DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTV - Đài truyền hình TP.HCM
Đài - Đài truyền hình TP.HCM
ĐVSN - Đơn vị sự nghiệp
XHCN - Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ VÀ BẢNG BIỂU
HÌNH VẼ Trang
Hình 1.1 Vị trí, chức năng đơn vị sự nghiệp công trong hệ thống
cơ quan nhà nước 02
Hình 1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp theo khả năng đảm bảo
04 | |
Hình 2.1 Bản đồ các khu vực phủ sóng HTV | 32 |
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức hành chính Đài truyền hình TP.HCM | 34 |
Hình 2.3 Lưu đồ – Quy trình sản xuất chương trình truyền hình | 36 |
Hình 2.4 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động | 42 |
Hình 2.5 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch tài chính từ dưới lên | 43 |
Hình 2.6 Lưu đồ – Quy trình xây dựng kế hoạch từ trên xuống. | 44 |
ĐỒ THỊ | Trang |
Đồ thị 2.1: Biểu đồ tương quan giữa doanh thu và chi phí qua các năm | 54 |
Đồ thị 2.2: Cấu trúc doanh thu | 55 |
BẢNG BIỂU | Trang |
Bảng 2.1 Số liệu về thời lượng phát sóng chương trình | 51 |
Bảng 2.2 Số liệu về kinh phí sản xuất chương trình | 52 |
Bảng 2.3 Tỷ lệ kinh phí sản xuất dùng để sản xuất chương trình | 52 |
tuyên truyền cho cơ quan quản lý nhà nước Bảng 2.4 Số liệu doanh thu và chi phí qua các năm | 54 |
Bảng 2.5 Cấu trúc doanh thu | 55 |
Bảng 2.6 Mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động | 56 |
Bảng 2.7 Các số liệu về tài sản. | 56 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - 1
- Chế Độ Tự Chủ, Tự Chịu Trách Nhiệm Của Đơn Vị Sự Nghiệp Có Thu
- Hiệu Quả Và Hiệu Quả Quản Lý Tài Chính Nói Chung
- Sản Phẩm Truyền Hình Và Các Hoạt Động Dịch Vụ Truyền Hình
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với hoạt động của một tổ chức, một doanh nghiệp. Nếu cơ chế quản lý tài chính là khung pháp lý cho hoạt động của đơn vị, thì hoạt động quản lý tài chính hiệu quả là con đường dẫn dắt doanh nghiệp đạt đến mục tiêu và thành công. Ngay cả đối với đơn vị nghiệp công lập như Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), cơ chế quản lý tài chính cũng đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng lao động, trở thành đòn bẩy trực tiếp cho sự phát triển của đơn vị.
Đài truyền hình TP.HCM đã được Ủy ban Nhân dân thành phố giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính qua 2 giai đoạn 2007-2009 và 2010-2012. Bước vào thời kỳ ổn định tài chính mới và trước sự biến động của tình hình kinh tế tài chính trong nước, Đài cần có giải pháp cụ thể để bộ máy tài chính vận hành hiệu quả làm cơ sở cho hoạt động sản xuất của Đài, thích ứng với những điều kiện mới trong môi trường tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là vấn đề có tính thiết thực, nhằm góp phần xây dựng hoạt động tài chính vững mạnh, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác tài chính, hướng đến đạt hiệu quả công tác quản lý tài chính và sự nghiệp chung của Đài truyền hình TP. HCM.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài chính và nguồn nhân lực của Đài truyền hình, tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động quản lý tài chính của Đài truyền hình TP.HCM trong điều kiện mới của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hiện chưa có nghiên cứu cụ thể nào được trình bày dưới dạng hệ thống và nghiên cứu khoa học về đề tài đã được nêu ra . Một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu như sau tại Đài truyền hình đã có:
1/ “Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài truyền hình Tp.HCM. Thực trạng và định hướng phát triển” của Th.s Dương Thanh Tùng, 2011. Đề tài nêu lên những ưu và nhược điểm của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình mà Đài truyền hình thành phố Hố Chí Minh là đơn vị tiên phong trong suốt những năm qua, từ những năm 2004. Trong quá trình thực hiện, còn nhiều bước thử nghiệm, có những kết quả không như mong muốn nhất là về mặt thắt chặt kiểm định nội dung. Tác giả đã đưa ra những đề xuất về định hướng phát triển để xã hội hóa sản xuất chương trình truyền trở thành công cụ đắc lực phục vụ sự phát triển của Đài truyền hình TP.HCM và của ngành truyền hình nói chung.
2/ “Quản trị nguồn nhân lực tại Đài truyền hình Tp.HCM” của Ths. Đinh Thu Giang, 2009. Đề tài tổng hợp về tình hình nguồn nhân lực tại Đài và những phương pháp quản trị áp dụng riêng cho nguồn nhân lực, lao động có tính chất đặc thù riêng của ngành truyền hình tại Đài truyền hình TP.HCM.
3/ “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền hình nhìn từ góc độ kinh tế học truyền thông” của Bùi Chí Trung. Đề tài đóng góp cho sự phát triển của truyền hình không chỉ trên khía cạnh nội dung về kinh tế học truyền thông mà còn đề xuất những phương án về chiến lược, công nghệ, tổ chức quản lý, kinh doanh...để kinh tế truyền thông có vị trí xứng đáng hơn trong sự phát triển của ngành truyền thông nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.
4/ Phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, giai đoạn 2007-2009 của Đài truyền hình TP.HCM. Đây là phương án được lập cho 3 năm trong giai đoạn tài chính ổn định, nhằm xin chuyển đổi cơ chế tài chính từ khoán thu chi kinh phí sang hình thức tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Phương án nêu ra những điều kiện đảm bảo cho việc áp dụng cơ chế tài chính nói trên.
5/ Báo cáo tổng kết và đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong 3 năm 2007-2009 của Đài truyền hình TP.HCM. Báo cáo mang ý nghĩa tổng kết kết quả thực hiên cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính để làm cơ sở tiếp tục duy trì cơ chế tài chính trên cho 3 năm tiếp theo.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích luận cứ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Đài truyền hình TP. HCM trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn 2013 - 2020.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Những lý thuyết về quản lý tài chính và quản lý tài chính Đài truyền hình
Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Đài TP. HCM
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Đài TP. HCM.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình quản lý tài chính gắn với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Đài và các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả của công tác quản lý tài chính.
b) Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: tại Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý Tài chính tại Đài từ mốc 2012 trở về trước. Các giải pháp đề xuất về nâng cao hiệu quả quản lý tài chính giai đoạn 2013- 2020.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Luận văn vận dụng phép biện chứng duy vật, trừu tượng hóa khoa học, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam về báo chí và phát thanh truyền hình. Kết hợp nghiên cứu tài liệu về chuyên ngành tài chính, kế toán, quản trị doanh nghiệp và kinh tế học truyền thông làm cơ sở khoa học.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp tài liệu, thu thập thông tin, quan sát thực tế, tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm nguyên nhân thực chất của vấn đề nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm làm cơ sở đi đến giải pháp.
7. Ý nghĩa của đề tài
Cung cấp lý luận khoa học về tình hình thực tế, và xu hướng vận động của cơ chế quản lý tài chính phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý tài chính giai đoạn mới
Tham mưu về tổng thể cho lãnh đạo về giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý tài chính và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh tại Đài truyền hình TP.HCM trong điều kiện mới.
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Tổng quan về Quản lý Tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1 Đơn vị sự nghiệp có thu
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp có thu
Theo nghị định 10/NĐ-CP năm 2006, đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị nhận ngân sách của nhà nước để phục vụ các nhiệm vụ của nhà nước, chủ yếu là các hoạt động chính trị, xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công lập, là đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, với chức năng là cung cấp dịch vụ và sản phẩm công ích cho xã hội, được phân biệt rõ ràng với cơ quan hành chính chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Trong hệ thống cơ quan nhà nước thì đơn vị sự nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn so với các cơ quan hành chính nhà nước. Vai trò của đơn vị sự nghiệp công trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng vì những lợi ích mà nó đem lại cho người dân. Lợi ích đó được chi trả bởi nhà nước hoặc một phần từ người dân, đem lại nguồn thu cho đơn vị. Nguồn thu này là cơ sở hình thành các đơn vị sự nghiệp có thu với cơ chế quản lý tổ chức và tài chính đặc thù. Nói một cách ngắn gọn - Đơn vị sự nghiệp có thu là một loại đơn vị sự nghiệp công , có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
Đơn vị sự nghiệp có thu cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Dịch vụ công là những dịch vụ có đặc tính không loại trừ và không cạnh tranh trong tiêu dùng. Không loại trừ có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền sử dụng và tiêu dùng dịch vụ này, dù người tiêu dùng có trả tiền hay không trả tiền cho dịch vụ đó. Không cạnh tranh nghĩa là việc sử dụng và tiêu dùng của người này không ảnh hưởng đến sự sử dụng và tiêu dùng của người khác, một hay nhiều người cùng tham gia sử
dụng, tiêu dùng thì chất lượng dịch vụ cũng ngang nhau. Ví dụ: Đèn chiếu sáng công cộng, công viên.
Theo nghị định số 31/2005/NĐ-CP của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định là sản phẩm, dịch vụ công ích khi đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có khả năng bù đắp chi phí.
3. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng giao kế hoạch, đấu thầu theo giá hoặc phí do nhà nước quy định
Các lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu gồm có giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao, phát thanh truyền hình, môi trường…
Cơ quan hành
chính nhà nước
Đơn vị sự
nghiệp công
Tổ chức đoàn
thể xã hội
Cơ quan an
ninh quốc
Quản lý
nhà nước
Phục vụ quản lý
nhà nước
Cung cấp dịch vụ
công
Thực hiện
nhiệm vụ công
Tổ chức hành chính
Tổ chức sự nghiệp
Hình 1.1 VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG TRONG HỆ THỐNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC