Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ


BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Diễn biến tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng 47

Biểu đồ 3.2: So sánh Thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự 50

Biểu đồ 3.3: So sánh Chi phí trả lãi và các chi phí tương tự 52

Biểu đồ 3.4: So sánh chi phí dự phòng các ngân hàng 55

Biểu đồ 3.5: So sánh chi phí hoạt động của các ngân hàng 58

Biểu đồ 3.6: So sánh ROA các ngân hàng 61

Biểu đồ 3.7: So sánh ROE các ngân hàng 61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.8: So sánh dư nợ cho vay các ngân hàng 63

Biểu đồ 3.9: Dư nợ cho vay các ngân hàng TMCP tại Hà nội năm 2016 65

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2

Biểu đồ 3.10: So sánh tốc độ tăng trưởng tín dụng 66

Biểu đồ 3.11: Tăng trưởng tín dụng các tổ chức tín dụng 67

Biểu đồ 3.12: Diễn biến cơ cấu cho vay theo thời gian năm 2016 68

Biểu đồ 3.13: So sánh dư nợ cho vay theo ngành các TCTD đến tháng 04/2017 74

Biểu đồ 3.14: So sánh lãi suất cho vay bình quân các ngân hàng tại Hà nội 77

Biểu đồ 3.15: So sánh lãi suất huy động bình quân các ngân hàng tại Hà nội 79

Biểu đồ 3.16: Diễn biến lãi suất huy động bình quân một số kỳ hạn của 12 ngân hàng tốp đầu cuối năm 2016 80

Biểu đồ 3.17: Chênh lệch lãi suất các ngân hàng tại Hà nội 81

Biểu đồ 3.18: So sánh diễn biến tỷ lệ nợ xấu 83

Biểu đồ 3.19: Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng 84


SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Quá trình tái cấu trúc ngân hàng 121


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, thúc đẩy tự do hóa kinh tế để trở thành một địa điểm đầu tư mới ngày càng hấp dẫn nhờ các chính sách ngoại thương, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Trong những năm gần đây Việt Nam cũng đã tích cực tham gia vào các diễn đàn kinh tế thế giới, là nước chủ nhà tổ chức nhiều hội nghị có tầm cỡ quốc tế như hội nghị APEC, ASEM. Việc tham gia các tổ chức quốc tế như WTO, hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do với EU (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế đất nước trong đó ngân hàng là ngành đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong quá trình hội nhập. Khi tham gia hội nhập chung với nền kinh tế trong khu vực và thế giới đồng nghĩa với việc nước ta phải thực hiện theo lộ trình các cam kết mở cửa để tạo một sân chơi bình đẳng, tạo ra thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng khi phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối tác nước ngoài.

Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng vẫn là một hoạt động xương sống quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, HĐTD dựa trên các chính sách của NHNN cũng như những chính sách riêng có của từng ngân hàng. Tất cả các chính sách đưa ra đều đảm bảo HĐTD của ngân hàng được lành mạnh và giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, lĩnh vực ngân hàng đang thực hiện các cam kết mở cửa với việc thành lập ngày càng nhiều các ngân hàng liên doanh, ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, theo số liệu báo cáo của NHNN (2011-2017) thì đến nay số ngân hàng có 100% vốn nước ngoài lên tới con số 8 và phần lớn các ngân hàng này đều là các ngân hàng có quy mô lớn và có truyền thống lâu đời từ những quốc gia phát triển ở Tây Âu cũng như khu vực châu Á như; HSBC của Anh, CIMB Bank Berhad (ngân hàng lớn thứ hai của Malaysia) hay Wooribank của Hàn Quốc… Việc hạn chế trong lĩnh vực kinh doanh của các ngân hàng này ngày càng được dỡ bỏ, nếu như trước đây các ngân hàng này chỉ được huy động vốn thì hiện nay đã được hoạt động hầu hết chức năng kinh doanh của một ngân hàng. Với xu thế cạnh tranh ngày càng ra tăng đòi hỏi chính sách đối với HĐTD phải thích nghi và phù hợp với xu thế thị trường, việc điều hành tốt các chính sách đó sẽ nâng cao hiệu quả HĐTD của mỗi ngân hàng. Những năm gần đây, ngành ngân hàng nước ta phải đối mặt với sự khủng hoảng trầm trọng sau một thời gian bùng nổ về tín dụng ở giai đoạn 2007-2010, nợ xấu tăng cao, xu thế sáp nhập các ngân hàng yếu kém được đặt ra như một yêu cầu tất yếu. Tín dụng với vai trò là


lĩnh vực hoạt động then chốt tạo ra lợi nhuận và được xem là một trong những điểm chính trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ và NHNN, việc thắt chặt cho vay, quản lý chặt chẽ tài sản đảm bảo, bán nợ xấu đã được thực hiện triệt để. Với tình hình chung như vậy lợi nhuận từ tín dụng trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh chủ yếu do nợ xấu tăng cao, áp lực chi phí dự phòng lớn đòi hỏi ngành ngân hàng nói chung và mỗi NHTM nói riêng phải có định hướng cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả từ HĐTD. Tính hiệu quả của HĐTD là phải đảm bảo an toàn vốn, tối đa hóa lợi nhuận, giảm nợ xấu, tạo ra sự hài lòng thỏa mãn của mọi đối tượng khách hàng khi được ngân hàng cho vay với mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng trên thị trường, bên cạnh đó là công cụ để NHNN điều hành các chính sách cho nền kinh tế trong từng thời kỳ khác nhau.

Hà Nội với vai trò là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước có sự tập trung phần lớn hội sở chính của các NHTM lớn với thị trường hết sức tiềm năng và đa dạng. Sự phát triển HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn đạt được những thành tựu quan trọng, cung cấp nguồn vốn cho phát triển của thành phố với nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất đến thương mại dịch vụ, từ thành thị đến nông thôn, đóng vai trò quan trọng trong việc cơ cấu ngành nghề, phát triển chung của thành phố Hà Nội. Với vai trò là thủ đô, trung tâm chính trị cả nước, Hà nội tập trung nhiều hội sở chính ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Do vậy, các ngân hàng trên địa bàn cũng phải đối mặt trực tiếp với áp lực cạnh tranh đặc biệt là những thách thức đối mặt sau một thời gian tăng trưởng quá nóng, nợ xấu tăng cao, hiệu quả HĐTD thấp. Chất lượng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn thời gian qua đã bộc lộ nhiều khó khăn cũng như sự bất cập trong việc đảm bảo tính an toàn, các biện pháp quản lý rủi ro, xử lý nợ xấu đặc biệt là tính không minh bạch trong hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng khi không hạch toán đầy đủ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khiến cho lợi nhuận các năm trước đây cao để chia cho cổ đông, giai đoạn 2011-2015 có sự giám sát chặt chẽ của NHNN về việc xử lý nợ xấu khiến cho các ngân hàng có lợi nhuận giảm sút có những ngân hàng còn âm vốn, có thể nói đến năm 2015, 2016 lợi nhuận của ngân hàng đã dần đi vào thực chất hơn.

Mặc dù trong thời gian vừa qua đã có nhiều luận văn, luận án cũng đề cập đến hiệu quả HĐTD ở những góc độ khác nhau nhưng quá trình nghiên cứu ở những giai đoạn khác nhau và phạm vi nghiên cứu cũng khác nhau, những đề tài nghiên cứu về HĐTD hiện nay vẫn còn là vấn đề nóng bỏng và có nhiều điểm mới đòi hỏi phải có các nghiên cứu khác phù hợp đặc biệt trong tình hình rủi ro trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng ngày một tăng cao. Để góp phần tìm kiếm giải pháp trên, luận án lựa chọn


đề tài ”Nâng cao hiệu quả HĐTD của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hiệu quả HĐTD tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội. Từ những đánh giá này đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thông qua các chỉ tiêu đánh giá và các nhân ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD của các ngân hàng trên địa bàn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà nội có cổ phần không do nhà nước chi phối.

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu hiệu quả HĐTD trên phương diện tỷ suất lợi nhuận thuần đạt được từ HĐTD của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có trụ sở chính đóng trên địa bàn TP Hà nội, trong đó lấy 05 ngân hàng TMCP làm đối tượng nghiên cứu và so sánh với nhau là các ngân hàng: MBB, TCB, VPB, SHB, MSB. Theo tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tài chính niêm yết của các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn Hà nội năm 2016 thì tổng tài sản đạt 1.762.774 tỷ đồng trong đó 05 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu đạt 1.003.574 tỷ đồng chiếm khoảng 57%, tổng dư nợ đạt 1.017.957 tỷ đồng trong đó 05 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu đạt 635.521 tỷ đồng chiếm khoảng 63%, xét về vốn điều lệ thì vốn điều lệ của 14 Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối trên địa bàn đạt 103.924 tỷ đồng trong đó 05 ngân hàng là đối tượng nghiên cứu đạt

58.132 tỷ đồng chiếm 56%. Do vậy, 05 ngân hàng được chọn làm đối tượng nghiên cứu có thể đại diện cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối đóng trên địa bàn đồng thời để tăng tính thực tiễn luận án so sánh thêm với VCB đây là ngân hàng lớn do nhà nước chi phối có hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ 2012-2016, quá trình nghiên cứu tác giả cũng so sánh với các ngân hàng TMCP khác trong cả nước.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP tại Hà nội?

(2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chỉ tiêu trên và mức độ ảnh hưởng?


(3) Kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội?

(4) Những giải pháp và khuyến nghị cần thiết để nâng cao hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội.

5. Đóng góp của luận án

5.1. Về mặt lý luận

Tác giả thể hiện vai trò độc lập của mình trong tiếp cận lý luận về hiệu quả HĐTD, hoạt động của NHTM dựa trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD của ngân hàng và các nhân tố tác động, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Luận án cũng đúc rút kinh nghiệm về hiệu quả tín dụng cũng như các vấn đề liên quan của một số nước trên thế giới nhằm ứng dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Với việc phân tích thực trạng hiệu quả HĐTD của các Ngân hàng TMCP không do nhà nước chi phối có trụ sở chính trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó lấy 5 ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu là MBB, TCB, VPB, SHB, MSB đồng thời có sự so sánh với ngân hàng lớn do nhà nước chi phối trên địa bàn là VCB, Luận án đã tìm ra những nhận định và những giải pháp tin cậy nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng trên địa bàn với hướng tiếp cận là tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD.

5.2. Về mặt thực tiễn

Hiệu quả HĐTD là một đề tài rộng có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau có những tác giả nghiên cứu hiệu quả HĐTD trên cơ sở hiệu quả đóng góp cho kinh tế xã hội hoặc nghiên cứu hiệu quả tín dụng trên cơ sở rủi ro, hiệu quả thẩm định cho vay, tài sản đảm bảo... Dựa trên các nghiên cứu trước đó Luận án nghiên cứu hiệu quả HĐTD trên phương diện hiệu quả tài chính đối với NHTM và được đo bằng chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận thuần từ HĐTD vì trên thực tế lợi nhuận chủ yếu của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay là từ HĐTD điều này được thể hiện rõ qua báo cáo tài chính được niêm yết công khai trên website của từng ngân hàng. Lợi nhuận thuần từ HĐTD là lợi nhuận sau khi đã trừ đi các chi phí trong đó quan trọng nhất và ảnh hưởng sâu rộng nhất trong giai đoạn hiện nay là chi phí dự phòng, phần lớn các NHTM trong những năm gần đây đã tăng trưởng mạnh về quy mô tổng tài sản và dư nợ cho vay, tuy nhiên lợi nhuận vẫn giảm chủ yếu là do chi phí dự phòng quá lớn, thậm chí có một số ngân hàng âm vốn do nợ xấu cao khiến trích lập dự phòng cao, từ việc tính toán lợi nhuận thuần từ HĐTD tác giả đã chỉ ra những nhân tố tác động và tìm ra giải pháp.


Từ những lập luận trên, qua việc phân tích thực trạng tín dụng, tác giả nêu ra những thành công, hiệu quả cũng như những đóng góp của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn về HĐTD, qua đó cũng nêu những tồn tại, bất cập, nguyên nhân và tìm ra các giải pháp cụ thể sau:

- Tăng trưởng tín dụng ổn định

- Tăng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động vốn

- Giảm nợ xấu

- Nâng cao công tác định giá tài sản

- Nâng cao công tác quản lý lương nhân viên

Từ những giải pháp, luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về việc đẩy nhanh việc tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và đối với riêng các ngân hàng TMCP trên địa bàn cần nâng cao công tác thẩm định và cho vay, quản trị rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD nói riêng và giúp cho hoạt động ngân hàng trên địa bàn được an toàn hiệu quả nói chung.

Đánh giá về hiệu quả HĐTD của các ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà nội là một phạm trù lớn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vì cho đến thời điểm hiện tại lợi nhuận của các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu là từ HĐTD, và HĐTD vẫn là hoạt động xương sống của mỗi ngân hàng, bên cạnh đó có những nhân tố không thể lượng hóa, có thể đo đếm được chính xác mà chỉ có thể đánh giá trên cơ sở kinh nghiệm thực tế của tác giả trong lĩnh vực ngân hàng, như việc đánh giá nợ xấu và chi phí xử lý nợ xấu hiện nay là một vấn đề khó giải quyết trong ngắn hạn.

6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố, danh mục các bảng biểu số liệu kèm theo, luận án bao gồm 04 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan về hiệu quả hoạt động tín dụng và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại

Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan về hiệu quả tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Các tác giả Allen N.BERGER& Gregory F.UDELL (1990), Paul S.Calem & Michael LaCour (2001) đưa ra những luận điểm rất hữu ích đề cập đến mối quan hệ giữa tài sản đảm bảo và chất lượng tín dụng cũng như rủi ro ngân hàng, đây cũng là một nội dung hình thành lên hiệu quả HĐTD của một NHTM. Các nghiên cứu làm rõ luận điểm rủi ro cũng như những yêu cầu về tài sản thế chấp, theo đó tài sản thế chấp là yêu cầu cơ bản đối với các khoản cho vay. Với nghiên cứu này sẽ giúp tác giả vận dụng những quan điểm về tài sản thế chấp cũng như mối quan hệ giữa chất lượng khoản vay, rủi ro cho vay với tài sản thế chấp từ đó đánh giá được hiệu quả HĐTD dựa trên chất lượng tài sản thế chấp.

Stephan Cowan, Glen Bullivant & Robert addlestone (2004) đã đưa ra kết luận việc quản lý trong HĐTD yếu kém khiến cho nợ xấu tăng cao là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả của các ngân hàng cho dù có thể các ngân hàng này vẫn đang được đánh giá là có hiệu quả tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vấn đề quan trọng là các ngân hàng phải luôn duy trì được mức độ rủi ro cho vay thấp nhất đồng thời phải có các biện pháp hữu hiệu cũng như các cách thức để thu hồi nợ tốt nhất. Nghiên cứu cũng nêu ra những vấn đề về mặt pháp lý mới nhất có liên quan như: những điều chỉnh của pháp luật về thu hồi nợ, các thủ tục liên quan đến khách hàng khi không trả được nợ vay hoặc phá sản, các hướng dẫn về cho vay và kiểm soát cho vay như: các hướng dẫn cho vay đối với khách hàng mới, cách thức giải quyết các vấn đề về duy trì cũng như nâng các hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ, các điều kiện để thu hút khách hàng lớn… Các nội dung trong nghiên cứu của cuốn sách ít nhiều đã phân tích đến các nội dung ảnh hưởng đến hiệu quả về HĐTD của ngân hàng.

Herrero, A.G (2003) từ việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng tại Venezuela tác giả đã nêu ra yếu tố làm cho hiệu quả HĐTD thấp là do lợi nhuận thấp hay lãi ròng trong kinh doanh thấp, đối với mỗi ngân hàng để xảy ra vấn đề trên thì đó là sự thất bại trong hoạt động ngân hàng. Phân tích điều này có thể thấy sự thất bại đầu tiên do chính ngân hàng ngoài ra cũng do sự tác động của các yếu tố vĩ mô ngoài tầm kiểm soát hay do các yếu tố khách quan mang lại. Các yếu tố bên trong nội tại ngân hàng có thể kể đến như: chất lượng tài sản có và tài sản nợ, thu nhập cũng như khả năng thanh toán


của từng ngân hàng. Các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế nói chung như: tốc độ tăng trưởng, các yếu tố về biến động tỷ giá, nợ vay nước ngoài…

A.Burak Guner (2007) đánh giá về cơ hội cho vay và chất lượng tín dụng, phân tích danh mục tín dụng. Tác giả chỉ ra rằng các ngân hàng càng đa dạng hóa về sản phẩm trong danh mục tín dụng thì càng phân tán được rủi ro, nghiên cứu cũng nói đến sự chặt chẽ trong các tiêu chuẩn về tín dụng phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài của các khách hàng đi vay tiềm năng của ngân hàng. Đây là nghiên cứu về tiêu chuẩn tín dụng nói chung của các ngân hàng tại các nước phương tây, luận án có thể vận dụng vào tình hình thực tế tại các NHTM nước ta hiện nay.

Glen Bullivant (2010) đã nêu các vấn đề trong công tác quản lý về tín dụng theo đó tác giả đưa ra các nội dung về dòng tiền, lợi nhuận được nâng cao bằng nhiều biện pháp phù hợp, theo đó việc quản lý tín dụng gồm: những hướng dẫn nội dung của các chính sách về tín dụng, các biện pháp quản lý rủi ro, thu hồi nợ vay, việc phải mua bảo hiểm đối với các khoản cho vay…Việc quản lý tín dụng bao hàm nhiều nội dung khác nhau từ việc cho vay đến quản lý sau cho vay, các vấn đề liên quan đến quy trình cho vay, xem xét đến việc quản lý các hình thức cho vay cũng như các dịch vụ tín dụng. Cũng liên quan đến vấn đề rủi ro tín dụng và những yếu tố gây ra nợ xấu tác giả Marrison,C (2002) đã nêu rõ việc quản lý và kiểm soát một cách có hiệu quả về rủi ro tín dụng sẽ làm giảm các nguy cơ vỡ nợ từ phía khách hàng, xét về mặt rủi ro và hiệu quả thì các ngân hàng có hoạt động tốt hay không hoặc có lợi thế cạnh tranh hay không là việc các ngân hàng phải có khả năng tạo ra cũng như phát triển về quy mô các khoản tín dụng có lợi nhuận ròng cao nhất cho ngân hàng. Các ngân hàng có nợ xấu cao sẽ dễ gây ra tình trạng đổ vỡ đồng thời là do kết quả quản lý yếu kém khi ra các quyết định cho vay sai hay đánh giá không đúng về tình hình cho vay cũng như khả năng trả nợ hoặc tập trung khoản vay quá nhiều vào một khách hàng. Liên quan đến rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ tín dụng của ngân hàng, tác giả N.Grace (2012) qua quá trình nghiên cứu các ngân hàng tại Kenya giai đoạn 2007- 2011 đã chỉ ra rằng hiệu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng tại Kenya theo đó đây là một vấn đề được đưa ra do mức độ quan trọng của nó cũng như sự quan trọng không chỉ đối với riêng mỗi ngân hàng mà đối với cả các doanh nghiệp và khách hàng của ngân hàng. Với nghiên cứu này tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu về rủi ro tín dụng qua việc thu thập số liệu từ 26 ngân hàng của Kenya giai đoạn 2007-2011 để phân tích các mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính của các NHTM. Cũng liên quan đến vấn đề này, Chen and Pan (2012) cũng nghiên cứu về hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của 34 NHTM tại Đài Loan giai đoạn 2005-2008.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2023