Định Hướng Phát Triển Của Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Hueitc Mục Tiêu Chung


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đề tài đã khái quát được những đặc điểm về thông tin, cơ cấu nhân lực, tình hình kinh doanh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh đã nêu trên, đề tài đã tìm hiểu và phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của trung tâm. Kết quả đánh giá của khách hàng thông qua bảng hỏi, số liệu điều tra được tác giả phân tích, xử lý số liệu, kiểm định và phân tích hồi quy về năng lực cạnh tranh, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh của trung tâm từ đó có thể đề ra giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm để nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC ở chương 3.


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ - TIN HỌC HUEITC

3.1. Định hướng phát triển của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC Mục tiêu chung

Phấn đấu xây dựng Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC phát triển về mọi mặt, trở thành thương hiệu lớn, uy tín, tạo niềm tin đối với khách hàng.

Chiến lược phát triển trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Phát triển cơ sở máy móc trong trung tâm để tự tổ chức thi ứng dụng Công nghệ thông tin tạ trung tâm

Mở thêm các khóa ôn và thi B1 sinh viên, chứng chỉ B1 tự do, chứng chỉ B2 tự do để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HUEITC - 10

Tích cực khai thác thị trường và mở rộng thêm thị trường tiềm năng vào các tỉnh miền Bắc và miền Nam

Nghiên cứu, áp dụng các chương trình khuyến mãi đi kèm để kích cầu, thu hút khách hàng

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC

3.2.1. Cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo

Để cải thiện và nâng cao chất lượng đào tạo, luyện thi trung tâm Ngoại ngữ - Tin học cần thực hiện:

Dựa vào kết quả kiểm định One Sample T – test cho thấy tất cả các biến quan sát đề có giá trị trung bình trên mức 3 dưới mức 4, tức là trên mức trung lập nhưng dưới mức đồng ý vì vậy trung tâm cần tập trung nghiên cứu, tìm ra các phương pháp giảng dạy, ôn thi hiệu quả nhất. Tiếp tục đẩy mạnh các phương pháp cốt lỗi, đa dạng hóa hình thức ôn tập để phù hợp với hình thức thi của các khóa thi, các hình thức ôn tập phải thay đổi linh hoạt theo cấu trúc đề thi của từng khóa.

Với các ý kiến: “Thời gian đăng ký các khóa ôn và thi Tin học và Ngoại ngữ tại trung tâm”; “Chất lượng các chương trình, khóa ôn tập và tổ chức thi Tin học và Ngoại ngữ tại trung tâm”; “Chương trình học đào tạo luyện thi luôn được đổi mới.” có giá trị


trung bình chỉ nằm ở mức trung lập và dưới đồng ý (giá trị trung bình cao nhất trong tất ả các ý kiến là 3.80), vì vậy trung tâm cần phải tập trung hoàn thiện hơn các ý kiến này bằng cách luôn luôn đổi mới chương trình luyện thi với chất lượng tốt nhất.

Trung tâm cần phải thúc đẩy thời gian đăng ký các khóa ôn và thi Ngoại ngữ Tin học, chốt hồ sơ nhanh, liên tục. Bộ phận Chuyên viên tư vấn phải thường xuyên nhắc nhờ học viên về các thủ tục có trong hồ sơ, tránh làm mất thời gian của học viên.

3.2.2. Cải thiện chính sách giá

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng, là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của Trung tâm. Cùng với sự phát triển của kinh tế, các đối thủ mọc lên ngày càng nhiều, thì việc khách hàng so sánh giá giữa các trung tâm Ngoại ngữ Tin học là điều vô cùng hiển nhiên.

Dựa vào kết quả kiểm định One Sample T –test cho thấy có 2 ý kiến “Học phí tương xứng với chất lượng tổ chức ôn tập và luyện thi của trung tâm”; “Học phí các khóa thi linh hoạt phù hợp nhu cầu và thu nhập của học viên” có giá trị trung bình gần bằng 4 (3.94), có thể nói rằng đa số khách hàng đồng ý với 2 ý kiến trên, tuy nhiên trung tâm cũng cần phải nổ lực cải thiện chính sách giá để phù hợp hơn với chất lượng luyện thi của mình và phù hợp với nhu cầu của học viên. Ý kiến “Mức học phí cạnh tranh so với các đối thủ” có giá trị trung bình thấp nhất (3.70) nằm ở mức trung lập dưới đồng ý, cho thấy Trung tâm cần tập trng theo dòi chính sách giá của đối thủ cạnh tranh và từ đó có chính sách điều chỉnh mức giá phù hợp. Có như vậy thì trung tâm mới có thể cạnh tranh giá với các đối thủ trên thị trường khốc liệt.

Trung tâm cần phải chú ý hơn trong việc đưa ra chính sách giá, phải kịp thời điều chỉnh mức giá của các khóa thi phù hợp với nhu cầu của các học viên. Ngoài ra trung tâm cần có các chính sách ưu đãi giá đối với các học viên đăng ký cùng nhóm và các học viên đăng ký hồ sơ 2 khóa thi liên tục (khóa thi Tin học và khóa thi Ngoại ngữ).

Dù chính sách giá có thay đổi như thế nào, thì trung tâm phải luôn đảm bảo uy tín cho học viên.

3.2.3. Cải thiện chính sách nguồn nhân lực

Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy đây là nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất

đến năng lực cạnh tranh của Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học HueITC.


Nhân sự là người duy nhất mang khách hàng đến với Trung tâm, ngoài việc nhân viên có kinh nghiệm thì thái độ cũng là một trong các yếu tố làm cho khách hàng có sự lựa chọn giữa trung tâm với đối thủ.

Dựa vào kết quả kiểm định One sample T –test cho thấy ý kiến “Ban giám đốc sử dụng và quản lý nhân viên nhân viên một cách hiệu quả” có mức giá trị trung bình thấp nhất (3.38), vì vậy, ban giám đốc của trung tâm nên có chính sách sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả hơn.

Nguồn nhân lực phải có sự đào tạo trước khi vào làm nhân viên chính thức, ngoài các kiến thức, kinh nghiệm thì trung tâm cần theo dòi và kiểm tra thái độ của nhân viên đối với khách hàng. Khách hàng là người mang lại doanh thu cho trung tâm, là người trả lương cho nhân viên, vì vậy, nguồn nhân lực phải nhiệt tình, thân thiện mới có được khách hàng.

Trung tâm cần phải có chính sách tuyển dụng thêm nhân sự để việc tuyển sinh ngày càng mở rộng thêm các thị trường lân cận.

3.2.4. Cải thiện chính sách năng lực marketing

Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động marketing, tuyên tryền, quảng bá để khách hàng nhận biết đến thương hiệu nhiều hơn. Chủ động hơn trong việc liên lạc với khách hàng có nhu cầu, hẹn gặp họ để tư vấn rò hơn về các khóa thi tại trung tâm.

Phải biết tận dụng khách hàng cũ để họ giới thiệu khách hàng mới cho trung tâm, đây là hoạt động marketing hiệu quả nhất vì đa số khách hàng tin tưởng các Feedback của khách hàng cũ đã đăng ký hồ sơ thi tại trung tâm. Vì vậy nếu như có một khách hàng này giới thiệu cho một khách hàng khác thì bước đầu bạn đã thành công về chiến lược này.

Tham gia vào các chương trình tình nguyện vì cộng đồng, các hoạt động thiện nguyện cho các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các hoạt động tuyển sinh tại các trường Đại học trên địa bàn và các tỉnh lân cận… Nhằm tạo ấn tương tốt trong mắt khách hàng đồng thời đây cũng là cách để trung tâm giới thiệu sản phẩm của mình đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng.


3.2.5. Cải thiện chính sách thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố đi đến quyết định mua của khách hàng, vì vậy, trung tâm cần phải tập trung duy trì và đổi mới các yếu tố như sau:

Quản trị hình ảnh: Hình ảnh, slogan khi truyền đạt tới tai khách hàng cũng phải đồng bộ, vì vậy trung tâm cần bàn bạc đăng tải những hình ảnh phù hợp vì hình ảnh như là bộ mặt của trung tâm. Bên cạnh đó, cần theo dòi những ý kiến của khách hàng để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung về những thiếu sót trong hình ảnh và slogan. Xây dựng Website với nhiều hình ảnh về logo, slogan, tạo ra các thông điệp ấn tượng, hấp dẫn để lôi kéo khách hàng, ngoài ra trung tâm nên đăng tải các hình ảnh, các câu trạng thái phù hợp với cảm nhận của những học viên còn thiếu chứng chỉ lên các trang fanpage… Theo nghiên cứu của Forrester: “có đến hơn 60% lượng khách hàng truy cập trực tuyến đến từ video”. Đa phần khách hàng thích nghe hơn đọc, vì thế trung tâm nên thường xuyên đăng tải các video quảng bá về sản phẩm cũng như thương hiệu ITC.

Ngoài ra, trung tâm cần phải thu thập mức độ hài lòng của khách hàng để kịp thời thay đổi, cải tiến.

Cần phối hợp chặt chẽ, hài hòa các yếu tố trên thị trường thì thương hiệu của trung tâm mới được công nhận.


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC” em nhận ra rằng đây là vấn đề mà trung tâm cần phải quan tâm hàng đầu mang tính thực tiễn cao đối với các Trung tâm ngoại ngữ nói chung và các công ty nói riêng vì yếu tố này quyết định đến khả năng tồn tại trên thị trường khi mà các đổi thủ mọc lên ngày càng nhiều. Vấn đề này luôn được đề cập, diễn ra liên tục và xuyên suốt trong quá trình kinh doanh của trung tâm cho nên bộ phận giám đốc cũng như tổng thể nhân viên cần phải tập trung đến.

Nhận thức được tầm quan trọng của đề tài, em đã cố gắng nỗ lực để đưa ra được thực trạng của trung tâm vào giai đoạn 2017 đến quý thứ 3 của năm 2020. Bài nghiên cứu đã nêu ra được những nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh của trung tâm, trong đó có các nhân tố ảnh hưởng rất lớn như: Chất lượng đào tạo, luyện thi; Giá cả; Nguồn nhân lực; Năng lực marketing; Thương hiệu. Từ đó đề xuất cái giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC.

Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu không nhiều, phạm vi nghiên cứu còn hạn chế sẽ không tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy em mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy cô, các anh chị tại trung tâm Ngoại ngữ - Tin học HueITC và các bạn sinh viên để em có thể hoàn thiện hơn về tài của mình.

2. Một số kiến nghị

Kiến nghị với cơ quan nhà nước

- Cơ quan nhà nước tiếp tực xây dựng, hoàn thiện ban hành hệ thống luật pháp, đồng bộ, ổn định lâu dài, phù hợp với nền kinh tế thị trường và cam kết quốc tế. Hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh của các Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học cần được ban hành nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ.

- Đề nghị cải cách hành chính, nghĩa vụ nộp thuế phải được thắt chặt để tránh hoạt động kinh doanh lậu, làm mất uy tín cho các Trung tâm Ngoại ngữ trên thị trường


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức

2. Giáo trình Marketing Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Trung Vãn làm chủ biên

3. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

4. Bộ GD & ĐT, thống kê giáo dục tường xuyên, 2019

5. Đào Duy Hân, 2007, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 2, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình thực hiện cam kết WTO”

6. Michael E.Porter (2016), “ Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

7. Trần Thị Nguyệt, Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 2007 – 2010.

8. Nguyễn Thị Thu Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thông qua hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (CRM) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

9. Theo từ điển Longman của Anh (Tr20)

10. Lê Đăng Doanh (2003) trong tác phẩm Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập

11. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003) trong tác phẩm Thị trường, chiến lược, cơ cấu

12. Trung Hiếu – Lương Trọng, Vai trò của ngoại ngữ trong hội nhập và phát triển, 2016

13. Michael E.Porter (2016), “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội

14. Michael E.Porter, Dương Ngọc Dũng (2009), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết”, Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh


15. Tác giả Tsai, Song và Wong (2009), “Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch và khách sạn”

16. Kim, H & Kim, W. G. (2005), “The relationship between brand equity and firms” performance in luxyry hotels and chain restaurants, Tourism Management, 26(4). 549 – 560

17. Đoàn Thị Thúy Kiều (Sinh viên đại học Kinh tế Huế), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitour tại Đà Nẵng”

18. Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (Sinh viên Đại học Kinh tế Huế), Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang của Công ty cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế

19. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp (Nguồn: https://luanvanviet.com/mot-so-tieu-chi-danh-gia-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep/)

20. NGUYỄN THÀNH LONG “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH BẾN TRE” (Nguồn: https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/nghien-cuu-cac-yeu-to-anh-huong-den-nang-luc-canh-tranh-cua-doanh-nghiep-du-lich-ben-tre-tt-1-994914.html)

21. Review, Assistant và Dubrovnik (2013), “NLCT của các doanh nghiệp lữ hành tại thị trường Châu Âu”

22. Singapore Management Review, Vol 26, No. 1, (2004) p. 45-61“Competitiveness of Firms: Review of Theory, Frameworks and Models” https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2146487

23. Vũ Thị Hoa Khánh (2014) trong luận văn Thạc sỹ kinh tế “Năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm BSH Thái Nguyên”

24. Phạm Thu Hương (2017) trong luận án Tiến sỹ “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội”

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/07/2022