Tạo Môi Trường Giúp Chính Phủ Thực Hiện Chức Năng Chính Sách Kinh Tế Vĩ Mô


với đó là tự tăng trưởng mạnh đồng USD dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ngoại hối có xu hướng bán ròng bởi lẽ chưa cần biết doanh nghiệp được nhận hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh lợi nhuận như thế nào thì bên Quỹ đầu tư ngoại đã lỗ do tỷ giá chênh lệnh cao.

Một trong những rủi ro thị trường chính là rủi ro mô hình, khi các nhà đầu tư tham gia vào thị trường vốn sẽ có “khẩu vị rủi ro” khác nhau, nên sẽ tự chọn cho mình một mô hình đầu tư nhất định (có thể là mô hình định giá hoặc mô hình tài sản). Tuy nhiên, mô hình chỉ là một công cụ trong phân tích kỹ thuật, không thể coi là yếu tố quyết định duy nhất được. Bởi lẽ đặc điểm nổi bật của thị trường vốn là biến động không theo bất kỳ một phân tích kỹ thuật nào, điều này đồng nghĩa với việc mô hình cũng sẽ biến động và không theo bất kỳ một quy tắc nào cả, dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư nếu chỉ dựa vào mô hình để quyết định.

Bên cạnh đó rủi ro thanh khoản cũng được xếp vào danh sách một trong những rủi ro của thị trường, bởi lẽ đặc điểm của tính thanh khoản chính là khả năng chuyển đổi dễ dàng chứng khoán sang tiền trong khoảng thời gian ngắn và ngược lại. Ví dụ, khi điều kiện giao dịch thay đổi sẽ dẫn đến sự bất ổn của chứng khoán và là tác động trực tiếp đến rủi ro thanh khoản trong đầu tư. Ngoài ra, tính thanh khoản còn được thể hiện thông qua số lượng chứng khoán giao dịch, nếu khối lượng thấp tức giao dịch ở mức tương đồng và thậm chí không có phiên giao dịch nào xảy ra, từ đó khả năng chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt có thể ở mức “đóng băng”.

Ngoài ra, rủi ro hàng hóa phải kể đến ở đây chính là việc các nhà đầu tư khi thực hiện mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thì chính là gián tiếp mua các sản phẩm, dịch vụ của chính công ty đó. Cho nên, chỉ cần có sự điều chỉnh về giá của các hàng hóa thiết yếu (như: xăng, điện, nước…) và thường những thay đổi này đều liên quan đến chính sách tài khóa của Nhà nước, từ đó nguy cơ rủi ro khi đầu tư chứng khoán sẽ xảy ra cao hơn.

Không thể không nhắc đến rủi ro về biến động lãi suất và rủi ro lạm phát trong thị trường, nguyên nhân phải kể đến chính là giá chứng khoán luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường tức nếu giá trị trường chứng khoán giảm đồng nghĩa với việc lãi suất thị


trường tăng và ngược lại. Phân tích sâu hơn thì khi lãi suất thị trường tăng thì dòng tiền để thực hiện chiết khấu với lãi suất càng lớn, do đó dẫn đến giá trái phiếu sẽ giảm. Đồng thời, tính lạm phát sẽ làm cho giá trị của đồng tiền thay đổi và trong tương lai sẽ tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các nhà đầu tư khi tham gia chứng khoán.

1.1.3 Vai trò của thị trường vốn trong nền kinh tế

1.1.3.1. Khả năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Trong bối cảnh mới, cùng với đó là tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đến năm 2019 - 2021 bất chấp những ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid -19 diễn ra, việc huy động vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh là một trong những vấn đề cấp thiết, quan trọng, quyết định tính sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Khó khăn bắt đầu ập đến các doanh nghiệp từ việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu nguyên nhân từ việc khan hiếm nguồn cung và dẫn đến giá nhập về cao hơn nhiều so với các năm về trước. Không dừng lại với việc đối diện khó khăn thiếu hụt nguồn cung, kèm với đó đến gần 50% các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh. Để lấp đi chỗ trống của dòng vốn, các doanh nghiệp đã lựa chọn và gần như dựa chủ yếu vốn vay từ các tổ chức tín dụng, điều này giống như con dao hai lưỡi đã khiến các doanh nghiệp dễ dàng gặp rủi ro về tài chính hơn do phải gánh trên vai áp lực về nguồn trả nợ kèm với lãi suất vay trong thời hạn ngắn cho các tổ chức tín dụng. Vậy đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp hiện nay?

Đứng trước câu hỏi trên, Chính phủ đã thiết lập kế hoạch phòng bị từ rất lâu trước đó và đưa ra định hướng phát triển thị trường vốn sẽ là thị trường có khả năng thay thế, cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các doanh nghiệp. Thị trường vốn đã phát triển theo đúng quỹ đạo, đúng định hướng của Đảng, Quốc hội đặt ra về việc phát triển thị trường tài chính nói chung và trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Đồng thời khiến cho cán cân giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ được cân bằng, góp phần quan trọng trong việc tái cơ cấu nợ công, đầu tư công, hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, các cấu phần của thị trường vốn bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường vốn phái sinh và phải công nhận rằng các thị trường này đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí đã vượt các mục tiêu và sự mong đợi của Chính phủ.

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 4


Minh chứng rõ nhất được thể hiện thông qua các con số và đó chính là kết quả gặt hái được từ thị trường vốn: Tính đến ngày 17/12/2021, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.658 nghìn tỷ đồng, tăng 44,7% so với cuối năm 2020, tương đương 121,7% GDP. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt 26.211 tỷ đồng/phiên, tăng 253,2% so với bình quân năm trước. Trong khi đó, tính đến 20/12/2021, khối lượng huy động thị trường trái phiếu Chính phủ là 313.243 tỷ đồng, bằng 89,5% kế hoạch huy động năm 2021 (350.000 tỷ đồng) và bằng 83,98% kế hoạch điều chỉnh (373.000 tỷ đồng); Đã phát hành 100% trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, trong đó 91,62% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Việc huy động kỳ hạn dài góp phần đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ trái phiếu Chính phủ. Lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ đã được điều hành phù hợp cung cầu của thị trường và diễn biến thị trường tiền tệ. Đặc biệt, lãi suất phát hành trong năm 2021 có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn, trung bình giảm từ 0,11-0,46%/năm so với thời điểm cuối năm 2020, qua đó tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Tính đến cuối tháng 11/2021, các doanh nghiệp phát hành 495.029 tỷ đồng, tăng 23,6% cùng kỳ năm 2020. Với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt 467.583 tỷ đồng trong 11 tháng, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tính đến cuối tháng 11/2021 tương đương 20,4% GDP năm 2020, tăng 27,5% so với cuối năm 2020. Các tổ chức tín dụng có khối lượng phát hành lớn nhất, chiếm 34,5% tổng khối lượng phát hành, các doanh nghiệp bất động sản phát hành chiếm 27,8%. Không chỉ dừng lại ở đó, đặc biệt thị trường vốn ngày càng thu hút các nhà đầu tư bao gồm cả cá nhân, tổ chức tham gia được thể hiện rõ nhất thông qua số lượng tài khoản của các nhà đầu tư trong nước được mở. Tính đến hết tháng 11/2021 đạt 4,08 triệu tài khoản tăng 47,3% so với cuối năm 2020 (Tạp chí Tài chính, Phát triểm thị trường vốn trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn của nền kinh tế năm 2022).

Không dừng lại ở đây, thị trường vốn liên tục lập kỷ lục mới về chỉ sổ về giá trị giao dịch và số lượng nhà đầu tư mở tài khoản mới. Tính cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.462 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tính đến cuối


tháng 10 đạt 1.685 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% với cuối năm 2020 với 755 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán và 896 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Đúng với tên gọi “bệ phóng” để giúp cho các doanh nghiệp phát triển thì thị trường vốn Việt Nam đã khiến các nhà đầu tư tham gia tích cực khối ngoại và các nhà đầu tư là tổ chức tham gia thị trường vốn sôi động hơn, từ đó nâng cao chất lượng quản trị đối với các công ty niêm yết theo thông lệ quốc tế. Xét về góc độ doanh nghiệp thì các “bệ phóng” đã góp phần tạo đà cho các công ty phát triển vượt bậc cả về quy mô lẫn chất lượng, trở thành những tên tuổi lớn và được khẳng định trên thương trường. Còn xét về góc độ các nhà đầu tư thì các “ bệ phóng” đó đã đem lại một số lượng lớn nhà đầu tư chất lượng và ngày càng được nâng cao.

Qua đó, khẳng định thị trường vốn ngày càng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng; từ đó góp phần thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững, công khai, minh bạch của thị trường trong thời gian tới.

1.1.3.2. Tạo tính thanh khoản

Hiểu một cách đơn giản thanh khoản là một khái niệm trong tài chính nhằm ám chỉ mức độ bán hoặc mua một tài sản trên thị trường mà không làm thay đổi giá trị của chính tài sản đó. Để xét tính thanh khoản có cao hay không cần quan tâm đến hai yếu tố đó là thời gian và giá trị của hàng hóa được bán; một tài sản được coi là có tính thanh khoản cao khi và chỉ khi tài sản đó được bán trong một khoảng thời gian ngắn với giá trị bán tối thiểu được giữ nguyên hoặc giảm không đáng kể so với giá khi mua vào. Thước đo tính thanh khoản chính là thời gian và chi phí để chuyển đổi từ tài sản sang tiền mặt, thường các đặc trưng này phải được thể hiện bởi số lượng giao dịch lớn. Ví dụ như: Tiền mặt được coi là có tính thanh khoản do nó hàng ngày được “bán” để đổi sang tài sản hoặc hàng hóa khác có giá trị tương đương. Còn đối với các tài sản khác như bất động sản, động sản có tính thanh khoản thấp hơn do phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể bán và chuyển thành tiền mặt.

Gắn khái niệm này trong thị trường vốn, phải khẳng định rằng thị trường vốn có tính thanh khoản cao do khả năng chuyển đổi từ tiền mặt thành chứng khoán hoặc ngược lại được dễ dàng và nhanh chóng. Nguyên nhân thị trường vốn có ưu điểm này là do trong thị trường luôn luôn tồn tại loại tài sản mang tên gọi “chứng khoán” nên


việc mua đi hay bán lại được diễn ra thường xuyên, không bị giới hạn thời gian, kèm với đó là theo thời gian giá tương đối ổn định, đây chính là cách “ghi điểm” trong việc nâng cao khả năng phục hồi nguồn vốn đã được đầu tư.

Minh chứng rõ của vai trò thị trường vốn trong nền kinh tế thông qua việc tạo tính thanh khoản cao là năm 2021 đã lập kỷ lục mới về tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu vào phiên ngày 20/8/2021 với giá trị giao dịch lên tới 38.075 tỷ đồng và số lượng giao dịch đạt mốc gần 1,2 tỷ đơn vị. Có thể thấy rõ trong tháng 8/2021, khối lượng và giá trị giao dịch trung bình của mỗi phiên lần lượt được ghi nhận là 703,36 triệu cổ phiếu và 23.034 tỷ đồng; đồng nghĩa với việc đã tăng tương ứng là 16,63% về khối lượng và 13,95% về giá trị so với tháng 7/2021 trước đó. Từ đó góp phần thu hút thêm các nhà đầu tư tìm đến thị trường vốn và tăng tính thanh khoản.

Cụ thể, số lượng nhà đầu tư tham gia giao dịch thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng tăng, từ mức 3000 tài khoản (năm 2000) lên gần 2,8 triệu tài khoản (cuối năm 2020), đặc biệt, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2021 đã có hơn 1 triệu nhà đầu tư mới nâng tổng số tài khoản của nhà đầu tư trong nước đạt gần 3,8 triệu đơn vị, vượt mức trên 3% dân số. Những con số này đã chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam với nhà đầu tư trong và ngoài nước (theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, Tin tức tài chính năm 2021).

Qua đó, nhờ tính thanh khoản mà các nhà đầu tư có thể chủ động và đưa ra quyết định đúng cho việc có hoặc không thực hiện chuyển đổi thành tiền mặt. Ngoài ra, khi nhà đầu tư có nhu cầu bán cố phiếu thì họ chỉ cần sử dụng vài thao tác đơn giản trên hệ thống điện tử, hay nói cách khác là khi cần thiết các nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền mặt từ xa thông qua giao dịch điện tử để phục vụ nhu cầu của bản thân. Qua đó, sự hấp dẫn của thị trường vốn được thu hút mạnh các nhà đầu tư và khi thị trường càng sôi động thì tính thanh khoản sẽ càng cao; góp phần là sự lựa chọn đầu tư hoàn hảo.

1.1.3.3. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

Thay vì gửi tiền tại các ngân hàng với lãi suất khiêm tốn thì các nhà đầu tư bao gồm các cá nhân, tổ chức đã quyết định tham gia vào thị trường vốn để tìm kiếm lợi


nhuận, thậm chí chấp nhận rủi ro lớn. Khi quyết định này được nâng lên và trở thành “phong trào” thì thị trường vốn sẽ là một kênh đầu tư đầy tiềm năng kèm với đó tính thanh khoản cao càng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy rằng việc đầu tư không phải là dễ dàng, chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn và tham gia đầu tư trên thị vốn không phải là ngoại lệ. Do đó, các nhà đầu tư phải tự hoạch định rõ khẩu vị rủi ro, cũng như kèm các nguyên tắc trước khi tham gia vào thị trường này. Từ đó, tạo ra môi trường cộng đồng chung về việc các nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ các nguồn thông tin và quản lý chặt chẽ dòng tiền của chính mình.

Bên cạnh đó nhờ thủ tục dễ dàng, đơn giản và không phân biệt nhà đầu tư giàu hay nghèo, nguồn tài chính eo hẹp hay có vốn mạnh, từ đó góp phần tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng. Hay nói cách khác đây chính là sân chơi bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Nhờ môi trường đầu tư phong phú, thị trường vốn đã cung cấp cho công chúng các sản phẩm được đa dạng hóa, đặc biệt các nhà đầu tư không bị giới hạn số lượng mua vào và bán ra các hàng hóa đó. Các loại sản phẩm trên thị trường rất khác nhau về tính chất, thời hạn, độ rủi ro và từ đó cho phép các nhà đầu tư có quyền lựa chọn loại hàng hóa phù hợp với khả năng kinh tế, mục tiêu, sở thích của bản thân.

Quả thực thị trường vốn đã tạo ra một môi trường đầu tư lành mạnh cùng với các cơ hội lựa chọn đa dạng. Đây chính là kênh đầu tư tối ưu và góp phần tạo ra lợi nhuận cao hơn so với các kênh đầu tư khác.

1.1.3.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

Nếu nói thị trường vốn chính là chiếc gương phản chiếu tình trạng “sức khỏe” của các doanh nghiệp quả là không sai. Lý do là thông qua những đặc điểm của thị trường vốn, có thể thấy giá của cổ phiếu và mức độ hoạt động của doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp, chính xác giúp cho các nhà đầu tư có thể thuận tiện, nhanh chóng đưa ra kết quả so sánh với khả năng hoạt động, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp khác có cùng thị phần.

Để có thể huy động được số vốn đầu tư dài hạn trên thị trường vốn, các doanh nghiệp phải hoàn nghiêm túc trước những thông tin sẽ cung cấp trên thị trường bao gồm thông tin liên quan đến báo cáo tài chính, quy mô hoạt động, lợi nhuận thu được


từ các năm liền kề trước. Qua đó, thị trường vốn chính là thước đo năng lực hoạt động của mỗi doanh nghiệp, góp phần giúp các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện, rõ ràng và đánh giá được khả năng đem lại lợi nhuận cho bản thân. Nếu các chỉ số của doanh nghiệp trên thị trường vốn “khỏe” cũng chính là tín hiệu đáng mừng do đây sẽ là kênh mang lại lợi ích dồi dào cho các nhà đầu tư và ngược lại doanh nghiệp cũng sẽ có nguồn vốn ổn định, duy trì từ công chúng, từ đó giúp các công ty phát triển kinh doanh.

1.1.3.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chức năng chính sách kinh tế vĩ mô

Do thị trường vốn là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là kênh đầu tư tiềm năng của công chúng nên các biến động diễn ra trên thị trường vốn có thể tác động đến nền kinh tế và quan điểm của các nhà đầu tư. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, Chính phủ có thể kêu gọi các nguồn lực tài chính mạnh trên thị trường vốn mà không phải chịu áp lực về lạm phát. Bên cạnh đó, do có khả năng phản ánh chính xác triển vọng phát triển tài chính của quốc gia cho giai đoạn sắp tới, nên thị trường vốn được ví như “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Nhìn vào biểu đồ của thị trường vốn sẽ cho thấy các góc nhìn đi trước, dự tính những thay đổi của nền kinh tế trong nửa năm, chẳng hạn như nếu giá thị trường tăng đồng nghĩa với việc nền kinh tế đang phát triển và ngược lại, giá trị trường giảm cho thấy dự báo không mấy khả quan về triển vọng phát triển nền kinh tế trong tương lai gần.

Thị trường vốn đã giúp Chính Phủ Việt Nam trong công cuộc cổ phần hóa các doanh nghiệp kết hợp với hệ thống tín dụng ngân hàng đã tạo ra một cơ cấu thị trường vốn hiệu quả, cân đối hơn, góp phần hỗ trợ sự phát triển quốc gia. Thông qua các chỉ báo của thị trường vốn phản ánh nhạy bén, chính xác các động thái của nền kinh tế và cũng chính là công cụ quan trọng nhằm giúp Chính phủ thực hiện các chích sách kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn như, thông qua thị trường vốn Chính phủ sẽ tạo ra nguồn thu nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách. Cụ thể, Chính phủ có thể tự do mua, bán trái phiếu Chính phủ, từ đó không phải quan tâm quá nhiều đến vấn đề lạm phát mà vẫn có thể huy động được nguồn vốn cho quốc gia.


Với mục tiêu định hướng đầu tư và đảm bảo sự phát triển bền vững, cân đối của nền kinh tế, Chính phủ cũng có thể thông qua thị trường vốn để ban hành các chính sách và biện pháp khắc phục kịp thời khi cần thiết. Qua đó, thị trường vốn ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng chính là nơi giúp Chính phủ và các doanh nghiệp kêu gọi ngồn vốn đầu tư lớn với thời hạn dài, từ đó có cơ sở đặt nền móng xây dựng vững chắc sự phát triển kinh tế.

1.2 Hiệu quả quản lý thị trường vốn

1.2.1. Quản lý thị trường vốn

1.2.1.1 Khái niệm

Khái niệm quản lý ở đây được tập trung nghiên cứu dưới góc độ quản lý của Nhà nước đối với thị trường vốn. Đầu tiên cần phải tìm hiểu, nghiên cứu khái niệm thế nào là “quản lý Nhà nước”, trong đó, hiểu theo nghĩa rộng thì quản lý Nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, sử dụng quyền lực đó để điều chỉnh các quan hệ xã được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý Nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.

Đồng thời, cũng là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nước do các cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm xác lập trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu từng thời kỳ. Bao gồm toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất. Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Theo đó gắn với khái niệm “quản lý thị trường vốn” ở góc độ vĩ mô thì có thể hiểu là Nhà nước thực hiện quản lý đối với toàn bộ thị trường vốn quốc gia với phạm vi điều chỉnh bao trùm là các lĩnh vực, các ngành kinh tế, các chủ thể tham gia vào thị trường và không giới hạn về lãnh thổ, nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững, đúng theo định hướng đã đặt ra. Đồng thời, quản lý đối với thị trường vốn là sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động xây dựng, vận hành, phát triển thị trường vốn, thông qua hệ thống pháp luật và bằng các biện pháp cụ thể, tạo ra môi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023