Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu; khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định do đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định của Chính phủ.
Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Quản lý thu
Các loại nguồn thu của đơn vị sự nghiệp có thu gồm có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật, và nguồn khác, cụ thể
Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp gồm: Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Thu từ hoạt động dịch vụ; Thu từ hoạt động sự nghiệp khác; Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
Nguồn khác gồm: Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đối với công tác thu đảm bảo nguồn thu sự nghiệp đơn vị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 1
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 2
- Chế Độ Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm Của Đơn Vị Sự Nghiệp Có Thu
- Sản Phẩm Truyền Hình Và Các Hoạt Động Dịch Vụ Truyền Hình
- Yêu Cầu Của Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xhcn Đối Với Hoạt Động Truyền Thông
- Quy Trình Tổ Chức Sản Xuất Chương Trình Truyền Hình
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.
Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.
Quản lý các quỹ
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Các quỹ phải được sử dụng đúng mục đích, theo yêu cầu thực tế phát sinh. Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức chi và mức chi và được quy định trong chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị.
1. Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ
giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị và theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
2. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người lao động.
3. Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị. Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
4. Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
1.1.3 Hiệu quả quản lý tài chính
1.1.3.1 Hiệu quả và hiệu quả quản lý tài chính nói chung
Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể quản lý và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định.
Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa đầu vào và đầu ra theo những tiêu chí nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị.
Phân loại hiệu quả
Có nhiều tiêu chí để phân loại hiệu quả:
- Theo phạm vi tác động ta có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
- Theo đối tượng tác động ta có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
- Theo thời gian nhận được lợi ích dài hay ngắn. Cụ thể:
Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nó chính là hiệu quả kinh tế trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả kinh tế xã hội là hiệu quả tổng hợp được xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể của hiệu quả kinh tế xã hội là toàn bộ xã hội mà người đại diện cho nó là nhà nước. Vì vậy, những lợi ích và chi phí được xem xét trong hiệu quả kinh tế xã hội xuất phát từ quan điểm toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả trực tiếp là hiệu quả được xem xét trong phạm vi chỉ một dự án, một doanh nghiệp (một đối tượng).
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả mà một đối tượng nào đó tạo ra cho đối tượng khác. Việc xây dựng một dự án này có thể kéo theo việc xây dựng hàng loạt các dự án khác. Hiệu quả của dự án đang xem xét là hiệu quả trực tiếp, còn hiệu quả của các dự án khác là hiệu quả gián tiếp.
Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian ngắn. Lợi ích được xem xét trong loại hiệu quả này là lợi ích trước mắt, mang tính tạm thời. Ví dụ việc nhập những thiết bị cũ, công nghệ kém tiên tiến, rẻ tiền có thể đem lại hiệu quả trước mắt nhưng về lâu dài lại không có đạt được mục tiêu mong muốn.
Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài, như việc bỏ tiền mua bảo hiểm có thể làm giảm lợi ích trước mắt nhưng nó tạo ra thế ổn định lâu dài, nó cho phép san sẻ bớt những rủi ro nhờ nhiều người mua bảo hiểm.
1.1.3.2 Hiệu quả quản lý tài chính ngành truyền hình
Ngành truyền hình là một ngành đặc thù, đa số đều là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động với mục tiêu phục vụ cộng đồng. Theo đó hiệu quả quản lý tài chính cũng được đánh giá trên hai mặt, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế, và được đánh giá thông qua hiệu quả hoạt động chung của ngành, của đơn vị.
Hiệu quả hoạt động quản lý tài chính biểu hiện trên những kết quả mà đơn vị đạt được trong một thời kỳ nhất định, đây là các tiêu chí đánh giá mang tính chất gián tiếp bao gồm các tiêu chí sau:
Thứ nhất, tiêu chí thực hiện nhiệm vụ chính trị, bất kỳ hình thức hay cơ chế quản lý tài chính nào cũng phải đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ mà một tổ chức đề ra. Đối với ngành truyền hình, nhiệm vụ tuyên truyền chính trị và mục tiêu đem lợi ích thông tin đến cộng đồng là quan trọng nhất. Do đó hiệu quả quản lý tài chính biểu hiện gián tiếp thông qua khối lượng hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền so với mục tiêu kế hoạch hoạt động đề ra.
Thứ hai, tiêu chí chăm lo cho đời sống người lao động, lực lượng lao động đóng vai trò quyết định đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ trên cả mặt chất lượng và số lượng. Hơn nữa trong chế độ xã hội của nước ta hiện nay, việc chăm lo cho người lao động có thu nhập tự nuôi sống bản thân và tái sản xuất sức lao động là mục tiêu mà mọi đơn vị, mọi tổ chức và doanh nghiệp đều hướng tới. Hiệu quả hoạt động tài chính phải đem lại lợi ích cho người lao động thông qua việc tăng doanh thu, tăng khối lượng giá trị tái phân phối cho người lao động qua các kỳ, các năm. Tỷ lệ tăng thu nhập cho người lao động qua các năm chính là một dạng hiệu quả tài chính gián tiếp.
Thứ ba, tiêu chí về chất lượng chương trình. Về phương diện tài chính, muốn có sản phẩm chất lượng, thu hút được sự quan tâm của người xem thì phải đầu tư tài chính thỏa đáng hợp lý. Hiệu quả tài chính biểu hiện ở chỗ có nhiều chương trình hay, đạt tiêu chuẩn chất lượng được phát sóng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí.
Chất lượng chương trình còn được đánh giá thông qua hành vi tiêu dùng của khán giả. Số lượt truy cập và xem chương trình – thể hiện bằng chỉ số rating –nói lên sự yêu thích của người xem đối với một chương trình nào đó, tiêu chí về chất lượng của một chương trình có thể được đo bằng chỉ số rating, thường được công bố sau khi mỗi chương trình truyền hình kết thúc. Được coi là yếu tố quan trọng trong việc khai thác tính thương mại và quảng cáo, rating không chỉ là công cụ phản ánh hiệu quả của một chương trình truyền hình mà nó đã trở thành thước đo thị hiếu của khán giả qua từng thời kỳ, thời điểm xác định.
Các tiêu chí trực tiếp đánh giá hiệu quả quản lý tài chính là các tiêu chí liên quan đến các thông số tài chính của các năm tài chính liền kề trong một giai đoạn, có thể kể đến là:
1. Doanh thu của một đồng chi phí. So sánh chỉ tiêu này qua các năm có thể thấy được hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm, kiểm soát được phi phí càng chặt chẽ thì tỷ lệ này càng cao.
Doanh thu tạo ra trên một đồng chi phí
Tỷ lệ tăng chi phí trên tỷ lệ tăng doanh thu
2. Tỷ lệ tăng chi phí trên tỷ lệ tăng doanh thu, trường hợp chi phí tăng cao trong kỳ, cần phải so sánh giữa tỷ lệ tăng chi phí và tỷ lệ tăng doanh thu. Nếu tỷ lệ tăng chi phí quá cao so với tỷ lệ tăng doanh thu, cần tìm ra nguyên nhân và biện pháp để tiết kiệm chi phí.
Mức tự đảm bảo chi
hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp
3. Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị, tỷ lệ này càng cao, khả năng tích lũy và tái đầu tư sản xuất càng nhiều. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu chăm lo đời sống cho người lao động.
4. Tỷ lệ tổng giá trị tài sản trên doanh thu. Tài sản của một Đài truyền hình có giá trị rất lớn, có giá trị khấu hao nhanh, nhất là các tài sản dành cho quá trình sản xuất và phát sóng. Công nghệ truyền hình phát triển nhanh, làm cho tài sản lạc hậu cũng cùng tốc độ, do đó tính được hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào tài sản
trong việc tạo ra một đồng doanh thu là rất cần thiết và có thể cho biết hiệu quả quản lý tài sản đã đầu tư.
Tỷ lệ tổng giá trị tài sản trên doanh thu
Đánh giá hiệu quả quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong ngành truyền hình cần phải tổng hợp các tiêu chí đánh giá trực tiếp và gián tiếp để có thể nhìn được bức tranh tổng thể của một thời kỳ, một giai đoạn hoạt động.
1.2. Hoạt động của ngành truyền hình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.1 Ngành truyền hình Việt Nam – vai trò, chức năng
a) Vai trò
Truyền hình là công cụ quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu.
Truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao văn hóa, dân trí của người dân, giúp người dân có kiến thức trong kinh doanh, sản xuất, gián tiếp thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Truyền hình tăng cường thông tin đối ngoại, đảm bảo hội nhập thông tin trong khu vực và quốc tế, đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản tuyên truyền, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống chế độ của các thế lực thù địch và phản động.
b) Chức năng
Các đài truyền hình luôn chứa đựng trong mình chức năng của một cơ quan báo chí cụ thể như sau:
1. Thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước.
2. Cung ứng các dịch vụ và các sản phẩm công.
3. Góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân nhân bằng các chương trình truyền hình.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của các Đài truyền hình là đơn vị sự nghiệp công lập có thu:
Truyền hình là công cụ truyền thông có sức lan tỏa mạnh, ảnh hưởng đến tâm lý người xem, góp phần định hướng và xây dựng ý thức con người nên không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của nó đến mọi mặt của đời sống xã hội. Một thông tin sai về chủ trương đường lối của Đảng, một chương trình giải trí có hình ảnh phản cảm đều có tác động xấu đến tình cảm, tâm tư của cư dân một vùng rộng lớn. Thêm vào đó việc kinh doanh dịch vụ trên sóng truyền hình nếu bị dẫn đắt bởi động lực tìm kiếm lợi nhuận thì các giá trị nhân văn, tinh thần có thể bị bỏ qua để chạy theo sự thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng. Mặt trận tư tưởng không thể vận động mà thiếu sự kiểm soát, kiểm duyệt. Đài truyền hình là cửa ngõ đưa thông tin đến công chúng, nên việc kiểm soát chặt chẽ về nội dung chương trình phải do các nhà Đài đảm nhận, và việc kinh doanh các dịch vụ truyền hình do đó cũng phải gắn liền với chức năng kiểm duyệt nội dung trong hoạt động truyền thông.
Các Đài truyền hình cấp quốc gia, cấp thành phố và cấp tỉnh là nơi cung cấp chương trình truyền hình miễn phí hay trả phí một phần cho nhân dân. Do đó dịch vụ hay sản phẩm truyền hình cũng là một loại hàng hóa công. Mà hàng hóa công thì gắn liền với sự cung cấp của nhà nước nên Đài truyền hình phải là một đơn vị do nhà nước thành lập và kiểm soát hoạt động.
Sóng truyền hình là tài sản quốc gia vô giá được trao quyền sử dụng về cho các nhà Đài. Trên nền tài nguyên đó, ngoài thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các Đài truyền hình có thể kinh doanh sản phẩm truyền hình bằng các hình thức quảng cáo, bán hoặc trao đổi bản quyền sản phẩm tạo nguồn thu không nhỏ, giúp cho đơn vị không những đủ sức lấy thu bù chi mà còn có khả năng tích lũy vốn cho sự nghiệp phát triển truyền hình. Ưu điểm này giúp Đài truyền hình được xác lập là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu.