Đánh Giá Của Khách Hàng Về Nlct Của Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Hueitc Bằng Kiểm Định One – Sample T – Test


Kiểm tra giả định về hiện tượng đa cộng tuyến (tương quan giữa các biến độc lập) thông qua giá trị của độ chấp nhận (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì thực tế các bài nghiên cứu có thang đo và bảng hỏi sử dụng thang đo Likert thường so sánh VIF với 2.

Mô hình hồi quy được viết lại như sau:

NLCT=0.198+0.308*CLDT+0.243*GC+0.328*NS+0.324*MAR+0.311*TH

Kiểm định giả thuyết

Giả thuyết H1: Nhân tố “Chất lượng đào tạo” có mối quan hệ đồng biến với

năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy, khi nhân tố “Chất lượng đào tạo, luyện thi” tăng 1 đơn vị thì Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tăng 0.308. Trong kiểm điinh giá trị sig = 0.000<0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng Chất lượng đào tạo, luyện thi càng tốt thì NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học càng cao.

Giả thuyết H2: Nhân tố “Gía cả” có mối quan hệ đồng biến với năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy, khi nhân tố “Gía cả” tăng 1 đơn vị thì Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tăng 0.243. Trong kiểm điinh giá trị sig = 0.000<0.05 nên ta cháo nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng Gía cả càng phù hợp thì NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học càng cao.

Giả thuyết H3: Nhân tố “Nguồn nhân sự” có mối quan hệ đồng biến với năng

lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy, khi nhân tố “Nguồn nhân sự” tăng 1 đơn vị thì Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tăng 0.328. Trong kiểm điinh giá trị sig = 0.000<0.05 nên ta cháo nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng Nguồn nhân lực càng có kinh nghiệm thì NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học càng cao.


- Giả thuyết H4: Nhân tố “Năng lực Marketing” có mối quan hệ đồng biến với

năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy, khi nhân tố “Năng lực Marketing” tăng 1 đơn vị thì Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tăng 0.324. Trong kiểm điinh giá trị sig = 0.000<0.05 nên ta cháo nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng Năng lực Marketing càng tốt thì NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học càng cao.

Giả thuyết H5: Nhân tố “Thương hiệu” có mối quan hệ đồng biến với năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Từ mô hình hồi quy ta có thể thấy, khi nhân tố “Thương hiệu” tăng 1 đơn vị thì Năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tăng 0.311. Trong kiểm điinh giá trị sig = 0.000<0.05 nên ta cháo nhận giả thuyết H1. Như vậy với mức ý nghĩa 5% ta khẳng định rằng Thương hiệu càng có tiếng thì NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học càng cao.

Mô hình hiệu chỉnh sau phân tích hồi quy

Sau phân tích hồi quy, mô hình nghiên cứu không có sự thay đỏi và giống với mô hình đề xuất ban đầu.


Chất lượng đào tạo

Giá cả

Nguồn nhân lực

Năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ITC

Năng lực Marketing

Thương hiệu

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích hồi quy


2.4.5. Đánh giá của khách hàng về NLCT của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC bằng kiểm định One – sample T – Test

Đối với Chất lượng đào tạo

Bảng 2.26: Đánh giá của khách hàng về chất lượng đào tạo, luyện thi



Biến quan sát


Giá trị kiểm định (Test Value)


Giá trị trung bình (Mean)


Sig. (2-tailed)

CLDT1

4

3.80

0.059

CLDT2

4

3.26

0.000

CLDT3

4

3.45

0.000

CLDT4

4

3.63

0.001

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC - 9


(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS)


Với mức ý nghĩa α = 0.05

+ Sig 0.05: Bác bỏ giả thiết Hₒ, chấp nhận giả thiết H₁

+ Sig > 0.05: Chấp nhận giả thiết Hₒ Giả thiết:

+ Hₒ: µ = 4 (Sig. 2-tailed > 0.05): Khách hàng hoàn toàn đồng ý

+ H: µ ≠ 4 (Sig. 2-tailed < 0.05): Dựa vào giá trị trung bình để đánh giá cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh của trung tâm Anh ngữ.

Nhìn vào bảng trên ta thấy với các tiêu chí như CLDT2, CLDT3, CLDT4 tức là: “Các hình thức ôn tập có đa dạng, phong phú”; “Chất lượng các chương trình, khóa ôn tập và tổ chức thi Tin học và Ngoại ngữ tại trung tâm”; “Chương trình học đào tạo luyện thi luôn được đổi mới.”; “Trung tâm luôn giữ được lòng tin của học viên và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa học viên và trung tâm” có mức ý nghĩa Sig < 0.05, bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. Còn biến quan sát CLDT1 tức là “Thời gian đăng ký các khóa ôn và thi Tin học và Ngoại ngữ tại trung tâm nhanh” có mức ý nghĩa sig > 0.05, vì vậy chấp nhận giả thiết H0. Ngoài ra các biến quan sát của biến CLDT đều có


mức giá trị trung bình < 4, cho thấy đa số khách hàng điều tra đều chọn ở mức Trung lập, chưa Đồng ý về chất lượng đào tạo, luyện thi của trung tâm.

Đối với Gía cả

H0: Đánh giá của khách hàng về yếu tố giá cả = 4

H1: Đánh giá của khách hàng về yếu tố giá cả # 4

Bảng 2.27: Đánh giá của khách hàng về giá cả



Biến quan sát


Giá trị kiểm định (Test Value)


Giá trị trung bình (Mean)


Sig. (2-tailed)

GC1

4

3.91

0.356

GC2

4

3.95

0.551

GC3

4

3.74

0.007

GC4

4

3.70

0.004

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS) Nhìn vào bảng trên, ta thấy có 2 biến quan sát là “GC1”, “GC2”, tức là “Học phí tương xứng với chất lượng tổ chức ôn tập và luyện thi của trung tâm”; “Học phí các khóa thi linh hoạt phù hợp nhu cầu và thu nhập của học viên” với mức ý nghĩa Sig >

0.05 chấp nhận giả thiết H0. Với 2 biến quan sát “GC3”, “GC4” tức là “Học phí luôn có các chương trình ưu đãi đối với từng đối tượng học viên khi đăng ký hồ sơ theo nhóm”; “Mức học phí cạnh tranh so với các đối thủ” với mức ý nghĩa sig < 0.05, bác bỏ H0 chấp nhận H1. Tuy nhiên, cả 4 biến quan sát có giá trị trung bình < 4, tức là nằm dưới mức đồng ý, cho nên giá cả mà Trung tâm đưa ra chưa thực sự phù hợp với những gì mà trung tâm mang lại cho khách hàng.

Đối với Nguồn nhân sự

+ Hₒ: µ = 4 (Sig. 2-tailed > 0.05): Khách hàng hoàn toàn đồng ý

+ H: µ ≠ 4 (Sig. 2-tailed < 0.05): Dựa vào giá trị trung bình để đánh giá cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh của trung tâm.


Bảng 2.28: Đánh giá của khách hàng về nguồn nhân sự



Biến quan sát


Giá trị kiểm định (Test Value)


Giá trị trung bình (Mean)


Sig. (2-tailed)

NS1

4

3.84

0.128

NS2

4

3.84

0.056

NS3

4

3.71

0.005

NS4

4

3.38

0.000

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS)

Các biến quan sát NL1, NL2 tức là “Nguồn nhân sự của trung tâm đã được qua đào tạo về chuyên môn và kỹ thuật”; “Nhân sự của trung tâm giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh một cách nhanh chóng và kịp thời” với mức ý nghĩa sig>0.05, vì vậy chấp nhận H0. Còn biến quan sát NL3, NL4 tức là “Nhân sự của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC rất thân thiện, nhiệt tình và giải đáp mọi thắc mắc của học viên”; “Ban giám đốc sử dụng và quản lý nhân viên nhân viên một cách hiệu quả” với mức ỹ nghĩa Sig < 0.05, vì vậy bác bỏ H0, chấp nhận H1. Các biến quan sát trên đều nằm dưới mức đồng ý, cho thấy đa số khách hàng còn chưa đồng ý về nhân viên của Trung tâm.

Đối với Năng lực Marketing

+ Hₒ: µ = 4 (Sig. 2-tailed > 0.05): Khách hàng hoàn toàn đồng ý

+ H: µ ≠ 4 (Sig. 2-tailed < 0.05): Dựa vào giá trị trung bình để đánh giá cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh của trung tâm.

Bảng 2.29: Khách hàng đánh giá về Năng lực Marketing



Biến quan sát

Giá trị kiểm định (Test Value)

Giá trị trung bình (Mean)


Sig. (2-

tailed)

MAR1

4

3.91

0.366

MAR2

4

3.86

0.197

MAR3

4

3.74

0.018

MAR4

4

3.68

0.002

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS)


Các biến quan sát “MAR1”, “MAR2” tức là “Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học luôn đảm bảo các khóa thi cho học viên khi có nhu cầu”; “Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC có khả năng phản ứng tốt với đối thủ.” với mức ý nghĩa Sig>0.05, vì vậy chấp nhận H0. Còn 2 biến quan sát “MAR3”, “MAR4” tức là “Các hoạt động quảng cáo, truyền thông tin một cách dễ tiếp cận cho học viên, hoạt động chăm sóc học viên tốt”; “Trung tâm luôn giữ được lòng tin của học viên và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa học viên và trung tâmvới mức ý nghĩa Sig < 0.05, vì vậy bác bỏ H0 chấp nhận H1. Tuy nhiên, giá trị trung bình của các biến quan sát đều nằm trên mức 3 và dưới mức 4, cho thấy phần lớn khách hàng đều chọn ở mức trung lập và dưới sự đồng ý.

Đối với Thương hiệu

+ Hₒ: µ = 4 (Sig. 2-tailed > 0.05): Khách hàng hoàn toàn đồng ý

+ H: µ ≠ 4 (Sig. 2-tailed < 0.05): Dựa vào giá trị trung bình để đánh giá cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh của trung tâm.

Bảng 2.30: Đánh giá của khách hàng về Thương hiệu



Biến quan sát


Giá trị kiểm định (Test Value)


Giá trị trung bình (Mean)


Sig. (2-tailed)

TH1

4

4.12

0.238

TH2

4

3.87

0.184

TH3

4

3.71

0.010

TH4

4

3.76

0.019

(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS)

Với các biến quan sát “TH1”, “TH2” tức là “Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học luôn đảm bảo sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm đối với học viên”; “Anh (chị) cảm thấy Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học có nhiều người biết đến” với mức ý nghĩa sig>0.05, vì vậy chấp nhận giả thuyết H0. Hai biến quan sát “TH3”, “TH4” tức là “Anh (chị) cảm thấy rằng Trung tâm có phong cách hoạt động tốt”; “Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo” mới mức ý nghĩa Sig < 0.05, vì vậy chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0. Ở biến này, chỉ có


biến quan sát TH có giá trị trung bình lớn hơn 4, tức là khách hàng đồng ý về biến quan sát này. Tuy nhiên, các biến quan sát còn lại đều nằm dưới mức 4 và trên mức 3, tức là khách hàng các ý kiến này trung lập chứ chưa đồng ý.

Đối với Năng lực cạnh tranh

+ Hₒ: µ = 4 (Sig. 2-tailed > 0.05): Khách hàng hoàn toàn đồng ý

+ H: µ ≠ 4 (Sig. 2-tailed < 0.05): Dựa vào giá trị trung bình để đánh giá cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh của trung tâm.

Bảng 2.31: Đánh giá của khách hàng về Năng lực cạnh tranh



Biến quan sát

Giá trị kiểm định (Test

Value)

Giá trị trung bình

(Mean)

Sig. (2-

tailed)

NLCT1

4

3.82

0.000

NLCT2

4

3.71

0.000

NLCT3

4

3.64

0.000


(Nguồn: Phân tích số liệu điều tra bằng SPSS)

Với các biến quan sát “NLCT1”, “NLCT2”, “NLCT3” tức là “Anh (chị) cảm thấy Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC đang cạnh tranh tốt so với các Trung tâm cùng ngành trên địa bàn”; “Anh (chị) thấy vị trí, hình ảnh của Trung tâm trên thị trường có nổi trội.”; “Anh (chị) cho rằng Trung tâm có khả năng ổn định và phát triển bền vững trong tương lai” với mức ý nghĩa Sig < 0.05, vì vậy bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Các biến quan sát của NLCT có giá trị trung bình đều nằm dưới mức 4, cho thấy khách hàng chưa đồng ý về NLCT của Trung tâm.

2.4.6. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC đã hoạt động từ rất lâu nên số lượng người đến trung tâm rất nhiều, đã tạo nên được sự tin tưởng của khách hàng, của các đối tác, cùng với sự nỗ lực các bộ phận nhân sự trong trung tâm nên trung tâm đã gặt hái được nhiều thành quả lớn.


Qua kết quả đánh giá One Sample T-test cho thấy, hầu hết các biến quan sát của biến CLDT, GC, NS, NLM, TH, NLCT đều có mức giá trị trung bình trên 3 và dưới 4, cho thấy hầu hết khách hàng chỉ chọn ở mức trung lâp và dưới mức đồng ý. Điều này cho thấy khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm, dịch vụ, mức giá, về nhân sự, về thương hiệu và cả năng lực Marketing của Trung tâm. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh của Trung tâm vẫn còn rất kém, vì vậy chúng ta cần phải đưa ra các giải pháp giúp Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để đứng vẫn trên thị trường khốc liệt.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 06/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí