Thực Trạng Quản Lý Thị Trường Vốn Tại Trung Quốc Trong Bối Cảnh Cmcn 4.0


quản lý, vận hành. Tuy nhiên, điều này không gây trở ngại đối với việc thực hiện quản lý, giám sát thị trường vốn Singapore mà trái lại các cơ quan quản lý có thể làm việc từ xa mà không cần đến cơ quan và từ đó đã đem lại góc nhìn quản lý mới đối với nền kinh tế.

1.3.2. Thực trạng quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc trong bối cảnh CMCN 4.0

1.3.2.1. Thực trạng cơ cấu, tổ chức thị trường vốn tại Trung Quốc


Chính Phủ Trung Quốc tập trung xây dựng cơ cấu, tổ chức thị trường vốn thông qua việc thiết lập hệ thống Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) ở cấp Trung ương và địa phương. Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quôc được thành lập và trực thuộc Chính phủ Trung Quốc. Nhiệm vụ chủ yếu của Ủy ban điều tiết chứng khoán là thực hiện ban hành các quy định và giám sát thực hiện các giao dịch trên thị trường vốn.

Sơ đồ 4: Cơ cấu, tổ chức thị trường vốn Trung Quốc


Ủy ban điều tiết chứng

khoán Trung Quốc

1 Bộ phận kiểm

tra Trung tâm

Các Sở giao dịch

chứng khoán

3 Trung tâm

Sở giao dịch

chứng Thâm (thành

ngày

khoán Quyến

lập

Sở giao dịch

chứng khoán Bắc

01/12/1990)

Các công ty chứng

khoán

Kinh

(thành lập ngày 15/11/2021)

Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải

(thành lập ngày

01/12/1990)

Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến

(thành lập ngày

01/12/1990)

18 Bộ phận chức năng


Tiếp đến là Sở giao dịch chứng khoán Trung Quốc hiện nay giống như cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, gồm có ba Sở, trong đó Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 1/12/1990. Đặc biệt là rất lâu sau đó, Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh mới hành lập (ngày 15/11/2021), mục đích của việc ra đời Sở giao dịch này để hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tính đến thời điểm hiện tại Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh đã thu hút khoảng 81 công ty sẽ thực hiện các giao dịch, từ đó khiến 2,1 triệu nhà đầu tư mới quan tâm đến thị trường vốn mới nổi này. Rất nhanh chóng sau đó, Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh đã có tổng 112 công ty chứng khoán được cấp là thành viên. Qua đó, cho thấy rõ vai trò của Sở giao giao dịch chứng khoán Bắc Kinh giống như một nền tảng chính phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành nghề.

Qua đó có thể thấy cơ cấu, tổ chức của thị trường vốn Trung Quốc được phân hóa thành các cấp trong việc thực hiện quản lý thị trường và với tư duy đổi mới của các cấp quản lý trong việc thành lập thêm Sở giao dịch chứng khoán Bắc Kinh nhằm mục đích tập trung phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa của đất nước. Với tinh thần đổi mới sáng tạo của các cấp quản lý sẽ góp phần giúp thị trường vốn Trung Quốc có những bước chuyển mình đáng kể, đem lại nguồn thặng dư lớn cho nền kinh tế trong nước.

1.3.2.2. Thực trạng cách thức giám sát và mô hình quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc

Cách thức giám sát

Trước kia việc thực hiện giám sát thị trường vốn nói riêng và các lĩnh vực tài chính khác nói chung đều được hợp nhất trong chức năng của Ngân hàng Trung ương

– Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Sau 25 hoạt động và cải cách, Trung Quốc đã chuyển dần sang cách tiếp cận hoạt động giám sát từng lĩnh vực tài chính riêng biệt (không còn gộp ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm vào cho Ngân hàng Nhà nước thực hiện nữa). Từ khi Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc ra đời thì cũng là lúc cơ quan này chịu trách nhiệm giám sát, điều tiết ngành chứng khoán.

Đối với các công ty chứng khoán, Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc sẽ thực hiện giám sát các vấn đề sau, bao gồm: việc tuân thủ các quy định pháp luật; việc


phát hành, giao dịch, lưu ký, thanh toán của các cổ phiếu, trái phiếu, các chứng khoán niêm yết khác; việc niêm yết, giao dịch, thanh toán hợp đồng tương lai trong nước và giám sát hoạt động tương lai ở nước ngoài của các tổ chức trong nước; việc phát hành trực tiếp, gián tiếp và niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài của các tổ chức trong nước; các giao dịch tương lai ở Trung Quốc; các công ty kế toán, các công ty luật thực hiện các công việc liên quan đến ngành chứng khoán và giao dịch tương lai.

Qua đó, khác với Singapore toàn bộ quyền giám sát các lĩnh vực tài chính (bao gồm: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) đều do Ngân hàng Trung ương thực hiện thì tại Trung Quốc lại phân rõ cấp quản lý trực tiếp thực hiện việc giám sát đối với từng lĩnh vực. Lĩnh vực chứng khoán sẽ do Ủy ban điều tiết chứng khoán thực hiện các cơ chế giám sát khác nhau.

- Mô hình quản lý


Tương ứng với cơ cấu, tổ chức thị trường vốn Trung Quốc thì đối với việc thực hiện quản lý cũng sẽ có tính đồng bộ. Hiện tại Trung Quốc đang thực hiện mô hình quản lý theo thể chế, đây là mô hình quản lý dựa trên cách tiếp cận truyền thống; theo đó, địa vị pháp lý của tổ chức chứng khoán sẽ quyết định cơ quan quản lý nào có nhiệm vụ quản lý hoạt động đó.

Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Quốc vụ viện), tức là Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan hành chính và hành pháp nhà nước cao nhất của Trung Quốc sẽ trực tiếp thực hiện quản lý đối với Ủy ban Quản lý và giám sát chứng khoán, hay còn có tên gọi khác là Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc.

Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) là cơ quan quản lý quốc gia ngang với các Bộ, thực hiện giám sát ngành chứng khoán và giao dịch tương lai của Trung Quốc. Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc có chức năng tương đồng với Ủy ban chứng khoán và chịu trách nhiệm duy trì thị trường trật tự và công bằng. Đồng thời, Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc còn xây dựng các quy định và thực thi pháp luật đối với thị trường vốn và các giao dịch trong tương lai. Bên cạnh đó còn thực hiện nhiều điều chỉnh mà một cơ quan tương tự giám sát các khía cạnh tài


chính của một quốc gia thường thực hiện. Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc ra đời ngay khi Trung Quốc thông qua luật chứng khoán 1998 và khiến cơ quan này trở thành cơ quan quản lý tương đối mới.

Ngoài ra, các công ty chứng khoán là thành viên của các Sở giao dịch chứng khoán sẽ là đơn vị hỗ trợ, giúp đỡ Sở trong các công việc liên quan đến quản lý và đưa ra các kiến nghị giúp xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh, phục vụ cho các doanh nghiệp với mọi ngành nghề kinh doanh từ vừa, nhỏ đến các doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Sơ đồ 5: Mô hình quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc



Quốc vụ viện (Chính phủ Trung Quốc)


Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc


Các Sở giao dịch chứng khoán


Các công ty chứng khoán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vốn Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - 8

Qua đó có thể thấy: mô hình quản lý theo thể chế cũng có ưu điểm do nhờ sự chuyên môn hóa nên các cơ quan quản lý cỏ thể giám sát một cách chuyên sâu. Tuy nhiên, mặt trái của mô hình quản lý này chính là cho phép các cơ quan thực hiện vừa có thể giám sát chuyên ngành và vừa thực hiện chức năng quản lý đối với các hoạt động của thị trường vốn, điều này sẽ giảm đi tính hiệu quả của hoạt động giám sát, do thiếu khách quan, minh bạch và không tạo được cơ chế độc lập cho công việc giám sát. Bên cạnh đó, với sự phát triển và ra đời càng nhiều các tập đoàn tài chính với đa dạng các dịch vụ chứng khoán, khiến cho các cơ quan quản lý của Trung Quốc đang chịu nhiều sức ép do không bắt kịp với xu hướng.


1.3.2.3. Thực trạng hiệu quả của quản lý thị trường vốn tại Trung Quốc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Đối với quốc gia Trung Quốc, ngoài các quy định truyền thống có sẵn thì đứng ở góc độ quản lý cũng phải thấy rằng: việc cần thúc đẩy và đổi mới là điều tất yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn. Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán (Fintech Technology) chính là giải pháp công nghệ tài chính và được coi là sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đây là bước đi “thông minh” của Trung Quốc. Sở dĩ nói như vậy do Fintech sẽ tận dụng công nghệ mới, sáng tạo để tạo điều kiện hay tăng cường khả năng quản lý, giám sát, điều tiết và thậm chí là bổ sung các dịch vụ sản phẩm cho công nghệ nhằm hỗ trợ ngược lại cho hoạt động của Fintech.

Đứng ở góc độ quản lý: đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, việc ứng dụng Fintech giúp đa dạng hóa quy trình quản lý, giám sát và ở chiều tác động ngược lại việc ứng dụng công nghệ có thể dẫn đến sự thay đổi lớn trong quá trình quản lý. Ví dụ như: việc quản lý định danh các khách hàng bằng điện tử thay vì bằng phương thức truyền thống và thủ công trước kia, làm giảm chi phí lưu trữ, quản lý hồ sơ. Đồng thời, Fintech là công nghệ quản lý có thể giúp các tổ chức đáp ứng các yêu cầu về tính tuân thủ từ phía các cơ quản lý cấp cao và đem lại hiệu quả hoạt động hơn.

Bên cạnh đó, nếu đứng ở góc độ quản lý đối với cơ sở hạ tầng thị trường vốn thì ứng dụng công nghệ Fintech sẽ tự động hóa và đơn giản hóa quy trình quản lý. Hệ quả là giúp các cơ quan tiết kiệm các chi phí không đáng có từ các phí trung gian, đồng thời cải thiện tính minh bạch và kiểm soát tốt các rủi ro hoạt động.

Đối với tác động qua lại giữa các cơ quan quản lý thị trường vốn thì việc ứng dụng công nghệ Fintech vào quản lý giúp cho cơ quan quản lý có thể tự động hóa quy định hoạt động, số hóa dữ liệu và đây chính là công cụ làm việc chuyên cải thiện khâu phân tích dữ liệu. Dựa theo phương thức mới có tính chủ động và dự báo tốt hơn từ việc phân tích cơ sở dữ liệu phức tạp sắp tới sẽ được thay thế hoàn toàn phương thức quản lý truyền thống trước kia (phần lớn dựa theo dữ liệu quá khứ và thực hiện thanh tra tại chỗ đối với các tổ chức chứng khoán).


Qua đó, việc ứng dụng công nghệ Fintech hay các sản phẩm khác của cách mạng công nghiệp 4.0 vào việc quản lý thị trường vốn hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích lớn khi xét trên nhiều khía cạch khác nhau.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm quản lý thị trường vốn cho Việt Nam

1.3.3.1. Bài học về quản lý, giám sát thị trường vốn


Qua nghiên cứu thị trường vốn tại quốc gia Singapore và Trung Quốc, có thể nhận thấy yếu tố cốt lõi trong công tác quản lý, giám sát thị trường vốn chính là phải có sự tham gia của cơ quan Nhà nước đối với các hoạt động diễn ra trên thị trường. Cụ thể, đối với thị trường vốn tại Singapore thì việc giám sát, quản lý đều thuộc về Ngân hàng Trung ương (MSA); tương tự với quốc gia Trung Quốc thì cơ quan Nhà nước thực hiện công tác này chính là Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc. Từ việc thu hồi và tập trung “quyền lực” quản lý thị trường vốn thuộc về cơ quan Nhà nước sẽ góp phần đảm bảo được lợi ích bình đẳng giữa các nhà đầu tư cũng như duy trì được sự ổn định của thị trường vốn. Đồng thời, một khía cạnh khác nữa là: khi cơ quan Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong quản lý, giám sát thị trường vốn sẽ kiểm soát chặt chẽ các hoạt động diễn ra bất thường trên thị trường vốn, từ đó ngăn chặn được các hành vi vi phạm nhằm hưởng lợi từ thị trường và đảm bảo thị trường vốn hoạt động thống nhất, đồng bộ.

Tùy thuộc vào chính sách của mỗi quốc gia mà cơ quan quản lý thị trường vốn có các phương án khác nhau và kèm với đó là mô hình tổ chức được phân hóa chủ yếu dưới hai dạng là đơn vị cơ quan chuyên biệt trực thuộc Chính phủ hoặc toàn bộ là các cơ quan Nhà nước và được phân theo từng cấp khác nhau trong quản lý. Để giúp thị trường vốn phát triển tốt nhất thì công tác quản lý, giám sát theo mô hình tinh gọn và chuyên môn hiệu quả hơn là bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước cồng kềnh sẽ khiến cho thị trường hoạt động bị trì trệ, chồng chéo giữa các đơn vị với nhau. Chẳng hạn như tại Singapore thì công tác quản lý, giám sát thị trường vốn hoàn toàn chủ yếu do Ngân hàng Trung ương thực hiện, chứ không phân thành hai cấp độ như ở Trung Quốc là Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc và các Sở giao dịch chứng khoán.


Qua đó, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong công tác quản lý, giám sát thị trường vốn luôn phải có sự tham gia của cơ quan Nhà nước nhưng kèm với đó là cơ cấu, tổ chức được tinh gọn, nhằm hạn chế việc đơn vị cấp dưới thường xuyên “xin phê duyệt” và đợi đơn vị cấp trên “phê duyệt” rồi mới thực hiện.

1.3.3.2. Bài học về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thị trường vốn


Từ kinh nghiệm của hai quốc gia Singapore và Trung Quốc, cho thấy khả năng chống chịu của thị trường vốn trước những biến cố sẽ tác động trực tiếp đến “sức khỏe” của nền kinh tế. Nhằm củng cố sức chống chịu của thị trường vốn Việt Nam hiện nay, cần cấp bách phát triển và cải tiến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thị trường vốn theo định hướng cảnh báo rủi ro sớm. Cụ thể là hệ thống cảnh báo rủi ro sớm sẽ phân theo từng mức độ sẽ trực tiếp giúp cho công ty chứng khoán nhận diện được rủi ro có thể diễn ra, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng nắm bắt được tình hình thông qua hệ thống cảnh báo sớm, góp phần đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro mang tính vĩ mô.

Xét về góc độ dài hạn thì việc ứng dụng công nghệ cao trong thị trường vốn chính là bước đi nhanh và bền vững trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Từ cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại sẽ góp phần cải tiến và phát triển các phần mềm cốt lõi như tạo ra “đám mây lưu trữ dữ liệu” với dung lượng lớn hay khả năng kết nối giữa các phần mềm mang tính hệ thống, logic. Tuy nhiên, với việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại và ứng dụng phần mềm thông minh trong quản lý thị trường vốn cần đảm bảo việc cân bằng giữa một mặt là lợi ích đổi mới đem lại trong công tác quản lý, giám sát và mặt khác là những rủi ro có thể xảy ra mang tính hệ thống.

Qua đó, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thị trường vốn là song hành với việc xây dựng, phát triển công nghệ theo hướng cảnh báo rủi ro sớm thì luôn phải đưa ra các biện pháp phòng chống rủi ro mang tính hệ thống, cũng như lên kế hoạch đưa ra các giải pháp dự phòng từ việc tác động ngược lại theo chiều hướng xấu của công nghệ.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

2.1 Thực trạng tổ chức và mô hình quản lý thị trường vốn Việt Nam hiện nay

2.1.1 Quy mô tổ chức thị trường vốn Việt Nam


Tính đến nay thị trường vốn được phân thành hai cấp độ quản lý và gắn với đó là hai quy mô tổ chức, hoạt động. Đầu tiên là nhóm quản lý bao gồm các cơ quan Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường, hai là nhóm các đơn vị, tổ chức được xếp vào danh sách tự quản.

Xét theo đơn vị hành chính thì cơ quan Nhà nước quản lý thị trường vốn ngoài các Bộ, ban ngành liên quan thì chủ yếu bao gồm các cơ quan sau: Bộ Tài chính, Ủy Ban Chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó, Ủy Ban Chứng khoán là cơ quan chuyên ngành quản lý toàn diện những vấn đề liên quan đến thị trường vốn như: phát hành, mua bán, thanh toán, bảo lãnh, phân phối…và cũng là cơ quan quản lý trực tiếp Sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán.

Tuy rằng đến ngày 11/12/2021 Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) mới chính thức ra đời theo Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg ngày 23.12.2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhưng được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo cơ chế công ty mẹ và các công ty con. Trong đó, các công ty con chính là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE).

Sau khi thị trường vốn đi vào hoạt động và cùng với sự hình thành, phát triển nền kinh tế, các chủ thể tham gia vào thị trường vốn ngày càng nhiều và đa dạng. Điều này dẫn đến việc phải trực tiếp quản lý toàn bộ các tổ chức liên quan là điều không cần thiết, do đó đã hình thành nên cơ chế hoạt động, quản lý với tên gọi là các tổ chức tự quản. Trên cơ sở tuân thủ các quy định cơ quan quản lý Nhà nước, một số vấn đề, một số hoạt động trong lĩnh vực thị trường vốn có thế được phân cấp, giao lại cho các tổ chức tự quản hay còn có tên gọi là tổ chức định chế thực hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2023