Cơ Sở Của Lý Luận Về Hiệu Quả Quản Lý Thị Trường Vốn


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN

1.1 Thị trường vốn

1.1.1 Khái niệm Thị trường vốn

Thị trường vốn là một trong hai bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và ngay từ thời điểm khi một vài quốc gia trên thế giới bắt đầu thay đổi suy nghĩ về quan điểm nguồn vốn trên thị trường kinh tế nói chung thì cũng là lúc đặt những hạt mầm đầu tiên cho thị trường vốn. Minh chứng rõ nhất là vào thế kỷ 12 tại Pháp, khi đất nước thay đổi và xuất hiện những người được gọi là “trao đổi tiền” là những người thay mặt ngân hàng thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều chỉnh các khoản nợ của cộng động nông nghiệp.

Từ việc trao đổi các khoản nợ với nhau, sau một thời gian hoạt động người dân coi họ là những nhà môi giới đầu tiên, đây chính là thời kỳ sơ khai của thị trường vốn lúc bấy giờ. Nhiều người cho rằng đến cuối thế kỷ 13 tại Bruges, các thương nhân mới bắt đầu tụ tập buôn bán, đàm phán với nhau tại tòa nhà của một người đàn ông có tên Van der Beurze.

Tòa nhà của gia đình Van der Beurze tại Antwerp là nơi diễn ra những buổi họp chợ của các thương nhân, tại thời điểm lúc bấy giờ nhà Van der Beurze cũng giống như hầu hết các thương gia khác và coi Antwerp là địa điểm chính để trao đổi hàng hóa. Ý tưởng này đã nhanh chóng được phát triển và lan rộng khắp Flanders sang cả những nước xung quanh và phong trào “Beurzen” sau đó đã xuất hiện tại Ghent và Rotterdam.

Vào giữa thế kỷ 13, các chủ ngân hàng người Venice đã bắt đầu giao dịch cổ phiếu chính phủ. Năm 1351, nhà nước Venice ban hành lệnh cấm lan truyền các tin đồn nhằm hạ giá quỹ chính phủ. Các chủ ngân hàng tại Pisa, Verona, Genoa và Florence cũng bắt đầu trao đổi cổ phiếu của chính phủ trong suốt thế kỷ 14. Điều này có thể thực hiện được vì đây là những thành phố độc lập, quyền cai trị không thuộc về các công tước mà thuộc về Hội đồng gồm những công dân có sức ảnh hưởng. Các công ty Ý cũng là những tổ chức ngoài nhà nước đầu tiên phát hành cổ


phiếu. Các công ty ở Anh và ở những quốc gia vùng trũng bắt đầu phát hành cổ phiếu vào thế kỷ 16.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Theo quan điểm thứ nhất nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường vốn là một nơi giao dịch các tài sản tài chính có kỳ hạn dài hoặc vô thời hạn (Phương Trương, 2015, Tổng quan thị trường vốn). Các công cụ của thị trường vốn đáo hạn trong khoảng thời gian trên một năm. Thị trường vốn là một sự sắp xếp theo thể chế đi vay và cho vay tiền trong một khoảng thời gian dài, bao gồm các tổ chức tài chính. Các tổ chức này đóng vai trò là bên cho vay còn các đơn vị, tổ chức, tập đoàn là các bên đi vay trên thị trường vốn.

Theo quan điểm thứ hai thì thị trường vốn là một thị trường tài chính, trong đó nợ dài hạn (nợ hơn một năm) hoặc chứng khoán hoàn vốn được mua bán trao đổi. Thị trường vốn chính là chuyển sự giàu có của những người có khoản tiết kiệm cho những người có nhu cầu sử dụng và đem lại hiệu quả lâu dài, chẳng hạn như các công ty, chính phủ thực hiện đầu tư dài hạn (Bách khoa toàn thư, Thị trường vốn).

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 3

Quan điểm thứ ba cho rằng thị trường vốn chính là thị trường chứng khoán, chỉ là cách diễn đạt tên gọi khác nhau. Xét về cách thức, nội dung thực hiện thì thị trường vốn chính là biểu hiện mối quan hệ tương quan bên trong của quá trình mua bán chứng khoán. Do đó, thị trường vốn và thị trường chứng khoán không thể phân biệt, tách rời nhau; thay vào đó là sự thống nhất và cùng phản ảnh trạng thái của nhiều góc cạnh của thị trường tài chính (PGS.TS Phạm Văn Hùng, Giáo trình thị trường vốn, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân xuất bản năm 2005).

Do vậy, theo các quan điểm được phân tích ở trên thì với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mở rộng sản kinh doanh thì trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này, thị trường vốn được hiểu chính là thị trường chứng khoán vì cùng chung đặc điểm đều là thị trường cung cấp vốn đầu tư trung, dài hạn cho các chủ thể trong nền kinh tế từ chính quyền trung ương, chính quyền địa phương cho đến các doanh nghiệp. Đồng thời, để thể hiện quan điểm cùng chung đặc điểm nhưng chỉ khác tên gọi thì tại thị trường vốn công cụ được sử dụng chủ yếu giống với thị vốn là: cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phái sinh.


1.1.2 Đặc điểm của thị trường vốn

1.1.2.1. Đối tượng hàng hóa của thị trường vốn

Trên cơ cấu của thị trường vốn, hàng hóa bao gồm nhiều loại, nhưng xét về yếu tố lịch sử và các công cụ có tần suất sử dụng nhiều thì có thể coi hàng hóa trong thị trường vốn bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh.

Cổ phiếu chính là là giấy chứng nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với số lượng cổ phần nhất định của công ty thông qua việc góp vốn. Hiểu theo chiều ngược lại thì cổ phiếu chính là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc nhiều cổ phần của chính công ty đó. Từ đó người nắm giữ cổ phiếu với số lượng nhất định sẽ trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu và có quyền biểu quyết đối với các chính sách, định hướng phát triển của chính công ty đã phát hành cổ phiếu đó.

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu với một khoản tiền cụ thể được xác định theo mệnh giá được in trên trái phiếu, trong một khoảng thời gian xác định kèm theo đó là khoản lợi tức đã được bên phát hành cam kết từ trước đó. Bên phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (trái phiếu doanh nghiệp), hoặc có thể là do tổ chức chính quyền như Kho bạc Nhà nước (trái phiếu kho bạc), hoặc do chính quyền là Chính phủ (gọi là công trái hoặc trái phiếu Chính phủ).

Theo Luật Chứng khoán năm 2019 thì chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.

Qua đó hàng hóa của thị trường vốn có những đặc điểm khác biệt so với các thị trường hàng hóa khác. Không giống với các loại hàng hóa khác trên thị trường, các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa trên thị trường vốn không phải quan tâm đến hình thức, mẫu mã bên ngoài sản phẩm. Thay vì điều đó, các nhà đầu tư cần tập trung tìm hiểu, quan tâm đến các thông tin xoay xung quanh, khả năng sinh lời và tiểm ẩn những rủi ro gì.


1.1.2.2. Thị trường vốn là thị trường hoạt động liên tục và với hình thức cung cấp tài chính trực tiếp cho các chủ thể có nhu cầu

Đặc tính hoạt động liên tục được thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động sau khi hàng hóa của thị trường vốn (bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh) được phát hành trên thị trường sơ cấp thì các nhà đầu tư có thể mua đi, bán lại liên tục các hàng hóa đó trên thị trường thứ cấp. Đồng thời, thị trường vốn đảm bảo cho những nhà đầu tư có thể bán các hàng hóa mà họ đang nắm giữ thành tiền mặt bất cứ lúc nào theo nhu cầu của họ.

Trên thị trường vốn, nguồn vốn có thể chuyển từ bên cung (chủ thể có nguồn tài chính dư thừa được tiết kiệm và không sử dụng đến) sang cho bên cầu (chủ thể có nhu cầu sử dụng nguồn vốn) bằng một trong hai hình thức là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Đối với hình thức tài chính gián tiếp, đúng với tên gọi, vốn được luân chuyển thông qua bên trung gian tài chính là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính…, từ đó vốn của bên cung mới đến bên cầu. Bên trung gian tài chính đóng vai trò là nơi tập trung nguồn vốn dư thừa từ những người cung và cam kết trả cho họ một lãi suất nhất định trong tương lai, sau đó sử dụng chính nguồn vốn đó cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu và thu từ bên cầu khoản tiền lãi cao hơn so với lãi suất mà bên trung gian phải chi trả cho bên cung. Bên trung gian tài chính sẽ được hưởng một khoản chênh lệnh giữa nguồn thu của bên cầu và chi trả cho bên cung, từ đó tạo ra nguồn lực tài chính mạnh cho thị trường vốn.


Sơ đồ 1: Quy trình gián tiếp, trực tiếp nguồn vốn qua thị trường tài chính


VỐN

VỐN

Vốn

Vốn

Vốn

Thị trường

vốn

TÀI CHÍNH GIÁN TIẾP

Bên trung gian:

1. Tổ chức tín dụng

2. Công ty, người môi giới chứng khoán

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài

Bên cung:

1. Hộ gia đình, cá nhân

2. Các tổ chức chính trị xã hội

3. Doanh nghiệp

4. Nhà nước

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài

Bên cầu:

1. Hộ gia đình, cá nhân

2. Các tổ chức chính trị xã hội

3. Doanh nghiệp

4. Nhà nước

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài

TÀI CHÍNH TRỰC TIẾP

Khác với hình thức gián tiếp, kênh cung cấp nguồn vốn trực tiếp sẽ thực hiện theo nguyên tắc chuyển trực tiếp số vốn của bên cung cho bên cầu. Xuyên suốt quá trình này, nguồn tài chính sẽ không dừng lại ở bất kỳ tổ chức hay bên trung gian nào. Thay vì đó, bên cầu sẽ phải trả trực tiếp chi phí sử dụng vốn cho bên cung, tuy nhiên, trong hình thức tài trợ trực tiếp này, nguốn vốn sẽ chuyển tới bên có nhu cầu theo hai cách thức là: tài trợ trực tiếp qua trung gian và tài trợ trực tiếp không qua trung gian.

Loại hình tài trợ trực tiếp qua trung gian là loại hình thực hiện luân chuyển tài chính được sử dụng khá phổ biến, rộng rãi trên thị trường. Với đặc tính là loại hình có bên trung gian đứng giữa nhưng chỉ thực hiện chức năng tổ chức, thu xếp và tiến hành


các giao dịch tài chính thay cho các bên. Do đó, nguồn vốn không hề bị đọng lại ở bên trung gian giống như loại hình gián tiếp, thay vì thế, tổ chức phát hành trái phiếu, cổ phiếu (bên cầu) sẽ trả chi phí hoa hồng, phí bảo lãnh phát hành chứng khoán cho bên trung gian và bên mua (bên cung) sẽ được nhận ngay cổ phiếu hoặc trái phiếu tùy theo nhu cầu đặt mua trước đó.

Tiếp đến là loại hình tài trợ trực tiếp không qua trung gian, đây là loại hình được sử dụng khi phát sinh trong trường hợp phát hành chứng khoán nội bộ, tức nhà đầu tư sẽ mua chứng khoán trực tiếp từ tổ chức phát hành. Mang đúng đặc tính “nội bộ”, loại hình này sẽ rút ngắn khoảng cách về thời gian giữa các bên và bên mua (bên cung) sẽ thực hiện mua trực tiếp trái phiếu hoặc cổ phiếu từ bên phát hành (bên cầu). Đối với hình thức này, để bên cầu có quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định thì bên cầu sẽ chỉ phải trả chi phí sử dụng vốn tức là trả lãi suất trên số tiền đi vay trực tiếp cho bên cung.

Qua đó, với đặc tính hoạt động liên tục kết hợp với sự đa dạng các loại hình tài chính đã giúp các nhà đầu tư và bên phát hành cổ phiếu, trái phiếu được thực hiện dễ dàng trên tinh thần “thuận mua vừa bán”. Từ đó, góp phần tạo ra tính năng động của thị trường vốn và trở thành nguồn tài chính đắc lực cho hệ thống kinh tế.

1.1.2.3. Gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Có thể coi giá là thước đo của cuộc chiến cạnh tranh lành mạnh, sở dĩ nói vậy là do các chủ thể khi tham gia vào thị trường vốn đều có quyền ngang nhau và không bị bất kỳ bên nào áp giá lên cổ phiếu, trái phiếu. Giá của cổ phiếu, trái phiếu được hình thành dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa bên cung và bên cầu; giữa người mua và người bán và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán. Tại thị trường vốn mọi người được tự do giao dịch mua, bán nhưng theo nguyên tắc hoạt động của thị trường.

Thị trường vốn chính là “cầu nối” đến với thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà hầu hết các nhà đầu tư đều mong muốn. Từ đó, tạo ra nguồn năng lượng thu hút dồi dào sự quan tâm của các nhà đầu tư nói riêng và nguồn thặng dư tài chính nói chung.


1.1.2.4. Tính minh bạch và công bố thông tin

Thị trường vốn là thị trường vô cùng nhạy cảm với thông tin nói chung và các thông tin được công bố rộng rãi trên báo chí nói riêng thì niềm tin chính là chìa khóa dẫn lối các nhà đầu tư có hoặc không thực hiện các giao dịch. Do đó, thông tin trên thị trường là quan trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển của thị trường vốn và chính sự minh bạch thông tin sẽ tác động trực tiếp đến diễn biến giao dịch, sự thất bại hoặc thành công của các nhà đầu tư. Đây chính là nền tảng duy trì và phát triển của cả hệ thống thị trường vốn nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trong giai đoạn hiện nay, tính minh bạch thông tin đang là mục tiêu hướng tới của Việt Nam, vậy câu hỏi đặt ra là: thế nào được gọi là minh bạch thông tin? Tùy thuộc vào ngữ cảnh thực tế, quan điểm và góc nhìn khác nhau, nên có rất nhiều quan điểm xoay xung quanh khái niệm cũng như cách hiểu về tính minh bạch thông tin.

Quan điểm thứ nhất, theo tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) cho rằng “minh bạch thông tin là việc những thông tin giao dịch bao gồm cả thông tin trước và sau giao dịch đều được công bố công khai”. Đây là cách hiểu khá đơn thuần và dễ hiểu, nhằm nhấn mạnh về việc các nhà đầu tư có thể tìm hiểu các thông tin đang diễn ra hay tra cứu các thông tin đã xảy ra trước đó của các công ty. Đồng thời, góp phần giúp nhà đầu tư có cái nhìn hệ thống trước khi tham gia vào giao dịch trên thị trường.

Quan điểm thứ hai, theo tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD, 2004) thuyết phục tính minh bạch thông tin thể hiện ở việc có hoặc không cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác theo các cách thức khác nhau mà mọi người có thể tiếp cận được. Theo quan điểm này, vấn đề muốn nhắm tới chính là tốc độ và chất lượng các thông được công bố ra công chúng, đòi hỏi nhanh và chính xác. Từ đó góp phần giúp các nhà đầu tư đưa ra nhận đính kịp thời, đúng đắn và cũng là cách tác động trực tiếp đến giá của cổ phiếu, giúp thị trường hoạt động với tính thanh khoản cao.

Quan điểm thứ ba, theo báo cáo năm 1999 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho rằng minh bạch thông tin chính là sự cung cấp đầy đủ, kịp thời và tin cậy trong việc công bố thông tin. Từ đó, công chúng có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và chính xác.


Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người nhầm lẫn giữa minh bạch thông tin và công bố thông tin. Theo đó, tại quy định của luật pháp, công bố thông tin là hành động bắt buộc các chủ thể phải thực hiện khi tham gia trên thị trường vốn. Khác với minh bạch thông tin, việc công bố tin đã được Luật chứng khoán quy định cụ thể cách thức thực hiện, thời gian công bố và chỉ rõ các nội dung bắt buộc phải công bố.

Xét thêm nhiều khía cạnh thì việc minh bạch thông tin phần lớn vẫn phụ thuộc vào tính chủ động, tự nguyện của chủ thể và chỉ trừ khi các thông tin bắt buộc phải minh bạch theo quy định của pháp luật thì họ mới thực hiện, điều này mang tính thụ động và dẫn đến tình trạng là: gần như các nhà đầu tư phải có “quan hệ thân thiết” với các công ty để nắm được các thông tin cần thiết hơn là đọc trên các trang mạng xã hội, hoặc các báo chí đã đưa tin nhưng muộn hơn so với thời điểm mà các sự kiện đã diễn ra.

Qua đó để duy trì được một thị trường hoạt động ổn định, trật tự, thông suốt, công khai và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư thì việc công khai, minh bạch thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cần tiến hành việc công khai, minh bạch thông tin thường xuyên, liên tục, định kỳ hoặc đột xuất thông qua các phương tiện truyền thông báo chí, các diễn đàn xã hội. Với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường vốn được tối đa hóa thì càng phải đẩy nhanh tốc độ công bố thông tin với tính năng minh bạch và chất lượng, từ đó có thể xây dựng các chuẩn mực hoạt động này với các tiêu chí cơ bản là tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư với nhau.

1.1.2.5. Rủi ro thị trường và khả năng sinh lời

Trước khi tham gia vào thị trường vốn, việc xảy ra các rủi ro là điều tất yếu, do vậy đây là điều mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần hiểu và nắm rõ các vấn đề có thể xảy ra khi đầu tư chứng khoán. Nhắc đến rủi ro thị trường chính là phải kể đến rủi ro hệ thống, điều mà các nhà đầu tư chỉ có thể phòng mà không thể tránh. Chẳng hạn như các sự kiện chính trị bất ngờ tác động trực tiếp đến nền kinh tế; dẫn đến biến động tỷ giá, lãi suất hoặc suy thoái kinh tế trên thế giới. Gần đây vào tháng 4/2018 thị trường vốn Việt Nam có sự điều chỉnh mạnh giảm 25%, sự sụt giảm này nguyên nhân là do bị tác động bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc lúc bấy giờ, kèm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023