Vai Trò, Chức Năng Nhiệm Vụ Của Các Tổ Chức, Cơ Quan Nhà Nước Có Thẩm Quyền Trong Công Tác Quản Lý


Bộ tài chính

Các Bộ, cơ quan ban ngành phối hợp

Bộ Tài chính

Sơ đồ 6: Mô hình tổ chức thị trường vốn Việt Nam


Chính phủ


Các cơ quan quản lý Nhà nước

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX)


Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 9

Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE)

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)

Tổ chức tự quản

Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán



Công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán


Tính đến nay tổ chức tự quản gồm có Sở giao dịch chứng khoán (HOSE, HNX và UPCOM) và Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Trong đó, mỗi Sở giao dịch chứng khoán sẽ bao gồm các thành viên là công ty chứng khoán sẽ trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động diễn ra tại Sở. Bên cạnh đó đúng như tên gọi của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, đây là tổ chức xã hội, đại diện cho lĩnh vực chứng khoán thực hiện việc dung hòa và đảm bảo lợi ích các thành viên trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo lợi ích chung của thị trường.

Thống kê đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam có hai Sở giao dịch chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hà Nội (HNX). Ngoài ra, tại HOSE có tổng 404 công ty niêm yết, còn tại HNX là 343 công ty niêm yết. Bên cạnh đó, Việt Nam có tổng cộng 89 công ty chứng khoán đang hoạt động trên thị trường và các công ty chứng khoán được xếp hạng theo vốn điều lệ từ quy mô lớn đến bé.

Bên cạnh đó, sàn Upcom được tổ chức tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và là nơi giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng, những công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn phát hành chứng khoán ra công chúng nhưng chưa được niêm yết. Đồng thời, UPCOM được xem là sàn giao dịch “trung chuyển”. Nghĩa là nó được thiết lập để khuyến khích các công ty chưa niêm yết tham gia vào thị trường chứng khoán. Khi cổ phiếu của công ty chưa đăng ký hoặc không đủ điều kiện niêm yết trên sàn HOSE cũng như sàn HNX, thì chúng sẽ được giao dịch trên sàn UPCOM. HNX đã ban hành Quy chế Tổ chức và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (Quy chế UPCOM) theo Quyết định số 634/QĐ-SGDHN ngày 24/9/2019 nhằm phù hợp với các quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, việc sửa đổi quy chế giao dịch UPCOM nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia thị trường thuận lợi và dễ dàng hơn, đặc biệt là gắn đấu giá cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước với đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UPCOM. Theo đó, Quy chế mới quy định rõ thị trường đăng ký giao dịch tại HNX là thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết và doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Đồng thời, cũng xác định rõ “doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định pháp luật về cổ phần hóa” thay vì “doanh nghiệp cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng” như trước đây.


Qua đó, đến thời điểm hiện tại thị trường vốn Việt Nam có tổng cộng ba cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý chuyên môn, điều này đồng nghĩa với việc xây dựng mô hình phân cấp quyền lực theo ba mức độ khác nhau. Mặc dù việc ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam nhằm mục đích thống nhất tư duy, chiến lược phát triển, để đưa ra “tiếng nói chung” và tránh việc xung đột hay chồng chéo các quyết định tại HNX và HOSE như trước kia; nhưng kèm với đó sẽ không tránh được cơ chế hoạt động của bộ máy bị cồng kềnh và mất nhiều thời gian trong việc xử lý các sự cố diễn ra trên thị trường vốn.

Tuy rằng, thị trường vốn được phân loại thành hai cấu phần quản lý là cơ quan Nhà nước và tổ chức tự quản và có cơ chế quản lý, tổ chức khác nhau nhưng đều có chung nguyên tắc hoạt động đó là tôn trọng quyền sở hữu, quyền khai thác đối với tài sản trong hoạt động về thị trường vốn; quyền giao dịch, đầu tư, kinh doanh; công bằng, công khai, minh bạch; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư và tự chịu trách nhiệm về rủi ro.

2.1.2 Mô hình quản lý hiện nay


Đầu tiên xét về các cơ quan quản lý thuộc Nhà nước thì các cơ quan này chủ yếu thực hiện chức năng quản lý thông qua việc ban hành các chính sách hoặc đề xuất các cơ quan cấp trên như Chính phủ, Quốc hội ban hành các văn bản mang tính định hướng, điều tiết hoạt động, các giao dịch trên thị trường vốn. Ngoài ra, trong tình huống đặc thù riêng, các cơ quan này sẽ can thiệp vào thị trường trong các trường hợp cần thiết, khẩn cấp.

Theo Luật Chứng khoán 2019 có thể thấy Bộ Tài chính là cơ quan đại diện Nhà nước thực hiện quản lý thị trường vốn thông qua việc trình Chính phủ ban hành chiến lược, kế hoạch, đề án, chính sách phát triển thị trường. Ngoài ra, trong quyền hạn cho phép Bộ Tài chính sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thông qua đó thực hiện cơ chế quản lý trực tiếp. Đồng thời, chỉ đạo trực tiếp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc thực hiện kế hoạch, đề án, chính sách đối với thị trường vốn.

Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn và trình Bộ Tài chính hoặc cấp có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến quản lý, tổ chức, đề án, chính sách, thực thi pháp luật về thị trường vốn. Theo phân cấp và được ủy quyền của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ trực tiếp quản lý, giám sát, thanh tra các hoạt động, nghiệp vụ chứng


khoán và phê duyệt chấp thuận, yêu cầu sửa đổi các quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, công ty con trực thuộc Sở, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán sẽ là đơn vị trực tiếp báo cáo Bộ Tài chính, Chính phủ tình hình hoạt động của thị trường vốn (bao gồm cả trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường vốn).

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) sẽ là đơn vị đầu mối trực tiếp giám sát, quản lý Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Mình (HOSE). Cụ thể, là ngoài thực giám sát các quy chế hoạt động nghiệp vụ tại hai Sở HNX và HOSE thì VNX còn thực hiện giám sát, quản lý thông qua ba cách thức sau: (i) các giao dịch trên thị trường vốn; (ii) hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch hoặc nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin; (iii) tuân thủ nghĩa vụ của thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Tiếp đến là các tổ chức tự quản, không thể không nhắc đến đó là Sở giao dịch chứng khoán HNX, HOSE và các công ty chứng khoán là thành viên chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành, quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường vốn; đồng thời chịu trách nhiệm trước công chúng về những thông tin đã cung cấp liên quan đến các chứng khoán niêm yết, giao dịch trên thị trường vốn. Qua đó, có thể thấy Sở giao dịch chứng khoán là một pháp nhân được thành lập, hoạt động theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các giao dịch diễn ra trên thị trường vốn đối với các chủ thể có đủ điều kiện niêm yết, cũng như các nhà đầu tư.


Sơ đồ 7: Mô hình quản lý thị trường vốn Việt Nam



Chính phủ



Các Bộ, cơ quan ban ngành


Trình chính sách, định hướng

Thống nhất quản lý


Báo cáo


Bộ Tài chính


Phối hợp


Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam

Tham mưu, trình ban hành pháp luật

Chỉ đạo thực hiện chính sách


Ủy ban chứng khoán Nhà nước


Quản lý, thanh tra, giám sát, phê duyệt quy chế tổ chức; đình chỉ, hủy quyết định liên quan đến hoạt

Giám sát

Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

Giám sát, quản lý


HNX, HOSE

Giám sát



Công ty chứng khoán


Ngoài ra, tuy sàn UPCOM hoạt động công khai, minh bạch cam kết mang lại sự an toàn và uy tín cho khách hàng, nhưng chịu dưới sự giám sát, quản lý trực tiếp từ trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nhà đầu tư có thể tiếp cận đến rất nhiều doanh nghiệp tốt thông qua cổng thông tin của sàn HNX. Vì sự liên kết chặt chẽ của hai sàn này mà quá trình giao dịch tập trung diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, an toàn cho cả người bán lẫn người mua. Bên cạnh đó, UPCOM cũng có cách thức quản lý riêng đối với các công ty trên sàn thông qua việc chấm điểm công bố thông tin và minh bạch. Từ quá trình đánh giá và công khai kết quả đánh giá sẽ chỉ cho doanh nghiệp biết những điểm yếu, những khoảng hở trong quản trị của doanh nghiệp, để giúp doanh nghiệp hoàn thiện chính mình. Thông qua đó, công tác giám sát, quản lý trên thị trường này được đẩy mạnh và đạt tới mức giám sát cao như đối với thị trường niêm yết.

Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức xã hội được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên, các nhà đầu tư trên thị trường vốn và thực hiện chức năng quản lý chính là điều hành các giao dịch qua quầy; đại diện ngành chứng khoán đưa ra những kiến nghị, góp ý với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tăng tính hiệu quả, ổn định thị trường vốn. Hiệp hội còn là đơn vị đầu mối thu thập và phản ánh các khiếu nại của các nhà đầu tư, khách hàng đến các thành viên. Có thể thấy Hiệp hội sẽ là nơi đưa ra tiếng nói chung mang tính thống nhất, góp ý kiến cho các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý thị trường vốn. Đồng thời, trong khuẩn khổ quyền hạn cho phép, Hiệp hội có thể xây dựng, ban hành, đưa ra các nguyên tắc, quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp, giám sát nội bộ để tránh cạnh tranh không lành mạnh.

Qua đó, có một cái nhìn tổng thể đối với cơ chế quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay là: cho dù phân vai rõ ràng trong từng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước và tổ chức tự quản khác nhau, nhưng các bên vẫn luôn phối hợp và cùng giữ vững nguyên tắc đảm bảo tính ổn định, kèm với đó là mục tiêu xa hơn trong việc phát triển thị trường vốn.

2.1.3 Vai trò, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong công tác quản lý

2.1.2.1. Bộ tài chính


Thay vì trực tiếp thực hiện quản lý thị trường vốn như Ủy ban chứng khoán thì Bộ Tài chính vai trò, chức năng trong việc quản lý hoàn toàn khác. Đứng ở vị thế là cơ quan quản lý cấp cao, Bộ Tài chính sẽ là đơn vị chuyên trách tập trung xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển thị trường vốn. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn có vai trò quản lý đối với Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thông qua việc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án thành lập, phương thức hoạt động, mô hình tổ chức; hoặc đình chỉ hoạt động, giải thể; hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu.

Đối với công ty chứng khoán, các tổ chức phát hành chứng khoán như Sở giao dịch chứng khoán, Bộ Tài chính có vai trò quản lý được thể hiện rõ thông qua việc cấp hoặc thu hồi Giấy phép hoạt động đối với các tổ chức này. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính còn thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, cũng như cung cấp dịch vụ chứng khoán.

Qua đó, Bộ Tài chính là cơ quan Nhà nước thực hiện quản lý thị trường vốn thông qua cách thức xây dựng, ban hành và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với những chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trước khi công bố và áp dụng rộng rãi. Đồng thời, trong một số trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ thực hiện quản lý bằng cách trực tiếp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan và áp dụng các biện pháp cần thiết, khẩn cấp để bảo đảm các hoạt động diễn ra trên thị trường vốn được an toàn, hiệu quả, đúng quy định pháp luật.

2.1.2.2. Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Hiện nay tại Việt Nam cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện quản lý thị trường vốn chính là Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Theo quy định hiện hành Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường vốn; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường vốn; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường vốn theo quy định pháp luật.

Đối với vai trò của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với công tác quản lý thì cần xét dưới hai góc độ tác động đến thị trường vốn và khả năng quản lý, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với nhau.


Nếu xét theo vai trò của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với thị trường vốn thì Ủy ban chứng khoán có vai trò quản lý trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến thị trường vốn, bao gồm nhưng không giới hạn như: phát hành, mua bán, thanh toán, bảo lãnh, phân phối. Còn nếu xét về góc độ quản lý giữa các cơ quan Nhà nước với nhau thì Ủy ban chứng khoán Nhà nước còn có vài trò trong việc quản lý đối với Sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán. Đồng thời, đối với công tác thanh tra, giám sát thì Ủy ban chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực tiếp thực hiện và chủ trì với các Bộ, ngành liên quan để điều hành thị trường vốn hoạt động hiệu quả.


2.1.2.3. Sở giao dịch chứng khoán

- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam


Đứng ở cương vị là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên môn, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch kinh doanh 05 năm. Để từ đó xây dựng, ban hành các quy chế liên quan đến việc thực hiện niêm yết, giao dịch, công bố thông tin, thành viên của VNX và ban hành các tiêu chí giám sát giao dịch trên thị trường vốn. Đồng thời, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ là cơ quan tập trung xây dựng, lên kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ mới, sản phẩm mới và áp dụng triển khai thực hiện theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các HNX hoặc HOSE.

Bên cạnh đó, đối với các Sở giao dịch HNX và HOSE; VNX sẽ có chức năng giám sát, quản lý việc thực hiện các quy chế hoạt động nghiệp vụ trên thị trường vốn và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Đồng thời, VNX cũng sẽ thực hiện chức năng tương tự đối với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước vào đầu tư xản xuất, kinh doanh. Qua đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ngoài các chức năng nhiệm vu nêu trên thì nhìn tổng thể VNX còn giữ vai trò là “đầu tàu” trong việc đưa ra các định hướng, phát triển, quản lý thị trường vốn mang tính vĩ mô.

- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh


Đối với các tổ chức tự quản trong đó có Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và công ty chứng khoán thì mỗi một tổ chức sẽ

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí