của mình.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ


Mục đích nghiên cứu của đề tài “Biến đổi kinh tế - xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT 1999 – 2008” tìm hiểu những tác động của chủ trương DĐĐT đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội trong phạm vi của một huyện thuộc vùng ĐBSH - huyện Văn Giang,

tỉnh Hưng Yên. Từ đó thấy được những thay đổi cơ bản của kinh tế - xã hội của địa phương này sau khoảng 10 năm từ một chủ trương về đất nông nghiệp; đồng thời đánh giá sự phù hợp của chủ trương này đối với điều kiện và thực trạng nền nông nghiệp của huyện và tỉnh, chỉ ra những hạn chế và đề xuất một số kiến nghị cho công tác DĐĐT và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương trong thời gian tới.

Với một huyện thuộc ĐBSH như Văn Giang, một chủ trương về đất đai có thể tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân. Vì thế, nhiệm vụ của Luận văn là: trên cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện chủ trương DĐĐT, đặc biệt là việc thực hiện DĐĐT của Văn Giang, từ đó tìm ra những tác động của chủ trương này tới kinh tế, xã hội của huyện. Đó là những thay đổi về kinh tế, về quản lí, sử dụng đất đai, cơ cấu lao động, chất lượng cuộc sống của nhân dân trong đó tập trung vào những biến đổi trong sử dụng đất nông nghiệp, tổ chức sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội của người dân.

4. Phạm vi nghiên cứu

Những thay đổi về kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn trong cả nước sau quá trình thực hiện DĐĐT đã được phản ánh nhiều trên các tạp chí chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào về những biến đổi kinh tế - xã hội cụ thể ở những địa phương trong cả nước trong và sau quá trình DĐĐT. Vì thế, trong Luận văn của mình tôi tập trung tìm hiểu những thay đổi về kinh tế - xã hội của một huyện ở ĐBSH là huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên, từ đó đánh giá bước đầu về những hiệu quả của chủ trương này đối với đời sống kinh tế - xã hội của nông dân và nông thôn một cách sâu sắc hơn và tìm ra những bước đi thích hợp cho thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp được sử dụng mang tính xuyên suốt là phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp thống kê, so sánh, giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ biện chứng, trong trạng thái vận động, phát triển.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các biện pháp thu thập thông tin, số liệu, điền dã, từ đó phân tích, đánh giá, so sánh để đưa ra những kết luận chính xác, mang tính khách quan nhất. Đặc biệt trong nghiên cứu về biến đổi kinh tế - xã hội liên quan tới rất nhiều bảng biểu và số liệu nên phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu luôn là phương pháp được ưu tiên.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Quá trình thực hiện dồn điền đổi thửa ở huyện Văn Giang (Hưng Yên)

1.1. Một số vấn đề về chủ trương DĐĐT

1.2. Quá trình DĐĐT ở Văn Giang - Hưng Yên.

Chương 2: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình DĐĐT 1999-2008

2.1 Chuyển biến trong quy hoạch, sử dụng đất

2.2 Những biến đổi về kinh tế

2.3 Những biến đổi về xã hội

Chương 3: Những vấn đề cần nhìn lại và một số hướng đi cho thời gian tới

3.1. Những hạn chế trong công tác DĐĐT ở Văn Giang

3.2. Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình DĐĐT ở Văn Giang

3.3. Một số kiến nghị

CHƯƠNG 1‌‌‌

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỒN ĐIỀN ĐỔI THỬA Ở HUYỆN VĂN GIANG (HƯNG YÊN) 1999 – 2008.

1.1 Một số vấn đề về chủ trương dồn điền đổi thửa

1.1.1 Quan hệ sở hữu, sử dụng đất đai ở Việt Nam trước khi có chủ trương DĐĐT

Lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc và lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các vấn đề về sử dụng đất đai. Trước năm 1945, đất nông nghiệp Việt Nam được chia làm hai loại chính: đất sở hữu cộng đồng và đất tư hữu. Sau năm 1945, Chính phủ đã thực hiện phân chia lại ruộng đất bằng một loạt những chính sách của chính quyền mới. Trải qua các giai đoạn của hai cuộc kháng chiến ở cả hai miền Nam, Bắc, hình thức sở hữu, sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Sau năm 1975, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nông nghiệp nói riêng phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh để lại và những hậu quả từ những chính sách trong thời kì kế hoạch hoá tập trung và thời kì kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Cùng thời điểm này dân số lại tăng rất nhanh, điều đó dẫn đến một bộ phận lớn dân số sống trong tình trạng nghèo và đói. Nền kinh tế Việt Nam tụt hậu nhanh chóng và đứng trước nguy cơ sụp đổ.

Cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam bắt đầu từ Chỉ thị 100CT của Ban Bí thư TƯ Đảng (ngày 13/1/1981) - Khoán 100, với nội dung chính là các HTX giao đất nông nghiệp đến nhóm và người lao động. Mặc dù còn có giới hạn, nhưng Khoán 100 đã là bước đột phá trong quá trình chuyển đổi từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sự ra đời của Khoán 100 đã có những ảnh hưởng đáng kể, tích cực đến sản xuất nông

nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên sau một thời gian, nông dân vẫn tiếp tục thiếu đói. Ở Miền Nam, các mâu thuẫn vẫn tiếp tục gia tăng ở khu vực nông thôn, đặc biệt trong mối quan hệ đất đai bởi sự cào bằng và phân chia đất. Khoán 100 từng được coi là cứu cánh cho hộ nông dân, thì nay trở thành một gánh nặng. Một số hộ trả lại bớt ruộng cho HTX để tập trung thâm canh, hy vọng đạt năng suất cao hơn để thu nhập vượt khoán. Động lực sản xuất nhờ vượt khoán mất tác dụng.

Để giải quyết các vấn đề trên, chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (4- 1988) – Khoán 10 về “Đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp”. Với sự ra đời của Nghị quyết 10, người nông dân được giao đất nông nghiệp sử dụng từ 10 đến 15 năm, và lần đầu tiên hộ nông dân được thừa nhận như một đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp. Từ nay hộ trở thành chủ thể độc lập, được hưởng quyền quản lí và sử dụng đất đai và tư liệu sản xuất chính, được phân phối sản phẩm trực tiếp từ kết quả sản xuất, tự quyết định về sản xuất.

Từ khi thực hiện Nghị quyết 10, tỉ lệ sản phẩm làm ra mà nông dân được hưởng đã tăng từ 10 đến 20% năm 1987 lên hơn 40 đến 50% trong những năm 90 của thế kỷ XX [31, tr 53]. Đây là động lực để nông dân đầu tư tiền của, sức lao động nhiều hơn vào đồng ruộng.

Trong suốt thời kì đổi mới, một loạt các chính sách, văn bản luật trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng và sở hữu đất đai đã ra đời. Sau Nghị quyết 10, Luật đất đai năm 1993 đã giao đất cho hộ nông dân với 5 quyền cơ bản: chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng đất, và thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất trong thời hạn nhất định. Sau đó là Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2001, Luật đất đai mới năm 2003; Nghị định 64/CP năm 1993 và Nghị định 02/CP năm 1994 về quy định trong

phân bổ đất rừng và đất nông nghiệp. Những thay đổi trong chính sách đất đai của Việt Nam từ năm 1981 đến nay đã góp phần đáng kể trong việc tăng nhanh sản lượng nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn. Tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,7% năm (1994-1999) và khoảng 4,6% năm (2000-2003) [31, tr 72]. An toàn lương thực quốc gia không còn là vấn đề nghiêm trọng, nghèo đói đang từng bước được đẩy lùi. Tuy nhiên, rất nhiều thách thức mới cũng được đặt ra đối với nông nghiệp Việt Nam. Một trong những thách thức lớn là tình trạng manh mún và quy mô nhỏ lẻ về ruộng đất.

1.1.2. Tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam: nguyên nhân, thực trạng và hệ quả.

Manh mún đất đai nghĩa là một hộ nông dân canh tác từ 2 thửa ruộng riêng lẻ trở lên [22, Tr 69]. Đây là một trong những vấn đề của nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ở Miền Bắc. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên & Môi trường, đến năm 2000, cả nước có khoảng 75 triệu thửa đất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có 6 đến 7 thửa ruộng, hộ ít nhất 3 thửa, hộ nhiều từ 10 đến 20 thửa, cá biệt có hộ 30 đến 50 thửa [37, Tr 216].

Bảng 1.1: Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh thuộc ĐBSH



Tỉnh

Tổng số thửa/hộ

Diện tích bình quân/ thửa (m2)

Ít nhất

Nhiều nhất

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Trung bình

Hà Tây



9.5

20

700

216.8

Hải Phòng

5

18

6

20



Hải Dương

9

17

11

10



Vĩnh Phúc

7

47

9

10

5868

228

Nam Định

3.1

19

5.7

10

1000

288

Hà Nam

7

37

8.2

14

1265


Ninh Bình

3.3

24

8

5

4224


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Biến đổi kinh tế - Xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 - 2

[Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, năm 2002]

Quy mô diện tích đất sản xuất của các nông hộ sau khi được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất nhỏ, nhất là đối với các

tỉnh Miền Bắc. Bình quân 1 hộ là 5747m2, đối với ĐBSH chỉ có 1993m2/hộ[37, Tr 217].

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạnh manh mún đất đai trong nông nghiệp là:

Khi chia đất theo Nghị định số 64/CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ đã thực hiện với phương châm chủ yếu dựa vào hiện trạng đất nông nghiệp mà các hộ gia đình và cá nhân đang sử dụng khi thực hiện Chỉ thị 100/CT- TƯ theo nguyên tắc cơ bản là: mỗi hộ được nhận ruộng có tốt, có xấu, có gần, có xa. Nói cách khác, nguyên tắc quan trọng nhất trong việc giao đất là duy trì sự công bằng, thông thường là chia bình quân theo định xuất. Để duy trì sự công bằng, mỗi hộ thường được giao nhiều mảnh ruộng với nhiều hạng đất khác nhau, ở nhiều cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Ngoài ra có thể từ những nguyên nhân khác như:

Công cụ lao động của người nông dân còn thủ công, sản xuất dựa vào sức kéo trâu bò, quy mô hộ nhỏ và sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu, không cho phép thực hiện mùa vụ đồng thời trên một diện tích lớn, tập trung.

Do đặc điểm điều kiện địa hình, đặc biệt là những nơi có nhiều đồi núi hoặc ruộng bậc thang. Sự chênh lệch về độ cao buộc người nông dân phải đắp bờ để giữ nước, mà diện tích tạo nên sự chênh lệch lại quá nhỏ. Các nguyên nhân về lịch sử và địa hình rất khó giải quyết và đòi hỏi nhiều thời gian mới tập trung được loại đất này.

Manh mún cũng có thể được giải thích từ áp lực bởi tăng trưởng dân số, từ sự thừa kế đất đai, khi các gia đình nông dân cần phải phân chia ruộng đất một cách công bằng cho các thế hệ sau. Kết quả là, từ những mảnh ruộng to lại trở thành những mảnh nhỏ thuộc sở hữu của nhiều hộ gia đình cá thể. Nhất là đối với những vùng nông dân không có việc làm phi nông nghiệp.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022