Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế Của Tỉnh Quảng Nam Giai Đoạn 2016 – 2025


Bảng 4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 – 2025

Chỉ tiêu

2016 -

2020

Đến

2020

2021 -

2025

Đến

2025

Tăng GRDP bình quân hằng năm (%)

10 - 10,5


9 - 10


Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

16


17


GRDP/người (USD)


3.400


5.000

Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp (%)


90


92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở tỉnh Quảng Nam - 18

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm tỷ trọng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản xuống còn 10%, các ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 90% và đến năm 2025 các tỷ lệ này sẽ đạt 8% và 92%. Kim ngạch xuất khẩu cũng được dự kiến sẽ tăng khoảng 16%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 và 17%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tầm nhìn đến năm 2030

Chính quyền tỉnh Quảng Nam xác định “Đến năm 2030 Quảng Nam là một trong những tỉnh phát triển của vùng và cả nước, hội tụ những yếu tố của nền kinh tế tri thức với các ngành định hướng phát triển mạnh về công nghệ tiên tiến, dịch vụ chất lượng cao, nông nghiệp công nghệ cao và môi trường an toàn, bền vững. Hình thành được một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hoàn thiện và hiện đại. Phát triển vững chắc về an ninh quốc phòng, giải quyết cơ bản các vấn đề xã hội, chất lượng cuộc sống của dân cư không ngừng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt trung bình khoản 10,5% giai đoạn 2021 - 2030”.

c) Định hướng phát triển các khu vực kinh tế

Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng, giai đoạn 2016 – 2020 được xác định là giai đoạn phát triển với nhịp độ cao và bền vững để tạo ra bước phát triển đột phá về kinh tế của tỉnh với tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình hằng năm khoản 10 -12%. Không phê duyệt các dự án có tác động tiêu cực đến môi trường


sinh thái; đồng thời cải thiện cơ chế khuyến khích đầu tư để thu hút các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, đặc biệt là các dự án FDI. Ở vùng Đông, tỉnh tập trung phát triển các KKT, KCN, CCN theo hướng kết hợp với các khu đô thị dịch vụ công nghiệp. KKTM Chu Lai sẽ tiếp tục được phát triển theo hướng khu kinh tế tổng hợp có đầy đủ sân bay, cảng biển, bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất,... với hạ tầng đồng bộ và hạt nhân phát triển là công nghiệp cơ khí ô tô. Các khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Tam Hiệp, Cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Tam Thăng, Tam Anh; Điện Nam - Điện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên, Phú Xuân sẽ tiếp tục được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ và thu hút đầu tư để tăng tỷ lệ lấp đầy.

Bảng 4.2. Mục tiêu phát triển các khu vực kinh tế giai đoạn 2016 – 2025



Khu vực kinh tế

Tăng trưởng %

giai đoạn 2016 - 2020

Tăng trưởng %

giai đoạn 2016 - 2025

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

3,7

3,0

Công nghiệp và xây dựng

13,2

12,7

Thương mại, dịch vụ và du lịch

12,3

11,4

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030

Ngành du lịch tiếp tục được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Bên cạnh đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng tại Hội An, Mỹ Sơn và các địa phương ven biển, tỉnh sẽ thu hút đầu tư vào các dự án du lịch tiềm năng như: Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; Khu đô thị - du lịch sinh thái ven sông Cổ Cò thị xã Điện Bàn; Khu phức hợp Thương mại - Khách sạn - Vui chơi giải trí TP Tam Kỳ...và chú trọng phát triển du lịch thể thao.

Khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường và định hướng tăng cường tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn nhưng đảm bảo nông dân có thể chuyển đổi được ngành nghề. Lâm


nghiệp cần được đầu tư phát triển để nâng cao năng suất và phát huy giá trị của lâm sản, trong đó đặc biệt chú trọng các loại dược liệu có giá trị kinh tế cao là đặc sản của địa phương. Ngành thủy sản sẽ phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ theo hướng bền vững và đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy sản. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nghề cá và dịch vụ nghề cá sẽ được chú trọng đầu tư để hiện đại hóa nghề cá. Trong giai đoạn 2021 – 2025, tình đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP cho khu vực nông - lâm - thủy sản bình quân 3,0%/năm.

d) Định hướng thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển

Theo ước tính của UBND tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn 2021 - 2025 tổng nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh là khoảng trên 160 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công chỉ có thể giải quyết được 30% nhu cầu. Vì vậy, vấn đề thu hút đầu tư trong và ngoài nước đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã xây dựng định hướng thu hút và sử dụng các nguồn vốn như sau:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn này được ưu tiên bố trí cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống nhân dân bao gồm: giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị; bảo vệ môi trường và các dịch vụ công như: y tế, giáo dục và các vấn đề trọng yếu khác trong đời sống kinh tế - xã hội mà không thể huy động được nguồn vốn xã hội hóa. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng trích ra một tỷ lệ hợp lý để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản xuất, cải tiến công nghệ, phát triển ngành công nghiệp chế biến, sản xuất nông nghiệp, đào tạo lao động, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nguồn vốn vay trong và ngoài nước: Nguồn vốn vay cần được ưu tiên bố trí cho các dự án trọng điểm, mang tính đột phá và quá trình đầu tư cần phải được thực hiện tập trung, dứt điểm để dự án có thể đi vào hoạt động đúng tiến độ để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Tập trung thu


hút đầu tư với nhiều hình thức đầu tư khác nhau phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư, trong đó ưu tiên khuyến khích đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Đối với vùng Đông Nam, chính sách thu hút đầu tư cần khai thác có hiệu quả nguồn lực từ đất theo phương thức đổi đất lấy hạ tầng và khai thác tốt nguồn tài nguyên khoáng sản tại các địa điểm xây dựng khu công nghiệp và đô thị. Bên cạnh thu hút đầu tư, tỉnh cũng xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô để có thể đảm bảo điều kiện phát hành cổ phiếu, niêm yết cổ phiến trên thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn từ công chúng.

Riêng đối với nguồn vốn FDI: Chính quyền tỉnh Quảng Nam tiếp tục rà soát để hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư theo hướng tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, bình đẳng và bền vững. Trong đó, tỉnh ưu tiên thu hút các nguồn vốn FDI chất lượng cao, nguồn vốn đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hàng chủ lực tại các khu, cụm công nghiệp, phát triển hàng hóa nông lâm sản có chất lượng cao và đầu tư phát triển hạ tầng sản xuất công nghiệp, dịch vụ; khuyến khích các nhà đầu tư hiện tại mở rộng quy mô sản xuất.

4.1.3.2. Định hướng hoạt động marketing địa phương nhằm thu hút FDI

Cho đến nay tỉnh Quảng Nam chưa có văn bản nào đề cập cụ thể đến hoạt động marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các hoạt động marketing địa phương được thể hiện ở nhiều quy định, đề án, kế hoạch, chương trình do các sở, ban ngành xây dựng. Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế, định hướng thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, các bài phát biểu của lãnh đạo UBND tỉnh và kết quả phỏng vấn lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban ngành có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả rút ra được các định hướng cơ bản như sau:

a) Định hướng chiến lược sản phẩm địa phương

- Hoạt động thu hút đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước. Chính quyền địa phương chủ động xây dựng danh mục dự án, cơ hội thu hút đầu tư cụ thể tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp hỗ


trợ ( cơ khí, ô tô, điện, điện tử và dệt may - da giày); công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và vật liệu xây dựng; nông nghiệp kỹ thuật cao (trồng trọt, chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm); đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN, hạ tầng sân bay, cảng biển, giao thông đô thị và các lĩnh vực dịch vụ.

- Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực địa phương để thu hút đầu tư.

b) Định hướng chiến lược giá cả sản phẩm địa phương

- Tiếp tục theo đuổi chiến lược giá thấp (định giá thâm nhập thị trường) để giảm chi phí đầu tư thông qua giá thuê đất, phí quản lý bảo trì hạ tầng, hỗ trợ về đào tạo lao động…

- Tận dụng các lợi thế về chi phí tại địa phương như giá nhân công, chi phí đầu tư xây dựng… để tạo nên lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư.

c) Định hướng chiến lược phân phối sản phẩm địa phương

- Không thụ động chờ đợi nhà đầu tư đến tìm hiểu thông tin, xác định dự án đầu tư tại địa phương mà thiết kế sẵn các phương án, dự án đầu tư đa dạng cho nhà đầu tư lựa chọn và chủ động “săn nhà đầu tư” tại các diễn đàn, hội nghị đầu tư (Trịnh Dũng, 2017b).

- Coi trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc tích cực hỗ trợ các dự án đã được cấp phép đầu tư để các dự án này triển khai một cách thuận lợi và tích cực hỗ trợ các dự án mở rộng đầu tư;

- Kiên quyết từ chối các nhà đầu tư có công nghệ lạc hậu, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên.

d) Định hướng khuyếch trương sản phẩm địa phương

- Tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước để giới thiệu sản phẩm địa phương.

- Mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế và đẩy mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm địa phương tại các quốc gia, vùng lãnh thổ được xác định là mục tiêu thu hút đầu tư.


e) Định hướng tác động đến công chúng

- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân khu, thông báo thu hồi đất công khai, minh bạch và chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng và chủ trương, chỉ đạo của tỉnh, huyện, thành phố đến nguời dân.

- Tích cực nắm bắt thông tin, lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân, đặc biệt là người dân sinh sống xung quanh các KKT, KCN để kịp thời giải quyết các vướng mắc, và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của người dân.

f) Định hướng đối với chính quyền địa phương

- Tiếp tục cải cách hành chính theo phương châm hành chính với mục tiêu 3 giảm (giảm thời gian, giảm thủ tục và giảm chi phí) cho nhà đầu tư nước ngoài.

- Sẵn sàng phục vụ nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước là bạn đồng hành, nhà tư vấn của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án và nhà đầu tư cũng là nhà tư vấn đối với chính quyền trong chính sách phát triển kinh tế địa phương.

- Tăng cường đối thoại với nhà đầu tư để giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

4.2. Các giải pháp hoàn thiện Marketing địa phương trong thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam

4.2.1. Phân tích hiện trạng và các vấn đề liên quan đến thu hút FDI vào tỉnh Quảng Nam

4.2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực

a) Kinh tế thế giới chịu tác động nghiêm trọng của dịch COVID -19, chiến tranh thương mại Mỹ -Trung, cạnh tranh địa chính trị và xung đột ở Trung Đông, Tây Á, Ấn – Trung.

COVID-19 đã lan rộng hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới, làm suy giảm dòng chảy FDI

- Tại Châu Á, kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2020


và có nhiều khả năng tăng trưởng âm trong năm 2020 và 2021

- Kinh tế Trung Quốc chịu tác động tiêu cực từ dịch cúm cộng thêm cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và chiến tranh biên giới Ấn – Trung nên tăng trưởng âm trong quý I/2020 và đang phục hồi chậm chạp

- Trong ASEAN 5, dự báo kinh tế Phillipine giảm -0,1%, Thái Lan -1,8%, Malaysia tăng trưởng 0,7% và Indonesia tăng trưởng 3%

b) Dòng vốn FDI giảm

Theo UNCTAD thì năm 2020 vốn đầu tư FDI trên thế giới khó đạt 1000 tỷ USD, trong khi các năm 2018, 2019 đã đạt trên 1.800 tỷ USD/năm.

Ảnh hưởng của dịch cúm trên toàn cầu, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cạnh tranh địa chính trị giữa Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Trung Quốc, giữa Iran –Mỹ, Nga

– Mỹ…,các cuộc chiến tranh trên thế giới đã làm cho việc đầu tư FDI vừa khó triển khai vừa có nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro do mất giá đồng tiền, biến động chính trị v.v..

c) Sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xu hướng dịch chuyển vốn FDI

- Khi vốn đầu tư mới sụt giảm nghiêm trọng và do tình trạng đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu nên đang đẩy nhanh xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc sang các nước khác như chủ trương của Chính phủ Mỹ, Nhật, Hàn, một phần đã chuyển sang nước thứ ba, trong đó Việt Nam cũng là nơi lựa chọn hàng đầu.

- Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp FDI sản xuất -kinh doanh tại Trung Quốc phải tìm hướng đi mới để tránh bị áp thuế quá cao khi xuất khẩu vào Mỹ và chi phí nhân công ở Trung Quốc đang tăng nhanh. Tình trạng có thể dẫn đến nguồn cung hàng hóa tại Trung Quốc bị tắc nghẽn, trong bối cảnh đó nhiều tập đoàn đa quốc gia phải “tư duy lại” chiến lược thương mại và đầu tư toàn cầu theo hướng đa dạng hóa nguồn cung để giảm thiểu rủi ro, thay vì dựa chủ yếu vào Trung Quốc.

+ Nhiều nước trong EU có kế hoạch cắt giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.


+ Chính phủ Nhật đã thông qua gói hỗ trợ 2,2 tỷ USD để giúp các doanh nghiệp Nhật chuyển dời những ngành sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc

+ Mỹ đang xúc tiến hợp tác với các nước ở Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thành lập “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế” để thúc đẩy kinh tế toàn cầu.

4.2.1.2. Hiện trạng có liên quan đến thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam

Một số hạn chế, tồn tại trong thu hút đầu tư và hoạt động marketing địa phương tại tỉnh Quảng Nam

- Kết cấu hạ tầng một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đồng bộ để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

- Quỹ đất sạch sẵn sàng để giao cho nhà đầu tư còn hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, quản lý hiện trạng còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án và khó khăn trong công tác xúc tiến đầu tư các dự án mới, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng cho các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Một số dự án đầu tư chậm triển khai, gây lãng phí tài nguyên, đất đai, vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, môi trường…phát sinh tranh chấp, khiếu kiện phức tạp.

- Các dự án trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp chủ yếu là dự án gia công lắp ráp; vì vậy tác động trong chuyển giao công nghệ chưa cao, tác động lan tỏa và khả năng kết nối giữa doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp và chưa chặt chẽ.

- Một số nhà đầu tư nước ngoài còn gặp khó khăn trong việc thực hiện một số thủ tục pháp lý do chưa nắm rõ các quy định của pháp luật Viêt Nam. Các văn bản pháp luật về đầu tư nằm ở nhiều văn bản và có nhiều thay đổi, điều chỉnh nhưng hướng dẫn chưa kịp thời, mặt khác vẫn chưa đồng bộ, còn chồng chéo, thiếu nhất quán

- Công tác marketing địa phương, thu hút đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế như: Một số hình thức xúc tiến đầu tư chưa sâu rộng; các cơ quan xúc tiến đầu tư chủ yếu tiếp cận nhà đầu tư qua các buổi tiếp và làm việc tại địa phương, chưa chủ động trong thu hút được các dự án có quy mô lớn. Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí