Tác Động Đến Chủ Thể Quản Lý Thị Trường Vốn


bị cho cán bộ chuyên trách trong công tác quản lý thị trường vốn được cải tiến bằng môi trường làm việc kỹ thuật số, kèm với đó là các mẫu biểu cũng được hệ thống và dễ dàng điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế quốc gia.

Thay đổi thứ hai, phương tiện để gửi, nhận hồ sơ sẽ được thông qua hạ tầng kết nối với môi trường công nghệ cao và được hệ thống hóa cơ sở dữ liệu thay cho việc lưu trữ trực tiếp trước kia. Kèm với đó, phần mềm quản lý hồ sơ, văn bản; chữ ký số của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền được thể hiện dưới dạng số hóa và lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây. Với sự thay đổi này, sẽ gần như thay thế hoàn toàn công tác lưu trữ, bảo quản sổ sách, hồ sơ, con dấu thông qua các kho; góp phần giảm chi phí cơ sở vật chất. Ngoài ra, đối với những hồ sơ cần phải giải quyết thủ tục hành chính thì với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn và được chia sẻ đến các đơn vị, cơ quan liên quan sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong công tác tìm kiếm, vận chuyển.

1.2.3.3. Tác động đến chủ thể quản lý thị trường vốn

Cơ quan Nhà nước với tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm cung ứng dịch vụ hành chính, từ đó sẽ hình thành bộ máy và nhân sự là cán bộ, công chức tham gia cung ứng dịch vụ. Việc thu gọn bộ máy, giảm bớt số lượng cán bộ, công chức tham gia cung ứng dịch vụ sẽ mang lại hiệu quả cao và nhiều giá trị kinh tế. Bởi lẽ vậy là do các phần mềm công nghệ cao của cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi phương thức cung ứng và tiết giảm tối đa các thủ tục hồ sơ, minh chứng và việc xử lý tự động sẽ tác động đến chủ thể cung ứng dịch vụ ở một số điểm sau:

Thứ nhất, do được xử lý tập trung trên nền tảng điện toán đám mây, liên kết dữ liệu lớn, kết nối vạn vật, xác thực thông qua định danh điện tử, xác thực thông qua các hình ảnh, video clip được gửi qua mạng nên rất nhiều dịch vụ hành chính công sẽ được trực tiếp xử lý và cung cấp trên môi trường mạng. Vì vậy, các bộ phận một cửa, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ giảm đi nhiều, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước sẽ không phải tốn nhiều thời gian để trực tiếp xử lý hoặc phối hợp xử lý các dịch vụ hành chính.


Thứ hai, nhờ công nghệ, hầu hết các dịch vụ hành chính sẽ được số hóa, khi đó cán bộ, công chức sẽ được “giải phóng” khỏi nhiều quy trình công việc mà chỉ cần tập trung vào một số khâu trọng yếu hoặc chưa thể số hóa được. Vì vậy, Nhà nước sẽ tiết giảm được đáng kể số lượng cán bộ, công chức có nhiệm vụ cung ứng dịch vụ hành chính công. Cùng với đó sẽ chống lại được sự lạm quyền hoặc nhũng nhiễu của cán bộ, công chức trong việc giải quyết tình trạng thông tin, dữ liệu.

Thứ ba, các phần mềm công nghệ cao làm cho việc số hóa dịch vụ hành chính công được triệt để hơn, việc liên thông và kết nối dữ liệu giữa các cơ quan Nhà nước và cả khu vực ngoài Nhà nước như các doanh nghiệp, tổ chức sẽ được gắn kết. Vì thế không những giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính mà còn giúp loại bỏ đi nhiều thủ tục không cần thiết nhưng vẫn đáp ứng tốt hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường vốn.

Thứ tư, việc quản lý Nhà nước sẽ không cần tập trung ở đầu vào thông quan hồ sơ minh chứng và quá trình cung ứng mà chỉ cần tập trung vào kết quả hoặc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, bởi nếu phần lớn các dịch vụ hành chính công đều được số hóa thì việc xử lý trên môi trường mạng sẽ được tự động lưu toàn bộ quá trình. Trường hợp các cơ quan Nhà nước cần phải kiểm tra, đối chiếu lại thì đây là cơ sở và đủ căn cứ để xác định việc cung ứng dịch vụ hành chính công đó có bảo đảm đúng quy định pháp luật hay không.

Thứ năm, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ chuyển mạnh từ vị thế Nhà nước chỉ tập trung vào quản lý, điều hành sang một Nhà nước phục vụ, kiến tạo phát triển và làm nổi bật vị trí của người dân là trung tâm của quá trình phục vụ.

Qua đó, bằng sự tiến bộ của các công nghệ tiêu biểu trong cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ góp phần làm hiệu quả quản lý Nhà nước đối với thị trường vốn được tăng lên, linh hoạt và chặt chẽ hơn, nhưng không cần phát sinh hay duy trì nhiền một lúc các thủ tục hành chính, tức có nghĩa là nếu nhiều thủ túc hành chính bị cắt giảm nhưng hiệu quả quản lý Nhà nước vẫn được tăng lên đáng kể.


1.3 Kinh nghiệm quản lý thị trường vốn tại một số nước trên thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0

1.3.1. Thực trạng quản lý thị trường vốn tại Singapore trong bối cảnh CMCN 4.0


1.3.1.1. Thực trạng cơ cấu, tổ chức thị trường vốn tại Singapore

Với mục tiêu là cơ sở hạ tầng đáng tin cậy hàng đầu Châu Á, Sở Giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi vốn và tạo ra giá trị cho người dân, SGX đã nêu cao giá trị cốt lõi là đồng hành, tôn trọng, chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng thị trường công bằng, trật tự, minh bạch, an toàn, hiệu quả và lắng nghe các bên. Từ mục tiêu đó, Sở Giao dịch chứng khoán quốc gia Singapore (sgx.com/first ) cơ cấu, tổ chức thị trường vốn theo mô hình công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Mỗi một công ty con hay công ty liên kết đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.

Chẳng hạn như Sàn giao dịch Baltic, bản chất là công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Đây là nơi cung cấp nguồn thông tin thị trường hàng hải độc lập, duy nhất trên thế giới để giao dịch và giải quyết các hợp đồng hàng hóa và phái sinh. Đây là công ty chứa số lượng cộng đồng quốc tế đông đảo với 650 thành viên trên thế giới. Bên cạnh đó Công ty thị trường năng lượng (Energy Market Company-EMC) là công ty con cũng thuộc sở hữu hoàn toàn của Sở Giao dịch chứng khoán Singapore. Đây là công ty chuyên cung cấp hệ thống công nghệ thông tin, tạo môi trường giao dịch và trị thị trường. Công ty này tham gia vào ba mảng là quy trình quản trị - xây dựng quy tắc, tuân thủ và giải quyết tranh chấp. Tiếp đến là đơn vị chuyên cung cấp chỉ số độc lập đối với chiến lược, tập trung cung cấp giải pháp dựa trên các yếu tố quản trị rủi ro (Scientific Beta). Bản chất được thành lập và cũng là chi nhánh của trường học kinh tế EDHEC, có trụ sở tại Singapore. Tuy nhiên, Sở Giao dịch chứng khoán Singapore lại sở hữu 93% cổ phần, trong khi 7% còn lại do quỹ tài trợ của trường kinh tế EDHEC nắm giữ.

Mỗi một công ty con của Sở Giao dịch chứng khoán Singapore sẽ đóng góp vào cơ cấu tổ chức thị trường vốn với các góc độ khác nhau. Không thể không kể đến đóng góp công ty con chuyên cung cấp giải pháp cho các giao dịch ngoại hối điện tử dựa


theo “đám mây” hàng đầu của thị trường tài chính toàn cầu (BidFX). Khách hàng của BidFX có quyền truy cập vào các dịch vụ quản lý liên quan đến khớp lệnh và lệnh trung lập với các nhà môi giới, qua đó, giúp khách hàng có khả năng thanh toán tùy chỉnh trong tất cả sản phẩm ngoại hối từ các ngân hàng và các nhà cung cấp khác. BidFX đã cung cấp giải pháp quy trình làm việc tiên tiến, đảm bảo thực thi tốt nhất và kèm với đó là bộ công cụ và giao thương hoàn chỉnh.

Sở Giao dịch chứng khoán Singapore

(Singapore Exchange- SGX)

Các ty con và công ty liên kết với SGX

Đơn vị cung cấp chỉ số độc lập (Scientific Beta)

Sàn giao dịch chứng khoán Baltic (Baltic Exchange)

Công ty thị trường năng lượng (Energy Market

Sơ đồ 2: Cơ cấu, tổ chức thị trường vốn Singapore



Công ty cơ sở hạ tầng tài sản kỹ thuật số liên doanh giữa SGX và

Temasek

Công ty con cung cấp giao dịch ngoại hối (BidFx)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 7


Một công ty liên kết đối với Sở Giao dịch chứng khoán Singapore chính là công ty chuyên cung cấp cơ sở hạ tầng tài sản kỹ thuật số (Marketnode). Đây là công ty liên doanh giữa SGX và tổ chức chuyên sử dụng các hợp đồng thông minh, sổ cái và công nghệ mã hóa cho các sản phẩm thị trường vốn truyền thông (Temasek). Liên kết với Marketnode nhằm mục đích hỗ trợ thị trường kỹ thuật số và hệ sinh thái trong tương lai áp dụng đối với nhiều loại tài sản. Thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ đáng tin cậy trên toàn thị trường, cho phép tăng khả năng tương tác, trao đổi, hoạt động giữa các bên và thúc đẩy kỹ thuật số hóa trên thị trường vốn. Chẳng hạn như, xây dựng hệ


thống nền tảng công nghệ thông tin tối ưu với khả năng thu nhập cố định, là nơi sẽ hợp tác với các nền tảng phát hành trái phiếu “thượng nguồn”, để từ đó tạo ra nền tảng đầu tiên phát hành, thanh toán, cung cấp dịch vụ tài sản cho trái phiếu Châu Á.

Thông qua cơ cấu, tổ chức của thị trường vốn tại Singapore có thể thấy rõ khả năng phân loại và chuyên biệt hóa từng chức năng, nhiệm vụ của từng công ty con, công ty liên kết với Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Từ đó, Sở giao dịch chứng khoán Singapore tổ chức dưới hình thức này sẽ được hoạt động theo luật công ty cổ phần và phải nộp thuế cho cơ quan Nhà nước và chỉ chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn do Chính Phủ lập ra. Đồng thời, góp phần giảm gánh nặng lên công ty mẹ (SGX), mà vẫn đóng góp lớn vào nền kinh tế thị trường vốn.

1.3.1.2. Thực trạng cách thức giám sát và mô hình quản lý thị trường vốn tại Singapore

Cách thức giám sát

Khác với các quốc gia trên thế giới khi thực hiện cách thức giám sát thị trường vốn đều thuộc về Bộ chuyên ngành, như Bộ Tài chính thì tại quốc gia Singapore thực hiện cách thức giám sát khác hoàn toàn. Cơ quan thực hiện chức năng này chủ yếu ở đây là Ngân hàng Trung ương Singapore (Monetary Authority of Singapore – MSA) và cũng là cơ quan quản lý duy nhất tại Singapore có trách nhiệm thực hiện giám sát các quy định đối với ngành dịch vụ tài chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả chứng khoán. Thông qua đó, Ngân hàng Trung ương sẽ có năm cách thức thực hiện giám sát thị trường vốn riêng biệt, để từ đó đạt được các mục tiêu của mình, điều này đồng nghĩa với việc mỗi một mục tiêu chính là một cách thức giám sát. Cách thức đầu tiên để thực hiện giám sát thị trường đó là đưa ra các quy định liên quan đến vốn và kèm với các chính sách hạn chế rủi ro. Tiếp đến là thực hiện giám sát theo cơ chế bảo vệ, theo dõi cho các tổ chức hoạt động trong thị trường vốn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương còn thực hiện cách thức giám sát hoạt động kinh doanh của các tổ chức chứng khoán, bao gồm: đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn, chống rửa tiền, trích lập quỹ cho việc khủng bố. Đồng thời, để hỗ trợ cách thức giám sát thị trường vốn, Ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện xây dựng quy tắc ứng xử, đảm bảo các bên tham gia


giao dịch được công bằng, minh bạch. Ngoài ra, để giảm thiếu gánh nặng trong việc giám sát, Ngân hàng Trung ương còn thực hiện phân quyền đối với các tổ chức chứng khoán khác.

Bên cạnh đó Ngân hàng Trung ương còn thực hiện cách thức giám sát thông qua sử dụng khung đánh giá rủi ro (Comprehensive Risk Assessment Framework and Techniques - CRAFT), để đánh giá rủi ro của bất kỳ tổ chức chứng khoán nào đang hoạt động. Nhằm giải quyết các rủi ro đang và sẽ hiện hữu, Ngân hàng Trung ương từ việc sử dụng hoạt động kinh doanh của chính tổ chức đó để làm cơ sở đánh giá và xây dựng kế hoạch giám sát. Từ đó, điều này giúp Ngân hàng Trung ương hiểu sâu hơn các yếu tố tác động bên ngoài, bên trong của tổ chức chứng khoán và cũng sẽ tác động ngược lại vào việc tập trung sâu trong phân tích rủi ro, các mối quan hệ mang tính đe dọa đến các hoạt động của thị trường.

Qua đó, tương ứng với năm cách thức giám sát thị trường vốn nêu trên là năm cơ quan được Ngân hàng Trung ương thiết lập thể trực tiếp thực hiện, gồm: Bộ phận giám sát chứng khoán; Bộ phận giám sát các tổ chức phức hợp; Bộ phận giám sát bảo hiểm; Bộ phận chính sách đảm bảo an toàn; Bộ phận chuyên gia giám sát rủi ro. Trong đó, riêng hai bộ phận là chính sách đảm bảo an toàn và chuyên giám sát rủi ro có chức năng giám sát các hoạt động của ba cơ quan còn lại. Từ đó, nghiên cứu, đề xuất các khuôn khổ pháp chính sách pháp lý và đánh giá rủi ro áp dụng cho tất cả các tổ chức chứng khoán.

Mô hình quản lý

Tuy rằng Sở giao dịch chứng khoán Singapore có quyền chủ động quản lý theo phương thức tự quản nhưng vẫn có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ quan duy nhất trực tiếp thực hiện điều hành Sở giao dịch chứng khoán Singapore là Ngân hàng Trung ương (MAS), đây cũng là hình thức quản lý phổ biến ở hầu hết các quốc gia Châu Á.

Có thể nói Sở Giao dịch chứng khoán Singapore là một công ty cổ phần đầu tư đặt tại Singapore và cung cấp các dịch vụ khác nhau liên quan đến chứng khoán, giao


dịch phái sinh và các dịch vụ khác. Đồng thời Sở Giao dịch chứng khoán Singapore là thành viên của Liên đoàn Sở giao dịch thế giới và Liên đoàn Sở giao dịch chứng khoán Châu Á, Châu Đại Dương. Nhìn chung mô hình quản lý của thị trường vốn Singapore sẽ là công ty mẹ giao cho các công ty con, công ty liên kết tự thực hiện việc điều hành các bộ phận khác nhau, nhưng mỗi bộ phận trong đó đều phải có trách nhiệm quản lý, giải quyết các công việc và có các nhiệm vụ khác nhau.

Sơ đồ 3: Mô hình quản lý thị trường vốn tại Singapore


Ngân hàng Trung ương (Monetary Authority of Singapore – MSA)


Công ty mẹ

(Sở giao dịch chứng khoán Singapore)


Các công ty con


Các bộ phận, đơn vị thực hiện các công việc khác nhau


Qua đó, có thể thấy rõ mô hình quản lý thị trường vốn tại quốc gia Singapore là mô hình tự quản. Được thể hiện rõ từ việc Sở giao dịch chứng khoán Singapore đã được cổ phần hóa cho đến hình thành các công ty con trực thuộc Sở và hình thành các bộ phận, đơn vị chuyên trách từ đầu mục công việc. Thông qua mô hình tự quản đồng nghĩa với việc tự thu chi và chịu trách nhiệm trước Chính phủ đối với những biến cố xảy ra, góp phần khiến Sở giao dịch chứng khoán Singapore (công ty mẹ) luôn luôn trong tinh thần học hỏi, cải tiến, trao dồi kiến thức, mở rộng các lĩnh vực hoạt động trên thị trường vốn và đây chính là bước nhảy vọt “kỷ lục” của quốc gia Singapore trong việc thực hiện quản lý.

1.3.1.3. Thực trạng hiệu quả của quản lý thị trường vốn tại Singapore trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0


Singapore đã quyết tâm tập trung phát triển công nghệ theo hướng có quy mô, tổ chức và hệ thống bằng việc dựa trên nền tảng công nghiệp 4.0, gồm sự kết hợp giữa công nghệ kinh doanh với công nghệ thông tin. Gắn vào thị trường vốn có thể thấy hiệu quả của hoạt động quản lý gắn với cách mạng công nghiệp 4.0.

Thông qua chính sách công nghiệp Singapore và sự can thiệp sâu của cơ quan Nhà nước trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa đã giúp tăng cường việc tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng. Từ đó, có thể thấy rõ hiệu quả quản lý của hoạt động điều phối, phối hợp thực hiện giữa các bên liên quan đối với thị trường vốn trong việc thu hút được nguồn lực tự do thương mại và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài mà Chính Phủ Singapore không phải “mất sức” trong việc kêu gọi vốn từ bên ngoài.

Bên cạnh đó, nhờ việc thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cụ thể ở đây là ứng dụng phần mềm thông minh đối với thị trường vốn, đã giúp các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý thị trường được giảm gánh nặng mà vẫn giữ được tính ổn định môi trường kinh doanh. Đồng nghĩa với việc các cơ quan quản lý không phải “gồng mình” trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ giám sát đối với thị trường vốn. Với chiến lược tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã giúp các cơ quan quản lý trong việc vận hành, cơ cấu, tổ chức thị trường vốn không tốn kém chi phí và nguồn nhân lực. Từ đó, tác động ngược lại lên thị trường vốn và trở thành công cụ kích thích tài khóa để giảm gánh nặng chi phí do các doanh nghiệp muốn đầu tư và thị trường Singapore.

Thành tựu tiếp theo mà Singapore đã đạt được từ việc thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0 sớm đối với thị trường vốn chính là khả năng hoàn thiện hệ thống pháp lý, bên cạnh mục đích khai thác những lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư còn đảm bảo sự ứng phó với những mặt trái do cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại. Từ đó đưa ra các chính sách mang sự dự tính, lường trước những biến cố, vấn đề có thể xảy ra với thị trường vốn.

Đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 đã giúp thị trường vốn Singapore gần như đứng vững trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới. Cụ thể, là khi thực hiện các chỉ thị hoặc các đề nghị khuyến khích người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết, điều này đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế đặc biệt là khâu

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí