gia trên về thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào như sau.
Thứ nhất, Chính phủ Lào cần sớm định hình một hệ thống văn bản pháp qui đầy đủ và chi tiết để tạo lập cơ sở hoạt động cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế;
Các chính sách, hệ thống văn bản pháp lý bao gồm như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp như hình thức tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, và mở rộng thị trường mới.
Thứ hai, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với thị hiếu, và nhu cầu của người tiêu dùng nước xuất khẩu tới;
Muốn thâm nhập vào bất kỳ thị trường nào, điều cốt lõi các doanh nghiệp Lào, và nước CHDCND Lào phải xây dựng, và sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nước xuất khẩu, đồng thời giá cả và chất lượng phải hợp lý. Đây là bài học đặc biệt quan trọng từ các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam mà các doanh nghiệp Lào có thể học hỏi được. Ngoài ra, các doanh nghiệp Lào cũng có thể học tập từ đồng nghiệp Việt Nam, Trung Quốc trong việc năng động, sáng tạo, nắm bắt được yếu tố tôn giáo, văn hóa của thị trường mà mình hướng tới để tạo cho sản phẩm có độ hấp dẫn khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh của các nước khác. Tuy nhiên, một vấn đề hiện này đối với hàng hóa xuất khẩu của nước Lào nói chung, và các doanh nghiệp Lào nói riêng khả năng cạnh tranh về giá là khá yếu, và đang yếu thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp tại các quốc gia khác, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Ba là, tạo sự liên kết các doanh nghiệp Lào cùng xuất khẩu hàng hóa và liên kết giữa doanh nghiệp Lào với các đối tác:
Các doanh nghiệp Lào cần sớm hình thành và tạo lập được những liên kết với nhau trên cùng thị trường hoặc với các đối tác tại thị trường kinh doanh. Có thể sử dụng kinh nghiệm của Hoa kiều để hình thành những liên
kết theo nhiều hình thức để tăng cơ hội và hợp tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Lào với các bạn hàng trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Thuộc Về Thị Trường Hàng Hóa Xuất Khẩu
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giá Cả Hàng Hóa Xuất Khẩu
- Một Số Bài Học Rút Ra Cho Chdcnd Lào
- Thực Trạng Xuất Khẩu Hàng Hóa Ở Nước Chdcnd Lào Giai Đoạn 2001 - 2010
- Chính Sách Hỗ Trợ Sản Xuất Mặt Hàng Xuất Khẩu
- Chính Sách Đối Với Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Hóa
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Bốn là, tích cực, chủ động tham gia vào các diễn đàn khu vực và thế giới Việc tham gia vào các diễn đàn khu vực và thế giới sẽ giúp cho các doanh nghiệp của Lào có nhiều cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thế giới. Bởi các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế thường là nơi tụ họp của nhiều các doanh nghiệp đi tìm bạn hàng, đối tác kinh doanh. Thêm vào đó, việc mở ra các diễn đàn quốc tế cũng chính là mục tiêu của nhiều quốc gia trong việc tạo một nơi gặp gỡ, thiết lập, và tìm kiếm thị trường cho doanh nghiệp quốc gia mình trong quá trình nền kinh tế hội nhập khu vực và
thế giới hiện nay.
Năm là, thực hiện chính sách hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước;
Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu, Chính phủ Lào cũng nên có các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa. Các hỗ trợ về thuế, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin thị trường, và nhiều các hình thức hỗ trợ khác.
Sáu là, Chính phủ và các cơ quan ban ngành của nước CHDCND Lào nên thường xuyên tổ chức các chuyến thăm cấp cao tới các quốc gia trên thế giới.
Đây là hình thức vừa tạo điều kiện nâng cao mối quan hệ thâm giao giữa các quốc gia với Lào, mà còn là cơ sở để thiết lập các quan hệ thương mại song phương giữa Lào và các quốc gia đối tác.
Bảy là, tổ chức nhiều hội chợ triển lãm quốc tế
Đây sẽ là nơi quảng bá hình ảnh đất nước, con người và hàng hóa Lào dễ tiếp cận nhất đối với người tiêu dùng nước sở tại nói riêng và các doanh nghiệp quốc tế nói chung.
Tám là, coi chất lượng hàng hóa là tiêu chí hàng đầu để chinh phục các thị trường xuất khẩu;
Ngoài yếu tố về giá cả, mẫu mã, chất lượng hàng hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó sẽ là nền tảng vững chắc nhất để các bạn hàng tiếp tục ký kết các hợp đồng xuất khẩu tiếp theo.
Chín là, xác định rõ thị trường mục tiêu, để từ đó đưa ra chiến lược xuất khẩu phù hợp, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới
Cần đánh giá rõ thị trường mục tiêu của quốc gia mình là gì và trên cơ sở các mục tiêu quốc gia đó, các doanh nghiệp Lào sẽ xây dựng chính sách mục tiêu mở rộng, phát triển thị trường của doanh nghiệp mình. Qua việc chỉ rõ thị trường mục tiêu, xây dựng các chiến lược kinh doanh cụ thể của mình, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tạo ra sản phẩm xuất khẩu, đồng thời nâng cao khả năng chinh phục thị trường xuất khẩu bằng các sản phẩm phù hợp được tạo ra trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng.
Kết luận của chương 1
Chương 1, đã hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa. Những lợi ích kinh tế to lớn, những đóng góp đáng kể từ xuất khẩu hàng nông sản mang lại cho nền kinh tế, đó là cơ sở, tiền đề cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới. Để đánh giá những tác động đến xuất khẩu hàng hóa, cần phải dựa vào các yêu cầu đặt ra đối với xuất khẩu hàng hóa khi Lào tham gia vào các tổ chức quốc tế như vấn đề về thuế, trợ cấp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa… Ngoài ra, cũng ở chương này, tác giả cũng đã đề cập một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa để đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa ở Lào.
Tác giả đã chọn lựa nghiên cứu đại diện của các quốc gia có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc để rút ra những bài học chủ yếu cho Lào, trong đó là cần phải xác định đúng vị trí đặc biệt quan trọng của ngành thương mại; thực hiện chính sách phát triển thương mại nên hướng vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; coi trọng hơn nữa tới việc xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực thương mại; hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ chế biến; đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất hàng hóa; nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại; phối hợp đồng bộ các hệ thống chính sách như chính sách giá, chính sách thuế, chính sách xuất khẩu…. Nói chung, những vấn đề đã được đề cập tại Chương 1 là cơ sở quan trọng để phân tích và đánh giá thực trạng về xuất khẩu hàng hóa trong chương 2 của Luận án.
Chương 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
Ở NƯỚC CHDCND LÀO GIAI ĐOẠN 2001 - 2010
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CHDCND LÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của CHDCD Lào
CHDCND Lào có đường biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc có biên giới với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chiều dài 416 Km và Myanma với chiều dài 230 Km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan có chiều dài là 1.754 Km, phía Đông giáp với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chiều dài là 2.130 Km, phía Nam giáp với Campuchia có chiều dài là 492 Km; không có cảng biển, nhưng Lào là một nước có sông suối nhiều và phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ, trong đó dòng sông Mê Kông là một dòng chính chảy suốt từ Bắc đến Nam Lào, đồng thời là một dòng sông lớn vào “hàng thứ 7 của thế giới” và được coi là con sông quốc tế vì nó chảy qua nhiều nước. Lào có tổng diện tích 236.800 Km2, được chia thành 17 tỉnh và thành phố, trong đó diện tích đất rừng là 230.800 Km2 (chiếm 97,47% diện tích của cả nước) và mặt nước là 6,000 Km2, có chiều dài từ Bắc đến Nam là 1.799 Km và chiều rộng từ 100-400 Km. Do những nét địa hình trên đây, có thể phân nước Lào thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc nói chung là một vùng đồi núi trùng điệp, bình độ tương đối cao, địa hình hiểm trở và chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và miền Nam tương đối thấp hơn, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn, giao lưu, giao dịch thuận lợi hơn.
- Về khí hậu, nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do vậy khí hậu mang tính chất nhiệt độ gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác, do lãnh thổ Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và
lại nằm sâu trong lục địa nên khí hậu không thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên miền núi. Tuy nhiên, do khối lượng không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục từ các nước xung quanh, nên Lào trong một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây Nam nóng ẩm từ Ấn Độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông Bắc khô lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng 1600 - 1800 mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 220C đến 420C.
- Về đất đai, Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối ẩm phù hợp với các loại cây công nghiệp. Địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi cao tập trung ở miền Bắc và miền Đông, núi thấp dần khi xuống phía những đồng bằng dọc sông Mê Kông. Mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bố tương đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng núi, lắm thác, nhiều ghềnh, mặt khác lại là điều kiện thuận lợi quan trọng để xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi.
Lào có tiềm năng rất lớn về việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bôxít, đồng, ka li, vàng, chì, kẽm, thạch anh, thạch cao, đá vôi… có quy mô công nghiệp, có một số mỏ quan trọng với quy mô lớn, có thể cho phép phát triển công nghiệp cơ bản như công nghiệp thép, đồng, nhôm, xi măng…
- Về dân số, CHDCND Lào có hơn 6 triệu người, tính trung bình là 25 người/Km2 (năm 2005), phần lớn theo đạo Phật, có 3 khối dân tộc lớn là: Lào lum chiếm 67%, Lào thơng chiếm 23%, Lào sủng chiếm 10% và có 49 bộ tộc, Ở Lào 85% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và 80% lao động làm việc ở ngành nông-lâm nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 1,72%. CHDCND Lào ra đời sau bao thế kỷ lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước. Tháng 12 năm 1975, chế độ quân chủ thực sự được xoá bỏ và thành lập một Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của CHDCND Lào
Nước CHDCND Lào được thành lập từ ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa bán đảo Đông Dương, là một nước có điểm xuất phát rất thấp, cơ sở hạ tầng, giao thông còn yếu kém, là nước nghèo, thị trường nhỏ bé, tỷ suất hàng hóa xuất khẩu và sức mua còn thấp. Các điều kiện nói trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và sự hoạt động cũng như đến hiệu quả của ngành kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng.
Từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng (02/12/1975) đã mở ra một kỷ nguyên mới, huy hoàng, phồn vinh và tiến bộ xã hội cho nhân dân các bộ tộc Lào. Nhà nước xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là: Bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ, hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục sản xuất phát triển kinh tế-văn hóa xã hội của chế độ mới; từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tuy đã có khá nhiều thay đổi nhưng nền kinh tế CHDCND Lào vẫn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự nhiên và nửa tự nhiên. Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào tháng 11 năm 1986 đã vạch ra đường lối “đổi mới kinh tế” nhằm chuyển nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa-nền kinh tế thị trường, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp… Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế có nhiều thuận lợi và triển vọng, nhưng CHDCND Lào đã gặp không ít khó khăn và có nhiều thách thức đặt ra trước mắt.
Cuối năm 1986 CHDCND Lào bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới dựa theo kinh nghiệm của Việt Nam: Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới ở Việt Nam, trong đó có đổi mới kinh tế. Các Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001), Đại hội X (2006) đã khẳng định và hoàn thiện đường lối chủ trương đổi mới. Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam là thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; từ kinh tế
kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện và thiết lập đúng đắn mỗi quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, coi chuyển đổi mô hình kinh tế là trọng tâm để đẩy mạnh cải cách kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị, chuyển đổi mô hình kinh tế luôn nhằm đảm bảo lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, tập trung giải quyết mỗi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
Đi theo con đường đổi mới, Đảng và Chính phủ Lào không ngừng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước đặc biệt là Việt Nam vào điều kiện cụ thể của đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào từ năm 1996-2005 tính bình quân đạt 6,35%/năm. Bắt đầu từ năm 1996, Lào đã đạt tộc độ tăng trưởng là 6,8%, sang năm 1997, tốc độ tăng trưởng của Lào bị giảm mạnh ở mức 4%, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực. Những năm tiếp theo từ năm 1998 đến năm 2005 tình hình có sáng sủa hơn nhiều song tốc độ tăng trưởng cũng chỉ dao động ở mức 6,2- 7,2% (Nguồn Bộ Thương mại Lào, năm 2005).
Những thập kỷ gần đây, nhiều nước trên thế giới và khu vực thực hiện chính sách kinh tế mở thành công, phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế. Thực tế đã chứng minh rằng nhiều nước đã có tốc độ tăng trưởng, phát triển cao là những nước chú trọng đến phát triển quan hệ kinh tế quốc tế trong đó xuất nhập khẩu là nền tảng. Trong 20 năm, nhờ có sự đổi mới kinh tế và thể chế, nền kinh tế của Lào cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tăng trưởng trong suốt 20 năm đổi mới với nhịp độ bình quân 6,2%/năm. GDP đầu người năm 1985 là 200 USD tăng lên gần 500 USD trong năm 2005, (Nguồn Bộ Thương mại Lào, năm 2005). Cơ cấu kinh tế đã có thay đổi theo hướng tích cực. Ngành công nghiệp tăng với nhịp độ bình quân không dưới 10%/năm, chiếm 28,2% của GDP, so với năm 1985 tăng 6.8 lần, quan trọng là ngành công nghiệp thuỷ điện là lợi thế chủ chốt đã được tăng trưởng mạnh. Đồng thời, ngành dịch vụ cũng tăng trưởng nhanh, trong năm 1985