Nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 17


của danh mục đầu tư này làm giảm tổng giá trị tài sản của các tổ chức tín dụng, giảm năng lực tín dụng (do phải tuân thủ các quy định về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng), từ đó làm giảm thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Thứ sáu, việc sở hữu chéo làm bóp méo (tăng) giá trị doanh nghiệp và giá trị cổ phiếu (bị đội giá trị – double counting). Ngoài ra, việc sở hữu chéo còn có thể dẫn tới tình trạng tăng vốn ảo. Cụ thể, các doanh nghiệp phát hành riêng lẻ cho nhau, hạch toán sở hữu cổ phiếu (bù trừ cho nhau) và không kèm theo việc thanh toán bằng tiền. Thứ bảy, sở hữu chéo còn tác động tiêu cực tới TTCK, đặc biệt tại các DN niêm yết. Lý do là các cổ đông sở hữu chéo thông thường nắm giữ cổ phần của nhau trong một thời gian dài, mà nếu lượng cổ phiếu nắm giữ bởi các cổ đông này quá lớn, phần cổ phiếu tự do chuyển nhượng (free floating shares) còn lại ít thì cổ phiếu đó rất dễ là đối tượng của các hoạt động lạm dụng, thao túng thị trường. Mà đối với các cổ phiếu là đối tượng trong các đợt lạm dụng, thao túng thị trường, thông thường các nhà đầu tư chiến lược sẽ rất e ngại, điều này gây khó khăn trong DN trong việc huy động vốn sau này. Thứ tám, sở hữu chéo nếu phổ cập ở diện rộng, với quy mô lớn và trong một thời gian dài, sẽ làm tích tụ những hạn chế nêu trên và điều này có thể làm trì trệ nền kinh tế do các DN mất động lực cạnh tranh, ít sáng tạo và hạn chế thay đổi kinh doanh, các nguồn vốn của nền kinh tế bị phân bỏ không hợp lý, không hiệu quả, gây lãng phí.

Nhận dạng rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo (SHC &ĐTC) đã khó, việc đo lường rủi ro còn khó hơn nữa. Muốn đo lường được rủi ro SHC &ĐTC điều đầu tiên là phải xác thực được quy mô, khối lượng của loại hình đầu tư này. Đây là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý và giám sát ở mọi nền kinh tế, phát triển cũng như đang phát triển.

Nguồn : Châu Giang (2013), “Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo - Những nguy cơ tiềm ẩn”, Hội thảo Rủi ro sở hữu chéo và đầu tư chéo: Thực


trạng và giải pháp cho thị trường tài chính Việt Nam” ngày 31/7/2013 của Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia.

http://nfsc.gov.vn/tin-tuc/rui-ro-so-huu-cheo-va-dau-tu-cheo-nhung-nguy- co-tiem-an


PHỤ LỤC 3 : Về xử lý nợ xấu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Nhờ sự nỗ lực của toàn hệ thống ngân hàng và sự quan tâm, hỗ trợ, vào cuộc của các cấp, các ngành nên tốc độ gia tăng nợ xấu đã giảm dần từ cuối năm 2012. Theo báo cáo của các TCTD đến cuối tháng 9/2013, tổng số dư nợ xấu toàn hệ thống là 142,33 nghìn tỷ đồng, tăng 23,9 nghìn tỷ đồng (tăng 20,2%) so với cuối năm 2012, tốc độ tăng bình quân 2,2%/tháng (giảm đáng kể so với tốc độ tăng 3,91%/tháng của cùng kỳ năm 2012). Mặc dù tốc độ tăng của nợ xấu đã được kiềm chế, song tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng lên do dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm. Đến cuối tháng 9/2013, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín

dụng là 4,62%, tăng so với mức 4,08% của cuối năm 2012 và 3,07% cuối năm 2011. Các TCTD đã tích cực rà soát, lập danh sách các khoản nợ xấu đủ điều kiện và bán nợ cho VAMC…

Nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam - 17

Mặc dù, các giải pháp xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã bước đầu phát huy hiệu quả, nhưng việc xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc nhiều vào các điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường, trong khi tiêu thụ hàng hoá còn chậm, năng lực tài chính và khả năng trả nợ của DN còn thấp; các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho SXKD, hỗ trợ thị trường BĐS cần phải có thời gian phát huy tác dụng; thị trường BĐS chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ; các giải pháp xử lý nợ xấu triển khai chưa được đồng bộ và phát huy tác dụng đã làm giảm mức độ


lành mạnh tài chính, hiệu quả kinh doanh của TCTD trong ngắn hạn; cơ chế, chính sách xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc, phức tạp, chậm được khắc phục, hoàn thiện để tạo điều kiện thuận lợi cho xử lý nợ xấu; thiếu sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ cho việc xử lý nợ xấu; môi trường kinh doanh không thuận lợi khó thu hút các nguồn vốn đầu tư tài chính cho việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.

Nguồn : Báo cáo số 135/BC-NHNN ngày 11/11/2013 Kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, thứ 4, thứ 5 Quốc hội Khóa XIII; “Mua-bán nợ xấu : Cần khơi thông bằng chính sách quyết liệt hơn”, Thời báo Ngân hàng.


PHỤ LỤC 4 : Tái cấu trúc ngân hàng


Mặc dù NHNN rất tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan trên lộ trình tái cấu trúc các NH yếu kém, nhưng trên thực tế, để xử lý được một NH yếu kém hoàn toàn không hề đơn giản. Thậm chí, ngay sau khi đã thực hiện xong bước đầu tiên về mặt thủ tục hợp nhất, sáp nhập thì còn cả một quá trình dài cơ cấu lại tài chính, nâng cao năng lực đòi hỏi rất nhiều nguồn lực, công sức và con người.…Báo cáo của Chính phủ về tái cơ cấu NH gửi tới Quốc hội vào tháng 11/2012 cho biết, việc xử lý các NHTM yếu kém chậm hơn so với kế hoạch dự kiến. Sự thiếu hợp tác, thậm chí chống đối từ phía cổ đông lớn của các NHTM yếu kém đối với các chính sách, biện pháp tái cơ cấu theo chỉ đạo của NHNN đã gây khó khăn cho quá trình tái cơ cấu hệ thống….Vì thế, NHNN cùng toàn bộ hệ thống phải căng sức để hỗ trợ các NH yếu kém cả thanh khoản, nhân sự, kỹ thuật… để các NH này đứng vững, dần dần ổn định lên. Bên cạnh đó, sự tham gia của các nhà đầu tư mới nhằm thay đổi cổ đông để tạo ra nguồn lực mới bổ


sung cho NH. Những công việc này được âm thầm thực hiện nhưng tạo ra những tiền đề cực kỳ quan trọng cho các tái cơ cấu tiếp theo.

Nguồn:http://vn.news.yahoo.com/t-c-c-u-nh-c-t-nh-063800633-- finance.html


PHỤ LỤC 5 : Pháp luật về ngân hàng


Có thể liệt kê một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ cho NHTM như sau : (i) Đối với Nghị định 163/2006/NĐ-CP : quy định tại Khoản 5, Điều 63 UBND, cấp xã và Cơ quan Công an chưa thực sự hỗ trợ được nhiều hoặc thậm chí còn gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ; Điều 61 vướng mắc về việc xử lý tài sản đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ : cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu phải có phản hồi chính thức từ bên cùng nhận đảm bảo khác thì mới cho phép xử lý tài sản đảm bảo; yêu cầu này sẽ gây khó khăn cho bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên cùng nhận bảo đảm khác là cá nhân, tổ chức nước ngoài đã phá sản, giải thể; Về nhận tài sản thay thế nghĩa vụ trả nợ (gán nợ) : Điều 64b “Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP đã quy định nhưng Bộ luật Dân sự thì chưa đề cập đến trường hợp này và các thông tư, thủ tục cụ thể liên quan thì chỉ hướng dẫn thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho tài sản, mà không có trường hợp nhận chính tài sản thay thế cho nghĩa vụ trả nợ;...(ii) Đối với Luật Thi hành án dân sự năm 2008 : Điều 95 quy định khi đương sự không thoả thuận được về giá và không thoả thuận được việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá thì chấp hành viên được chỉ định tổ chức thẩm định giá, nhưng Điều 99 quy định việc định giá lại được thực hiện khi đương sự có yêu cầu định giá lại trước khi thông báo công khai về việc bán


đấu giá tài sản;…(iii) Thực tiễn xử lý nợ cho thấy NHTM phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ, nhưng nếu không đem lại hiệu quả thì khởi kiện ra Toà để thu hồi nợ, nhưng quá trình này thường mất nhiều thời gian và chi phí của NHTM...

Nguồn : Trương Thanh Đức (2013), Bình luận về những bất cập của pháp luật giao dịch bảo đảm

http://www.basico.com.vn/vi-VN/News/2013/11/845/178-Binh-luan-ve- nhung-bat-cap-cua-phap-luat-giao-dich-bao-dam-BTP.aspx


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


Tác giả luận án


Nguyễn Văn Thầy


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1- Tính cấp thiết của đề tài 1

2- Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3

3- Mục đích nghiên cứu của đề tài 10

4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5- Phương pháp nghiên cứu đề tài 11

6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 12

7- Kết cấu của đề tài 12

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 13

1.1- Tổng quan về Ngân hàng Trung ương và hoạt động của các Ngân hàng thương mại 13

1.1.1- Ngân hàng Trung ương 13

1.1.2- Hoạt động của các Ngân hàng thương mại 19

1.2- Quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 34

1.2.1- Khái niệm về quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 34

1.2.2- Sự cần thiết khách quan quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 36

1.2.3- Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 38

1.2.4- Mục tiêu, nội dung và phương pháp quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với các hoạt động của Ngân hàng thương mại 40

1.3- Hiệu quả quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 46

1.3.1- Khái niệm về hiệu quả quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 46

1.3.2- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 47

1.3.3- Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 56

1.4- Kinh nghiệm của Ngân hàng Trung ương một số nước trên thế giới về quản lý đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 58

1.4.1- Tổ chức bộ máy quản lý, giám sát đối với hoạt động Ngân hàng thương mại 59

1.4.2- Môi trường pháp lý 61

1.4.3- Công cụ, chính sách quản lý đối với hoạt động Ngân hàng thương mại 61

1.4.4- Thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại 63

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 67

2.1- Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các Ngân hàng thương mại 67

2.1.1- Môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng 67

2.1.2- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sự hình thành, phát triển và các hoạt động chủ yếu 73

2.1.3- Hoạt động của hệ thống các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

..............................................................................................................78

2.2- Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 107

2.2.1- Tình hình xây dựng chiến lược phát triển đối với hoạt động Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 107

2.2.2- Về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 109

2.2.3- Tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 111

2.2.4- Về sử dụng công cụ chính sách tiền tệ trong quản lý, điều tiết đối với hoạt động Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 113

2.2.5- Công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 114

2.3- Đánh giá chung về hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 117

2.3.1- Những kết quả đạt được 117

2.3.2- Một số vấn đề đặt ra trong quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 119

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 129

3.1- Mục tiêu, định hướng nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

...............................................................................................................129

3.1.1- Mục tiêu 129

3.1.2- Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam 130

3.1.3- Cơ hội, thách thức trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam

............................................................................................................136

3.2- Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các NHTM ở Việt Nam 138

3.3- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ...140 3.3.1- Giải pháp tập trung xử lý, giải quyết nợ xấu 140

3.3.2- Giải pháp đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hệ thống NHTM. 143

3.3.3- Giải pháp hoạch định chiến lược phát triển Ngành ngân hàng giai đoạn từ nay đến năm 2020 145

3.3.4- Giải pháp tiếp tục nâng cao vị thế độc lập; hoàn thiện cấu trúc tổ chức quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước theo hướng Ngân hàng Trung ương hiện đại 146

3.3.5- Giải pháp xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của các NHTM và quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 150

3.3.6- Giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ trong việc quản lý, điều tiết đối với hoạt động của hệ thống các NHTM 151

3.3.7- Giải pháp về xử lý sở hữu chéo trong hệ thống các Ngân hàng thương mại 156

3.3.8- Giải pháp hoàn thiện cơ chế thanh tra, giám sát đối với hoạt động NHTM 158

3.3.9- Giải pháp củng cố và phát triển thị trường tiền tệ 169

3.3.10- Giải pháp về thúc đẩy sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa

các NHTM 171

3.4- Một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, bộ ngành có liên quan và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 172

3.4.1- Đối với Quốc hội 172

3.4.2- Đối với Chính phủ, Thủ tướng, bộ ngành có liên quan 173

3.4.3- Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 175

3.4.4- Đối với Hiệp hội Ngân hàng Việt nam 176

KẾT LUẬN 177

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 179

TÀI LIỆU THAM KHẢO 180

PHỤ LỤC 1 : Uỷ ban Basel 184

PHỤ LỤC 2 : Sở hữu chéo và đầu tư chéo 190

PHỤ LỤC 3 : Về xử lý nợ xấu 195

PHỤ LỤC 4 : Tái cấu trúc ngân hàng 196

PHỤ LỤC 5 : Pháp luật về ngân hàng 197


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

(Association of Southeast Asian Nations)

CSTT Chính sách tiền tệ

DN Doanh nghiệp

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro

GDP Gross Domestic Product HĐQT Hội đồng quản trị

IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHNNVN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNNg Ngân hàng nước ngoài

NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam NHTW Ngân hàng Trung ương

QTDND Quỹ tín dụng nhân dân ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SXKD Sản xuất kinh doanh

TCTD Tổ chức tín dụng

UBGSTCQG Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia USD Đô la Mỹ

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VND Đồng Việt Nam

WB Ngân hàng Thế giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa

Xem tất cả 147 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí