Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - 2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Công thức tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của NHTM 46

Bảng 3.1: Huy động vốn của Techcombank 66

Bảng 3.2: Dư nợ cho vay của Techcombank 69

Bảng 3.3: Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank 75

Bảng 3.4: Mạng lưới hoạt động của Techcombank 75

Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank 81

Bảng 3.6: Cơ cấu thu nhập của Techcombank 81

Bảng 3.7: Cơ cấu chi phí hoạt động của Techcombank 82

Bảng 3.8: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng 87

Bảng 3.9: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) các NHTM Việt Nam 88

Bảng 3.10: Tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM) của các NHTM Việt Nam 88

Bảng 3.11: Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi (NII) của các NHTM Việt Nam 89

Bảng 3.12: Tỷ trọng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của Techcombank 91

Bảng 3.13: Thứ tự xếp hạng nộp thuế TNDN của các ngân hàng 91

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân đầu người của các ngân hàng 93

Bảng 3.15: Hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam 101

Bảng 3.16: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của Techcombank 102

Bảng 3.17: Hiệu suất sử dụng vốn huy động để cho vay của các ngân hàng 102

Bảng 3.18: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của các NHTM Việt Nam 103

Bảng 3.19: Danh sách giải thưởng thương hiệu của Techcombank 104

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển của cả nước 115

Bảng 4.2: Dự báo nhu cầu đầu tư giai đoạn 2015-2020 135

Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực cho Techcombank 144

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


1. Tiếng Việt

ACB

: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

BIDV

: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

EIB

: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu

HSBC

: Ngân hàng Hongkong và Thượng Hải

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

TMCP

: Thương mại cổ phần

Sacombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Eximbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu

TCTD

: Tổ chức tín dụng

Techcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương

VCB

: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

VIB

: Ngân hàng thương mại cổ phẩn quốc tế

SHB

: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội

Vietcombank

: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Vietinbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Vpbank

: Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

TNDN

: Thu nhập doanh nghiệp

2.Tiếng Anh


ATM

: Máy rút tiền tự động

CAR

: Hệ số an toàn vốn

FDI

: Vốn đầu tư trực tiếp

GATS

: Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

ROA

: Suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

WB

: Ngân hàng thế giới

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - 2



1. Lý do lựa chọn đề tài‌

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước đổi mới mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ cũng như các sản phẩm, công nghệ ngân hàng không ngừng được nâng cao. Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa, ngân hàng nước ngoài cũng hoạt động ở Việt Nam, có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển hệ thống ngân hàng trong nước nói riêng. Các ngân hàng nước ngoài thường có vốn lớn, trình độ quản trị tốt hơn và hoạt động kinh doanh cũng hiệu quả hơn. Vì thế, ngay trên sân nhà các ngân hàng thương mại của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế uy tín như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, về cơ bản hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn kém xa so với ngân hàng thương mại các nước phát triển.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ khi thành lập (1993) đến nay đã dần khẳng định là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (100% cổ phần) lớn với thương hiệu mạnh, ưu thế về lĩnh vực bán lẻ. Trong giai đoạn vừa qua, Techcombank đã đạt được nhiều thành tựu về kết quả kinh doanh cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa cao và thiếu bền vững. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam cũng như bối cảnh hệ thống ngân hàng đang tái cơ cấu mạnh mẽ, việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Techcombank có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào, nhất là dưới dạng một luận án tiến sĩ về nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng thương mại cổ phần cũng như đối với Techcombank.

Xuất phát từ tình hình nêu trên, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển. Việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh của Techcombank là một đòi hỏi cấp thiết nhằm đưa ra những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank, góp phần nâng


cao vị thế, năng lực cạnh tranh của ngân hàng này nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1. Về mặt lý luận

Làm rõ những vấn đề lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh đối với ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam; đề xuất hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần trong bối cảnh toàn cầu hóa.

2.2. Về mặt thực tiễn

Vận dụng những vấn đề lý luận, hệ thống chỉ tiêu đề xuất để tiến hành đánh giá hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong giai đoạn 2010 – 2014 (bao gồm những mặt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại). Từ đó đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong bối cảnh toàn cầu hóa.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về mặt thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2010 – 2014 và tầm nhìn tới 2020.

+ Về mặt không gian: Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam trên phạm vi lãnh thổ cả nước.

+ Về mặt khoa học: Nghiên cứu cả mặt lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh, các yếu tố chi phối hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam và trong bối cảnh toàn cầu hóa. Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận liên quan và dựa vào kết quả đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng phát triển và giải pháp nâng cao


hiệu quả kinh doanh của Techcombank đến 2020 trong bối cảnh toàn cầu hóa.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp tiếp cận

Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu (hiệu quả kinh doanh của Techcombank) đi từ việc làm rõ các vấn đề lý thuyết đến nhận dạng đối tượng nghiên cứu rồi đi đến xác định giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank. Đồng thời sử dụng lý thuyết hệ thống để nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong bối cảnh toàn cầu hóa.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề ra, luận án sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: (1). Phương pháp phân tích thống kê: Để phân tích tình hình hoạt động kinh

doanh và thực trạng hiệu quả kinh doanh của Techcombank. Số liệu được phân tổ một cách tổng hợp và chi tiết qua các giai đoạn, đảm bảo sự so sánh chuỗi và được biểu diễn, minh họa bằng các sơ đồ, bảng biểu.

(2). Phương pháp phân tích hệ thống: Để tiếp cận và phân tích hiệu quả kinh doanh của Techcombank như một hệ thống cũng như xem xét nó như một phân hệ trong hệ thống ngân hàng thương mại và đặt nó trong toàn bộ nền kinh tế nước ta.

(3). Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng để tổng quan các công trình nghiên cứu; trong đó, tổng quát hóa và phân tích các ý kiến, rút ra những nhận định cũng như để kiểm định những đề xuất mới của tác giả. Tác giả phân nhóm các ý kiến của học giả trong và ngoài nước theo từng vấn đề để xác định những điểm mà tác giả tán đồng và có thể kế thừa. Đồng thời xem xét các ý kiến đó có gì không đúng hoặc không còn phù hợp với tình hình mới.

(4). Phương pháp khảo sát: Sử dụng để khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ và nhân sự của Techcombank.

(5). Phương pháp dự báo: Sử dụng trong việc dự báo các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh của Techcombank trong tương lai.

(6). Phương pháp diễn giải và quy nạp: Được sử dụng để phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh và đề xuất định hướng phát triển, giải pháp nâng cao hiệu quả


kinh doanh của Techcombank.

5. Những đóng góp mới của luận án

+ Về mặt lý luận: Luận án đưa ra những quan niệm và nội dung mới về hiệu quả kinh doanh của Techcombank đứng trên góc độ hiệu quả bản thân ngân hàng và hiệu quả xã hội; Đề xuất hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Techcombank phù hợp với điều kiện Việt Nam và trong bối cảnh toàn cầu hóa.

+ Về mặt thực tiễn: Luận án khẳng định Techcombank là một trong những ngân hàng cổ phần cỡ lớn, có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế quốc gia (đóng ngân sách khá, giải quyết nhiều việc làm, tham gia quan trọng vào việc cho vay vốn phát triển sản xuất….); Chỉ ra thực trạng hiệu quả kinh doanh của Techcombank (bao gồm những thành công, tồn tại và nguyên nhân cả từ phía nhà nước lẫn từ phía ngân hàng Techcombank); Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Techcombank; Đồng thời kiến nghị với nhà nước và Ngân hàng nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách để các NHTM hoạt động có hiệu quả và bền vững hơn.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận án được kết cấu thành 4 chương:

- Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

- Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2010-2014

- Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI‌


Từ yêu cầu phải làm rõ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đối với vấn đề hiệu quả kinh doanh của NHTM để vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả kinh doanh đối với Techcombank, tác giả thu thập hơn 80 tài liệu (44 tài liệu trong nước, 16 tài liệu nước ngoài và hơn 20 luận án tiến sĩ). Trên cơ sở tài liệu thu thập được, tác giả đã tìm hiểu xem các học giả trong và ngoài nước đã đề cập vấn đề hiệu quả kinh doanh của NHTM đến đâu? Trong các kết quả nghiên cứu của họ có điểm nào luận án có thể kế thừa để phục vụ cho việc xây dựng nền tảng lý thuyết đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của luận án, đồng thời xác định rõ những điểm luận án còn phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm rõ. Đặc biệt là các học giả đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM thế nào trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để có thể tham khảo xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM ở Việt Nam. Để đạt được mục đích này, luận án đã thu thập tài liệu và tổng quan theo các vấn đề sau đây:

1.1. Tổng quan lại quan niệm về ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa

Luận án đã nghiên cứu 16 tài liệu đề cập tới vấn đề ngân hàng thương mại. Họ đưa ra những quan niệm khác nhau về ngân hàng thương mại. Tuy có sự khác nhau nhưng nhìn chung những học giả nghiên cứu về quan niệm đối với ngân hàng thương mại đều thống nhất rằng, ngân hàng thương mại là một dạng công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, lấy lợi nhuận làm tiêu chí quan trọng để hoạt động kinh doanh.

1.1.1. Quan niệm về ngân hàng thương mại

Nhìn chung, có nhiều công trình nghiên cứu quan niệm về ngân hàng thương mại.


a). Tài liệu trong nước:

Các học giả quan tâm đến vấn đề này cho rằng ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng ngàn năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Theo các nghiên cứu của Vũ Văn Hóa [24], Dương Hữu Hạnh [33], Hoàng Xuân Quế [66], Nguyễn Thị Mùi [48], các hoạt động ngân hàng xuất hiện rất sớm ở các quốc gia phát triển nhưng đến khoảng thế kỷ XV thì người ta mới thành lập được những ngân hàng có các nghiệp vụ hoàn chỉnh như tại Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Pháp. Hệ thống ngân hàng của Việt Nam phát triển rất chậm so với thế giới. Tại Việt Nam, năm 1951 mới thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Trước đó, trong khoảng thời gian từ 1945 – 1951, việc in ấn tiền và quản lý tài chính quốc gia do Bộ tài chính (thành lập năm 1945) thực hiện. Có nhiều khái niệm về NHTM nhưng để đưa ra một khái niệm chính xác thì ta phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tiền tệ.

- Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 của Việt Nam [50]: “Ngân hàng là loại hình Tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã”. “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.

- Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính (Bách khoa toàn thư) [2].

- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/04/2023