Tiêu Chí Định Lượng Đánh Giá Hiệu Quả Quản Lý Thị Trường Vốn


đầu tư dựa theo khả năng tự nghiên cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến giá cổ phiếu trong giai đoạn trước đó hoặc dựa vào phân tích các số liệu khác. Trên lý thuyết, thì các nhà đầu tư giỏi trong việc tìm hiểu, nghiên cứu đều có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đọc các thông tin liên quan đến báo cáo tài chính, hay bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, đối với thị trường hiệu quả dạng trung bình tức là giá của cổ phiếu được điều chỉnh liên tục, trong một thời gian ngắn và mang tính công bằng, tương thích đối với những thông tin đã được công bố ra công chúng. Đối với thị trường hiệu quả dạng mạnh thì giá cổ phiếu chính là tấm gương phản chiếu ngay lập tức đối với các thông tin có mặt trên thị trường kể từ lúc xuất hiện và gần như không ai có thểm kiếm lợi nhuận thặng dư trong thời gian dài được.

Qua đó, tiêu chí hiệu quả thị trường vốn là một trong những tiêu chí trọng yếu trong việc quản lý mang tính chất cần duy trì, là nhân tố quan trọng, không thể bỏ qua, đó là tâm lý của các nhà đầu tư. Do đối với thị trường hiệu quả sẽ đòi hỏi mọi nhà đầu tư phải luôn có kỳ vọng, dự đoán hợp lý; điều đó có nghĩa là cho dù các nhà đầu tư không thể sinh lời lâu dài từ việc thực hiện các giao dịch mua, bán cổ phiếu đơn thuần thì tính bình quân thì thị trường vẫn luôn đúng và khi bất kỳ thông tin nào xuất hiện, các nhà đầu tư phải chủ động cập nhập kèm với dự đoán hợp lý. Tất cả những gì mà thị trường hiệu quả đòi hỏi chính là phản ứng ngẫu nhiên của các nhà đầu tư đối với các thông tin xuất hiện trên thị trường; từ đó thị trường sẽ diễn ra các phản ứng, các giao dịch khác nhau hoàn toàn không thể dự đoán được và khi giá của cổ phiếu thay đổi không bị các nhà đầu tư khai thác, kiếm lợi nhuận cao một cách bất thường.

- Đảm bảo tính công bằng


Để xây dựng thị trường vốn thống nhất, chuyên nghiệp, phát triển vững mạnh thì tiêu chí công bằng chính là cán cân giữa lợi nhuận của các nhà đầu tư với tính hiệu quả của thị trường. Công bằng ở đây được hiểu chính là nghĩa vụ của các doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin rộng rãi cho các nhà đầu tư. Đối với các nhà đầu tư - dù là cá nhân hay tổ chức thì việc tiếp cận các thông tin đều phải là như nhau, không có sự thiên vị với các thông tin sẽ cung cấp hoặc xuất hiện trên thị trường.


Để có thể thực hiện tiêu chí này thì các doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố thông tin bằng các phương tiện khác nhau, chẳng hạn theo quy định pháp luật, hay thông qua các kênh truyền thông, báo chí, nhằm giúp người sử dụng thông tin có thể tiếp cận nhanh chóng, khả năng khai thác dễ dàng và tổng hợp thông tin cần thiết được thuận lợi.

Qua đó, nếu tiêu chí công bằng là một trong những tiêu chí quản lý cần duy trì liên tục và có hệ thống thì việc phân luồng các loại thông tin được công bố ra công chúng là điều hết sức cần thiết. Do các nhà đầu tư gần như chủ yếu dựa vào phần lớn các thông tin được công bố trên thị trường để đưa ra quyết định có hoặc không đầu tư, nên việc xây dựng, thiết kế hệ thống thông tin trên thị trường sẽ giúp người sử dụng thông tin một cách dễ dàng, linh hoạt, không bị gián đoạn do việc tiếp cận thông tin bị bất hợp pháp và không công bằng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

- Đảm bảo quản lý phù hợp đối với các tổ chức chứng khoán


Quản lý phù hợp được hiểu ở đây là việc thực hiện quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các tổ chức chứng khoán (tùy theo chính sách của mỗi quốc gia, có thể là Sở, Ủy ban, các công ty chứng khoán). Phù hợp trong quản lý không chỉ được hiểu đơn giản là việc tương thích, phối hợp giữa các bên với nhau, mà đòi hỏi cao hơn chính là khả năng có thể hệ thống hóa công tác quản lý đối với các hoạt động của thị trường vốn.

Cụ thể hơn chính là khả năng cải cách hệ thống chính sách quản lý, tạo điều kiện phát triển cho các tổ chức chứng khoán và đổi mới sáng tạo khung quản lý. Các biện pháp cụ thể hơn bao gồm việc nghiên cứu hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý; hỗ trợ cải cách chính sách và tiêu chuẩn hóa, phát triển môi trường thuận lợi cho các tổ chức chứng khoán có thể tự do hoạt động trong khuôn khổ cho phép.

Việc quản lý phù hợp đối với các tổ chức chứng khoán sẽ giúp quy trình vận hành, cơ cấu, tổ chức được nhanh gọn mà vẫn phát triển được nguồn nhân lực cốt lõi được trang bị những kiến thức chuyên môn phục vụ cho hoạt động thị trường vốn. Từ đó, giúp cho cơ quan quản lý có thể tự động hóa quy định hoạt động, số hóa dữ liệu,


tạo điều kiện chuyển đổi, gắn kết trong nội bộ với nhau và với các cơ quan phối hợp quan lý khác.

- Đảm bảo quản lý cơ sở hạ tầng thị trường vốn


Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng chứng khoán không phải là cuộc chạy đua công nghệ của các quốc gia với nhau, mà ở đây là từ việc phát triển cơ sở hạ tầng có đóng góp như thế nào cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước. Hay nói cách khác, tác động chiều ngược lại của việc phát triển cơ sở hạ tầng chứng khoán chính là góp phần quản lý thị trường được hệ thống hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường vốn cũng chính là thước đo của tiêu chí hiệu quả trong hoạt động quản lý thị trường vốn. Cụ thể ở đây chính là khả năng khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào thị trường vốn. Nếu quy trình giám sát, quản lý thị trường vốn của cơ quan có thẩm quyền được tự động hóa cũng như được đơn giản hóa nhờ việc áp dụng các phần mềm thông minh sẽ góp phần giúp thị trường tài chính bắt nhịp và tăng tính tương thích với những thay đổi diễn ra liên tục trên thế giới. Xét về dài hạn thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thị trường vốn sẽ giúp tiết kiệm được thời gian bằng cách rút ngắn các công đoạn trong khâu quản lý nói chung và giảm thiểu các thủ tục hành chính công nói riêng.

Đồng thời, việc cái tiến hay phát triển công nghệ thông tin theo định hướng hệ thống, nhưng cũng phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng phần mềm; để góp phần tạo ra cơ chế phối hợp, hài hòa, linh hoạt trong công tác quản lý thị trường vốn. Từ đó hướng đến một trong những mục tiêu của hiệu quả quản lý thị trường vốn là khả năng cân đối giữa hiệu quả và chi phí bỏ ra; giúp các cơ quan, tổ chức quản lý tiết kiệm được chi phí do không phải thông qua các bên trung gian, đồng thời giúp kiểm soát tốt và dự báo được rủi ro mang tính kịp thời của các hoạt động thị trường vốn trong tương lai.

- Đảm bảo phù hợp giữa hiệu quả và chi phí

Một thị trường vốn mà hệ thống quản lý được coi là hiệu quả khi và chỉ khi đặt vào cán cân giữa chi phí và lợi ích thu lại mới thấy rõ được. Điều này đồng nghĩa với việc tính hiệu quả trong quản lý sẽ tỷ lệ thuận với lợi ích thu lại được và tỷ lệ nghịch


với các chi phí phải bỏ ra để có được kết quả đó. Thước đo đối với kết quả đạt được từ việc thực hiện quản lý chính là khả năng huy động vốn và phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế. Chẳng hạn như, từ việc đưa ra chính sách, quyết định quản lý chính xác, kịp thời sẽ giúp thị trường huy động được vốn dễ dàng, chi phí ít và dễ dàng trong việc phân bổ, luân chuyển nguồn vốn trong việc sử dụng.

Còn đối với chi phí ở đây được kề cập đến chính là chi phí cho việc điều hành, quản lý bộ máy, hệ thống thị trường vốn. Nếu khả năng quản lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm sẽ khiến cho tổng chi phí phải bỏ ra cao hơn làm thất thoát, mất mát. Ngoài ra, việc quản lý mang tính kiểm soát quá chặt chẽ một cách thái quá hoặc quản lý chỉ mang tính định hướng mà không đưa ra cách thức, phương thức thực hiện cũng có thể dẫn đến làm tăng chi phí và đồng nghĩa với việc là giảm đi tính hiệu quả của thị trường.

1.2.2.3. Tiêu chí định lượng đánh giá hiệu quả quản lý thị trường vốn

Không chỉ riêng ở Việt Nam, việc đảm bảo tính minh bạch thông tin trên thị trường vốn luôn là vấn đề hàng đầu của các quốc gia trên giới. Trong đó, thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong quá trình đầu tư và huy động vốn được diễn ra nhịp nhàng từ các nhà đầu tư từ cá nhân cho đến tổ chức. Thêm vào đó, việc công bố thông tin mang tính minh bạch sẽ là chìa khóa đảm bảo tính công bằng giữa các nhà đầu tư, bao gồm cả các đầu tư nhỏ lẻ cho đến các nhà đầu tư có quy mô tổ chức lớn, từ đó giúp họ đưa ra quyết định chính xác. Việc minh bạch thông tin chính là giúp các nhà đầu tư đặt niềm tin làm nềm móng đầu tiên vào thị trường vốn, góp phần thu hút ngày càng nhiều chủ thể tham gia giao dịch vào thị trường, từ đó các doanh nghiệp huy động được nhiều nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tác động trực tiếp vào phát triển kinh tế.

Để đo lường mức độ minh bạch và công bố thông tin của các công ty, một vài chỉ số đã được đề xuất và sử dụng ở một số quốc gia, chẳng hạn như chỉ số minh bạch và công bố thông tin được xây dựng bởi tổ chức Standard and Poor’s và được sử dụng tại Singapore. Đây là bộ tiêu chí đo lường chỉ số minh bạch và công bố thông tin (Transparency and Disclosure index – T&D Index) của Standard and Poor’s (S&P) cho các công ty niêm yết trên thị trường vốn. Năm 2001, tổ chức xếp hạng tín nhiệm


hàng đầu thế giới S&P lần đầu tiên đưa ra một cách thức xếp hạng tính minh bạch và công bố thông tin cho hơn 300 công ty lớn ở các thị trường đang phát triển. S&P đánh giá tính minh bạch của công ty dựa trên các báo cáo tài chính thường niên bằng 98 câu hỏi được chia thành 3 nhóm, gồm: (Nhóm 1) Minh bạch và công bố thông tin liên quan đến cấu trúc sở hữu và quyền của nhà đầu tư (28 câu); (Nhóm 2) Minh bạch và công bố thông tin liên quan đến tình hình tài chính và kinh doanh (35 câu); (Nhóm 3) Minh bạch và công bố thông tin liên quan đến cơ cấu và hoạt động của hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Các công ty được khảo sát sẽ trả lời các câu hỏi dưới dạng “có/không” và tính điểm theo thang điểm 100. Cụ thể, là ở mỗi nhóm sẽ có mức điểm đạt chuẩn và tương ứng với đó sẽ được chia nhỏ điểm tối đa của từng câu hỏi. Chẳng hạn như ở nhóm 1 sẽ có điểm đạt chuẩn là từ 25, nhưng đến nhóm 2 tổng điểm có thể lên đến 38 do điểm số của từng câu hỏi có thể dao động từ 1 cho đến 4. Như vậy, với bộ tiêu chí đánh giá của S&P có thể hiểu là tổng điểm số càng cao thì sẽ thể hiện tính minh bạch thông tin của công ty đó trên thị trường vốn càng uy tín và ngược lại.

Ngoài ra, để tính chỉ số minh bạch và công bố thông tin cho các công ty niêm yết trên HOSE trên cơ sở bộ tiêu chí được đề xuất ở trên, nghiên cứu đã được Phó giáo sư Trương Đông Lộc và Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Anh (nhóm tác giả) sử dụng số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và các thông tin khác có liên quan của các công ty niêm yết trên HOSE trong năm 2014. Tổng số công ty niêm yết trên HOSE tại thời điểm ngày 31/12/2014 là 298. Do không thu thập được số liệu đầy đủ của 19 công ty nên số công ty được chọn để nghiên cứu là 278. Trên cơ sở số liệu và thông tin thu thập được, chỉ số minh bạch và công bố thông tin của 278 công ty đã được tính toán và trình bày tóm tắt như sau:


Bảng 1: Chỉ số minh bạch và công bố thông tin của các công ty niêm yết trên HOSE


Nguồn Tạp chí Ngân hàng tại địa chỉ tapchinganhang gov vn Kết quả phân tích 1


Nguồn: Tạp chí Ngân hàng, tại địa chỉ: tapchinganhang.gov.vn.


Kết quả phân tích thống kê được trình bày ở Bảng 1 cho thấy chỉ số minh bạch và công bố thông tin trung bình của các công ty niêm yết trên HOSE là 78,6 điểm (điểm tối đa theo bộ tiêu chí mà nhóm tác giả đề xuất là 100). Nhìn chung, chỉ số minh bạch và công bố thông tin của công ty không có sự khác biệt lớn giữa các ngành. Chỉ số minh bạch và công bố thông tin cao nhất thuộc về ngành thông tin và truyền thông là 82,0 điểm, trong khi đó hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ lại có chỉ số minh bạch và công bố thông tin thấp nhất là 77,0 điểm.

Qua đó, minh bạch thông tin là một trong những tiêu chí cơ bản đánh giá hoạt động quản lý thị trường vốn. Tiêu chí minh bạch thông tin được hiểu là các định chế, các tổ chức khi tham gia vào thị trường vốn phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáng tin cậy các thông tin liên quan đến tình trạng hoạt động của mình hoặc của thị trường cho các nhà đầu tư. Việc minh bạch thông tin sẽ giúp người sử dụng thông tin dễ dàng tiếp cận, có thể đánh giá toàn diện, chính xác về các tín hiệu liên quan đến hiệu quả hoạt động và những rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó đưa ra quyết định đầu tư được tối ưu nhất.

1.2.3. Tác động cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác quản lý thị trường vốn

1.2.3.1. Thay đổi phương thức cung ứng dịch vụ hành chính công

Xét từ góc độ quản lý Nhà nước và trách nhiệm đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể tham gian trong thị trường vốn thì dịch vụ hành chính công được hình thành theo nhu cầu. Tương ứng với mỗi dịch vụ hành chính công là một thủ tục hành chính đi kèm, do vậy, việc cung ứng dịch vụ hành chính thường kéo theo trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, các hồ sơ liên quan và các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Với các công nghệ tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như: mạng internet phổ rộng và có khả năng kết nối cao, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán biên, điện toán đám mây… sẽ giúp cho quy trình cung cấp dịch vụ hành chính công được số hóa hoàn toàn, việc xử lý hoàn toàn trực tuyến sẽ mang lại kết quả chính xác nhất với tốc độ nhanh nhất có thể, từ đó làm thay đổi phương thức cung ứng thủ công.


Ví dụ của việc áp dụng công nghiệp cách mạng 4.0 trong công tác cung cấp dịch vụ hành chính công như ở khâu tiếp nhận hồ sơ, thay vì phải nhận trực tiếp hoặc phải gửi bản cứng qua bưu điện thì các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vốn có thể khai báo trực tuyến, mọi lúc, mọi nơi và giảm thiếu các khâu trung gian thủ công trước kia. Bên cạnh đó, kéo theo phương thức xử lý hồ sơ được rút ngắn thời gian và được tự động hoàn toàn hoặc tự động một phần do đã xác định danh tính, đối chiếu hồ sơ gốc, đối chiếu các tiêu chuẩn, điều kiện…. Từ đó, giảm thiểu được các bước vận hành như trước kia phải gửi xin ý kiến tới các đơn vị, cá nhân liên quan thông qua hình thức trực tiếp.

Đồng thời, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác cung cấp dịch vụ hành chính công góp phần giúp cho bước nộp lệ phí sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua cổng thanh toán dịch vụ công hoặc các nền tảng thanh toán số, thay cho việc phải nộp trực tiếp tại các cơ quan cung ứng dịch vụ. Kéo theo đó, kết quả sẽ được trả theo phương thức trực tuyến, giúp cho chủ thể tiếp nhận thông tin được nhanh chóng mà không phải thông qua bộ phận một cửa như trước kia.

1.2.3.2. Thay đổi phương tiện, cơ sở vật chất để cung ứng dịch vụ hành chính công

Cách mạng công nghiệp 4.0 thực chất là xu hướng số hóa các phương thức trong vận hành, quản lý thay cho công tác truyền thống trước kia. Theo đó, các công nghệ của cuộc cách mạng này sẽ trở thành nền tảng và tạo tiền đề phát triển mới của thị trường vốn, đặc biệt là tạo ra nền tảng tự động hóa và trao đổi dữ liệu. Theo chiều hướng phát triển thì công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ trở thành “tư liệu lao động” quan trọng, làm thay đổi công cụ, phương tiện, cơ sở vật chất hiện có bằng nền tảng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật phù hợp, để giúp việc cung ứng dịch vụ của cơ quan Nhà nước theo phương thức trực tuyến.

Thay đổi thứ nhất, phải kể đến chính là trang thiết bị phục vụ người dùng, thay vì phải chuẩn bị chi tiết cơ sở vật chất hạ tầng liên quan và các biển báo, tài liệu là bản cứng hướng dẫn người dùng cách sử dụng dịch vụ thì sẽ được thay thế bằng các tư liệu, thông tin trên môi trường mạng, đảm bảo hữu dụng, tin cậy; giao diện trên các cổng giao tiếp đảm bảo hấp dẫn, dễ sử dụng. Bên cạnh đó, trang thiết

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023