Giải Pháp Về Thúc Đẩy Sự Hợp Tác, Cạnh Tranh Lành Mạnh Giữa Các Nhtm


Thị trường tiền tệ là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính, có vai trò quan trọng không chỉ đối với NHTW, mà cả đối với các NHTM. Nó là kênh truyền dẫn CSTT của NHTW và là nơi thực hiện việc điều tiết vốn ngắn hạn giữa các NHTM.

Một thị trường tiền tệ phát triển an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao sẽ góp phần phát triển thị trường tài chính, tăng hiệu quả CSTT, giúp các NHTM tranh thủ các cơ hội đầu tư trên thị trường và chủ động trong việc điều tiết vốn khả dụng và đặc biệt là góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của NHTW đối với hoạt động của các NHTM.

NHTW với tư cách vừa là thành viên tham gia, vừa là người tổ chức và điều hành trên thị trường tiền tệ. Do đó, để phát triển thị trường tiền tệ theo hướng an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao, đòi hỏi vai trò quan trọng của NHTW trong việc định hướng, tổ chức, điều hành hoạt động thị trường.

Nhận thức được tầm quan trọng nói trên và xuất phát từ hiện trạng của thị trường tiền tệ ở Việt Nam vẫn còn phát triển ở trình độ thấp, chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhiều rào cản đối với các giao dịch trên thị trường tiền tệ, nên NHNN đã xây dựng Đề án Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1910/QĐ- NHNN ngày 12/8/2010 của Thống đốc NHNN), có chia ra lộ trình thực hiện giai đoạn 2010-2013, giai đoạn 2014-2020.

Để thấy được kết quả thực hiện giai đoạn đầu của Đề án, NHNN cần đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, từ đó rút kinh nghiệm và có giải pháp cụ thể hơn cho việc phát triển thị trường tiền tệ giai đoạn 2014 - 2020 theo nguyên tắc đã đề ra nói trên : “Phát triển một thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao” và đạt được mục tiêu hoàn thiện các thị trường bộ phận,


tăng tính thanh khoản và luân chuyển vốn ngắn hạn giữa các thành viên thị trường, tạo điều kiện để thị trường tiền tệ trở thành kênh bán buôn vốn ngắn hạn và dự trữ thứ cấp cũng như trở thành kênh truyền dẫn hiệu quả nhằm chuyển tải tín hiệu điều hành CSTT của NHNN đến thị trường.

Thời gian qua Hiệp hội Ngân hàng Việt nam đã có vai trò quan trọng trong phối hợp giữa các thành viên để xây dựng các thỏa thuận nhằm tự quản lý thị trường; kết nối mối quan hệ giữa các NHTM với cơ quan quản lý, với khách hàng và giữa các NHTM với nhau nhằm góp phần tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Để hỗ trợ thị trường tiền tệ phát triển thời gian đến, trong đó cần phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội Ngân hàng; tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn nữa để Hiệp hội Ngân hàng được đóng góp ý kiến khi xây dựng, ban hành các quy định quản lý Nhà nước về hoạt động NHTM; nghiên cứu để chuyển đổi chức năng của Hiệp hội Ngân hàng thành một tổ chức tự điều tiết nhằm giải quyết tình trạng thị trường hoạt động nhưng chưa có một quy tắc ứng xử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Xây dựng hệ thống tiêu chí và phát triển các dịch vụ đánh giá xếp hạng tín nhiệm NHTM, đánh giá và cảnh báo khủng hoảng phục vụ quản lý Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các NHTM.

3.3.10- Giải pháp về thúc đẩy sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM

Nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 15

Hợp tác, cạnh tranh giữa các NHTM trong nền kinh tế thị trường là quy luật tất yếu khách quan. Tuy nhiên hợp tác, cạnh tranh lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, ngược lại cạnh tranh không lành mạnh chẳng những không mang lại lợi ích mà còn tác động tiêu cực trong nền kinh tế. Vai trò NHNN luôn tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các NHTM trong quá trình hoạt động.


Sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong quá trình hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung và lợi ích cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng, đó là : (i) quá trình cạnh tranh sẽ dẫn đến giảm chi phí tài chính cho từng đơn vị sản phẩm; (ii) đối với khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng, sẽ cho phép họ giảm chi phí và/hoặc rủi ro trong việc quản lý các tài khoản tài chính trong kinh doanh;

(iii) cạnh tranh làm cho dịch vụ ngân hàng phát triển đa dạng, phong phú từ đó ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, thúc đẩy tiết kiệm của cá nhân, gia đình; (iv) giúp cho các chủ thể kinh tế có thể lựa chọn, tiếp cận được nguồn vốn.

Nhằm thúc đẩy sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM, cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau : (i) Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam; (ii) Làm rõ khái niệm “hợp tác” và cạnh tranh trong hoạt động của các NHTM, các TCTD để làm cơ sở cho việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng.

3.4- Một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, bộ, ngành có liên quan và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.4.1- Đối với Quốc hội


- Sớm sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật thi hành án dân sự theo hướng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xử lý, giải quyết nhanh chóng các tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ.

- Luật NHNN vừa có hiệu lực từ đầu năm 2011, nên đặt vấn đề nghiên cứu xây dựng Luật Ngân hàng Trung ương để thay thế ngay Luật NHNN là chưa khả thi. Tuy nhiên, từ năm 2015 - 2020 trên cơ sở đề xuất của NHNN và Chính phủ, Quốc hội có thể đưa vào chương trình xây dựng


ban hành văn bản quy phạm pháp luật triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Ngân hàng Trung ương để thay thế Luật NHNN (2010) nhằm tạo khung pháp lý cho mô hình Ngân hàng Trung ương theo hướng hiện đại, nâng cao vị thế độc lập, triển khai thực hiện điều hành CSTT lạm phát mục tiêu.

- Nghiên cứu và ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân

hàng.


3.4.2- Đối với Chính phủ, Thủ tướng, bộ ngành có liên quan


* Đối với Chính phủ


- Chỉ đạo việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tập trung về tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của NHNN đối với NHTM, cần xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát thị trường tài chính trực tiếp giữa NHNN và Bộ Tài chính; giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Cơ quan Thanh tra chứng khoán, Cơ quan Thanh tra bảo hiểm (như đã nêu trong giải pháp trên đây) trong đó : xây dựng mạng thông tin giám sát tài chính kết nối trực tuyến giữa các Cơ quan với nhau.

Kiến nghị Chính phủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin tập trung về tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm; đồng thời xây dựng ban hành các quy định về cơ chế vận hành, thu thập, cung cấp, khai thác, lưu giữ cơ sở thông tin dữ liệu.. giữa các cơ quan quản lý, giám sát nói trên.

Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu này tập trung này nên giao cho Cơ quan giám sát tài chính hợp nhất (Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia) quản lý việc truy cập, khai thác và sử dụng thông tin giám sát tài chính.

- Sớm ban hành các nghị định quy định chi tiết luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý của NHNN :


Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Nghị định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật phòng, chống rửa tiền; Nghị định về thanh tra, giám sát ngân hàng thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng, để hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 49, Luật NHNN 2010.

- Ban hành các nghị định quy định về việc xử lý nợ xấu qua VAMC :

Để góp phần thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu qua VAMC, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành các nghị định : Nghị định cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua nợ, tài sản xiết nợ của các NHTM; Nghị định giao cho VAMC có thực quyền trong việc mua bán nợ xấu; Nghị định quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan tham gia bảo đảm việc thu hồi, thu giữ, kiểm kê tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua.

* Đối với Thủ tướng Chính phủ


- Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định : Quyết định quy định tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị trực thuộc cho phù hợp với quy định của Luật NHNN 2010 về Thanh tra, giám sát ngân hàng; Quyết định về Quy chế trao đổi thông tin và phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong các hoạt động giám sát tài chính, đồng thời quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của các Bộ, ngành hữu quan.

* Đối với bộ ngành có liên quan


- Bộ Tư pháp sớm ban hành Thông tư hướng dẫn về bán đấu giá khoản nợ và tài sản đảm bảo, nhằm tạo hành lang pháp lý cho VAMC.


- Tòa án Nhân dân Tối cao có hướng dẫn cho Tòa án Nhân dân các cấp tạo điều kiện cho VAMC trong việc chấp thuận nội dung hợp đồng ủy quyền khởi kiện của VAMC cho NHTM theo hình thức bên được ủy quyền là pháp nhân – NHTM.

3.4.3- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


- NHNN có kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật thi hành án dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong việc cho vay, xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ nhanh.

- Xây dựng Đề án Ngân hàng Trung ương hiện đại.


- Rà soát các quy định tại Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của Thống đốc NHNN về chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để bổ sung, sửa đổi (trong phạm vi thẩm quyền của NHNN) hoặc kiến nghị Thủ tướng bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với Luật NHNN.

- Ban hành các Thông tư quy định : quy trình, thủ tục thanh tra ngân hàng (hướng dẫn Khoản 5, Điều 51, Luật NHNN 2010); quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng (hướng dẫn Khoản 5, Điều 51, Luật NHNN 2010) (thay thế Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999); quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro (theo Khoản 2, Điều 59, Luật NHNN 2010).

- Ban hành Quy định xử lý mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố về phân cấp trách nhiệm thanh tra, giám sát và quan hệ chỉ đạo, điều hành.


3.4.4- Đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt nam


Cần phát huy tích cực hơn nữa vai trò của mình trong việc phối hợp giữa các thành viên để xây dựng các thỏa thuận nhằm tự quản lý thị trường; kết nối mối quan hệ giữa các NHTM với cơ quan quản lý, với khách hàng và giữa các NHTM với nhau nhằm góp phần tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Nghiên cứu để chuyển đổi chức năng của Hiệp hội Ngân hàng thành một tổ chức tự điều tiết nhằm giải quyết tình trạng thị trường hoạt động nhưng chưa có một quy tắc ứng xử. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NHTM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Xuất phát từ những vấn đề lý luận đã được hệ thống hoá ở chương 1, dựa vào phân tích thực trạng của hoạt động của các NHTM ở Việt nam thời gian vừa qua và một số vấn đề đặt ra trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các hoạt động của các NHTM ở chương 2 và xuất phát từ mục tiêu, định hướng, quan điểm phát triển ngân hàng giai đoạn từ nay đến năm 2020, chương 3 của luận án đã đưa ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong thời gian đến.

Một số giải pháp của luận án đều dựa trên cơ sở lý luận, bám sát vào các vấn đề đặt ra trong quản lý của NHNN Việt Nam đối với hoạt động của các NHTM. Để một số giải pháp được thực hiện trên thực tế, cần đáp ứng các điều kiện đã trình bày ở cuối chương 3.


KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về hoạt động quản lý, giám sát của NHTW đối với hoạt động của các NHTM cho thấy hoạt động quản lý, giám sát của NHTW có vai trò quan trọng quyết định trong việc duy trì hệ thống NHTM hoạt động an toàn và lành mạnh.

Sau hơn 25 năm qua, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cung cấp ngày càng đa dạng phong phú các dịch vụ hiện đại, tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, cũng còn không ít tồn tại, hạn chế. Trong số các nguyên nhân làm phát sinh các tồn tại, hạn chế đối với hoạt động của NHTM, có nguyên nhân từ một số bất cập trong quá trình hoạt động quản lý, giám sát của NHNN Việt Nam tác động.

Trên cơ sở phân tích thực tiễn hoạt động quản lý, giám sát của NHNN Việt Nam đối với hoạt động của các NHTM, đề tài đã chỉ ra một số bất cập trong quá trình quản lý, giám sát. Đây là lẽ đương nhiên của bất cứ quá trình quản lý, giám sát nào. Tuy nhiên, nếu không ý thức được các bất cập, tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, giám sát, để từ đó có các giải pháp xử lý phù hợp, thì không những không thực hiện được các mục tiêu chiến lược phát triển hoạt động NHTM lành mạnh, bền vững, mà ngay cả việc duy trì an toàn cũng sẽ khó khăn.

Để hoạt động của các NHTM ở Việt Nam được an toàn, lành mạnh, phát triển bền vững, hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường tài chính - tiền tệ khu vực và thế giới, đề tài có đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của NHNN Việt Nam đối với hoạt động của hệ thống các NHTM.


Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, vì vậy đề tài nghiên cứu của tác giả không sao tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Với tinh thần cầu thị, học hỏi, tác giả mong muốn nhận được sự tham gia góp ý chân tình của Quý thầy, cô, các nhà quản lý, các nhà khoa học để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1- Nguyễn Văn Thầy (1997), “Các giải pháp huy động vốn qua Ngân hàng nhằm phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”, Giải nhì toàn quốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thương Mại Hàn Quốc.

2- “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn Tp.HCM”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2000, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học ngành Ngân hàng (Tác giả Nguyễn Văn Thầy (2003), Thư ký, thành viên đề tài) (Quyết định số 267/QĐ-NHNN ngày 24/03/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam V/v công nhận hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện năm 2000).

3- Nguyễn Văn Thầy (2004), “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, số 3 năm 2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4- Nguyễn Văn Thầy (2004), “Enhancing Performance of Vietnamese Commercial Banks for International Integration”, by Nguyen Van Thay - Economic development Review – 9th year, Number 116, April, 2004.

5- Nguyễn Văn Thầy (2013), “Chính sách tiền tệ năm 2012 : Thành tựu, một số vấn đề đặt ra và giải pháp cho năm 2013”, Tạp chí Ngân hàng, số 2&3 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

6- Nguyễn Văn Thầy (2013), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam - Nhìn lại hơn 15 năm qua và giải pháp”, Tạp chí Ngân hàng, số 24, tháng 12 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt


1. Vũ Thành Tự Anh, Xây dựng Ngân hàng Trung ương hiện đại, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbribght.

2. Báo cáo Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2007 - 2013.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Đánh giá tổng thể tình hình KT-XH Việt Nam sau 5 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội.

4. Lê Thanh Bình (2009), Một số vấn đề Quản lý Nhà nước kinh tế, văn hoá, giáo dục trên thế giới và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Cục Tin học và Thống kê Tài chính - Bộ Tài chính và Trung tâm nghiên cứu kinh tế và phát triển Anh Nguyễn (2011), Báo cáo kinh tế tài chính Việt Nam 2011.

6. Lê Vinh Danh (2005), Chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của NHTW, Nhà Xuất bản Tài chính.

7. Lê Vinh Danh (2006), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà Xuất bản Tài chính.

8. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.

9. Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại, Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.112-114.

10. Dự án Hỗ trợ thương mại Đa biên giai đoạn III (EU-Việt Nam MUTRAP III (2009), Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ tới năm 2020 (CSSSD) và tầm nhìn tới năm 2025, Hà Nội.


11. Đại học Ngân hàng TPHCM - NHTMCP Liên Việt (2008), Tác động chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, TPHCM 12/2008.

12. Châu Giang (2013), “Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo - Những nguy cơ tiềm ẩn”, Hội thảo “Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo: Thực trạng và giải pháp cho thị trường tài chính Việt Nam” ngày 31/7/2013 của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia.

13. Đoàn Thị Thanh Hà, Phan Thị Thuý Diễm (2013), “Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng - Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10 (20) – Tháng 05- 06 năm 2013.

14. Đinh Xuân Hạng (2009), Điều chỉnh và quản lý vĩ mô nền kinh tế của Ngân hàng Trung ương, Học viện Tài chính.

15. Hoàng Trần Hậu, Hoàng Mạnh Cừ (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm ở Việt Nam, Đề tài khoa học.

16. Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2011), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

17. Hoàng Xuân Hòa, Trần Kim Anh (2013) : “Nợ xấu của các TCTD và các giải pháp chiến lược”, Tạp chí Cộng sản điện tử, 19/11/2013.

18. Lê Ngọc Lân (2006), “Đánh giá khái quát về hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí CN kỳ I tháng 4/2006, trang 37.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/04/2022